Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nhằm góp phần làm tốt và duy trì kết quả phổ cập giáo dục trung học cơ sở
Công tác Phổ cập giáo dục là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước và cũng là một trong những tiêu chuẩn quan trọng trong các bậc học.
Công tác Phổ cập giáo dục là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài đáp ứng cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
Việc hoàn thành chỉ tiêu đạt chuẩn quốc gia công tác phổ cập giáo dục đòi hỏi phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự phối kết hợp của các ban ngành, đoàn thể với trường học đặc biệt là sự hưởng ứng, ủng hộ tích cực của nhân dân.
Giáo viên chuyên trách Phổ cập có vai trò hết sức quan trọng trong việc tham mưu cho nhà trường, Ban chỉ đạo hoàn thành công tác này. Thực tế cho thấy, giáo viên chuyên trách nhiệt tình, tích cực trong công tác, phát huy tốt vai trò tham mưu và nắm vững cách thiết lập hồ sơ sổ sách thì việc thực hiện công tác Phổ cập giáo dục ở địa phương đạt kết quả cao.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nhằm góp phần làm tốt và duy trì kết quả phổ cập giáo dục trung học cơ sở

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TÊN ĐỀ TÀI MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN LÀM TỐT VÀ DUY TRÌ KẾT QUẢ PHỔ CẬP GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ Họ và tên: Trịnh Văn Khả Chức vụ: PCT UBND thị trấn Đạ Tẻh. Đơn vị công tác: UBND thị trấn Đạ Tẻh. 1.Lý do chọn đề tài: Công tác Phổ cập giáo dục là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước và cũng là một trong những tiêu chuẩn quan trọng trong các bậc học. Công tác Phổ cập giáo dục là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài đáp ứng cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Việc hoàn thành chỉ tiêu đạt chuẩn quốc gia công tác phổ cập giáo dục đòi hỏi phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự phối kết hợp của các ban ngành, đoàn thể với trường học đặc biệt là sự hưởng ứng, ủng hộ tích cực của nhân dân. Giáo viên chuyên trách Phổ cập có vai trò hết sức quan trọng trong việc tham mưu cho nhà trường, Ban chỉ đạo hoàn thành công tác này. Thực tế cho thấy, giáo viên chuyên trách nhiệt tình, tích cực trong công tác, phát huy tốt vai trò tham mưu và nắm vững cách thiết lập hồ sơ sổ sách thì việc thực hiện công tác Phổ cập giáo dục ở địa phương đạt kết quả cao. 2. Những thuận và khó khăn. 1. Ưu Điểm. - Thị trấn Đạ Tẻh có 4.125 hộ với 17.974 nhân khẩu; Số phụ nữ từ 15-49 tuổi có chồng là 3.040 trường hợp; Tổng số sinh trong năm là 208 trường hợp. Năm 2013, thị trấn có 32 trường hợp sinh con thứ 3 trở lên thì năm 2014 con số này giảm xuống còn 20 trường hợp đạt 9,26%, tỷ số giới tính khi sinh là 103,9%, số cặp vợ chồng áp dụng biện pháp tránh thai hiện đại là 2.268 trường hợp đạt 74,6%. Có 11/25 tổ dân phố không có các trường hợp sinh con thứ 3. - Công tác tuyên truyền đã được quan tâm thực hiện thông qua nhiều hình thức đa dạng, phong phú như: ký cam kết không sinh con thứ 3, phát tờ rơi, thảo luận nhóm nhỏ, phối hợp tuyên truyền trên trên hệ thống loa truyền thanh tại các tổ dân phố và tại trạm y tế, các hội nghị, hội họp đoàn thể, đặc biệt là tuyên truyền, vận động trực tiếp tại hộ gia đình. Đây là công việc được tiến hành đầu tiên, tập trung nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số và hướng đến đối tượng chủ yếu là các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, đối tượng muốn sinh con thứ 3 trở lên, đối tượng sinh con một bề.. - Đã phối hợp với các ngành, cơ quan chuyên môn tăng cường tuyên truyền, vận động các cặp vợ chồng áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại. Đẩy mạnh triển khai thực hiện các chiến dịch truyền thông dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nhân dân. 2. Hạn chế. - Công tác tham mưu của cán bộ chuyên trách dân số cho lãnh đạo Đảng uỷ, UBND về công tác DS-KHHGĐ còn mang tính chung chung chưa cụ thể cho từng hoạt động. Nhất là trong xây dựng kế hoạch, đề xuất các giải pháp thực hiện. - Đội ngũ cán bộ chuyên trách, cộng tác viên thiếu kinh nhiệm trong công tác tuyên truyền, chưa vận dụng tốt các kỹ năng, thiếu tính kiên trì khi tiếp cận đối tượng. do đó chưa tạo được sự thoả mãn về nhận thức, sự an tâm cho đối tượng khi lựa chọn các hình thức tránh thai phù hợp, hiệu quả. - Công tác phối hợp, thực hiện của UB MTTQ, các đoàn thể chính trị xã hội chưa được thường xuyên, chủ yếu tập trung vào các đợt chiến dịch. - Kinh phí hỗtrợ từ ngân sách địa phương cho công tác Ds- KHHGĐ còn hạn chế. Đặc biệt là chính sách đãi ngộ đối với các đối tượng đình sản, triệt sản. *Sự cần thiết của đề tài: Thị trấn Đạ Tẻh được UBND tỉnh Lâm Đồng công nhận hoàn thành XMC-PCGDTH năm 1995. Đạt chuẩn PCGDTHĐĐT năm 2007 và đạt các tiêu chí PCGDTHĐĐT mức độ I từ năm 2010 đến nay. Đạt chuẩn PCGD THCS từ năm 2009 đến nay. Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác PCGD còn thiếu thốn. Phụ huynh học sinh chưa nhận thức hết tầm quan trọng của nền giáo dục nên chưa có quan tâm, đầu tư thích đáng cho việc học tập của con em, thậm chí nhiều phụ huynh nghĩ rằng: “học sinh đi học là học cho nhà trường, để thầy cô nhận được lương; học xong rồi thì cũng phải làm ruộng, làm thuê chứ có làm được cán bộ đâu, thế thì học làm gì”, vì vậy mọi việc liên quan đến học tập của học sinh, họ đều phó mặc cho nhà trường, chính quyền địa phương. Ý thức học tập của học sinh kém, thiếu sự phấn đấu, thi đua. Công tác xã hội hóa giáo dục chưa được đẩy mạnh. Sự phối kết hợp giữa các mặt giáo dục “Nhà trường – Gia đình – Xã hội” chưa tốt. Tất cả những yếu tố trên ảnh hưởng rất lớn đến công tác PCGD ở địa phương. Vì vậy một yêu cầu bức thiết được đặt ra là phải tìm ra một số biện pháp nhằm làm tốt, duy trì kết quả PCGD, tránh tình trạng trượt chuẩn. 3. Phạm vi áp dụng: Do khuôn khổ của đề tài cũng như vị trí bản thân và thời gian không cho phép, tôi chỉ chọn những học sinh độ tuổi từ 6 đến 14 tuổi và 15 – 18 tuổi ở địa phương, chủ yếu những em bỏ học phổ thông và không có điều kiện để tiếp tục học để tìm hiểu và nghiên cứu. Trong phạm vi đề tài này, tôi chỉ đề cập đến một số biện pháp nhằm góp phần thực hiện công tác này sao cho hiệu quả. 4. Thời gian áp dụng: năm 2013-2014-2015. 5. Giải pháp thực hiện: a, Tính mới của đề tài. - Điều tra thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 6 đến 14 tuổi và 15 đến 18 đã tốt nghiệp tiểu học, chưa tốt nghiệp THCS. - Lập phiếu điều tra khảo sát, trong công tác phổ cập giáo dục. - Thực trạng giáo dục ở địa phương: Học sinh bỏ học giữa chừng, trình độ tiếp thu chậm, kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn... - Nhận thức của phụ huynh về trách nhiệm của gia đình trong việc phổ cập giáo dục. -Giảm số học sinh bỏ học năm sau ít hơn năm trước, tăng tỷ lệ thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 15 đến 18 tuổi tốt nghiệp THCS. b, Giải pháp góp phần làm tốt và duy trì kết quả đạt chuẩn PCGDTHCS. - Thiêt lập hồ sơ phổ cập là một khâu quan trọng trong công tác phổ cập ở mỗi cấp học. Thiêt lập hồ sơ phổ cập giáo dục phải được tiến hành tuần tự từ điều tra, lập phiếu điều tra, tổng hợp số liệu đến ghi sổ phổ cập và lập báo cáo. - Ban chỉ đạo PCGD luôn được kiện toàn hàng năm, phân công trách nhiệm cho mỗi thành viên phụ trách các mảng, địa bàn. - Phải làm cho các cấp lãnh đạo và mỗi gia đình phải thấy rằng việc cần phải cập trong giáo dục là rất quan trọng, là một vấn đề bức xúc trước tình hình phát triển của đất nước hiện nay, một khi xã hội tiến dần đến không sử dụng người lao động không có trình độ, bằng cấp, hình thức lao động đơn giản bị mất dần. - Đảng ủy, UBND, các Ban ngành, đoàn thể thị trấn sau khi có Chỉ thị, Nghị quyết của cấp trên, BCĐ PCGD thị trấn cùng trường lên kế hoạch và tổ chức công tác chỉ đạo và thực hiện. - Nhằm thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, trong công tác BGH trường đã tổ chức trong đội ngũ cán bộ giáo viên nhiều cuộc triển khai công tác PCGDTH. - Nâng cao vai trò, trách nhiệm và gắn kết thi đua đối với các tổ chức Đội, Đoàn thanh niên trong nhà trường cũng như các tổ chức – đoàn thể trong xã như: Hội liên hiệp phụ nữ, Hội liên hiệp thanh niên, Đoàn thanh niên, Ban xóa đói giảm nghèo... trong công tác PCGD. - Giáo viên chuyên trách (GVCT) lên kế hoạch năm, tháng, tuần đồng thời rà nắm cập nhật thường xuyên trẻ trong độ tuổi, bên cạnh đó GVCT kết hợp với GVCN rà nắm lại các đối tượng nghĩ học thường xuyên hoặc các đối tượng nghỉ học liên tục 3 ngày báo cáo bằng danh sách về Ban Giám Hiệu (BGH) để có kế hoạch vận động kịp thời. - Hàng năm nhà trường phối hợp với các tổ dân phố trên địa bàn điều tra từng hộ gia đình với tính chính xác cao, qua đó giúp cho việc huy động học sinh 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%. - Giáo viên dạy lớp thường xuyên trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của học sinh. Đặc biệt là học sinh có nguy cơ bỏ học và phối hợp với tổ trưởng TDP đến gia đình từng học sinh tìm hiểu lí do để có kế hoạch huy động kịp thời. - Tham mưu với Hội khuyến học thị trấn-Hội chữ thập đỏ để giúp đỡ vật chất đối với học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn để giúp các em yên tâm trong học tập. - Song song với việc duy trì sĩ số, huy động trẻ trong độ tuổi ra lớp. Việc nâng cao chất lượng cần phải hết sức quan tâm. BGH trường thường xuyên mở các chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tất cả giáo viên được học tập để nâng cao trình độ. - Mỗi giáo viên có kế hoạch giảng dạy phù hợp cho riêng mình, dựa trên kế hoạch chung của trường. Điều đáng quan tâm là mỗi giáo viên phải có kế hoạch rõ ràng cụ thể nhằm tác động đến các đối tượng học sinh yếu kém, phải thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá. - Trong công cuộc đổi mới phương pháp như hiện nay, mỗi giáo viên cần phải nhanh chóng thay đổi phương pháp giảng dạy để thu hút học sinh. - Cần cải tiến trang thiết bị, kiểm tra đánh giá, đồng thời có chế độ khen thưởng động viên những người chịu khó đi học. - Nhà trường duy trì sĩ số, giao trách nhiệm cho giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn thường xuyên quan tâm động viên, giúp đỡ học sinh. Giao tỉ lệ, chỉ tiêu duy trì sĩ số trên lớp, chỉ tiêu chất lượng cho giáo viên, gắn kết vào công tác thi đua của giáo viên. - Có chế độ khen thưởng kịp thời đối với những gia đình thực hiện tốt công tác PCGD, đối với những tổ chức – đoàn thể và những giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ phổ cập GDTH. c. Kết quả so sánh: * Kết quả năm 2013: có 32 trường hợp sinh con thứ 3 trong tổng số 253, nữ 125. 2014 có 20 trường hợp/208, nữ 102 Năm 2015 có 18 trường hợp trên tổng số 185 ca sinh.nữ 76. 6. KẾT LUẬN: a. Bài học kinh nghiệm: - Muốn làm tốt công tác PCGDTH phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất của cấp ủy Đảng, chính quyền từ trung ương đến địa phương. Đây là một trong những yếu tố quyết định cho sự thành công của công tác PCGD. - Đó là những kinh nghiệm của bản thân. Do vậy rất mong nhận được những ý kiến phản hồi từ các đồng chí để tôi học tập rút kinh nghiệm để vận dụng tốt hơn nữa cho những năm tiếp theo. b. Đề xuất kiến nghị thực hiện. * Đối với nhà trường.
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nham_gop_phan_lam_tot.doc