Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm xây dựng bài giảng elearning có hiệu quả

 Với sự bùng nổ CNTT hiện nay, CNTT có mặt và có vai trò quan trọng trong tất cả các lĩnh vực. Vì thế, việc ứng dụng CNTT vào trong dạy học là phù hợp với sự phát triển chung của thế giới. Hình thành và sử dụng các thành tựu của khoa học kĩ thuật hiện đại vào quá trình dạy học sẽ giúp HS tiếp nhận những tri thức mới nhanh chóng, kể cả về số lượng và chất lượng, giúp thực hiện mục đích dạy học với hiệu quả cao.

 Định hướng đổi mới PPDH đã được xác định trong các Nghị quyết Trung ương từ năm 1996, được thể chế hóa trong Luật Giáo dục (12-1998), đặc biệt đã được khẳng định lại trong điều 5, Luật Giáo dục (2005): “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”. Các PPDH nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh coi việc dạy phương pháp tự học là cốt lõi. Rèn luyện cho người học có được phương pháp, thói quen tự học, vận dụng được những điều đã học vào những tình huống mới, biết tự phát hiện và giải quyết vấn đề gặp phải trong cuộc sống sẽ tạo cho họ lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi người, góp phần hình thành người công dân có ích, năng động, sáng tạo của xã hội tương lai.

Trong thời đại hiện nay, học sinh có nhiều điều kiện được tiếp cận với công nghệ thông tin, đặc biệt là Internet từ rất sớm. Điều này mở ra nhiều cơ hội cho các em nhưng cũng đặt ra cho gia đình và nhà trường những mối hiểm họa từ Internet có thể gây ra cho các em. Việc gia đình và nhà trường hướng cho học sinh khai thác những nội dung thông tin hữu ích, có thể hỗ trợ, giúp học sinh học tập tốt hơn là rất cần thiết.

 

doc 35 trang Chí Tường 20/08/2023 7780
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm xây dựng bài giảng elearning có hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm xây dựng bài giảng elearning có hiệu quả

Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm xây dựng bài giảng elearning có hiệu quả
y mà còn có thể bằng hoạt động trong môi trường CNTT.
Với nhiều tính năng nổi trội, hiện nay, CNTT ngày càng thâm nhập sâu vào quá trình dạy học. Sử dụng CNTT với các phần mềm học sinh có thể độc lập suy nghĩ và lĩnh hội những nội dung tri thức đã được cài sẵn trong mã chương trình. Trong giai đoạn truyền thụ kiến thức mới cho học sinh, các phương tiện CNTT có khả năng giúp cho người đọc nhanh chóng hiểu bài và ghi nhớ lâu. Nhất là với học sinh tiểu học, với sự trợ giúp của nhiều phần mềm dạy học sinh động hiện nay, học sinh không chỉ tiếp thu tri thức tốt hơn mà còn rất hứng thú với bài học.
Trong dạy học, CNTT đóng vai trò rèn luyện kĩ năng thực hành, củng cố kiến thức; rèn luyện và phát triển tư duy; đóng vai trò hình thành phẩm chất, tác phong cho học sinh.
Đối với việc rèn luyện kĩ năng thực hành, củng cố kiến thức đã học: CNTT có thể được dùng làm phương tiện thực hành cho học sinh. Nhiều chương trình về luyện tập thực hành trên máy vi tính, đặc biệt là các chương trình trắc nghiệm, đem đến cho một mức độ luyện tập không hạn chế về cả thời gian lẫn nội dung. Tùy theo mức độ giải quyết của từng học sinh, học sinh có thể tự ôn tập và tự rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức đã học của mình. Một đặc tính quan trọng và là đặc trưng của nhiều chương trình phần mềm là tính năng “Hội thoại”. Qua hội thoại, máy “thông báo” cho học sinh kết quả trả lời, nếu trả lời sau máy sẽ nêu ra lí do sai, và gợi ý để cho học sinh sửa sai. Khi học sinh trả lời đúng máy sẽ đưa ra câu hỏi tiếp theo mức độ từ dễ đến khó. Nội dung kiến thức để cho học sinh ôn luyện trong các chương trình này là rất phong phú, đa dạng về cả hai phía câu hỏi và câu trả lời, do đó nó đòi hỏi học sinh phải nắm vững rất nhiều kiến thức, kĩ năng mới giải quyết được. Như vậy, luyện tập trong môi trường có hỗ trợ CNTT cho thấy hiệu quả cao hơn nhiều so với cách học thông thường.
Đối với việc rèn luyện và phát triển tư duy: Nhiều nghiên cứu nước ngoài đã đi đến kết luận: dạy học với hỗ trợ của máy vi tính thì các khả năng suy luận và tư duy của học sinh được phát triển rất tốt. Đó là năng lực quan sát, mô tả, phân tích, so sánh, mò mẫm, dự đoán, khái quát hóa, tổng quát hóa, lập luận, suy diễn, chứng minh.
Máy vi tính với các phần mềm dựng hình cơ hoạt có sức hấp dẫn thu hút học sinh ham thích tìm tòi nghiên cứu. Nhờ khả năng chuyển đổi hình nhanh chóng, đo đạc tính toán chính xác, học sinh có thể phát triển tư duy phê phán trong suy luận. Học sinh dễ dàng kiểm nghiệm lại điều được dự đoán, rồi khái quát nêu ra giả thuyết. Nhờ phương tiện kĩ thuật hiện đại, quá trình tìm hướng giải quyết được rút ngắn lại. Học tập trong môi trường máy tính, học sinh có điều kiện tốt để phát triển tư duy logic, đặc biệt là tư duy toán học.
Vai trò của CNTT trong việc hình thành phẩm chất, tác phong cho học sinh: Ứng dụng những phương tiện CNTT, nhất là máy vi tính trong quá trình dạy học toán sẽ giúp hình thành và rèn luyện phong cách làm việc khoa học cho học sinh. Đó là đức tính độc lập, chủ động sáng tạo tự học, tự rèn luyện, say sưa tìm tòi nghiên cứu, thái độ nghiêm túc và tính kỉ luật cao. Trong quá trình hội thoại với máy tính, máy không phê phán gay gắt trực tiếp khi học sinh trả lời sai, nhưng nó không bao giờ khoan nhượng đối với những sai sót đó. Chỉ khi nào học sinh trả lời đúng câu hỏi được đsặt ra để giải quyết xong nhiệm vụ được giao thì máy mới cho phép đi nghiên cứu vấn đề mới. Để cuộc hội thoại với máy vi tính có kết quả cao buộc học sinh phải kiên trì, nhẫn nại. Sử dụng CNTT trong giai đoạn kiểm tra đánh giá một cách khách quan giúp học sinh rèn luyện và hình thành đức tính trung thực, công bằng và chính xác.
Ngoài ra, làm việc trong môi trường CNTT với các tính năng hiện đại, độc đáo không chỉ tạo được hứng thú cho học sinh mà đã đem lại cho học sinh các phương pháp giải quyết rất nhiều nhiệm vụ hóc búa một cách khoa học. Học sinh không còn phải bị nhồi nhét bằng các mẹo, “tiểu xảo” đầy bí hiểm như trước đây, tránh rơi vào tình trạng học theo kiểu đánh đố.
Ngày nay, khi mà CNTT đã xâm nhập vào hầu hết các lĩnh vực của đời sống con người thì việc đưa phương tiện máy tính vào trợ giúp giảng dạy (học sinh được thao tác trên máy tính trong quá trình học tập của mình) rõ rang đã góp vào phần xây dựng những con người trong tương lại có kĩ năng sử dụng thành thạo máy vi tính, có đủ điều kiện thích nghi với xã hội công nghiệp cao, có tác phong lao động trong thời đại mới.
1.1.2.2. Vai trò của CNTT với quá trình dạy học
Theo sự khảo sát của nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài thì dạy học với sự hỗ trợ của CNTT có khả năng nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập. CNTT có thể được sử dụng trong nhiều khâu của quá trình dạy học. Vai trò hỗ trợ của CNTT trong quá trình đó được thể hiện qua một số chức năng quan trọng sau đây:
- Chức năng cung cấp thông tin: Làm việc với các phần mềm máy tính về toán học sinh có thể thu thập các dữ liệu cần thiết cho mục đích học tập của mình. Máy tính quản lý và xử lý nhiều dạng thông tin khác nhau như văn bản, số đo, biểu đồ, đồ thị, hình vẽ, dạng quá trình chuyển động, Với khả năng này máy vi tính giúp học sinh có điều kiện tốt để nghiên cứu các đối tượng toán học từ đó tìm ra được kiến thức mới.
Sử dụng các phần mềm của máy tính, học sinh có thể truy cập vào các file mẫu để tìm kiếm các kiến thức liên quan đến nội dung học tập như các thí nghiệm, các mô hình
Đối với giáo viên, nó phục vụ cho việc soán giáo án hết sức thuận lợi khi muốn lồng ghép các ý tưởng, tình huống sư phạm cùng với việc tìm kiếm thông tin có liên quan một cách nhanh nhất và chính xác nhất.
- Chức năng hỗ trợ hoạt động khám phá và giải quyết vấn đề: Chức năng bổ trợ khám phá được xem là một trong những chức năng cần thiết nhất trong việc dạy và học qua sự trợ giúp của CNTT. Các phương tiện trực quan trước đây thường được sử dụng nhằm giúp học sinh tìm tòi, phát hiện các tính chất mới, nhưng hiệu quả kém xa so với việc có sự trợ giúp của CNTT.
- Chức năng trực quan hóa, minh họa, kiểm nghiệm: Máy vi tính có thể được sử dụng trong quá trình dạy học nhằm tạo ra mô hình trực quan để minh họa cho các nội dung trong bài giảng. Trực quan hóa là chức năng biểu diễn các thông tin có tính cấu trúc hoặc các vấn đề học dưới dạng có thể nhìn thấy được trong đó có sự tham gia của các mô hình.
Sự kết hợp giữa lập luận suy diễn và dùng máy tính để minh họa kiểm nghiệm lại các tính chất có tác dụng thúc đẩy hỗ trợ cho nhau nhằm đạt được mục đích cuối cùng là hình thành kiến thức, rèn luyện kĩ năng và phát triển tư duy cho học sinh.
Các phần mềm máy tính có khả năng lưu trữ các biểu đồ, hình vẽ, chúng cho phép truy cập nhanh, không hạn chế vào các đối tượng đó và hỗ trợ quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh một các vững chắc. Phạm Huy Điển đã đánh giá cao vai trò minh họa của máy vi tính khi cho rằng: “Máy tính điện tử có khả năng làm sáng tỏ các khái niệm phức tạp bằng những minh họa hoàn hảo”.
- Chức năng, kiểm tra, đánh giá: Hiện nay, trong chương trình giáo dục của nhiều nước phát triển đã đưa vài vấn đề xây dựng quy trình kiểm tra đánh giá học sinh bằng những chương trình trên máy tính, trong đó chương trình kiểm tra trắc nghiệm được đặc biệt chú ý. Với những chương trình này máy tính đóng vai trò vừa là thiết bị kiểm tra, vừa là thiết bị đánh giá, thống kê, tổng hợp. Ưu điểm nổi bật của kiểm tra đánh giá bằng máy tính là khách quan, trung thực và chính xác cao. Khi học sinh hội thoại với máy để đánh giá kiểm tra kết quả, câu trả lời được đưa ra ngay trên màn hình. Các chương trình kiểm tra trắc nghiệm có rất nhiều dạng câu hỏi: chọn đúng hay sai, chọn một số để chọn câu trả lời đúng, điền câu trả lời Nội dung kiểm tra nếu được chuẩn bị chu đáo sẽ rất phong phú và đa dạng, bao quát được nhiều kiến thức và kĩ năng, hạn chế được tình trạng học sinh học tủ. Một ưu điểm nữa của việc kiểm tra đánh giá bằng phương tiện máy tính là tiết kiệm được thời gian. Rõ ràng khi kiểm tra bằng hình thức trắc nghiệm thì thời gian dành cho chấm trả bài của giáo viên là rất ít so với chấm trả bài theo cách thông thường. Thời gian dùng để xếp loại học sinh là không đáng kể nếu máy đã có chương trình cài sẵn.
Khả năng ứng dụng website học tập vào việc hỗ trợ tự học môn toán
 Một số khái niệm và thuật ngữ cơ bản
Internet
	Internet là một hệ thống thông tin toàn cầu có thể được truy nhập công cộng gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau. Hệ thống này truyền thông tin theo kiểu nối chuyển gói dữ liệu (packet switching) dựa trên một giao thức liên mạng đã được chuẩn hóa (giao thức IP). Hệ thống này bao gồm hàng ngàn mạng máy tính nhỏ hơn của các doanh nghiệp, của các viện nghiên cứu và các trường đại học, của người dùng cá nhân, và các chính phủ trên toàn cầu.
E-learning
Website học tập là một phần trong cả hệ thống E-learning. Vì thế, trước khi tìm hiểu về website học tập, chúng tôi đi làm rõ khái niệm e-Learning là gì?
E-learning nổi lên trong suốt quá trình chiếm ưu thế của các trang web (dotcom rush: sự tấn công của .com). Có thể tìm được rất nhiều định nghĩa về E-learning:
- E-learning là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên CNTT và truyền thông (Compare Infobase Inc).
- E-learning nghĩa là việc học tập hay đào tạo được chuẩn bị, phân phối hoặc quản lí sử dụng nhiều công cụ của CNTT, truyền thông khác nhau và được thực hiện ở mức độ cục bộ hay toàn cục (MASIE Center).
- Là việc học tập được phân phối hoặc hỗ trợ qua công nghệ điện tử. Việc phân phối qua nhiều kĩ thuật khác nhau như Internet, TV, video tape, các hệ thống giảng dạy thông minh và việc đào tạo dựa trên máy tính (CBT) (Sun Microsystems, Inc).
- Là việc phân phối các hoạt động, quá trình và sự kiện đào tạo, học tập thông qua các phương tiện điện tử như Internet, Intranet, Extranet, CD-ROM, video tape, DVD, TV, các thiết bị cá nhân (e-learningsite).
Ngoài cách định nghĩa trên còn có các định nghĩa E-learning như sau:
- Đào tạo thông qua Internet, mạng máy tính hay máy tính riêng biệt. Khả năng chuyển tải kiến thức và sự hiểu biết thông qua mạng. E-learning đề cập đến việc sử dụng các ứng dụng hay các quy trình điện tử để học tập bao gồm học tập dựa trên web, học tập dựa trên máy tính, các lớp học ảo và sự cộng tác số hóa. Nội dung được phân phối thông qua mạng Internet, Intranet, băng audio hay video, truyền hình qua vệ tinh và CD-ROM.
- Mọi công nghệ học tập gián tiếp sử dụng máy tính dù ở khoảng cách xa hay trong phạm vi lớp học (máy tính hỗ trợ học tập).
- Trong khi số lượng định nghĩa về E-learning là rất lớn, khái niệm này về E-learning bao gồm học tập có một thành phần điện tử trong cách thức phân phối, trong trường hợp học trực tuyến hay học tập phân tán sử dụng email, hội nghị qua truyền hình hay các khuôn dạng số được sử dụng. Trong khi đối với một số người hiểu theo nghĩa học tập thông qua mạng điện tử, cách học này sử dụng một cách phổ biến và rộng rãi các ứng dụng trong khóa học để dễ dàng truyền thụ kiến thức.
- Là khái niệm chung trong lĩnh vực sử dụng các công nghệ để truyền các chương trình giáo dục và đào tạo. Thường sử dụng các phương tiện như CD-ROM, mạng Internet, Intranet, mạng không dây và học tập lưu động. Một số trường hợp bao gồm vả quản lí tri thức như là một dạng của E-learning. Xem xét một chút để tìm ra khái niệm đúng đắn nhất, khoảng năm 1995 nó được gọi là “Đào tạo dựa trên mạng Internet”, sau đó là “Đào tạo dựa trên Web”, tiếp tục là “Đào tạo trực tuyến” và cuối cùng là E-learning , với tiền tố “E-learning” đang thịnh hành trong cuộc bùng nổ của thời đại dotcom.
- Liên quan đến mọi hình thức học tập sử dụng phương tiện điện tử. Điều này có nghĩa là bao gồm rất nhiều loại khác nhau đối với chúng ta nhưng ngay lập tức nó trở thành một công cụ truyền tải nổi tiếng.
- Khả năng truyền tải các kĩ năng và kiến thức qua mạng.
- Các kết quả học tập từ sự kết hợp đào tạo và Internet. Internet biến đổi các phương pháp giáo dục hiện tại và tạo ra cách học tập mới mẻ độc đáo.
- Bất kì một phương pháp học tập nào mà tận dụng một mạng (LAN - Local Area Network, WAN - Wide Area Network ) hay mạng Internet để phân phối, tương tác, tạo điều kiện thuận lợi. Điều này bao gồm học tập phân tán, đào tạo từ xa, có thể đồng bộ, không đồng bộ, có hướng dẫn hay dựa trên máy tính cá nhân, hoặc một sự phối hợp.
Tuy có nhiều định nghĩa khác nhau, nhưng nói chung E-learning đều có những điểm chung sau:
E-learning là thuật ngữ để chỉ một mô hình học tập mới với sự trợ giúp của máy tính. Ban đầu E-learning có nghĩa là Electronics learning, nhưng cũng với sự phát triển của công nghệ thì E-learning đã mạng một bản chất tích cực hơn là Effective learning. Hình thức học tập E-learning được sử dụng rộng rãi chính là vì nó đã tạo cơ hội học tập cho mọi người (anyone), có thể học mọi nơi (anywhere), học mọi lúc (anytime), học suốt đời (to learn one’s own pace), hình thức này cũng tạo sự bình đẳng về giáo dục cho mọi người.
E-learning gắn liền với sự phát triển về mạng máy tính và Internet. Mạng máy tính là một giải pháp kĩ thuật để ghép nối vật lí các máy tính với nhau hoạt động dưới sự điều hành của hệ điều hành mạng (NOS - Network Operating System) được cài đặt trên máy chủ.
Các mạng máy tính khác nhau tùy theo qui mô bao quát của chúng. Mạng nhỏ nhất gọi là mạng cục bộ (LAN) có thể chỉ ghép nối 2 hoặc 3 máy tính với nhau với các thiết bị ngoại vi khác như máy in Laser, máy quét ảnh, máy vẽ, Các mạng lớn hơn gọi là mạng diện rộng (WAN), dùng các đường dây điện thoại hoặc các phương tiện liên lạc khác để liên kết các máy tính với nhau trong phạm vi vài chục đến vài ngàn dặm.
E-learning là việc học tập hay đào tạo dựa trên CNTT và truyền thông. Cụ thể hơn là công nghệ mạng, kĩ thuật đồ họa, kĩ thuật mô phỏng, công nghệ tính toán, và được phân phối qua Internet, CD-ROM, DVD, TV hay các thiết bị cá nhân (Điện thoại di động)
Thêm vào đó, kiến thức được xem như có một lợi thế cạnh tranh và vào các thời điểm thì nó là một tài sản quan trọng nhất. Do vậy một số người cũng coi e-learning như một sự hội tụ của Web và Learning ở tất cả các cấp độ, cho dù ở trường tiểu học, đại học hay trong kinh doanh. Các thuật ngữ như e-learning, technology-based learning (TBL - học dựa trên công nghệ), và Web-based learning (WBL - học dựa trên web) được định nghĩa và sử dụng một cách khác nhau bởi những tổ chức nhóm người sử dụng khác nhau. Hơn nữa, việc sử dụng những thuật ngữ này sẽ liên tục thay đổi khi mà thế giới của e-learning đang mở ra.
Thuật ngữ “E-learning” được biến đổi từ “electronic learning” (hình thức học điện tử/tự động) và nó đề cập đến hình thức học dựa trên công nghệ hoặc hình thức phân phối học tự động. Nó bao hàm hàng loạt những ứng dụng và quá trình xử lí kiến thức theo một hình thức phân phối nào đó, bao gồm hình thức học dựa trên máy vi tính, hình thức học dựa vào web, các lớp học ảo và sự hợp tác kĩ thuật số.
Như cái tên nó ám chỉ thì e-learning có thể liên quan đến sự đa dạng của các thiết bị hơn là sự giáo dục và đào tạo trực tuyến, “online” (trực tuyến) ngụ ý chỉ việc sử dụng Internet hoặc Intranet (mạng nội bộ). CD-ROM và DVD có thể được sử dụng để cung cấp các tài liệu học. Nó cũng có thể được xem như một thuật ngữ viết tắt chỉ cách mà mọi người giao tiếp và học tập một cách tự động. Theo nghĩa này, e-learning dưới quan điểm của Cedofop là một hình thức học được hỗ trợ bởi các CNTT và truyền thông. E-learning không bị giới hạn mà có thể bao gồm các hình thức và phương pháp tổng hợp đa dạng, việc sử dụng các phần mềm, Internet, CD-ROM, hình thức học trực tuyến hoặc bất kì phương tiện truyền thông tương tác hoặc tự động nào. (Cedefop, 2001, p5)
Về nguyên tắc, E-learning là một dạng học từ xa; các tài liệu học có thể được tiếp cận từ Web hoặc CD thông qua một máy tính, đồng thời người hướng dẫn và người học có thể giao tiếp với nhau bằng email hoặc trên các forum thảo luận.
Những định nghĩa phổ biến của những thuật ngữ đang được sử dụng rộng rãi này vẫn chưa được chấp nhận khi E-learning là một thuật ngữ chung bao quát hàng loạt các phương thức tiếp cận. Nó có thể kết hợp sự pha trộn của nhiều yếu tố khác nhau như CNTT và truyền thông; sự tương tác, các nguồn học, các hình thức học riêng lẻ và hợp tác; học chính qui hoặc không chính qui và sự hỗ trợ. (Clarke, 2004)
Theo Clarke và Mayer (2003), E-learning có thể được chấp nhận như là một sự phân phối học qua phương tiện điện tử bao gồm: Internet, Intranet, Extranet, phát qua vệ tinh, băng nghe/nhìn, TV tương tác và CD-ROM với các tính năng sau:
Bao gồm những nội dung liên quan đến mục tiêu học
Sử dụng các yếu tố như: từ ngữ, tranh ảnh, hoạt hình hoặc phim để phân phối nội dung và phương pháp.
Xây dựng các kĩ năng và tri thức mới liên quan tới mục tiêu học tập của cá nhân hoặc để nâng cao sự thể hiện cảu các tổ chức.
Nói tóm lại, E-learning nên miêu tả quá trình học xảy ra như thế nào hơn là tập trung vào những thiết bị giúp việc học xảy ra. Chúng tôi đồng ý với khái niệm về E-learning của Clarke và Mayer (2003) như sau: chữ “e” trong “e-learning” đề cấp đến việc khóa học được số hóa “như thế nào”, cho nên nó có thể được gói gọn trong dạng điện tử. Qua máy vi tính, việc sử dụng các từ trong văn nói hoặc viết và trên tranh ảnh như tranh minh họa, ảnh, hoạt hình hoặc video, có thể phân phối các khóa học e-learning. Chữ “learning” trong “e-learning” đề cập đến “What” - học cái gì? Khóa học bao gồm cả nội dung (thông tin) và phương pháp hướng dẫn (kĩ thuật) giúp mọi người học nội dung, không những thế nó còn đề cập đến “Why” - tại sao phải học - đó là mục đích của khóa học “e-learning” nhằm giúp người học đạt được mục đích giáo dục hoặc giúp các tổ chức xây dựng các kĩ năng liên quan đến việc nâng cao hiệu quả công việc. Tuy nhiên, nên chú ý rằng nếu xem xét thuật ngữ “e” với nghĩa duy nhất là “electronic” có thể gây ra sự nhầm lẫn trong mục đích của người học. Việc thiết kế một khóa học e-learning nên dựa trên sự phối hợp tốt nhất giữa nội dung đào tạo và người học tiềm năng. Khuôn khổ này cần phải thay đổi từ electronic thành chữ “e” khác như: engagement of learner (sự tham gia của người học), the enhancement of learning (mở rộng việc học), the ease of use (dễ sử dụng), the empowerment (sự trao quyền) cho người học để kiểm soát lịch học và thực hiện chương trình học (Roffe, 2002, p.40-50).
Hiệu quả của E-learning cao hơn so với cách học truyền thống bởi E-learning có tính tương tác cao dựa trên multimedia, tạo điều kiện cho người học trao đổi thông tin dễ dàng hơn, cũng như đưa ra nội dung học tập phù hợp với khả năng và sở thích của từng người. E-learning sẽ trở thành xu thế tất yếu trong nền tri thức. Hiện nay, E-learning đang thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các nước trên thế giới với rất nhiều tổ chức, công ty hoạt động trong lĩnh vực E-learning ra đời.
dàng và đơn giản.
Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Thực trạng ứng dụng CNTT trong hỗ trợ việc tự học cho học sinh
	Việc ứng dụng phương tiện Web trong hỗ trợ việc tự học cho học sinh tiểu học hiện nay còn khá mới mẻ với giáo viên và học sinh. Để có thể tìm hiểu được thực trạng của việc ứng dụng phương tiện CNTT nói chung và Web nói riêng trong việc hỗ trợ tự học cho học sinh, chúng tôi tiến hành phát phiếu điều tra cho 86 giáo viên và 260 học sinh ở các trường tiểu học Phúc Đồng. Kết quả như sau:
1.2.1.1. Thực trạng việc ứng dụng CNTT hỗ trợ quá trình tự học của học sinh
Mức độ
Số học sinh
Tỉ lệ (%)
1 lần/tuần
0
0
2 lần/tuần
83
32
3 lần/tuần
63
24.2
Nhiều hơn 3 lần/tuần
114
43.8
Bảng 1: Mức độ học tập với máy tính của học sinh lớp 5	
Qua quan sát và tìm hiểu thực tế cho thấy hầu hết các trường tiểu học tại Hà Nội đều được học tập với máy vi tính. Các lớp học hai buổi một ngày một tuần ít nhất có hai tiết học ở phòng máy. Kết hợp với bảng thống kê số liệu trên chính tỏ việc hướng dẫn sử dụng máy tính đã được quan tâm ở các trường tiểu học. 100% các em được làm quen và học tập với máy vi tính. Tuy nhiên, do hoàn cảnh gia đình, nhất là đối với các trường tiểu học ở ngoại thành, quận mới, ngoài việc sử dụng máy tính ở trường, các em không có cơ hội sử dụng máy tính tại nhà. 
	Hiện nay, hầu hết các trường tiểu học ở Hà Nội đều có mạng Internet. Học s

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_kinh_nghiem_xay_dung_bai_giang.doc