Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nhằm phát triển thể lực và hiệu quả luyện tập môn Cầu lông cho học sinh lớp 10 trường THPT
A. Lý do chọn đề tài
(Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến):
Trong những năm gần đây phong trào Cầu lông phát triển mạnh mẽ không chỉ ở thành phố mà còn phát triển ở các vùng nông thôn. Đặc biệt phát triển mạnh vào những năm ngành GD - ĐT đưa môn Cầu lông thành môn học bắt buộc đối với các khối lớp không những tăng được hứng thú tập luyện cho tiết học môn Thể dục đồng thời gây hưng phấn say mê cho học sinh các em không bị nhàm chán, tập luyện chuyên cần hơn, tích cực hơn kết quả học tập và rèn luyện tiến bộ rõ rệt.
Để đáp ứng với sự phát triển của xã hội - xã hội công nghệ đòi hỏi người thầy phải thật sự chuẩn mực về tư cách, nhà giáo, vừa phải chuẩn mực về kiến thức, kỹ năng. Đạt được vấn đề này người giáo viên môn giáo dục thể chất phải không ngừng trau dồi kiến thức, thường xuyên rèn luyện thể lực, kỹ chiến thuật để đáp ứng với những tiến bộ kĩ thuật của người học và đạt được chuẩn mực như chỉ thị 36CT/TW của ban bí thư Trung ương Đảng khoá VIII về: “Công tác TDTT trong tình hình mới, ghi rõ: “phải phấn đấu đạt được các mục tiêu về giáo dục thể chất trong trường học, đồng thời cần kiện toàn hệ thống đào tạo Cán bộ giáo viên, huấn luyện viên, vận động viên trẻ ”
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nhằm phát triển thể lực và hiệu quả luyện tập môn Cầu lông cho học sinh lớp 10 trường THPT

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRƯỜNG THÚY -----&----- BÁO CÁO SÁNG KIẾN ĐỀ TÀI: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN THỂ LỰC VÀ HIỆU QUẢ LUYỆN TẬP MÔN CẦU LÔNG CHO HỌC SINH LỚP 10 TRƯỜNG THPT Tác giả: TRẦN THỊ HỒNG TÍNH Trình độ chuyên môn: cử nhân sư phạm GDTC Chức vụ: Giáo viên Nơi công tác: Trường THPT Nguyễn Trường Thúy Xuân Trường, tháng 6 năm 2016 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRƯỜNG THÚY -----&----- BÁO CÁO SÁNG KIẾN ĐỀ TÀI: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN THỂ LỰC VÀ HIỆU QUẢ LUYỆN TẬP MÔN CẦU LÔNG CHO HỌC SINH LỚP 10 TRƯỜNG THPT Tác giả: TRẦN THỊ HỒNG TÍNH Trình độ chuyên môn: cử nhân sư phạm GDTC Chức vụ: Giáo viên Nơi công tác: Trường THPT Nguyễn Trường Thúy Xuân Trường, tháng 6 năm 2016 1. Tên sáng kiến: Một số giải pháp nhằm phát triển thể lực và hiệu quả luyện tập môn Cầu lông cho học sinh lớp 10 trường THPT 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: giảng dạy môn thể dục 3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 25 tháng 08 năm 2015 đến ngày 28 tháng 05 năm 2016 4. Tác giả: Họ và tên: Trần Thị Hồng Tính Năm sinh: 1980 Nơi thường trú: Xuân Trường – Nam Định Trình độ chuyên môn: Cử nhân sư phạm GDTC Chức vụ công tác: Giáo viên Nơi làm việc: Trường THPT Nguyễn Trường Thúy Điện thoại: 0918094727 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 70% 5. Đồng tác giả (nếu có): Không Họ và tên: .......................................................... Năm sinh: .......................................................... Nơi thường trú: ................................................... Trình độ chuyên môn:.................................................. Chức vụ công tác: ............................................... Nơi làm việc:.......................................................... Điện thoại: ........................................................ Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: .% 6. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: Trường THPT Nguyễn Trường Thúy Địa chỉ: Thọ Nghiệp – Xuân Trường – Nam Định Điện thoại: A. Lý do chọn đề tài (Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến): Trong những năm gần đây phong trào Cầu lông phát triển mạnh mẽ không chỉ ở thành phố mà còn phát triển ở các vùng nông thôn. Đặc biệt phát triển mạnh vào những năm ngành GD - ĐT đưa môn Cầu lông thành môn học bắt buộc đối với các khối lớp không những tăng được hứng thú tập luyện cho tiết học môn Thể dục đồng thời gây hưng phấn say mê cho học sinh các em không bị nhàm chán, tập luyện chuyên cần hơn, tích cực hơn kết quả học tập và rèn luyện tiến bộ rõ rệt. Để đáp ứng với sự phát triển của xã hội - xã hội công nghệ đòi hỏi người thầy phải thật sự chuẩn mực về tư cách, nhà giáo, vừa phải chuẩn mực về kiến thức, kỹ năng. Đạt được vấn đề này người giáo viên môn giáo dục thể chất phải không ngừng trau dồi kiến thức, thường xuyên rèn luyện thể lực, kỹ chiến thuật để đáp ứng với những tiến bộ kĩ thuật của người học và đạt được chuẩn mực như chỉ thị 36CT/TW của ban bí thư Trung ương Đảng khoá VIII về: “Công tác TDTT trong tình hình mới, ghi rõ: “phải phấn đấu đạt được các mục tiêu về giáo dục thể chất trong trường học, đồng thời cần kiện toàn hệ thống đào tạo Cán bộ giáo viên, huấn luyện viên, vận động viên trẻ” Xét cho đúng mức phong trào Cầu lông ở Nam Định cũng như toàn quốc cũng chỉ phát triển mang tính chất tự phát mặc dù phong trào Cầu lông đang phát triển rộng khắp từ nông thôn đến thành thị, từ miền ngược đến miền xuôi. Xong thực tế chỉ dừng lại mang tính chất phong trào. Chúng ta có vận động viên đỉnh cao được xếp hạng 30 thế giới. Đất nước có những địa phương có đội tuyển mạnh nhưng không đồng đều giữa các tỉnh như: Bắc Giang, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ vv Quan sát ở một số trận đấu trong khuôn khổ quốc gia, Hội khoẻ Phù Đổng cấp Tỉnh, cấp Huyện. Qua tiếp xúc với các HLV, các nhà chuyên môn thì tất cả đều thừa nhận rằng: “Các VĐV, Học sinh, Sinh viên của chúng ta thi đấu chưa đạt hiệu quả cao là do thể lực còn yếu, kỹ chiến thuật còn chưa hợp lý, chưa đáp ứng được với những trận đấu kéo dài, căng thẳng tầm cỡ khu vực”. Mặt khác khi áp dụng chương trình thay Sách Giáo Khoa sau 8 năm triển khai một số bất cập thể hiện rõ gây khó khăn cho người dạy và người học (những vấn đề này tôi sẽ trình bày cụ thể ở phần nội dung). Yếu tố thể lực hay nói một cách khác đưa các bài tập bổ trợ phát triển thể lực vào trong giờ học môn Cầu lông từ lớp 10 là một yếu tố cần thiết và rất quan trọng trong việc nâng cao thể lực chuyên môn từ đó học sinh mới có thể đáp ứng được các yếu tố kỹ chiến thuật mà chương trình SGK đã bắt buộc. Là một giáo viên thể chất rất có tâm huyết với nghề nghiệp, tôi mạnh dạn khẳng định chương trình thay SGK cho 3 khối hiện tại chưa thật chuẩn (Tôi đã góp ý theo từng năm học) . Song phân phối chương trình và SGK là pháp lệnh. Do vậy tìm được phương án tối ưu để mang lại hiệu quả tập luyện cho học sinh là một vấn đề cần làm, một việc làm thiết thực. Tìm ra được những nguyên nhân tồn tại, yếu kém, bất hợp lý mạnh dạn nói ra để đem lại hiệu quả cũng là việc cần làm, cần nghiên cứu. Do vậy tôi cần trao đổi với đồng nghiệp những tâm tư cá nhân vấn đề nảy sinh trong quá trình giảng dạy để mọi người cùng nghiên cứu. Đó cũng là lý do tôi chọn viết đề tài: “Một số giải pháp nhằm phát triển thể lực và hiệu quả luyện tập môn Cầu lông cho học sinh lớp 10 trường THPT” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm. Bởi môn Cầu lông là một nội dung thi đấu thường xuyên trong các năm học, đồng thời môn Cầu lông chiếm một vị trí quan trọng kể cả về giáo dục toàn diện cũng như nâng cao thể lực chung cho học sinh, nó cũng góp một phần thành tích vào thành tích giáo dục chung của nhà trường phổ thông, các em học sinh cũng có cơ hội được phát triển toàn diện về các tố chất thể lực bên cạnh đó môn Cầu lông là hoạt động vận động giúp các em phát triển cân đối hình thái chức năng cơ thể học sinh theo lứa tuổi, hình thành và hoàn thiện cho học sinh những kỹ năng, kỹ xảo vận động cơ bản, góp phần nâng cao thành tích tập luyện thể thao nói chung, qua đó nâng cao thành tích môn Cầu lông nói riêng, nhằm đạt thành tích đáng kể bắt kịp với thành tích thể thao chung toàn tỉnh hiện nay. Vậy để nâng cao thể lực và hiệu quả tập luyện môn Cầu lông cho học sinh lớp 10 trường THPT Nguyễn Trường Thúy , tôi sẽ trình bày trong sáng kiến kinh nghiệm. B. NỘI DUNG CHÍNH – NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN I. Mục tiêu, vị trí, tác dụng và những khó khăn của việc dạy học môn Cầu lông đối với học sinh lớp 10: 1. Mục tiêu dạy học: Đối với mục tiêu dạy học môn Cầu lông cho học sinh khối 10 theo chương trình sách giáo khoa mới là: - Biết cách thực hiện cơ bản đúng kỹ thuật: Tư thế chuẩn bị; cách cầm vợt, cầm cầu; đánh cầu thấp thuận tay; đánh cầu thấp trái tay; phát cầu cao – sâu thuận tay; phát cầu thấp gần thuận tay - Hiểu một số điểm trong Luật Cầu lông. - Biết vận dụng những hiểu biết về luật khi luyện tập, thi đấu. - Phát triển thể lực chung và khả năng khéo léo. Với những mục tiêu nêu trên được gói gọn trong quy định là 6 tiết trong một năm học, thực hiện theo phân phối chương trình chung của sở hoặc kế hoạch của tổ nhóm trong trường nhưng cũng chỉ có thời lượng là 6 tiết theo quy định. Thông thường môn Cầu lông được bố trí học ghép với một môn thể thao khác cùng với Chạy bền, đây cũng là một trong những hình thức đổi mới dạy học của bộ môn thể dục nói chung, , nội dung, phương pháp đến phương tiện giáo dục, đánh giá chất lượng giáo dục, kể cả việc đổi mới cách xây dựng chương trình và những hoạt động quản lý của quá trình này cũng nhằm mục tiêu phát triển thể lực và hiệu quả luyện tập môn Cầu lông cho học sinh. 2. Vị trí của môn Cầu lông: Với đặc trưng cơ bản của môn Cầu lông là thi đấu chính vì vậy môn thể thao này đang được phát triển mạnh trên thế giới nói chung và trong nước nói riêng mục đích là mở rộng phong trào, nâng cao thành tích thể thao, ở Việt Nam Cầu lông chiếm một vị trí quan trọng trong hoạt động văn hóa TDTT quần chúng nhân dân lao động, được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội quan tâm phát triển. Cầu lông được đưa vào thi đấu chính thức tại Đại hội TDTT toàn quốc, Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc. trước tình hình thực tế và nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn mới của bộ môn thể dục nói chung và môn Cầu lông nói riêng trong trường phổ thông đòi hỏi giáo viên phải có những giải pháp cụ thể thiết thực để đáp ứng với nhu cầu thực tế hiện tại. 3. Tác dụng của tập luyện và thi đấu Cầu lông: Cầu lông là môn thể thao được đa số các em học sinh yêu thích và tham gia tập luyện, thi đấu. Với dụng cụ, sân bãi tập luyện và thi đấu đơn giản phù hợp với mọi lứa tuổi, giới tính, mọi tầng lớp nhân dân lao động. Đối với học sinh tập luyện và thi đấu Cầu lông có tác dụng phát triển toàn diện các năng lực thể chất, tố chất thể lực như: sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khéo léo và các năng lực chuyên môn để nâng cao thành tích Cầu lông, rèn luyện các phẩm chất đạo đức tâm lý nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa, có thái độ đúng đắn với lao động. 4. Những khó khăn bất cập khi giảng dạy môn Cầu lông. - Khó khăn về trình độ học sinh không đồng đều. Về giới tính cũng là một vấn đề lớn trong việc học tập và tiếp thu kỹ chiến thuật. - Thời lượng học trên lớp ít số lần HS được tiếp xúc, sửa sai kĩ thuật rất ít. - Kỹ thuật một số động tác quá khó trong khi đó học sinh là đối tượng mới tập mới học gây ra cho học sinh tiếp thu động tác một cách thụ động, không hứng thú, tập luyện động tác. - Cơ sở vật chất còn quá nghèo nàn ở các Trường THPT nông thôn: không có nhà tập, đầu tư cho tập luyện chi phí thấp. Vợt, Cầu sử dụng đều là trang bị rẻ tiền ảnh hưởng đến kỹ thuật động tác. - Trong phân phối chương trình thường 1 tiết Thể dục ghép từ 02 đến 03 nội dung. Phần khởi động của giáo viên khởi động chuyên môn. Riêng phần Cầu lông khởi động chuyên môn thường bỏ qua không thể hiện trên giáo án. - Trình độ kĩ thuật về môn Cầu lông giữa các thầy với các thầy, các thầy với các cô giảng dạy môn thể cũng chênh lệch gây ra sự khó khăn cho việc tiếp thu kỹ thuật của học sinh. II. Thực trạng giảng
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nham_phat_trien_the_l.doc