Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp rèn kỹ năng gõ phím bằng 10 ngón tay cho học sinh lớp 3
Công nghệ thông tin là một trong những phương tiện quan trọng nhất của sự phát triển, nó đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục của thế giới hiện đại, trong đó có Việt Nam. Sự phát triển nhanh chóng của ngành khoa học công nghệ này đã đem lại những thành tựu to lớn trong mọi hoạt động của loài người.
Hiện nay, kiến thức, kỹ năng Công nghệ thông tin là một trong những văn hóa thiết yếu mà con người cần được trang bị cho học tập, lao động và cho cuộc sống.Đối với ngành giáo dục cũng vậy, việc đưa tin học vào giảng dạy cho học sinh ngay từ cấp tiểu học cũng nhằm mục đích tạo ra được những thế hệ công dân có đủ năng lực, khả năng để tiếp cận và phát huy hơn nữa những thành tựu đó.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp rèn kỹ năng gõ phím bằng 10 ngón tay cho học sinh lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp rèn kỹ năng gõ phím bằng 10 ngón tay cho học sinh lớp 3

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tªn ®Ò tµi: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP RÈN KỸ NĂNG GÕ PHÍM BẰNG 10 NGÓN TAY CHO HỌC SINH LỚP 3 Đề tài thuộc lĩnh vực chuyên môn : Tin học lớp 3 Họ và tên người thực hiện : Nguyễn Thanh Tuấn Chức vụ : Giáo viên Năm học : 2018 – 2019 ĐỀ TÀI MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP RÈN KỸ NĂNG GÕ PHÍM BẰNG 10 NGÓN TAY CHO HỌC SINH LỚP 3 A. PHẦN MỞ ĐẦU I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Công nghệ thông tin là một trong những phương tiện quan trọng nhất của sự phát triển, nó đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục của thế giới hiện đại, trong đó có Việt Nam. Sự phát triển nhanh chóng của ngành khoa học công nghệ này đã đem lại những thành tựu to lớn trong mọi hoạt động của loài người. Hiện nay, kiến thức, kỹ năng Công nghệ thông tin là một trong những văn hóa thiết yếu mà con người cần được trang bị cho học tập, lao động và cho cuộc sống.Đối với ngành giáo dục cũng vậy, việc đưa tin học vào giảng dạy cho học sinh ngay từ cấp tiểu học cũng nhằm mục đích tạo ra được những thế hệ công dân có đủ năng lực, khả năng để tiếp cận và phát huy hơn nữa những thành tựu đó. Tuy nhiên để học sinh cấp tiểu học nhận thức được vấn đề này thì mỗi người giáo viên chúng ta phải là người hướng dẫn, dìu dắt các em ngay từ những bước đầu chập chững bước vào thế giới của công nghệ thông tin và hơn ai hết đó chính là những giáo viên phụ trách giảng dạy môn Tin học tại các trường tiểu học. Chúng ta cần nhận thức rõ hơn vấn đề này để từ đó có những biện pháp để giúp đỡ các em. Đối với học sinh tiểu học việc tiếp cận với công nghệ thông tin (môn Tin học) chỉ ở mức độ đơn giản. Nội dung học tập chủ yếu: - Làm quen với việc sử dụng máy tính; - Sử dụng phần mềm trò chơi mang tính giáo dục: Trò chơi Blocks, trò chơi Dots, trò chơi Sticks, trò chơi Mario - Sử dụng phần mềm đồ họa đơn giản: Phần mềm Paint. - Sử dụng phần mềm soạn thảo văn bản: Phần mềm Microsoft Word 2010 Tin học là môn học có nội dung học tập đơn giản nhưng để học sinh cấp tiểu học , đặc biệt là học sinh lớp 3, có thể thực hiện kĩ năng thực hành tốt thì người giáo viên phụ trách giảng dạy môn Tin học phải là người hướng dẫn, dìu dắt các em. Vì đây chính là môn học nền tảng cho khả năng phát triển về Tin học cho các em sau này. Tuy nhiên trong thời gian qua việc giảng dạy học tập đối với tiết thực hành nhìn chung có kết quả chưa cao do thời lượng thực hành ít: 1 tiết/bài hơn nữa 2em/máy. Nhất là nội dung ở phần : “Em tập gõ bàn phím” giờ thực hành 1 tiết/bài thì kỹ năng gõ phím của học sinh chưa cao. Qua thực tế giảng dạy tôi thấy ở giờ thực hành đa số các em gõ bàn phím còn chậm, khả năng xác định vị trí các phím chưa nhanh, chỉ sử dụng một hoặc hai ngón tay để gõ, nhiều em chỉ gõ ở bên tay phải (tay thuận), làm mất nhiều thời gian trong giờ thực hành nhưng lại đạt hiệu quả chưa cao. Xuất phát từ những lý do trên tôi đưa ra sáng kiến: “Một số phương pháp rèn kỹ năng gõ phím bằng 10 ngón tay cho học sinh lớp 3”. Nhằm mục đích hình thành cho các em kỹ năng rất quan trọng này, uốn nắn sửa chữa những thói quen không tốt khi làm việc với máy tính ngay từ khi các em bước đầu làm quen với nó, làm bước đệm vững chắc cho môn Tin học ở các lớp sau . II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của chuyên đề. - Đề ra một số phương pháp và việc dạy tin học trong bậc tiểu học. III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU - Môn tin học lớp 3. - Học sinh khối lớp 3 trường Tiểu học Hưng Long 1. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Kiểm tra việc học tập của học sinh (bài cũ, bài mới, kĩ năng thực hành trên máy tính) - Phương pháp quan sát : Quan sát học sinh thực hành sau mỗi giờ học, cho học sinh quan sát kỹ các bộ phận của máy tính. - Phương pháp phỏng vấn : Trao đổi trực tiếp với một số học sinh trong quá trình dạy và học. B. PHẦN NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN - Thông tư 14/2002/TT-BGD&ĐT ngày 1 tháng 4 năm 2002 về việc hướng dẫn quán triệt chủ trương đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. - Chỉ thị 29/CT của Trung Ươn Đảng về việc đưa CNTT vào nhà trường. - Trong quan điểm xây dựng chương trình môn Tin học của BGD&ĐT cũng nêu rõ: Mỗi địa phương cần kết hợp chặt chẽ với các cơ sở Tin học ngoài xã hội, các tổ chức kinh tế, các dự án về Tin học, các phương tiện truyền thông đại chúng, tiếp tục phát huy vai trò chủ động, tích cực của các địa phương, các trường để mở rộng khả năng đáp ứng nhu cầu về dạy và học Tin học. Bộ Giáo dục chấp nhận sự đầu tư ưu tiên so với các môn học khác trong việc đào tạo bồi dưỡng giáo viên, trang bị các phương tiện cần thiết cho việc dạy và học Tin học. - Trong việc giảng dạy Tin học lý thuyết thường đi đôi với tiết thực hành. Thông qua tiết thực hành ở phòng máy vi tính sẽ giúp học sinh lĩnh hội và củng cố các kiến thức, kỹ năng, thao tác trên máy vi tínhmà học sinh tiếp thu qua học lý thuyết trên lớp. - Môn Tin học là môn học học sinh cần làm quen nhiều với máy vi tính thông qua tiết thực hành Tin học. - Nếu có thể vận dụng tốt ưu thế của tiết thực hành thì có thể nâng cao hứng thú với môn Tin học. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN 1.Thuận lợi: - Môn Tin học tuy là môn học mới nhưng nhà trường đã tạo điều kiện để học sinh có thể học từ khối lớp 3, tạo điều kiện sắm sửa máy móc, trang thiết bị như máy tính, máy chiếu...để phục vụ cho công tác giảng dạy môn Tin học. - Giáo viên được đào tạo những kiến thức cơ bản về tin học để đáp ứng yêu cầu cho dạy và học môn tin học trong bậc tiểu học. - Vì là môn học trực quan, sinh động, môn học khám phá những lĩnh vực mới nên học sinh rất hứng thú, say mê học nhất là những tiết thực hành. 2.Khó khăn - Do điều kiện hoàn cảnh gia đình nên số lượng học sinh có máy tính cá nhân rất ít, học sinh không có nhiều thời gian tiếp xúc với máy tính. Theo sự tìm hiểu của tôi thì mỗi lớp trung bình 35 học sinh thì chỉ có 3 đến 5 em nhà có trang bị máy vi tính. - Phòng máy của nhà trường còn hạn chế như số lượng máy ít, do trường nằm gần biển dẫn đến máy móc thường xuyên hỏng hóc nên trong giờ thực hành có một số máy ngồi 2 học sinh, thiết kế bàn để máy tính chưa phù hợp, làm cho quá trình thực hành của học sinh không thoải mái. - Các em chỉ được học những kiến thức thông qua bài giảng của giáo viên và giờ thực hành ở trên lớp là chủ yếu. III.THỰC TRẠNG - Khi dạy cho học sinh lớp 3 thực hành luyện gõ bàn phím bằng 10 ngón, đa số các em thường không đặt tay đúng vị trí và không gõ đúng các ngón tay theo hướng dẫn của giáo viên mà các em thường chỉ dùng hai ngón tay trỏ của hai bàn tay để gõ. Vậy nguyên nhân từ đâu mà học sinh thường chỉ dùng hai ngón tay trỏ để gõ phím? Qua kinh nghiệm giảng dạy môn Tin học những năm qua tôi đã tìm tòi, nghiên cứu và nhận thấy những hạn chế nêu trên là do một trong những nguyên nhân sau đây: - Độ tuổi của các em là tuổi hiếu động, ham chơi do đó khi giáo viên hướng dẫn thực hiện các em rất mau quên. Các em không nhớ được vị trí các kí tự trên bàn phím do đó sẽ rất khó khăn khi luyện gõ bàn phím. - Giáo viên chưa có những cải tiến mới trong giảng dạy. IV. GIẢI PHÁP 1. Giúp học sinh hiểu được ích lợi của việc luyện gõ bàn phím bằng 10 ngón và tư thế ngồi đúng * Ích lợi của việc luyện gõ bàn phím bằng 10 ngón Nếu em gõ bàn phím bằng 10 ngón thì em sẽ gõ nhanh, chính xác, tiết kiệm được thời gian và công sức. * Tư thế ngồi Yêu cầu học sinh ngồi trước máy tính với tư thế : 2. Tận dụng bàn phím cũ ,hỏng không còn xài được để làm mô hình gõ phím cho học sinh. - Để gõ được nhanh và thành thạo thì chúng ta phải luyện tập, do điều kiện thực tế của học sinh không có đủ mỗi em một máy tính và thời gian trên lớp để tập gõ còn hạn chế. Hơn nữa số lượng học sinh có máy tính ở nhà rất ít. Nên để các em gõ tốt được thì tôi đã chuẩn bị một số bàn phím bị hỏng, không xài được trên máy tính để các em thực hành trên đó cho quen tay và giúp cách em nhớ phím tốt hơn. - Trước tiên, cho học sinh quan sát, tìm hiểu các thành phần và xác định đúng vị trí các hàng phím trên bàn phím máy tính như hàng phím cơ sở, hàng phím trên, hàng phím dưới, hàng phím số. - Số lượng máy tính trong phòng Tin học còn thiếu chưa đáp ứng đủ cho mỗi em một máy. Vì thế đến giờ thực hành tôi chia lớp ra làm 2 nhóm để thực hành, một nhóm trong khi thực hành trên máy tính thì nhóm còn lại sẽ thực hành trên các bàn phím mà tôi đã chuẩn bị, 1 tiết học 35 phút thì mỗi nhóm thực hành trên máy tính 15 phút và thực hành trên bàn phím 15 phút, sau khi hết 15 phút thì các nhóm đổi vị trí thực hành cho nhau. Qua cách này giúp các em thành thạo hơn trong việc gõ bàn phím và ghi nhớ các kí tự trên bàn phím. Nhưng để đạt được kết quả cao thì tôi phải kiểm tra công việc đã giao cho các em để xem các em về nhà có học bài hay không. Bằng cách trả lời các câu hỏi trắc nghiệm trên phiếu khảo sát và kiểm tra kĩ năng luyện gõ thông qua giờ thực hành. Từ đó có biện pháp thích hợp như nhắc nhở, khuyến khích các em về nhà luyện tập, tuyên dương những em có kết quả gõ tiến bộ,... 3. Một số yêu cầu khi tổ chức thực hành - Về phía học sinh: Các em phải thuộc và ghi nhớ vị trí các kí tự trên từng hàng phím. - Về phía giáo viên: + Thường xuyên nhắc nhở học sinh đặt tay đúng vị trí, phải luyện gõ bằng 10 ngón : Thả lỏng tay trong trạng thái tự nhiên ở tư thế úp. Đặt nhẹ hai bàn tay lên bàn phím sao cho ngón trỏ tay trái đăt lên phím F, ngón trỏ tay phải đặt lên phím J. + Định hướng cho học sinh hiểu việc luyện gõ 10 ngón là một công việc kéo dài cần có sự kiên nhẫn khi luyện tập. + Nội dung học và thực hành vừa sức với học sinh. + Chia các nhóm học sinh: mỗi nhóm 2 em, có chú ý đến trình độ và năng lực của các em trong cùng một nhóm và nên giữ cố định các nhóm học sinh cho suốt cả năm học. + Quan tâm tới đối tượng học sinh yếu, học sinh còn lúng túng trong việc đặt tay lên bàn phím. + Phải luôn tìm ra giải pháp cho học sinh hứng thú với môn Tin học. +
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_ren_ky_nang_go_phim.docx