Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp xemina vào giảng dạy chương cacbohidrat – hóa học cơ bản 12 nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh trường THPT Lý Nhân Tông

Hóa học, một nhánh của khoa học tự nhiên, là nghành nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất và sự thay đổi của vật chất. Hóa học nói về các nguyên tố, hợp chất nguyên tử, phân tử và các phản ứng hóa học xảy ra giữa những thành phần đó.

Hóa học đôi khi còn là “ Khoa học trung tâm” vì đó là cầu nối các nghành khoa học tự nhiên khác như vật lí học, địa chất học và sinh học. Ví như chỉ từ một số loại “ đá xây dựng” tương đối ít từ 80 -> 100 trong 118 nguyên tố được biết đến. Nhưng sự kết hợp và sắp xếp khác nhau của các nguyên tố đã mang đến hàng triệu hợp chất khác nhau, những hợp chất mà tạo ra các loại vật chất khác nhau như: nước, mô sinh vật, tế bào.làm phong phú cho đời sống sinh hoạt của chúng ta.

Do đó để khuyến khích quá trình học tập môn khoa học nói chung và Hóa học nói riêng, nghiên cứu nghành giáo dục đã tạo những thuận lợi cho người học:

 - Tất cả các cơ sở giáo dục đều được đầu tư về trang thiết bị đầy đủ, có phòng chuyên môn riêng.

 - Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh và “học đi đôi với hành”

 - Đội ngũ giáo viên được đầu tư có bài bản, có hệ thống và luôn khuyến khích nâng cao trình độ học tập.

 - Môn Hóa học là môn học quan trọng trong các khối thi (khối A, B) nên luôn được sự quan tâm từ phía phụ huynh học sinh.

 

doc 37 trang Phúc Lộc 31/03/2025 400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp xemina vào giảng dạy chương cacbohidrat – hóa học cơ bản 12 nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh trường THPT Lý Nhân Tông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp xemina vào giảng dạy chương cacbohidrat – hóa học cơ bản 12 nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh trường THPT Lý Nhân Tông

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp xemina vào giảng dạy chương cacbohidrat – hóa học cơ bản 12 nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh trường THPT Lý Nhân Tông
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH
TRƯỜNG THPT LÝ NHÂN TÔNG
 BÁO CÁO SÁNG KIẾN
Sử dụng phương pháp xemina vào giảng dạy
 chương cacbohidrat – hóa học cơ bản 12
 nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh 
trường THPT Lý Nhân Tông.
 Tác giả: Nguyễn Thị Thơ
 Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm hóa học 
 Chức vụ: Giáo viên 
 Nơi công tác : Trường THPT Lý Nhân Tông
Nam Định, tháng 3 năm 2016
1.Tên sáng kiến: Sử dụng phương pháp xemina vào giảng dạy chương cacbohidrat – hóa học cơ bản 12 nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh trường THPT Lý Nhân Tông.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phương pháp giảng dạy môn Hóa học. Áp dụng cho đối tượng học sinh khối 12 trường THPT Lý Nhân Tông.
3. Thời gian áp dụng sáng kiến:
Từ ngày 6 tháng 9 năm 2015 đến ngày 20 tháng 11 năm 2015
 4. Tác giả:
- Họ và tên: NGUYỄN THỊ THƠ
- Năm sinh: 1990
- Nơi thường trú: Yên Phú – Ý Yên – Nam Định
- Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Hóa học.
- Chức vụ công tác: Giáo viên Hóa học
- Nơi làm việc: Trường THPT Lý Nhân Tông.
- Điện thoại: Của cá nhân- của trường: 035033503127
- Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100%
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
- Tên đơn vị: Trường THPT Lý Nhân Tông 
- Địa chỉ: Xã Yên Lợi- Huyện Ý Yên – Tỉnh Nam Định.
- Điện thoại: 0350.350.127 
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến:
Sơ lược về Hóa học
	Hóa học, một nhánh của khoa học tự nhiên, là nghành nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất và sự thay đổi của vật chất. Hóa học nói về các nguyên tố, hợp chất nguyên tử, phân tử và các phản ứng hóa học xảy ra giữa những thành phần đó.
Hóa học đôi khi còn là “ Khoa học trung tâm” vì đó là cầu nối các nghành khoa học tự nhiên khác như vật lí học, địa chất học và sinh học. Ví như chỉ từ một số loại “ đá xây dựng” tương đối ít từ 80 -> 100 trong 118 nguyên tố được biết đến. Nhưng sự kết hợp và sắp xếp khác nhau của các nguyên tố đã mang đến hàng triệu hợp chất khác nhau, những hợp chất mà tạo ra các loại vật chất khác nhau như: nước, mô sinh vật, tế bào...làm phong phú cho đời sống sinh hoạt của chúng ta.
Do đó để khuyến khích quá trình học tập môn khoa học nói chung và Hóa học nói riêng, nghiên cứu nghành giáo dục đã tạo những thuận lợi cho người học:
	- Tất cả các cơ sở giáo dục đều được đầu tư về trang thiết bị đầy đủ, có phòng chuyên môn riêng.
	- Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh và “học đi đôi với hành”
	- Đội ngũ giáo viên được đầu tư có bài bản, có hệ thống và luôn khuyến khích nâng cao trình độ học tập.
	- Môn Hóa học là môn học quan trọng trong các khối thi (khối A, B) nên luôn được sự quan tâm từ phía phụ huynh học sinh.
	Tuy nhiên Hóa học là môn khoa học thực nghiệm, đòi hỏi khả năng tư duy logic, sáng tạo, sự cần cù, siêng năng và quan trọng là sự va chạm thực tế. Với các nước phát triển thì đây là điều tất yếu nhưng với các nước chậm phát triển, điều kiện cơ sở vật chất thiết bị còn thiếu thốn nên học sinh không có cơ hội thực hành, kiểm chứng lí thuyết và sáng tạo cái mới. Hơn nữa Hóa học cũng là một môn học khó, nên với những thay đổi về hình thức thi tuyển như hiện nay thì phần lớn học sinh đã có sự định hướng cho phù hợp với năng lực của mình ngay từ đầu, nên không lựa chọn môn Hóa dẫn đến các em không có sự tập trung trong các giờ học này.
2. Quá trình giảng dạy môn hóa học.
Thuận lợi: 
	- Được sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Bộ giáo dục đã có những biện pháp và hình thức chỉ đạo các Sở giáo dục tăng cường bồi dưỡng đào tạo cán bộ giáo viên thông qua các cuộc thi sáng tạo khoa học kĩ thuật, tự thiết kế đồ dùng học tập, các lớp tập huấn chuyên môn, giúp các thầy cô nâng cao nghiệp vụ.
	- Các trường được đầu tư trang thiết bị đầy đủ, có phòng học chuyên môn riêng.
	- Nhìn chung các em học sinh đã có ý thức trách nhiệm với bản thân, với gia đình và xã hội.
Khó khăn:
	- Các em học sinh chỉ được tiếp cận với môn Hóa học từ năm học lớp 8, nhưng đến năm lớp 9 do các em đều phải chú trọng, dành nhiều thời gian cho những môn thi chuyến cấp. Nên thời gian học tập ít, dẫn đến khi học THPT bắt đầu với Hóa học 10 nhiều em cảm thấy bị mất “gốc”, càng học càng khó, làm cho môn Hóa học trở thành môn đáng sợ trong suốt quá trình học.
	- Kĩ năng tiến hành thực hành của học sinh còn chưa tốt.
3. Quá trình giảng dạy tại trường THPT Lý Nhân Tông: 
	Nhà trường đã bước sang tuổi thứ 5 từ khi thành lập, được xây dựng trên một vùng đất thuần nông, học sinh đa số ở xa, và chất lượng đầu vào chưa ổn định. 
Về cơ sở vật chất nhà trường đã có: đầy đủ phòng học, phòng chuyên môn cho từng môn học, trang thiết bị được đầu tư mua sắm mới, sử dụng có hiệu quả, đội ngũ giáo viên trẻ nhiệt tình với 43 thầy cô giáo đều được đào tạo bài bản, chính quy trình độ từ đại học trở lên giảng dạy và phụ trách 18 lớp học, riêng với bộ môn Hóa học do 4 thầy cô đảm nhiệm, với 2 thầy cô là thạc sĩ nghiên cứu và 2 thầy cô đều là cử nhân với tấm bằng giỏi trên tay, nên các thầy cô luôn mang trong mình sự tâm huyết, tấm lòng yêu nghề, sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ cho đồng nghiệp những kinh nghiệm quý báu trong cuộc sống cũng như trong công tác góp phần nâng cao chất lượng giáo dục địa phương nói riêng và cả nước nói chung.
	Về phía học sinh, tuy số lượng học sinh chưa nhiều, chất lượng đầu vào chưa cao, chưa ổn định, và đa số các em đều ở xa trường nhưng phần lớn các em đã xác định được mục tiêu học tập, tham gia đầy đủ và có hiệu quả những hoạt động của Nhà trường và của Sở giáo dục phát động. Đó là niềm động viên, an ủi giúp các thầy, cô có niềm tin, có động lực xây dựng những hoạt động giáo dục hay và hiệu quả.
4. Thực tế giảng dạy chương cacbohidrat ở trường THPT Lý Nhân Tông: 
	- Do chất lượng tuyển sinh đầu vào còn thấp và nên số lượng học sinh có nguyện vọng thi vào các trường đại học, cao đẳng chưa cao, khối 12 có 220 học sinh được chia vào 6 lớp nhưng chỉ có 25% các em chọn môn Hóa làm môn thi tốt nghiệp và xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng. Số các em này không tập trung mà phân bố riêng trong các lớp, có những lớp các em chỉ học để thi tốt nghiệp hoặc không có học sinh nào chọn, nên quá trình giảng dạy gặp nhiều khó khăn ngay từ công tác chuẩn bị bài giảng của giáo viên cho đến việc lựa chọn những phương pháp và cách thức truyền đạt gây hứng thú, để không chỉ những em lựa chọn được khắc sâu và nâng cao kiến thức thì những em khác cũng phải nắm được những kiến thức cơ bản.
	- Sau khi giảng dạy, tiến hành kiểm tra đánh giá chương 1: Este – Lipit hoá học 12 và tiến hành giảng dạy bài đầu tiên chương Cacbohidrat với lớp 12A4 là lớp mà tất cả các em đều chọn môn Lịch sử và Địa lý làm môn thi và xét tuyển. Tôi nhận thấy tuy mới bước vào năm học, đa số các em đã có ý thức học tập nhưng vẫn còn có những em chưa chịu khó, còn tư tưởng mải chơi, chủ quan và thờ ơ đặc biệt các em không lựa chọn môn Hóa. Điều này rất nguy hiểm với bản thân các em và chính các thầy cô giáo. Bởi nếu có tư tưởng này, các em sẽ chỉ chú trọng vào những môn thi, còn những môn không thi thì không học, mà điểm tổng kết trên lớp quyết định 50% khả năng đỗ tốt nghiệp của các em, còn với các thầy cô giáo sẽ không hoàn thành nhiệm vụ năm học.
	- Phương pháp dạy học của nhóm hóa học chúng tôi luôn có sự thay đổi, kết hợp các phương pháp dạy học truyền thống với hiện đại, sử dụng tối đa thực hành thí nghiệm, nhưng vẫn chưa thu hút được nhiều học sinh dẫn đến chất lượng học sinh chung ở môn Hóa học chưa cao.
	- Trong quá trình giảng dạy chương cacbihidrat những năm trước tôi nhận thấy, các em chủ yếu chỉ nghe giảng trên lớp và về nhà làm bài tập qua loa, chiếu lệ nên hầu như các em không nhớ kiến thức, không có sự xâu chuỗi kiến thức. Ví dụ như từ cấu tạo của glucozơ, tuy biết cấu tạo gồm nhóm chức -CHO và nhóm chức – OH nhưng nhiều học sinh không nêu được cụ thể tính chất của glucozơ phụ thuộc vào thành phần nào, hoặc từ phần điều chế glucozơ các em cũng không suy ra được tính chất hóa học của tinh bột...
	Và một thực tế đáng buồn là hầu hết học sinh THPT không thích học môn Hóa học, đây là điều mà tôi luôn trăn trở, luôn mong muốn làm thế nào để các em có cái nhìn khác về môn môn mình dạy, bởi Hóa học là môn học không khó, dễ lấy điểm và có thể bổ trợ cho nhiều môn học khác. 
Đây là phổ điểm môn Hóa học, Vật Lý và Sinh học qua kì thi quốc gia năm 2015
Vậy phải tìm phương pháp dạy học nào đề lôi cuốn được đông đảo các em học sinh tham gia, rút ngắn thời gian học tập nhưng vẫn đảm bảo chất lượng và phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong việc nắm bắt tri thức đồng thời chú ý đến rèn kĩ năng sống cho học sinh.
à Từ điều kiện hoàn cảnh như vậy tôi nảy sinh sáng kiến : “Sử dụng phương pháp xemina vào giảng dạy chương cacbohidrat hóa học cơ bản 12 nhằm nâng cao chất lượng dạy học cho học sinh trường THPT Lý Nhân Tông”. Tôi hy vọng rằng sáng siến kinh nghiệm này của tôi góp một phần nhỏ để nâng cao chất lượng giảng dạy môn Hóa học, Từ đó góp phần nhỏ bé của mình nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường THPT Lý Nhân Tông nói riêng của tỉnh Nam Định nói chung .
Mô tả giải pháp:
Giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến:
Giáo viên dạy phần này thường tiến hành như sau: giáo viên thuyết trình, diễn giải và đọc cho học sinh chép hoặc làm thí nghiệm biểu diễn cho học sinh quan sát và rút ra kết luận. 
Bản thân tôi cũng tiến hành giáo dục theo phương pháp này. 
 Học sinh : Nghe giáo viên giảng, đọc, ghi chép và học thuộc 
 + Ưu điểm của giải pháp này là: Nội dung bài dạy có tính hệ thống, tính logic cao, giáo viên không phải tốn nhiều thời gian cho việc soạn bài và chuẩn bị bài. Học sinh không phải chuẩn bị bài nhiều, dễ học thuộc, dễ theo dõi, dễ áp dụng
 + Nhược điểm của giải pháp này là: Phương pháp dạy học truyền thống là những cách thức dạy học quen thuộc được truyền từ lâu đời và được bảo tồn, duy trì qua nhiều thế hệ. Về cơ bản, phương pháp dạy học này lấy hoạt động của người thầy là trung tâm. Theo Frire - nhà xã hội học, nhà giáo dục học nổi tiếng người Braxin đã gọi phương pháp dạy học này là "Hệ thống ban phát kiến thức

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_phuong_phap_xemina_vao_giang_d.doc