Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng làm bài tập đọc hiểu cho học sinh lớp 11

1. Cơ sở lí luận.

Từ sau Nghị quyết 29 của Ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ 8 (khóa XI), vấn đề đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục và đào tạo Việt Nam đã thực sự đi vào đời sống. Bộ môn ngữ văn của chúng tôi không nằm ngoài quỹ đạo ấy. Cùng với việc đổi mới sách giáo khoa, việc dạy học ngữ văn đã chuyển từ phương pháp giảng văn sang phương pháp đọc hiểu văn bản. Dạy văn thực chất là dạy cho học sinh cách thức khám phá, giải mã văn bản. Từ đó hình thành cho học sinh năng lực tự học, tự đọc, tự tiếp nhận văn bản nói chung cũng như các năng lực phẩm chất khác. Hơn nữa việc dạy và học ngữ văn trong xu thế mới vừa phải quan tâm mục tiêu giáo dục theo yêu cầu của xã hội; vừa phải quan tâm đến nhu cầu, sở thích của cá nhân người học.

Trước đây chương trình Ngữ văn đã nêu ba mục tiêu cơ bản của việc dạy học ngữ văn: Một là cung cấp cho HS những kiến thức phổ thông, cơ bản, hiện đại, có tính hệ thống về ngôn ngữ (trọng tâm là tiếng Việt) và văn học (trong tâm là văn học Việt Nam), phù hợp với trình độ phát triển của lưa tuổi và yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Hai là hình thành và phát triển năng lực sử dụng tiếng Việt, tiếp nhận văn học, cảm thụ thẩm mĩ Ba là bồi dưỡng tinh thần, tinh cảm như tình yêu tiếng Việt, yêu thiên nhiên, gia đình, lòng tự hào dân tộc

 

doc 61 trang Phúc Lộc 31/03/2025 240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng làm bài tập đọc hiểu cho học sinh lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng làm bài tập đọc hiểu cho học sinh lớp 11

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng làm bài tập đọc hiểu cho học sinh lớp 11
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH
TRƯỜNG THPT MỸ LỘC
---------------
BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
DỰ THI CẤP TỈNH
ĐỀ TÀI:
RÈN KĨ NĂNG LÀM BÀI TẬP 
ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH LỚP 11 
Tác giả: Mai Thị Thu Hà
Trình độ chuyên môn: Đại học
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Mỹ Lộc – Nam Định
Nam Định, tháng 1 năm 2016
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: RÈN KĨ NĂNG LÀM BÀI TẬP ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH LỚP 11.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Ngữ văn
3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ năm học 2014 – 2015, học kì I năm học 2015 - 2016 và những năm học tới.
4. Tác giả:
- Họ và tên: Mai Thị Thu Hà	
- Ngày, tháng, năm sinh: 03 – 03 - 1978	
- Nơi thường trú: Liêm Thôn, Mỹ Thịnh, Mỹ Lộc, Nam Định 
- Trình độ chuyên môn: Đại học
- Chức vụ công tác: Giáo viên
- Đơn vị công tác: Trường THPT Mỹ Lộc
- Địa chỉ liên hệ: Mai Thị Thu Hà – Giáo viên, Trường THPT Mỹ Lộc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định.
- Điện thoại: 0942714115.
- Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 95%.
 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
- Tên đơn vị: Trường THPT Mỹ Lộc
- Địa chỉ: Km5, xã Mỹ Hưng, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định
- Điện thoại: 0350.3810640
PHẦN I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
1. Cơ sở lí luận.
Từ sau Nghị quyết 29 của Ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ 8 (khóa XI), vấn đề đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục và đào tạo Việt Nam đã thực sự đi vào đời sống. Bộ môn ngữ văn của chúng tôi không nằm ngoài quỹ đạo ấy. Cùng với việc đổi mới sách giáo khoa, việc dạy học ngữ văn đã chuyển từ phương pháp giảng văn sang phương pháp đọc hiểu văn bản. Dạy văn thực chất là dạy cho học sinh cách thức khám phá, giải mã văn bản. Từ đó hình thành cho học sinh năng lực tự học, tự đọc, tự tiếp nhận văn bản nói chung cũng như các năng lực phẩm chất khác. Hơn nữa việc dạy và học ngữ văn trong xu thế mới vừa phải quan tâm mục tiêu giáo dục theo yêu cầu của xã hội; vừa phải quan tâm đến nhu cầu, sở thích của cá nhân người học.
Trước đây chương trình Ngữ văn đã nêu ba mục tiêu cơ bản của việc dạy học ngữ văn: Một là cung cấp cho HS những kiến thức phổ thông, cơ bản, hiện đại, có tính hệ thống về ngôn ngữ (trọng tâm là tiếng Việt) và văn học (trong tâm là văn học Việt Nam), phù hợp với trình độ phát triển của lưa tuổi và yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Hai là hình thành và phát triển năng lực sử dụng tiếng Việt, tiếp nhận văn học, cảm thụ thẩm mĩ Ba là bồi dưỡng tinh thần, tinh cảm như tình yêu tiếng Việt, yêu thiên nhiên, gia đình, lòng tự hào dân tộc
Từ sau khi đổi mới, mục tiêu dạy học môn Ngữ văn, đã điều chỉnh theo hướng: Đề cao mục tiêu hình thành và phát triển năng lực ngữ văn, mà trước hết là năng giao tiếp với việc sử dụng thành thạo bốn kỹ năng cơ bản: đọc, viết, nghe, nói Thông qua mục tiêu trực tiếp này tiếp tục hình thành các kỹ năng, năng lực khác; đồng thời giáo dục tư tưởng, tình cảm, giáo dục nhân cách cao đẹp cho học sinh.
2.Cơ sở thực tiễn
Thực tế, chương trình Ngữ văn THPT đã được xây dựng trên nguyên tắc tích hợp cả 3 phân môn: Đọc văn, Tiếng Việt và Làm văn. Trong phân môn Đọc văn, chúng ta sử dụng khái niệm đọc hiểu và coi đó như một phương pháp dạy học tích cực hướng tới chủ thể trung tâm là người đọc; nhất là khi yêu cầu đổi mới hiện nay chú trọng đặc biệt đến kĩ năng đọc hiểu văn bản của học sinh, thể hiện qua các đề bài kiểm tra đánh giá, các bài thi trong những năm gần đây.
Đề bài kiểm tra đọc hiểu sử dụng các ngữ liệu bao gồm: các đoạn văn bản hoặc văn bản ngắn, các văn bản có trong chương trình sách giáo khoa và ngoài chương trình sách giáo khoa; cả văn bản nghệ thuật và văn bản nhật dụng với yêu cầu nắm vững các kiến thức cơ bản của cả ba phân môn (Đọc văn, Tiếng Việt và Làm văn) mới có thể giải quyết được yêu cầu đề ra.
Một thực tế trong giảng dạy đọc hiểu và kiểm tra đánh giá môn ngữ văn phần đọc hiểu còn khá nhiều giáo viên lúng túng: ra đề còn chưa đúng tinh thần đọc hiểu, chưa ra được đề đúng và đề hay. Và cũng vì thế nên trong giảng dạy, giáo viên chưa định hướng cho học sinh được cách làm bài đọc hiểu một cách tốt nhất; rồi đến khi chấm bài thường cảm tính, chữa bài chung chung thiếu tính cụ thể. 
Đã có nhiều tài liệu hướng dẫn kĩ năng đọc hiểu văn bản, nhưng phần lớn đều dừng lại ở các bài cụ thể trong chương trình theo định hướng đôi khi đã trở thành lối mòn, hoặc giải những những bài bập cụ thể.
 Học sinh cũng đã được trang bị kiến thức phục vụ cho kĩ năng đọc hiểu một cách có hệ thống theo từng bậc học: từ Tiểu học,Trung học cơ sở đến Trung học phổ thông. Nhưng thực tế, các em luôn cảm thấy lúng túng trước những bài tập kiểm tra đọc hiểu, hay gặp khó khăn khi tiếp cận một văn bản hoàn toàn mới. Điều này có thể do nhiều nguyên nhân, song theo tôi có những nguyên nhân chính sau đây: 
- Học sinh quen lối học chay, học vẹt – thuộc hướng dẫn, lời giải của thầy cô; không có thói quen hoặc ngại tìm tòi khám phá, phát hiện – học thụ động.
- Được trang bị kiến thức nhưng hoặc là chưa biết huy động hoặc kĩ năng vận dụng yếu, có ‘phương tiện’ trong tay mà chẳng biết sử dụng như thế nào.
- Các em chưa hình thành thói quen hệ thống hóa các đơn vị kiến thức để thấy mối liên hệ giữa các phân môn trong môn Ngữ văn cũng giống như các bộ môn khác như: Toán, Vật lý, Hóa học.... – để giải quyết một bài tập đôi khi phải huy động, vận dụng nhiều đơn vị kiến thức, công thức khác nhau.
Đây cũng chính là nguyên nhân khiến học sinh thấy môn ngữ văn trừu tượng khó hiểu, không rõ ràng tường minh dễ học dễ vận dụng như các bộ môn khác; các em (và còn rất nhiều người khác cũng vậy) chỉ thích nghe người ta giảng bình về văn chương chứ không muốn tự mình khám phá phát hiện vẻ đẹp của những áng văn chương; thậm chí họ không ngại thừa nhận: “Đọc thì thấy ‘rằng hay thì thật là hay’ nhưng mà chẳng biết hay vì cái chi?”
Xuất phát từ thực trạng đó, tôi thấy việc hướng dẫn cho học sinh thực sự có kĩ năng và thuần thục kĩ năng đọc hiểu văn bản là vô cùng cần thiết để các em có thể dễ dàng thực hiện tốt các bài tập đọc hiểu; cũng như tự tin, chủ động tiếp cận cận các văn bản trong và ngoài chương trình học. Vì thế ngay từ khi Bộ Giáo dục & Đào tạo có chủ chương đưa câu hỏi đọc hiểu vào đề kiểm tra, đề thi tôi đã hình thành đề tài “rèn kĩ năng làm bài tập đọc hiểu cho học sinh lớp 11.”
PHẦN II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP
A. MÔ TẢ GIẢI PHÁP TRƯỚC KHI TẠO RA SÁNG KIẾN
Cùng với chương trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã quan tâm đến đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá. Điều này đã được cả người dạy và người học hào hứng hưởng ứng, và thực tế đã giúp cho giờ học ngữ văn bớt căng thẳng, nặng nề bởi nó phát huy được vai trò tích cực chủ động của học sinh.
Song đó chỉ là trong giờ học với sự giúp đỡ của giáo viên qua một hệ thống những câu hỏi định hướng, gợi mở có tầng bậc. Còn thực tế khi gặp những đề kiểm tra dưới dạng câu hỏi đọc hiểu thì học sinh thường lúng túng không tự giải quyết được vấn đề: làm không đúng, không xác định được nội dung trả lời cho đúng trọng tâm, viết dài nên mất điểm. Bằng thực tế giảng dạy tôi thấy có một số nguyên nhân cơ bản sau:
* Về phía giáo viên: Đây là một dạng bài tập kiểu mới vì vậy nhiều giáo viên vẫn còn lúng túng trong việc ra câu hỏi, lựa chọn ngữ liệu đọc hiểu: ra câu hỏi và hướng dẫn chấm theo hướng chủ quan cảm tính, dạy thế nào ra hướng dẫn chấm như vậy, khiến học sinh không có phương pháp làm bài rất dễ mất điểm. Khi rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản cho học sinh, giáo viên thường bắt đầu bằng việc hướng dẫn học sinh đọc hiểu từng văn bản một. Cách làm này rất mất thời gian, bởi vì những văn bản dùng làm ngữ liệu đọc hiểu văn bản rất phong phú đa dạng giáo viên không thể dạy hết cho học sinh được.
* Về phía học sinh: 
- Học sinh chưa nắm chắc kiến thức cơ bản của các phân môn, vì vậy còn làm bài sai, thiếu chính xác.
Có thể là bởi chương trình dàn trải kiến thức từ bậc Tiểu học, qua Trung học cơ sở, đến Trung học phổ thông; lại vẫn nặng về phần cung cấp kiến thức, chứ chưa thực chú trọng vận dụng thực hành nên các em chưa nắm chắc, thậm chí còn lơ mơ về được các đơn vị kiến thức cơ bản của các phân môn vì vậy còn hay nhầm lẫn (Ví dụ: không phân biệt được các biện pháp tu từ, các phong cách ngôn ngữ, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận, các phương thức lập luận); hoặc nếu có nhớ thì lại không biết phân tích ý nghĩa, tác dụng hiệu quả như thế nào; hoặc không biết huy động, vận dụng những kiến thức ấy như thế nào.
- Học sinh thiếu các kĩ năng làm bài: đọc ngữ liệu, không có kĩ năng phân tích, xử lí dữ liệu có trong đề bài; không biết xác định nội dung chính cần trả lời dẫn đến làm sai hoặc thiếu; không biết sắp xếp các ý dẫn đến trình bày lộn xộn, không được điểm tối đa.
- Khi gặp dạng câu hỏi mở trả lời dài học sinh không biết cách trả lời nên thường trả lời cảm tính, dẫn đến mất điểm.
Với câu hỏi mở học sinh thường không xác định được đâu là câu hỏi mở trả lời ngắn, đâu là câu hỏi mở trả lời dài nên làm bài một cách chủ quan, sơ sài, không biết câu nào cần làm kĩ, câu nào trả lời đủ ý là có điểm
Tóm lại, xét cả nguyên nhân chủ quan và khách quan tôi thấy việc rèn luyện nâng cao kĩ năng làm bài tập đọc hiểu cho học sinh là vô cùng cần thiết. Trên cơ sở đó tôi đã chọn đề tài “rèn kĩ năng làm bài tập đọc hiểu cho học sinh lớp 11.”
B. MÔ TẢ GIẢI PHÁP SAU KHI CÓ SÁNG KIẾN
I. HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỆ THỐNG HÓA CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN ĐỂ LÀM BÀI TẬP ĐỌC HIỂU:
	Kiến thức kiểm tra trong phần đọc hiểu rất đa dạng, phong phú, đòi hỏi các em phải nắm vững kiến thức thuộc cả ba phân môn Tiếng Việt, đọc văn và làm văn. Trên cơ sở những kiến thức học sinh đã được trang bị, tôi đã giúp các em hệ thống những kiến thức cơ bản như sau:
1. PHẦN TIẾNG VIỆT.
1.1. Các kiến thức về từ: 
a. Từ xét về cấu tạo: Nắm được đặc điểm các từ: từ đơn, từ ghép, từ phức, từ láy.
* Từ đơn: là từ được cấu tạo bởi một tiếng có nghĩa tạo thành.
	Có 2 loại từ đơn: từ đơn một âm tiết và từ đơn đa âm tiết.
 Tác dụng: dùng định danh sự vật, hiện tượng hoặc dùng để nêu đặc điểm tính chất trạng thái của sự

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_ki_nang_lam_bai_tap_doc_hieu_cho_h.doc