Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy từ vựng Tiếng Anh trong trường tiểu học

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

 Ngoại ngữ là một bộ môn văn hoá cơ bản, ngoại ngữ còn có những điểm chung giống các bộ môn văn hoá cơ bản khác như: Cùng có mục đích là góp phần hình thành những phẩm chất đạo đức con người mới XHCN cho học sinh, cùng góp phần nâng cao trình độ văn hoá chung cho học sinh. Ngoài hai mục đích ấy ra, bộ môn ngoại ngữ còn có một mục đích nữa là trang bị cho học sinh một công cụ giao tiếp mới. Trong môn ngoại ngữ mục đích trang bị công cụ giao tiếp là chủ yếu nhất, bao trùm nhất. Bởi vì bản chất ngoại ngữ là công cụ giao tiếp.

 Hai mục đích kia trong suốt cả quá trình dạy học đều phải bám chặt vào mục đích thực hành giao tiếp, thông qua công cụ giao tiếp đó mà thực hiện các mục đích giáo dục và nâng cao văn hóa cho học sinh.

 Bên cạnh những điều nói trên nếu việc dạy học ngoại ngữ đặt đúng vị trí và tiến hành đúng yêu cầu thì nó có tác dụng không nhỏ trong việc rèn luyện các đức tính cần được khắc phục khó khăn, hăng say hiểu biết .v.v. cho người học sinh.

 

doc 13 trang Phúc Lộc 31/03/2025 480
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy từ vựng Tiếng Anh trong trường tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy từ vựng Tiếng Anh trong trường tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy từ vựng Tiếng Anh trong trường tiểu học
PHẦN THỨ NHẤT: PHẦN MỞ ĐẦU
	1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 
 Ngoại ngữ là một bộ môn văn hoá cơ bản, ngoại ngữ còn có những điểm chung giống các bộ môn văn hoá cơ bản khác như: Cùng có mục đích là góp phần hình thành những phẩm chất đạo đức con người mới XHCN cho học sinh, cùng góp phần nâng cao trình độ văn hoá chung cho học sinh. Ngoài hai mục đích ấy ra, bộ môn ngoại ngữ còn có một mục đích nữa là trang bị cho học sinh một công cụ giao tiếp mới. Trong môn ngoại ngữ mục đích trang bị công cụ giao tiếp là chủ yếu nhất, bao trùm nhất. Bởi vì bản chất ngoại ngữ là công cụ giao tiếp.
 Hai mục đích kia trong suốt cả quá trình dạy học đều phải bám chặt vào mục đích thực hành giao tiếp, thông qua công cụ giao tiếp đó mà thực hiện các mục đích giáo dục và nâng cao văn hóa cho học sinh.
 Bên cạnh những điều nói trên nếu việc dạy học ngoại ngữ đặt đúng vị trí và tiến hành đúng yêu cầu thì nó có tác dụng không nhỏ trong việc rèn luyện các đức tính cần được khắc phục khó khăn, hăng say hiểu biết .v.v.. cho người học sinh.
 Từ lâu trên thế giới, bộ môn ngoại ngữ được đưa vào chương trình bắt buộc của nhà trường phổ thông từ cấp II. Trong nhiều năm trở lại đây nhiều nước đã, đang đưa ngoại ngữ vào dạy từ cấp I. Điều đó chứng tỏ ngành Giáo Dục phổ thông ở các nước đã nhận thức được vị trí và vai trò quan trọng của bộ môn ngoại ngữ trong sự nhiệp giáo dục thế hệ trẻ.
 Mục tiêu của môn tiếng Anh là nhằm hình thành và phát triển ở học sinh những kiến thức kỹ năng cơ bản về tiếng Anh và những phẩm chất trí tuệ cần thiết để tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động. Vì vậy Sách Giáo Khoa tiếng Anh Tiêủ Học được biên soạn theo cùng một quan điểm xây dựng chương trình, đó là quan điểm chủ điểm ( thematic approach ) và đề cao các phương pháp học tập tích cực chủ động của học sinh.
Cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết đều được quan tâm và được phối hợp trong các bài tập và các hoạt động trên lớp và ngữ liệu là ngôn ngữ. Để thực hiện thành thạo các kỹ năng này thì người học trước hết phải có được vốn từ vựng và cấu trúc.
Việc dạy và học từ vựng không còn mới mẽ song từ vựng có một vị trí rất quan trọng đối với sự hình thành và phát triển kỹ năng giao tiếp của học sinh tiểu học, đó là kiến thức bước đầu về ngôn ngữ. Từ được ví như những viên gạch và ngôn ngữ là một toà nhà. Thiếu những viên gạch nhỏ ấy thì người thợ xây có tài tình đến đâu cũng không xây nổi một toà nhà. Xác định được tầm quan trọng như vậy của vấn đề một lần nữa tôi mạnh dạn đặt việc dạy từ vựng cho học sinh ở trên lớp là một trong những vấn đề cùng thảo luận cùng các bạn đồng nghiệp. Với việc nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn sẽ phần nào giúp giáo viên dần khắc phục những khó khăn để tiến hành dạy từ vựng môn tiếng Anh có hiệu quả tốt hơn, học sinh tích cực, chủ động trong việc tiếp thu, lĩnh hội kiến thức của bài học. Đó cũng là lý do mà tôi chọn đề tài này.
2. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Để thực hiện tốt đề tài nghiên cứu, người thực hiện đề tài này cần phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
 2.1- Nghiên cứu các tài liệu hướng dẫn tiếng Anh, các kỹ thuật dạy từ mới.
 2.2- Thao giảng, dạy thử nghiệm. 
 2.3- Dự giờ đồng nghiệp , trao đổi, rút kinh nghiệm.
 2.4- Kiểm tra, đánh giá kết quả việc nắm bài của học sinh để từ đó có sự điều chỉnh, bổ sung hợp lý.
 3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Đề tài nghiên cứu giảng dạy và học tập từ vựng tiếng Anh của giáo viên và học sinh bậc Tiểu Học. Song đối tượng nghiên cứu điển hình mà tôi đã mạnh dạn áp dụng đề tài này là ở khối lớp 3- Trường Tiểu học Quảng Yên.
 4. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU : 
 	Với việc nghiên cứu thành công đề tài, sáng kiến kinh nghiệm sẽ giúp giáo viên có được những kinh nghiệm sau:
4.1. Cách thức tổ chức một tiết dạy từ vựng có hiệu quả 
4.2. Các bước tiến hành một tiết dạy có hiệu quả
4.3. Hướng dẫn học sinh tự luyện tập, rèn luyện để có một vốn từ nhất định để có thể giao tiếp cơ bản.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 
5.1. Phương pháp quan sát: Người thực hiện đề tài tự tìm tòi nghiên cứu, tiến hành dự giờ thăm lớp của đồng nghiệp ở trường bạn.
 5.2. Phương pháp trao đổi, thảo luận: Sau khi dự giờ của đồng nghiệp, đồng nghiệp dự giờ người thực hiện đề tài, đồng nghiệp và người thực hiện đề tài tiến hành trao đổi, thảo luận để từ đó rút ra những kinh nghiệm cho tiết dạy.
 5.3. Phương pháp thực nghiệm: Giáo viên tiến hành dạy thể nghiệm theo từng mục đích yêu cầu cụ thể một số tiết dạy.
5.4. Phương pháp điều tra: Giáo viên đặt câu hỏi để kiểm tra đánh giá việc nắm nội dung bài học của học sinh.
PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở lý luận:
Mục đích của việc dạy ngoại ngữ không phải là cung cấp cho học sinh kiến thức của ngôn ngữ đó, mà mục đích cuối cùng của việc dạy ngoại ngữ nói chung, tiếng Anh nói riêng là dạy học sinh khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh. Khả năng giao tiếp của học sinh thể hiện qua các kỹ năng: Nghe, Nói, Đọc, Viết. Kỹ năng nghe-nói tiếng Anh của học sinh được hình thành qua một quá trình học tập rèn luyện trong môi trường Anh ngữ với số vốn từ nhất định. Ngoài việc học tập ở trường lớp, học sinh phải tự học tập rèn luyện thông qua các hình thức và các phương thức khác nhau. 
2 - Thực trạng của vấn đề
Mặc dù có những điều kiện khách quan và chủ quan ảnh hưởng trực tiếp trong quá trình giảng dạy nhưng chúng tôi đã biết khắc phục vượt lên những khó khăn trước mắt, từng bước nâng cao chất lượng giờ dạy môn tiếng Anh nhằm đáp ứng mục đích chương trình, Sách Giáo Khoa(SGK) mới
Với ý thức vừa nghiên cứu đặc điểm tình hình học tập bộ môn của học sinh vừa tiến hành, rút kinh nghiệm. Ngay từ đầu năm học tôi đã định hướng cho mình một kế hoạch và phương pháp cụ thể để chủ động điều tra tình hình học tập của học sinh do lớp mình phụ trách.Thời gian đầu, tôi đã nhận ra rằng hầu hết các em nắm từ vựng không chắc, nhiều em con ngại phải học thuộc từ.
Trường Tiểu Học Quảng Yên là một trong những trường được thực nghiệm thay sách đầu tiên, nên còn gặp nhiều khó khăn, trong đó có vấn đề về tài liệu và đồ dùng dạy học, vì vậy trong quá trình dạy học tôi vẫn sử dụng một số hình ảnh của sách giáo khoa lớp 3 các năm trước để phong phú hơn tài liệu dạy- học.
 Điều tra cụ thể:
Trong quá trình giảng dạy, bản thân tôi với ý thức vừa nghiên cứu đặc điểm tình hình học tập bộ môn của học sinh vừa tiến hành rút kinh nghiệm. Ngay từ đầu năm học tôi đã định hướng cho mình một kế hoạch và phương pháp cụ thể để chủ động điều tra tình hình học tập của học sinh. Qua một thời gian thử nghiệm dạy theo phương pháp truyền thống, đó là: 
Cách 1: Viết các từ mới lên bảng và dịch ra tiếng Việt. Nếu cần thiết giáo viên có thể giải thích ý nghĩa, cách sử dụng của nó trong tiếng Việt. Sau đó giáo viên yêu cầu cả lớp nhắc lại từ mới đó vài lần. Phương pháp này được xem là tốn ít thời gian và dễ dàng, nhưng không thật sự thú vị.
Cách 2: Viết các từ mới lên bảng, đưa ra một vài ví dụ để làm sáng tỏ ý nghĩa và cách sử dụng của nó trong ngữ cảnh. Sau đó giáo viên yêu cầu học sinh đọc đồng thanh từ mới đó. Nhằm mục đích để kiểm tra xem học sinh có hiểu được ý nghĩa của từ mới đó hay không, giáo viên có thể yêu cầu học sinh dịch sang tiếng Việt. Phương pháp này được xem là tốn ít thời gian và dễ dàng, nhưng cũng không thật sự thú vị.
Cả hai cách trên tôi yêu cầu các em học ở nhà rồi vào tiết học sau tôi kiểm tra từ bằng cách yêu cầu các em viết lên bảng các từ ấy bằng tiếng Anh và tiếng Việt. Tôi phát hiện ra rằng chỉ vài hôm sau là nhiều em đã quên.
Qua điều tra tôi đã nhận ra rằng hầu hết các em nắm từ vựng không chắc, giao tiếp bằng tiếng Anh còn hạn chế. Kết quả điều tra cụ thể như sau: 
Lớp
TSHS
Giỏi
Khá
T.Bình ä
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
3A
28
2
7,1
1
3,5
16
57,1
9
32,3
0
0
 3B
28
2
7,1
4
14,3
15
53,6
7
 25
0
0
 3C
28
2
7,1
3
10,7
15
53,6
8
28,6
0
0
 3. Các biện pháp tiến hành.( Quá trình thử nghiệm)
Tôi xác định rằng từ là đơn vị của lời nói. Nếu học sinh nắm được từ về nghĩa, về cách sử dụng và hình thái từ thì người học dễ dàng diễn đạt được ý nghĩ của họ hoặc cao hơn là nói được những câu trôi chảy bằng tiếng Anh.
Để tiết học được hấp dẫn và sinh động bao giờ tôi cũng dùng tranh, hoặc hình vẽ, hoặc giáo cụ trực quan để giải thích nghĩa của từ. Trong một số từ không thể kết hợp được tôi hướng dẫn các em phương pháp tìm từ trái nghĩa hoặc đặt thành câu để các em đoán nghĩa của từ.
 Vì thế, ngay trong mỗi đề mục trong các bài học cũng giúp học sinh có thêm vốn từ phong phú, giúp học sinh hiểu được nội dung các đề mục là gì, từ đó học sinh tiếp thu bài học mới nhanh hơn.
 Ví dụ 1: Học từ qua các đề mục.
1. Look, Listen and repeat: Khi nhìn vào hình cái mắt, cái tai và hình mũi tên quay lại học sinh hiểu ngay nghĩa của từ vựng bằng tiếng việt “Hãy nhìn, lắng nghe và lặp lại”. 
 * Ví dụ 2: Học từ qua trò chơi.
Khi học Unit 2 – My name is ngoài việc dạy bài hát The ABC song tôi còn sử dụng hình phần 7 trang 29 sách Let’s learn English bằng cách treo hình ảnh lên bảng yêu cầu học sinh ghép chữ cái vào tranh có chữ cái đầu của từ vựng đó : 
 Ví dụ: - Chữ cái A nằm ở vị trí quả táo - Apple.
 - Chữ cái B nằm ở vị trí quyển sách - Book.
 - Chữ cái C nằm ở vị trí con mèo - Cat 
 Học sinh nhớ ngay 1 số từ mới dựa vào các hình ảnh trên.
 * Ví dụ 3: Học từ qua hình ảnh.
 Trước khi vào bài mới Unit 19 Our Pets trang 60 tôi đưa ra hình ảnh sau để giới thiệu vào bài.
 Qua hình ảnh này học sinh có thể nhớ ngay nghĩa của từ. 
 ( a dog, a cat, a bird, a fish)
Ví dụ 4 : Học từ bằng giáo cụ trực quan
 Học từ vựng chỉ về đồ dùng học tập của học sinh.
 Giáo viên
 Học sinh
Hỏi: Hoa! Trong cặp của em hôm nay có những gì?
* Có một cây viết chì, một cây viết mực, một cục gôm và một cây thước kẻ
* Giáo viên mượn đồ dùng học tập của học sinh để diễn ra bằng tiếng Anh.

A pencil ( n )
* Đọc theo sau giáo viên những 
A pen ( n )
từ ghi ở trên bảng nhiều lần và
An eraser ( n )
cố gắng nhớ mặt chữ.
A ruler ( n )

* Động viên học sinh cố gắng nhớ mặt chữ và đọc được bằng tiếng Anh.


Ví dụ 5: These are pens
Trong câu trên từ pens là từ mới, tôi viết lên bảng:
 These are pens gạch chân từ pens như trên
 - Hướng dẫn các em đọc

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_day_tu_vung_tieng_anh_tron.doc