Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giảng dạy địa lý liên hệ thực tế gắn với đời sống

Giảng dạy địa lí là bộ môn đòi hỏi phải kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy trong một tiết học. Với nội dung, mục đích, yêu cầu của bài dạy, mỗi GV phải biết lựa chọn những phương pháp giảng dạy phù hợp. Một trong những phương pháp đặc trưng của bộ môn địa lí được áp dụng nhiều trong các bài giảng là phương pháp liên hệ thực tế. Liên hệ thực tế giúp học sinh nắm vững được kiến thức cơ bản trong bài, tăng cường khả năng hiểu biết về những vấn đề địa lí tự nhiên và địa lí kinh tế xã hội ở địa phương. Liên hệ thực tế làm tăng kĩ năng quan sát, ghi nhớ và nắm vững bản chất các hiện tượng thiên nhiên, kinh tế xã hội. Vì thế việc vận dụng phương pháp giảng dạy địa lí liên hệ thực gắn với đời sống cần được các GV nghiên cứu và áp dụng trong các tiết giảng dạy địa lí.

Thời gian qua, thực tế giảng dạy đó cho thấy hiệu quả rừ rệt đối với từng học sinh khi tiếp thu bài giảng trờn lớp. Các học sinh đã tăng khả năng nắm bắt nội dung bài học hơn khi giáo viên sử dụng phương pháp này trong các tiết dạy. Vì vậy, để nâng cao chất lượng, tạo hứng thú cho học sinh khi học tập bộ môn, tôi đã cố gắng tìm cách vận dụng nhiều phương pháp giảng dạy trong một tiết học, trong đó tôi luôn chú trọng sử dụng phương pháp giảng dạy địa lí liên hệ thực tế gắn với đời sống .

 

doc 6 trang Phúc Lộc 31/03/2025 160
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giảng dạy địa lý liên hệ thực tế gắn với đời sống", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giảng dạy địa lý liên hệ thực tế gắn với đời sống

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giảng dạy địa lý liên hệ thực tế gắn với đời sống
 ĐỀ TÀI:
Phương pháp giảng dạy địa lý liên hệ thực tế Gắn với đời sống.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ. 
Giảng dạy địa lí là bộ môn đòi hỏi phải kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy trong một tiết học. Với nội dung, mục đích, yêu cầu của bài dạy, mỗi GV phải biết lựa chọn những phương pháp giảng dạy phù hợp. Một trong những phương pháp đặc trưng của bộ môn địa lí được áp dụng nhiều trong các bài giảng là phương pháp liên hệ thực tế. Liên hệ thực tế giúp học sinh nắm vững được kiến thức cơ bản trong bài, tăng cường khả năng hiểu biết về những vấn đề địa lí tự nhiên và địa lí kinh tế xã hội ở địa phương. Liên hệ thực tế làm tăng kĩ năng quan sát, ghi nhớ và nắm vững bản chất các hiện tượng thiên nhiên, kinh tế xã hội. Vì thế việc vận dụng phương pháp giảng dạy địa lí liên hệ thực gắn với đời sống cần được các GV nghiên cứu và áp dụng trong các tiết giảng dạy địa lí.
Thời gian qua, thực tế giảng dạy đó cho thấy hiệu quả rừ rệt đối với từng học sinh khi tiếp thu bài giảng trờn lớp. Các học sinh đã tăng khả năng nắm bắt nội dung bài học hơn khi giáo viên sử dụng phương pháp này trong các tiết dạy. Vì vậy, để nâng cao chất lượng, tạo hứng thú cho học sinh khi học tập bộ môn, tôi đã cố gắng tìm cách vận dụng nhiều phương pháp giảng dạy trong một tiết học, trong đó tôi luôn chú trọng sử dụng phương pháp giảng dạy địa lí liên hệ thực tế gắn với đời sống . 
Vậy, việc sử dụng phương pháp dạy này như thế nào để đạt được hiệu quả cao hơn trong dạy học là một trong những vấn đề mà cỏc giỏo viờn giảng dạy bộ mụn Địa Lớ cần quan tõm tới. Quá trình dạy học gần hai mươi năm trong nghề, tôi đã rút ra một số kinh nghiệm nhất định, tôi xin phép được trình bày qua Sáng kiến kinh nghiệm với đề tài như trên để các đồng nghiệp tham khảo thêm .
II. NỘI DUNG:
Do chương trình địa lí ở bậc THPT, ở các khối lớp có chương trình giảng dạy khác nhau: khối 12: Địa lí Việt Nam, khối 11: Địa lí KT-XH thế giới, khối 10: Địa lí tự nhiên và KT-XH đại cương, nên việc áp dụng phương pháp này cần tuỳ thuộc vào nội dung, kiến thức cơ bản trong từng bài, từng chương. Sau đây tôi đưa ra một số biện pháp cụ thể để các GV giảng dạy xem xét, nghiên cứu và vận dụng.
GV cho học sinh phát hiện đầy đủ ý nghĩa và tác dụng của các sự vật hiện tượng địa lí đối với đới sống và sản xuất.
 Ngoài những yêu cầu giúp HS hiểu được sự phát sinh và phát triển của các sự vật hiện tượng địa lí, cần phải cho HS nắm được mối quan hệ biện chứng giữa các yếu tố tự nhiên với nhau, tự nhiên với con người, ảnh hưởng của hiện tượng địa lí đối với sản xuất và đời sống của con người như thế nào, con người đã tác động ra sao đến các hiện tượng địa lí ...
 VD: Khi dạy bài “ Tác động của nội lực đến bề mặt TĐ”, GV không chỉ giảng cho HS hiểu thế nào là hiện tượng mácma, núi lửa đang hoạt động, núi lửa tắt, cấu tạo của núi lửa ...mà cần phải cho HS thấy được tác hại của núi lửa khi đang hoạt động, những thuận lợi cho đời sống sản xuất khi núi lửa tắt, dung nham nguội tạo thành những dải đất badan màu mỡ để trồng các loại cây công nghiệp, hoặc những miệng núi lửa đã tắt tạo thành các hồ nước ngọt trên các vùng sơn nguyên cao nguyên. GV cần liên hệ với các vùng phủ đất đỏ badan ở địa phương, ở trong nước và yêu cầu các em quan sát thực tế về màu sắc, kết cấu đất, chất đất và khả năng phát triển kinh tế của loại đất này. Từ đó HS sẽ nhanh chóng nắm được ý nghĩa của hiện tượng núi lửa phun trào tác động đến đời sống, sản xuất và sinh hoạt của con người.
 Khi dạy bài: “ Một số nhân tố ảnh hưởng tới tốc độ dòng chảy và chế độ nước sông. Một số sông lớn trên Trái Đất”, GV giúp HS nắm được các nhân tố ảnh hưởng tới tốc độ ảnh hưởng dòng chảy và chế độ nước sông qua liên hệ sông ngòi ở địa phương tỉnh Quảng Trị. Bằng những quan sát thực tế về hình thái kích thước, chế độ nước của sông ngòi địa phương, HS phát hiện được mối quan hệ giữa địa hình, khí hậu, thảm thực vật ảnh hưởng tới tốc độ dòng chảy và chế độ nước chảy của sông ngòi như thế nào. Đồng thời GV cho HS liên hệ để thấy được những thuận lợi và khó khăn do các hệ thống sông ngòi mang lại ở địa phương.
 Như vậy, trong quá trình phân tích và đánh giá ý nghĩa, tác dụng của các sự vật hiện tượng địa lí, GV đã giúp cho HS hiểu được hình thái của sự vật và nội dung diễn biến của chúng, hiểu được ảnh hưởng của chúng đến cuộc sống và lao động của con người. 
Trong bài giảng GV cần liên hệ đến chủ trương, chính sách cuả Đảng và Nhà nước.
Từ những nội dung của bài học địa lí, GV cần liên hệ đến những chủ trương, chính sách cuả Đảng và Nhà nước liên quan đến nội dung trong bài học .Thông qua các bài học để tuyên truyền các chủ trương , chính sách của nhà nước , giáo dục học sinh về mặt tư tưởng , đạo đức, ý thức xây dựng một đất nước phồn vinh
VD: Khi giảng bài “ Sử dụng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường” (lớp 12), GV cho HS hiểu được vai trò của rừng có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống con người. Thấy được tình trạng rừng nước ta hiện nay bị giảm với diện tích lớn, tác động xấu đến hệ sinh thái động thực vật, môi trường, đe doạ cuộc sống của con người như làm giảm diện tích đất bị xói mòn, bạc màu, gây lũ lụt , hạn hán thất thường...Đồng thời giáo viên cho HS nắm được những chủ trương, chính sách của nhà nước ta trong việc bảo vệ, khôi phục, tu bổ và tái tạo lại diện tích rừng đã bị giảm. GV cần sưu tầm thêm các tài liệu về việc sử dụng và bảo vệ rừng ở địa phương . Thông qua các tài liệu đó, HS nắm được thực tế vấn đề sử dụng và bảo vệ tài nguyên và môi trường ở địa phương mình.
Từ đó góp phần hình thành trong HS tình yêu thiên nhiên quê hương, đất nước, ý chí tự cường dân tộc, niềm tin vào tương lai đất nước, tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Xây dựng trong HS ý thức sẵn sàng tham gia vào các hoạt động sử dụng hợp lí, bảo vệ, cải tạo môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống của gia đình và cộng đồng. Đó cũng là một trong những mục tiêu quan trọng được xác định trong mỗi bài học địa lí, nhất là địa lí lớp 12- Địa lí Việt Nam.
Trong bài giảng GV cần liên hệ đến những thành tựu của con người đã đạt được trong công cuộc chinh phục và cải tao tự nhiên.
Nếu nội dung bài giảng là chương trình địa lí thế giới thì GV cần cho HS thấy được những thành tựu chinh phục thiên nhiên to lớn của nhân dân các nước trên TG. Con người đã đào những con kênh dài và rộng để giao thông đường biển giữa các đại dương, các lục địa được thuận lợi hơn như kênh đào Xuy-ê, Panama. Con người đã đắp hàng nghìn kilômét đê biển để có thể cư trú, sinh hoạt, sản xuất như Hà Lan. Hoặc những phát minh vĩ đại của của con người trong chinh phục vũ trụ, phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt, tiến tới nền văn minh đỉnh cao của nhân loại.
 Nếu nội dung của bài giảng là chương trình địa lí Việt Nam thì GV cần liên hệ cho HS thấy được ở VN, từ xưa tới nay, nhân dân ta cũng đã có nhiều công trình đồ sộ, vĩ đại trong công cuộc chinh phục và cải tạo thiên nhiên. Nhân dân ta đã đắp hàng trăm km đê điều dọc hai bên bờ sông để khai thác thuỷ lợi và chống lũ lụt. Hoặc đào hàng nghìn km kênh rạch ở ĐB sông Cửu Long để giải quyết vấn đề tưới nước v ào mùa khô và tiêu nước vào mùa lũ...
Việc liên hệ những thành tựu của con người đã làm được vào mỗi bài giảng có tác dụng giáo dục sâu sắc tình yêu quê hương, lòng tự hào dân tộc, về quê hương, đất nước. Từ đó, HS có thể xác định được vai trò và trách nhiệm của bản thân trong hiện tại và trong tương lai, có ý thức phấn đấu trong cuộc sống.
Vận dụng kiến thức địa lí, liên hệ thực tế để giải thích những hiện tượng tự nhiên và xã hôi đã diễn ra trên Trái Đất.
Từ xưa đến nay, nhân dân ta thường có kinh nghiệm quan sát, giải thích các hiện tượng và lưu trữ những kinh nghiêm quý báu đó bằng kho tàng tục ngữ, ca dao, dân ca dân gian. Vì vậy GV cần phải lựa chọn những câu tục ngữ, ca dao có nội dung phù hợp với bài đang dạy để vận dụng kiến thức trong bài, giải thích được ý nghĩa của những kinh nghiệm cổ truyền dân gian.
Ví dụ: Trong dân gian thường có câu: 
 “ Chuồn chuồn bay thấp thì mưa.
 Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.”
Khi dạy bài “ Độ ẩm không khí. Độ ẩm tương đối và độ ẩm tuyệt đối”, GV có thể liên hệ đến hiện tượng độ ẩm không khí tăng làm cánh những con côn trùng có bộ cánh mỏng, khiến chúng không thể bay cao được.
 Dạy bài: “ Kết quả sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời”, GV cần vận dụng kiến thức trong bài, giảng giải cho HS hiểu được vì sao nhân dân ta thường có câu: 
“ Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối”
Đây là hiện tượng địa lí, xảy ra thường xuyên theo chu kì, liên quan đến sự chuyển động của TĐ quanh mặt trời và với nước nằm hoàn toàn trong vòng đai nhiệt Quá trình vận dụng phương pháp giảng dạy này sẽ giúp cho HS củng cố được kiến thức cơ bản trong bài học, mở rộng hiểu biết sâu sắc về những sự vật, hiện tượng địa lí xảy ra hàng ngày xung quanh mình. Không những thế, áp dụng phương pháp giảng dạy này sẽ tạo được hứng thú học tập, tìm hiểu bài học tốt hơn.
Thực hiện đầy đủ các tiết thực hành và ngoại khoá trong chương trình giảng dạy.
Hiện nay việc đổi mới phương pháp dạy và học ở nhà trường phổ thông đã áp dụng rộng rãi nên các tiết thực hành và ngoại khoá đóng vai trò rất quan trọng trong việc củng cố kiến thức cơ bản, tăng cường rèn luyện các kĩ năng cho HS, giúp HS đem những kiến thức đã học áp dụng vào thực tiễn. Để thực hiện tốt các công trình ngoại khoá, GV cần có kế hoạch chuẩn bị phương pháp hướng dẫn HS làm việc. Ví dụ: Khi tổ chức thực hành cho HS quan sát và nhận xét về các vấn đề tự nhiên, kinh tế xã hội ở địa phương (tỉnh Quảng Trị), GV tổ chức và hướng dẫn HS nghiên cứu và tập viết về các đề tài nhỏ qua việc quan sát thực tế những sự vật hiện tượng ở ngay địa phương mình. Trong các tiết thực hành, GV cũng cần hướng dẫn HS tích cực sưu tầm tài liệu liên quan đến bài học.
Tăng cường công tác sưu tầm tài liệu ,tích luỹ vốn sống thực tế là một trong những công việc cần thiết của người giáo viên địa lí. Sổ tích luỹ chuyên môn là một trong những loại hồ sơ, sổ sách cần thiết mà bất kì một GV giảng dạy nào cũng có trong bộ hồ sơ, giáo án của mình. Với bộ môn 

File đính kèm:

  • docphuong_phap_giang_day_dia_ly_lien_he_thuc_te_gan_voi_doi_son.doc