Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao năng lực tiếng Anh chuyên ngành cho học sinh lớp 11 thông qua tổ chức dạy song ngữ chủ đề Khúc xạ ánh sáng - Vật lí 11 nâng cao
I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Ngày 30/9/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 1400/QĐ-TT phê duyệt đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020” (gọi tắt là đề án 1400).[1] Ngày 24/6/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 959/QĐ-TT phê duyệt đề án “Phát triển hệ thống trường trung học phổ thông chuyên giai đoạn 2010 – 2020” (gọi tắt là đề án 959).[2] Việc dạy môn Vật lý bằng tiếng Anh nói riêng và dạy các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh nói chung nằm trong kế hoạch tăng cường việc sử dụng tiếng Anh trong hệ thống giáo dục quốc dân. Các đề án nói trên nhằm mục tiêu đưa tiếng Anh thực sự trở thành một công cụ học tập và làm việc.
Nâng cao năng lực tiếng Anh chuyên ngành cho học sinh là một trong nhiệm vụ quan trọng của giáo dục phổ thông trong công cuộc hội nhập ngày nay. Bởi vì nếu có năng lực tiếng Anh chuyên ngành tốt học sinh có thể tiếp cận những tài liệu chuyên ngành ở cấp học phổ thông và để phát triển năng lực cho học sinh thì đây là một trong công cụ, phương tiên để tăng khả năng, cũng như hứng thú cho học sinh trong quá trình tự học khi các em có thể tìm được nhiều tài liệu chuyên ngành được trình bày bằng tiếng Anh. Đây cũng là nền móng để học sinh nghiên cứu sau này ở cấp Cao Đẳng hoặc Đại Học.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao năng lực tiếng Anh chuyên ngành cho học sinh lớp 11 thông qua tổ chức dạy song ngữ chủ đề Khúc xạ ánh sáng - Vật lí 11 nâng cao

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH TRƯỜNG THPT GIAO THỦY BÁO CÁO SÁNG KIẾN "NÂNG CAO NĂNG LỰC TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH CHO HỌC SINH LỚP 11 THÔNG QUA TỔ CHỨC DẠY SONG NGỮ CHỦ ĐỀ KHÚC XẠ ÁNH SÁNG - VẬT LÝ 11 NÂNG CAO" Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hằng Trình độ chuyên môn: Cử nhân sư phạm Chức vụ: Giáo viên Nơi công tác: Trường THPT Giao Thủy Nam Định, ngày 4 tháng 5 năm 2015 THÔNG TIN CHUNG VỀ BÁO CÁO Tên báo cáo: "Nâng cao năng lực tiếng Anh chuyên ngành cho học sinh lớp 11 thông qua tổ chức dạy song ngữ chủ đề Khúc xạ ánh sáng _ Vật lí 11 nâng cao" Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Trong chương trình vật lý lớp 11 Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 2 – 2 – 2015 đến ngày 14 – 04 – 2015. Tác giả Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Hằng Năm sinh: 1983 Nơi thường trú: Xã Bình Hòa, Giao Thủy, Nam Định Trình độ chuyên môn: Cử nhân sư phạm Vật lý Chức vụ công tác: Giáo viên Nơi làm việc: Trường THPT Giao Thủy Địa chỉ: Nguyễn Thị Thu Hằng – Trường THPT Giao Thủy, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định Điện thoại: 0943904103 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến : 100% Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: Trường THPT Giao Thủy Địa chỉ: Thị trấn Ngô Đồng – Giao Thủy – Nam Định Điện thoại: 03503895126 BÁO CÁO SÁNG KIẾN I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN Ngày 30/9/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 1400/QĐ-TT phê duyệt đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020” (gọi tắt là đề án 1400).[1] Ngày 24/6/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 959/QĐ-TT phê duyệt đề án “Phát triển hệ thống trường trung học phổ thông chuyên giai đoạn 2010 – 2020” (gọi tắt là đề án 959).[2] Việc dạy môn Vật lý bằng tiếng Anh nói riêng và dạy các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh nói chung nằm trong kế hoạch tăng cường việc sử dụng tiếng Anh trong hệ thống giáo dục quốc dân. Các đề án nói trên nhằm mục tiêu đưa tiếng Anh thực sự trở thành một công cụ học tập và làm việc. Nâng cao năng lực tiếng Anh chuyên ngành cho học sinh là một trong nhiệm vụ quan trọng của giáo dục phổ thông trong công cuộc hội nhập ngày nay. Bởi vì nếu có năng lực tiếng Anh chuyên ngành tốt học sinh có thể tiếp cận những tài liệu chuyên ngành ở cấp học phổ thông và để phát triển năng lực cho học sinh thì đây là một trong công cụ, phương tiên để tăng khả năng, cũng như hứng thú cho học sinh trong quá trình tự học khi các em có thể tìm được nhiều tài liệu chuyên ngành được trình bày bằng tiếng Anh. Đây cũng là nền móng để học sinh nghiên cứu sau này ở cấp Cao Đẳng hoặc Đại Học. Bắt đầu từ năm học 2013 – 2014, Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định đã triển khai việc dạy các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh cho học sinh trong các trường THPT. Trong quá trình tham gia vào dạy tiết dạy các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh tôi và các đồng nghiệp gặp không ít khó khăn cả về năng lực ngoại ngữ của bản thân giáo viên, năng lực của học sinh cũng như tìm tài liệu tham khảo. Với sự hỗ trợ của các thầy cô ngoại ngữ, qua quá trình tìm hiểu sách báo và các đề tài về dạy song ngữ tôi cùng với các đồng nghiệp đã tổ chức được các giờ dạy Vật lý bằng tiếng Anh cho các em học, học sinh bên cạnh việc tham gia tích cực, chủ động, hứng thú để khám phá kiến thức vật lý mà còn giúp các em nâng cao năng lực tiếng anh chuyên ngành từ việc trang bị từ mới, cũng như khả năng nghe nói trong giờ học bằng tiếng Anh đến khả năng từ đọc và dịch các tài liệu và bài tập Vật lý bằng tiếng Anh. Vì những lý do trên, tôi chọn đề tài "Nâng cao năng lực tiếng Anh chuyên ngành cho học sinh lớp 11 thông qua tổ chức dạy song ngữ chủ đề Khúc xạ ánh sáng _ Vật lí 11 nâng cao" II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến Đây là một trong những yêu cầu mới đặt ra đối với các môn khoa học tự nhiên. Trước khi tổ chức dạy học bằng Vật lý bằng tiếng Anh thì học sinh nói đến việc học tiếng Vật lý bằng một ngoại ngữ khác các em rất ngại và lo lắng vì các em chưa được tiếp cận bao giờ. Đa phần có đưa ra cho các em các tài liệu tham khảo bằng tiếng Anh thì các em cũng gần như không có khả năng hiểu vì thiếu các thuật ngữ chuyên ngành.. Bản thân tôi đã tiến hành khảo sát ở lớp học mà các em chưa tiến hành học một phiếu khảo sát với các vấn đề Mức độ hứng thú của học sinh với giờ dạy Vật lý bằng tiếng Anh MĐ1: Hoàn toàn không thích MĐ2. Không thích MĐ 3: Bình thường MĐ4: Thích MĐ 5: Rất thích Sự tự tin của các em khi học Vật lý bằng tiếng Anh MĐ1: Chắc chắn không tham gia được. MĐ2: Có thể tham gia. MĐ3: Tự tin tham gia. Tần suất tham khảo các tài liệu Vật lý bằng tiếng Anh MĐ1: Chưa lần nào MĐ2: Thỉnh thoảng MĐ3. Thường xuyên Khảo sát qua một bài kiểm tra Bài tập trắc nghiệm Bài tập đọc hiểu. Bên cạnh khó khăn của học sinh thì người giáo viên khi tham gia xây dựng giờ dạy Vật lý bằng tiếng Anh gặp không ít những khó khăn từ tìm tài liệu chuyên ngành, các thuật ngữ chuyên ngành vì hiện giờ chưa có một tài liệu nào được coi là chính thức cho chương trình dạy các môn khoa học bằng tiếng Anh, do đó người giáo viên thường dịch ngược từ sách tiếng Việt ra tiếng Anh đôi khi nghĩa của nó không còn như cũ. Còn về thuật ngữ chuyên ngành giáo viên rất khó tìm ra một bộ từ điển Vật lý bằng tiếng Anh và tổ chức cho học sinh tiếp cận với nó. Song song với quá trình trên chính là việc làm thế nào để tổ chức một giờ học Vật lý bằng tiếng Anh mà để học sinh chủ động tích cực tham gia vào quá trình dạy học , chủ động nắm bắt kiến thức cũng như luyện tập năng lực ngoại ngữ của mình. Cuối cùng , một trong những khâu quan trọng của quá trình dạy học chính là củng cố và kiểm tra kiến thức. Khó khăn của người giáo viên chính là xây dựng được một hệ thống các bài tập phù hợp với năng lực của học sinh để giúp học sinh củng cố cũng như đánh giá được năng lực của mình. Đồng thời tạo ra hứng thú cho học sinh và tạo động lực để các em tiếp tục mang kiến thức được trang bị để áp dụng trong học tập cũng như cuộc sống. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến Và để khắc phục những khó khăn nêu trên nhằm "Nâng cao năng lực tiếng Anh chuyên Ngành cho học sinh lớp 11 thông qua tổ chức dạy song ngữ chủ đề Khúc xạ ánh sáng _ Vật lí 11 nâng cao" tôi đã tiến hành II.2.1. Xây dựng một hệ thống các từ mới chuyên ngành của phần quang hình và tổ chức cho học sinh học từ mới Đây là khâu đầu tiên của quá trình tổ chức dạy học các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh. Vì các từ mới này còn nằm rải rác ở các sách khác nhau thiếu sự tập trung do đó giáo viên và học sinh khi bắt đầu quá trình dạy học thường rất mất nhiều thời gian và công sức. Trong khi đó những tài liệu Vật lý thì thiếu các phiên âm do đó các em học sinh có biết thì phát âm cũng chưa chuẩn. Cũng vì vậy sẽ hạn chế rất nhiều khả năng tham gia thảo luận bằng tiếng Anh khi gặp những từ mới chuyên ngành này. Chính vì vậy trước khi tổ chức cho các em học chủ đề về “Khúc xạ ánh sáng” tôi đã sưu tầm các từ mới liên quan tới để chủ đề khúc xạ ánh sáng và phần quang hình nói chung. Bên cạnh tìm nghĩa, sắp xếp các từ theo từng nội dung, tôi xây dựng cả phần phiên âm, môt số các từ liên quan tới hiện tượng thì tôi đã tìm hiều các cả định nghĩa về hiện tượng đó bằng tiếng Anh để các em có thể thấy sự linh hoạt của các từ, các hiện tượng với những cách diễn đạt khác nhau . Phần này được tôi phát cho các em trước một tuần trước khi bắt đầu học về chủ đề đó để về nhà các em tranh thủ tự tìm hiểu trước.Với việc có phần giải thích nghĩa Anh – Anh các em cũng bắt đầu có sự hình dung về các hiện tượng vật lý mà các em chuẩn bị học. Trước khi bắt đầu tiết dạy đầu tiên của chủ đề tôi dành một tiết vào cuối buổi học để các em tổ chức kiểm tra từ mới cũng như chỉnh sửa phát âm của các từ. Tuy nhiên sau giai đoạn này các em mới nhớ được một số từ và chưa vận dụng thuần thục lắm vì các em chưa được luyện tập nhiều. Sau đó vào các tiết dạy song ngữ để các em có thể khắc sâu hơn nghĩa của các từ mới này trong phần giới thiệu từ khóa mới ở mỗi bài các từ mới sẽ xuất hiện kèm theo hình ảnh để các em dễ nhớ hơn. Ngoài ra ngay cả trong những tiết dạy bình thường khi có kiến thức liên quan đến những từ mới này tôi sẽ tranh thủ tổ chức cho học sinh nhắc lại. Để tạo điều kiện cho các em sử dụng thường xuyên tránh việc các em quên khi không sử dụng lại. English Vietnamese Optics (The scientific study of sight and the behaviour of light, or the properties of transmission anddeflection of other forms of radiation.) /'ɔptiks/ Quang học Geometrical optics /ʤiə'metrik 'ɔptiks/ Quang hình học Physical optics /'fizikəl 'ɔptiks/ Quang lí học Light ray (A ray of light) /lait rei/ Tia sáng Incidence ray /'insidəns rei/ Tia tới Reflected ray /ri'flekt rei/ Tia khúc xạ Refracted ray /ri'frækt rei/ Tia phản xạ Light beam / lait bi:m/ Chùm tia sáng Convergent beam /kən'və:ʤənt bi:m / Chùm tia hội tụ Divergent beam /dai'və:ʤənt bi:m / Chùm tia phân kì Parallel beam /'pærəlel bi:m/ Chùm tia song song Object (A material thing that can be seen and touched) /'ɔdʤikt/ Vật Virtual object /'və:tjuəl 'ɔbʤikt/ Vật ảo Objective /ɔb'dʤektiv/ Vật kính Real object /riəl ɔbʤikt/ Vật thật Draw ray diagram /drɔ: rei 'daiəgræm/ Vẽ ảnh Image (An optical appearance or counterpart produced by light from an object reflected in a mirror orrefracted through a lens.) /'imiʤ/ Ảnh Virtual image /'və:tjuə 'imiʤ / Ảnh ảo Real image /riəl 'imiʤ / Ảnh thật Inverted image /in'və:td 'imiʤ/ Ảnh ngược chiều (với vật) Erect image /i'rekt 'imiʤ / Ảnh cùng chiều (với vật) Index of refraction /'indeks əv ri'frækt/ Chiết suất Absolute index of refraction /'æbsəlu:t 'indeks əv ri'frækt/ Chiết suất tuyệt đối Relative index of refraction /'relətiv 'indeks əv ri'frækt/ Chiết suất tỉ đối Normal /'nɔ:məl/ Pháp tuyến Angle /'æɳgl/ Góc Refracting angle /ri'fræktiɳ 'æɳgl / Góc chiết quang Critical angle /'kritikəl 'æɳgl/ Góc giới hạn Angle of refraction /'æɳgl əv ri'frækt/ Góc khúc xạ Deviation /di:vi'eiʃn/ Góc lệch Minimum deviation /'miniməm di:vi'eiʃn / Góc lệch cực tiểu Angle of reflection /'æɳgl əv ri'flekt / Góc phản xạ Angle of incidence /'æɳgl əv 'insidə
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_nang_luc_tieng_anh_chuyen_nga.doc