Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy năng lực sáng tạo của học sinh qua các hoạt động ở phần Warm–up trong các tiết Reading Tiếng Anh lớp 10

I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến:

Khi đất nước phát triển, xã hội hội nhập, tiếng Anh trở thành một trong những phương tiện giao tiếp hết sức cần thiết cho mỗi chúng ta. Cùng với sự phát triển của xã hội và nhu cầu của cộng đồng, việc dạy và học tiếng Anh trong nhà trường phổ thông đã có những thay đổi lớn về nội dung cũng như phương pháp giảng dạy. Người dạy đã vận dụng các thủ thuật và hoạt động trên lớp học để phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh và tạo điều kiện tối ưu cho học sinh rèn luyện, phát triển và nâng cao khả năng, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ vào mục đích giao tiếp. Tuy nhiên, tùy thuộc vào trình độ của mỗi người, sự tiếp thu trong quá trình học cũng khác nhau. Làm thế nào để tạo ra hứng thú cho mỗi tiết học và phát huy năng lực của học sinh? Câu hỏi này đặt ra cho người dạy những thách thức cho việc sử dụng những thủ thuật để tạo ra các hoạt động nhằm thu hút người học và tạo ra tính hiệu quả trong việc học ngoại ngữ. Từ những kinh ngiệm bản thân, trao đổi với đồng nghiệp và tham khảo các tài liệu, tôi xin trình bày sáng kiến kinh nghiệm của mình với đề tài: “Phát huy năng lực sáng tạo của học sinh lớp 10 qua các hoạt động ở phần Warm – up trong các tiết Reading”

 

doc 28 trang Phúc Lộc 31/03/2025 640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy năng lực sáng tạo của học sinh qua các hoạt động ở phần Warm–up trong các tiết Reading Tiếng Anh lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy năng lực sáng tạo của học sinh qua các hoạt động ở phần Warm–up trong các tiết Reading Tiếng Anh lớp 10

Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy năng lực sáng tạo của học sinh qua các hoạt động ở phần Warm–up trong các tiết Reading Tiếng Anh lớp 10
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH
TRƯỜNG THPT GIAO THỦY
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
Phát huy năng lực sáng tạo của học sinh qua các hoạt động ở phần Warm–up trong các tiết Reading Tiếng Anh lớp 10
Tác giả: Phạm Thị Thơm
Trình độ chuyên môn: Cử nhân tiếng Anh
Chức vụ: Giáo viên
Nơi công tác: Trường THPT Giao Thủy
Nam Định, ngày 20 tháng 05 năm 2015
(TÊN CƠ QUAN, ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN)
(TÊN CƠ QUAN ÁP DỤNG SÁNG KIẾN)
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
 (Tên sáng kiến)
Tác giả:...................................................................
Trình độ chuyên môn:...........................................
Chức vụ:.................................................................	
Nơi công tác:...................................................................
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến:...........................................................
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Phát huy năng lực sáng tạo của học sinh lớp 10 qua các hoạt động ở phần Warm – up trong các tiết Reading Tiếng Anh 10
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Áp dụng sáng kiến cho việc giảng dạy các tiết Reading trong chương trình tiếng Anh chuẩn lớp 10
3. Thời gian áp dụng sáng kiến: 
Từ tháng 9 năm 2012 đến tháng 3 năm 2015
4. Tác giả: 
	Họ và tên: Phạm Thị Thơm
	Năm sinh: 17/ 12/ 1986
	Nơi thường trú: Duyên Hồng – Giao Nhân – Giao Thủy – Nam Định
	Trình độ chuyên môn: Cử nhân tiếng Anh
Chức vụ công tác: Giáo viên
Nơi làm việc: Trường THPT Giao Thủy
Điện thoại: 0974984997
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100%
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến: 
	Tên đơn vị: Trường THPT Giao Thủy
	Địa chỉ: Khu 4B – Thị trấn Ngô Đồng – Giao Thủy – Nam Định
	Điện thoại: 03503895126
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến: 
Khi đất nước phát triển, xã hội hội nhập, tiếng Anh trở thành một trong những phương tiện giao tiếp hết sức cần thiết cho mỗi chúng ta. Cùng với sự phát triển của xã hội và nhu cầu của cộng đồng, việc dạy và học tiếng Anh trong nhà trường phổ thông đã có những thay đổi lớn về nội dung cũng như phương pháp giảng dạy. Người dạy đã vận dụng các thủ thuật và hoạt động trên lớp học để phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh và tạo điều kiện tối ưu cho học sinh rèn luyện, phát triển và nâng cao khả năng, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ vào mục đích giao tiếp. Tuy nhiên, tùy thuộc vào trình độ của mỗi người, sự tiếp thu trong quá trình học cũng khác nhau. Làm thế nào để tạo ra hứng thú cho mỗi tiết học và phát huy năng lực của học sinh? Câu hỏi này đặt ra cho người dạy những thách thức cho việc sử dụng những thủ thuật để tạo ra các hoạt động nhằm thu hút người học và tạo ra tính hiệu quả trong việc học ngoại ngữ. Từ những kinh ngiệm bản thân, trao đổi với đồng nghiệp và tham khảo các tài liệu, tôi xin trình bày sáng kiến kinh nghiệm của mình với đề tài: “Phát huy năng lực sáng tạo của học sinh lớp 10 qua các hoạt động ở phần Warm – up trong các tiết Reading”
II. Mô tả giải pháp: 
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến 
 Hiện trạng trước khi áp dụng giải pháp mới:
 * Trước khi đổi sách giáo khoa:
- Phần “warm up” hầu như chưa có, chưa được đưa vào nội dung bài học cũng như trong giáo án giảng dạy của giáo viên. Hoạt động mở bài hầu như không được giáo viên quan tâm, trước khi dạy bài mới, giáo viên thường chỉ kiểm tra sĩ số lớp, kiểm tra bài cũ. 
- Việc vào bài như vậy thường gây một không khí buồn tẻ, đối phó, nhàm chán, không tạo một môi trường có hiệu quả cho học tập.
 * Từ khi đổi mới sách giáo khoa:
- Cùng với phương pháp đổi mới dạy học môn tiếng Anh, đổi mới phần giảng dạy các kỹ năng, đổi mới kiểm tra, đánh giá, phần “Warm up” cũng được chú ý và trở thành nội dung bắt buộc không thể thiếu trong giảng dạy, cũng như trong giáo án của giáo viên.
- Một số giáo viên đã chú ý đến hoạt động mở bài, gây được hứng thú học tập tích cực của học sinh, làm cho giờ học diễn ra tự nhiên, nhẹ nhàng và thoải mái, góp phần nâng cao hiệu quả của giờ dạy. Tuy nhiên, một số giáo viên còn chưa quan tâm đến phần này, họ nghĩ phần này không quan trọng, hoặc nếu tổ chức thì lớp sẽ ồn hoặc sẽ mất thời gian ảnh hưởng tới tiết học. Vì vậy họ thường bỏ qua phần này hoặc chưa đầu tư thích đáng, chưa gây hứng thú cho các em, chưa chuẩn bị một tâm thế tốt để các em bắt đầu bài mới.
- Theo như những gì tôi quan sát, thực trạng về cách thu hút học sinh vào các tiết Reading trong chương trình sách giáo khoa Tiếng Anh 10 cơ bản có những hạn chế trong yếu tố giáo viên và yếu tố học sinh như sau :
Về yếu tố học sinh : tiết Reading là tiết bắt đầu cho một chủ đề chung của cả một bài học gồm 5 tiết học. Trong tiết này, các em vừa được giới thiệu về chủ đề bài học, vừa được cung cấp ngữ liệu gồm từ vựng, cấu trúc câu để tiếp tục học các tiết tiếp theo. Học sinh đôi khi gặp một số chủ đề trong các bài học cảm thấy lạ lẫm, đôi khi cảm thấy “choáng ngợp” với số lượng từ mới khá nhiều ví dụ như ở một số chủ đề: People’s background, undersea world, conservation, historical places.Vì vậy, người dạy cần khéo léo lôi cuốn các em vào tiết học, tránh trạng thái “sợ sệt” của các em.
Về yếu tố giáo viên : Giáo viên là người truyền đạt, chuyển tải kiến thức đến với học sinh . Vì vậy, yếu tố giáo viên là một yếu tố quan trọng để kích thích thu hút học sinh vào nội dung bài học. Đa số các giáo viên đều nhìn nhận đúng tầm quan trọng vai trò chủ đạo của mình trong việc kích thích tinh thần của người học. Tuy nhiên, một số giáo viên vẫn chưa thật sự đánh giá đúng được tầm quan trọng của hoạt động phần Warm - up, một số cho rằng sẽ mất thời gian không cần thiết cho phần này mà chỉ chú trọng thời gian cho phần cung cấp từ vựng, cấu trúc, đọc bài, giải quyết các bài tập. Cách suy nghĩ này dẫn đến không khí học tập nặng nề về kiến thức, gò bó người học.
Chính từ những lí do trên đây mà theo tôi phải đổi mới cách nhìn nhận, phải thấy được vai trò vô cùng quan trọng của hoạt động vào bài. Cụ thể những hoạt động này thường có vai trò tình huống, bối cảnh cho phần giới thiệu hoặc nhu cầu cho một hoạt động nào đó của bài, là những điều rất cần thiết để bài học mang tính giao tiếp cao. Các hoạt động vào bài không chỉ vui, cho có màu sắc mà ngược lại chúng cần được nhìn nhận như những việc làm không thể thiếu cho một tiết học ngoại ngữ. Cách vào bài có phương pháp sẽ quyết định phần lớn đến kết quả của bài học. 
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến: 
a. Vấn đề cần giải quyết:
 Để bắt đầu mỗi bài học, giáo viên cần tiến hành một số hoạt động để chuẩn bị bài mới, còn gọi là phần mở bài hay vào bài, thuật ngữ tiếng Anh là “warm up” hay “lead in”.
 Để có thể giao tiếp bằng tiếng Anh, học sinh phải trau dồi kiến thức một cách nghiêm túc, nhưng để học sinh nắm bắt được bài sâu sắc, trước hết các em phải thật sự được gây hứng thú học ngay từ những phút đầu tiên của tiết học.
 Để gây hứng thú cho học sinh qua phần “Warm up” thì giáo viên phải tạo ra các trò chơi ngôn ngữ để mở đầu cho bài học hoặc cho học sinh chơi các trò chơi vận động hoặc thi tài lẫn nhau để các em có thể tự nhận thấy rằng phải cố gắng nắm nội dung bài thì tiết học sau bản thân mới có kiến thức để tham gia các trò chơi tốt hơn.
 Với những điều kiện trên việc gây hứng thú cho học sinh qua phần “Warm up” để phát huy năng lực của học sinh là hết sức cần thiết và có ý nghĩa vô cùng to lớn. 
b. Tính mới, sự khác biệt của giải pháp mới:
Tôi thiết kế một số hoạt động Warm - up dựa vào những thủ thuật như sau:
+ Tạo hoạt động trò chơi (Games): Trò chơi giúp các em tạo tâm lí thoải mái , nhẹ nhàng khi bước vào bài mới . Các trò chơi được thiết kế không được vượt quá thời gian cho phép (từ 6 - 7 phút) nên yêu cầu thường nhanh, gọn, mang tính bất ngờ.
+ Brainstorming: Cho học sinh một từ chìa khóa, yêu cầu các em hoạt động nhóm đưa ra càng nhiều từ có liên quan càng tốt trong một giới hạn thời gian nhất định. Nhóm nào có số từ đúng nhiều hơn thì sẽ giành được phần thưởng. Hoạt động này giúp các em củng cố được vốn từ vựng của mình.
+ Thảo luận (Discussion): giáo viên đưa ra nội dung thảo luận, học sinh suy nghĩ ý kiến trong nhóm sau đó chọn cá nhân để trình bày miệng cho cả lớp nghe. Từ đó, giáo viên lấy ý kiến dẫn vào nội dung bài mới .
+ Hệ thống câu hỏi và trả lời (Ask and answer): giáo viên cho một số câu hỏi về một chủ đề nào đó thông qua các bức tranh hoặc vật cụ thể, yêu cầu các em cho ý kiến cá nhân. Các câu hỏi thường đơn giản, dễ hiểu để tránh tâm lí “thấy khó sợ sai”. Khuyến khích học sinh hỏi thêm những câu hỏi liên quan đến chủ đề được nêu ra.
c. Cách thức thực hiện:
Ở mỗi tiết reading của mỗi bài học, tôi thiết kế các trò chơi phù hợp với chủ đề của bài, có những bài tôi thêm cả phần video cho sinh động. Vì đã có trò chơi nên độ dài các clip chỉ từ 1 – 2 phút nhưng vẫn cuốn hút học sinh và hỗ trợ cho nội dung bài học 
 Unit 1: Topic: Daily activities 
Game: Guess the actions (Kết hợp cả phần “Before you read”):
ª Thời gian: Từ 8 – 10 phút
ª Thực hiện: + Chia lớp thành 4 đội
 + Giáo viên chuẩn bị sẵn các mẩu giấy trên đó có ghi tên các hành động. Lần lượt các học sinh lên bảng mô tả từng hành động mà không sử dụng từ ngữ, các học sinh còn lại sẽ đoán tên của các hành động đó là gì. 
 + Đội nào đoán đúng được nhiều hành động sẽ chiến thắng
Activities:
get up
do morning exercise
brush my teeth
have breakfast
go to school
take a short rest
play football
listen to music
take a shower
 watch TV
 do my homework
 read book
 suf the Internet
go to bed
 + Sau đó học sinh sẽ làm việc theo cặp, hỏi và trả lời về các hoạt động thường ngày của bạn mình. 
 + Cuối cùng, giáo viên sẽ đặt một số câu hỏi để dẫn vào bài.
What do your parents do?
Where do they work?
How do they work everyday?
 Unit 2: Topic: “School”
Game: “Brainstorming”
ª Thời gian: 5 phút
ª Thực hiện: + Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị giấy nháp và bút
 + Trong khoảng thời gian 2 phút, các em viết thật nhiều từ có liên quan đến chủ đề “school”
 + Sau 2 phút, giáo viên kiểm tra, em nào viết được nhiều từ đúng nhất sẽ được điểm cao.
 + Dựa vào các từ học sinh vừa liệt kê, giáo viên sẽ 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phat_huy_nang_luc_sang_tao_cua_hoc_sin.doc