Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng sơ đồ tư duy để hình thành năng lực tự học cho học sinh trong môn Ngữ văn 12
I. ĐIỀU KIỆN, HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
1. Cơ sở lí luận
Có thể thấy, cùng với sự phát triển của nền kinh tế tri thức, chưa bao giờ nền giáo dục và đào tạo nước ta lại đứng trước thử thách to lớn như hiện nay, nhất là khi nó được xem như là một khâu của quá trình sản xuất, là bộ phận chủ yếu của nền kinh tế tri thức. Trước tình hình đó, ngành Giáo dục và Đào tạo đang nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) theo hướng tiếp cận năng lực người học, nghĩa là quan tâm đến việc học sinh làm được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công phương thức dạy học nặng về truyền thụ kiến thức sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành năng lực và phẩm chất, đồng thời phải chuyển từ cách đánh giá kết quả giáo dục nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, chú trọng kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học để có thể tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục.
Nghị quyết TW 8 khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức mới, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực”.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng sơ đồ tư duy để hình thành năng lực tự học cho học sinh trong môn Ngữ văn 12

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH TRƯỜNG THPT B HẢI HẬU ---&--- S¸ng kiÕn dù thi cÊp tØnh BÁO CÁO SÁNG KIẾN SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY ĐỂ HÌNH THÀNH NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH TRONG MÔN NGỮ VĂN 12 Tác giả : Nguyễn Thị Huyền Trình độ chuyên môn : Cử nhân Ngữ văn Chức vụ : Giáo viên Nơi công tác : Trường THPTB Hải Hậu Hải Hậu, tháng 05 năm 2016 THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: “Sử dụng sơ đồ tư duy để hình thành năng lực tự học cho học sinh trong môn Ngữ văn 12” 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Áp dụng giảng dạy Ngữ văn 12 3. Thời gian áp dụng sáng kiến : Từ ngày 25 tháng 8 năm 2015 đến 28 tháng 5 năm 2016 4. Tác giả Họ và tên: Nguyễn Thị Huyền Năm sinh: 1983 Nơi thường trú: Hải Phú – Hải Hậu – Nam Định Trình độ chuyên môn: Cử nhân sư phạm Ngữ văn Chức vụ công tác: Giáo viên Nơi làm việc: Trường THPT B Hải Hậu Điện thoại: 01233853818 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến Tên đơn vị: Trường THPT B Hải Hậu Địa chỉ: Hải Phú – Hải Hậu – Nam Định Điện thoại: 03503874470 NỘI DUNG Trang Thông tin chung về sáng kiến 1 Mục lục 2 Bảng danh mục chữ viết tắt 3 I. Điều kiện, hoàn cảnh tạo ra sáng kiến 4 1. Cơ sở lí luận 4 2. Cơ sở thực tế 4 II. Mô tả giải pháp 6 1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến 6 2. Mô tả giải pháp sau khi tạo ra sáng kiến 7 2.1. Quan niệm về năng lực tự học 7 2.2. Khái quát về sơ đồ tư duy 8 3. Các biện pháp cụ thể 9 3.1. Cách vẽ sơ đồ tư duy 9 3.2. Cách đọc sơ đồ tư duy 10 3.3. Sử dụng sơ đồ tư duy trong môn Ngữ văn 12 11 III. Hiệu quả do sáng kiến mang lại 27 1. Hiệu quả xã hội 27 2. Hiệu quả kinh tế 28 IV. Kiến nghị, đề xuất 29 V. Cam kết 29 Tài liệu tham khảo 30 BẢNG DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Học sinh : HS Giáo viên : GV Trung học phổ thông : THPT Sách giáo khoa : SGK Sơ đồ tư duy :SĐTD BÁO CÁO SÁNG KIẾN I. ĐIỀU KIỆN, HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN 1. Cơ sở lí luận Có thể thấy, cùng với sự phát triển của nền kinh tế tri thức, chưa bao giờ nền giáo dục và đào tạo nước ta lại đứng trước thử thách to lớn như hiện nay, nhất là khi nó được xem như là một khâu của quá trình sản xuất, là bộ phận chủ yếu của nền kinh tế tri thức. Trước tình hình đó, ngành Giáo dục và Đào tạo đang nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) theo hướng tiếp cận năng lực người học, nghĩa là quan tâm đến việc học sinh làm được cái gì qua việc học... Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công phương thức dạy học nặng về truyền thụ kiến thức sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành năng lực và phẩm chất, đồng thời phải chuyển từ cách đánh giá kết quả giáo dục nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, chú trọng kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học để có thể tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. Nghị quyết TW 8 khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức mới, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực”. Trong chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020 ban hành kèm theo Quyết định 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ: “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học”. Rõ ràng, một trong những vấn đề cơ bản của đổi mới PPDH hiện nay là phát huy nội lực của người học, hình thành năng lực tự học của học sinh qua mỗi bài học. Vấn đề này đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với giáo viên là phải đổi mới cách dạy. Giáo viên chỉ là người hướng dẫn, tổ chức cho học sinh đi tìm kiến thức mới, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Chính vì vậy, học sinh phải là người tự giác, chủ động, tìm tòi phát hiện các kiến thức mới một cách linh hoạt, sáng tạo vào thực tiễn cuộc sống thông qua sự định hướng dẫn dắt của giáo viên trong tiết dạy. Do đó, việc lựa chọn phương pháp dạy học sao cho phù hợp và phát huy được sự yêu thích, tính chủ động của học sinh đối với môn học là một vấn đề rất quan trọng. Đó vừa là kĩ thuật vừa là nghệ thuật sư phạm của người giáo viên. Môn Ngữ văn cũng chia sẻ sứ mệnh đầy khó khăn và vẻ vang ấy. 2. Cơ sở thực tiễn. Trong quá trình nghiên cứu và giảng dạy môn Ngữ văn nói chung và môn Ngữ văn 12 nói riêng ở trường THPT B Hải Hậu, tôi nhận thấy rằng khối lượng kiến thức mà học sinh phải tiếp cận và nắm bắt là rất bề bộn, nhất là ở môn Ngữ văn 12. Trong khi đó, với môn Ngữ văn học sinh khi đọc sách hoặc nghe giảng trên lớp không biết cách tự ghi chép để lưu thông tin, lưu kiến thức trọng tâm vào trí nhớ của mình, không biết vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề của môn học cũng như trong thực tiễn đời sống. Nhất là đến các kì thi các em cuống cuồng không vì biết làm thế nào để tiêu thụ kiến thức của môn Ngữ văn. Đặc biệt khi môn Ngữ văn 12 lại là môn thi bắt buộc trong kì thi THPT Quốc gia. Chính điều này làm cho việc học tập môn Ngữ văn trở nên nhàm chán, máy móc, thụ động, không sáng tạo, học văn trở thành một cuộc “đấu vật” mệt mỏi và buồn tẻ. Vấn đề ở đây là các em chưa có phương pháp học hiệu quả, chưa thực sự biết biến kiến thức từ sách vở, từ bài giảng của thầy cô thành tri thức, kinh nghiệm và vốn sống sở hữu của bản thân. Hay nói khác đi là các em chưa có năng lực tự học, tự nghiên cứu. Bởi vậy, để giúp học sinh nắm được kiến thức sâu hơn, bền vững hơn, hiệu quả vận dụng được tốt hơn, hình thành cho các em năng lực tự học đối với bộ môn, tôi đã nghiên cứu và tìm đến kĩ thuật sơ đồ tư duy (SĐTD) trong các tiết dạy môn Ngữ văn 12 như là một giải pháp nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy học cũng như để hướng dẫn học sinh học tập hiệu quả. Trong qúa trình nghiên cứu và thử nghiệm, tôi nhận thấy rằng kĩ thuật dạy học này thực sự cần thiết bởi với việc sử dụng SĐTD sẽ góp phần hỗ trợ đặc lực trong việc biến quá trình dạy học của giáo viên thành quá trình tự học của học sinh trong môn Ngữ văn. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên học sinh sẽ tự tìm ra chân lí. II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP. 1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến Hiện nay, thuật ngữ SĐTD không còn xa lạ với các giáo viên và học sinh trong trường phổ thông. SĐTD được mệnh danh là “công cụ vạn năng cho bộ não”, là phương pháp tư duy đầy sáng tạo, hiện đang được hơn 250 triệu người trên thế giới sử dụng. Có thể nói, SĐTD đã và đang mang lại hiệu quả thực sự cho con người nhất là trong lĩnh vực giáo dục. Đây được xem là kĩ thuật dạy học tích cực góp phần đổi mới PPDH và mang đến cho học sinh phương pháp học tập hiệu quả. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng phương pháp học là một công cụ cơ bản của tự học. Song qua dự giờ, thăm lớp, trao đổi với các động nghiệp môn Ngữ văn, tôi thấy các thầy cô đưa kĩ thuật SĐTD vào các tiết dạy của mình còn hạn chế. Hoặc nếu có thì cũng chỉ dừng lại ở việc ôn tập kiến thức trong các kì thi và còn số này cũng không nhiều. Qua tìm hiểu, tôi thấy nguyên nhân chủ yếu là để thiết kế được một SĐTD cho tiết dạy, thực tế, giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian, công sức mà nhiều khi lại không biết phải tổ chức thiết kế hoạt động dạy học như thế nào với SĐTD để phát huy năng lực tự học của học sinh. Do đó, đa số học sinh cũng chưa biết sử dụng SĐTD để ghi nhớ, khắc sâu kiến thức bài học hay giải quyết các bài tập của môn Ngữ văn. Điều này dẫn đến hệ quả là giáo viên dạy Ngữ văn vất vả cứ như đi cày khi truyền đạt tri thức tới học sinh. Như thế sẽ thật khó khơi dậy ở các em niềm yêu thích đối với môn học đầy tính nhân văn này. Còn học sinh luôn tỏ ra rất thụ động trong các giờ Ngữ văn, dẫn đến tâm lí “ngại”, “lười” thậm chí là “sợ” học môn Ngữ văn. Trong khi đó môn Ngữ văn là một trong những môn thi bắt buộc của Bộ trong kì thi THPT Quốc gia thì đây quả là một “vấn đề” nan giải. Từ thực trạng trên, trong bài viết này chúng tôi xin mạnh dạn đề cập đến việc sử dụng SĐTD để hình thành năng lực tự học cho học sinh trong môn Ngữ văn 12 với mong muốn và hi vọng chia sẻ tới các đồng nghiệp một phương pháp dạy và học hiệu quả. 2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến 2.1. Quan niệm về năng lực tự học 2.1.1. Năng lực Năng lực là khả năng làm chủ những hệ thống kiến thức, kĩ năng, thái độ và vận hành (kết nối) chúng hợp lí vào thực hiện thành công nhiệm vụ hoặc giải quyết hiệu quả vấn đề đặt ra trong cuộc sống. Năng lực là một cấu trúc động (trừu tượng), có tính mở, đa thành tố, đa tầng bậc, hàm chứa trong nó không chỉ là kiến thức, kĩ năng, thái độ mà cả niềm tin, giá trị, trách nhiệm xã hội thể hiện ở tính sẵn sàng hành động trong những điều kiện thực tế, hoàn cảnh thay đổi. Năng lực của học sinh phổ thông là năng lực làm chủ những hệ thống kiến thức, kĩ năng, thái độ phù hợp với lứa tuổi và vận hành (kết nối) chúng một cách hợp lí vào thực hiện thành công nhiệm vụ học tập, giải quyết hiệu quả những vấn đề đặt ra cho chính các em trong đời sống. Theo PGS.TS Nguyễn Công Khanh ( Đại học sư phạm Hà Nội) thì năng lực của học sinh phổ thông gồm: Năng lực chung và năng lực chuyên biệt. Các năng lực chung gồm: Nhóm năng lực làm chủ phát triển bản thân : tự học, tự giải quyết vấn đề, sáng tạo, quản lí; nhóm năng lực về quan hệ xã hội: giao tiếp, hợp tác; nhóm năng lực công cụ: sử dụng công nghệ thông tin, sử dụng ngôn ngữ, tính toán. Các năng lực chuyên biệt môn học (lĩnh vực hoc tập) gồm: Tiếng Việt, Tiếng nước ngoài, Toán; khoa học tự nhiên; khoa học xã hội và nhân văn; thể chất; nghệ thuật 2.1.2. Năng lực tự học của học sinh THPT Tự học là một vấn đề đề quan trọng phương pháp đổi mới đổi mới giáo dục. Tự học đặt ra vấn đề giải phóng tiềm năng sáng tạo cho mỗi người, hình thành phương pháp tư duy, đạt được hiệu quả bền vững của giáo dục nhà trường. Đây là tư tưởng đầy tính nhân văn, dân chủ. Nó giúp con người có được công cụ để học tập suốt đời.
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_su_dung_so_do_tu_duy_de_hinh_thanh_nan.doc