Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lí giáo dục ở trườngTHCS
3.1 Tình trạng và giải pháp:
Năm học 2016 – 2017 Ngành Giáo dục triển khai chương trình hành động “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo” nhằm “ Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước”.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Bình đề ra nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo tỉnh nhà và tiếp tục thự hiện Chỉ thị 40/CT-TW của Ban bí thư về xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
Thực trạng đội ngũ nhà giáo ở trường tuy đã đáp ứng được nhu cầu giảng dạy nhưng cũng còn nhiều bất cập. Cơ cấu giáo viên đang mất cân đối giữa các môn học; chất lượng chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ có mặt chưa đáp ứng yêu cầu; một bộ phận chưa gương mẫu trong đạo đức lối sống, chưa thật sự là tấm gương sáng cho học sinh.
Trong các nhà trường đội ngũ giáo viên có vai trò quyết định chất lượng giáo dục, chất lượng giáo viên có tốt thì chất lượng giáo dục mới tốt; Trường có nhiều giáo viên giỏi thì mới có nhiều lớp đạt chất lượng cao.
Có đội ngũ cốt cán giỏi, có giáo viên dạy giỏi nhưng điều hành như thế nào để họ tận tâm với nghề, có trách nhiệm cao với tập thể, phối hợp nhịp nhàng, đồng thuận, vì mục tiêu chung của trường, trách nhiệm nầy thuộc về người quản lý.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lí giáo dục ở trườngTHCS

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN: 1.Tên sáng kiến: Một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý giáo dục ở trường THCS . 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác quản lý giáo dục tại trường THCS . 3. Tác giả: Họ và tên: Bùi Thị Phượng - Nữ Ngày sinh 14 tháng 07 năm 1971 Trình độ chuyên môn : Cử nhân Ngữ văn. Chức vụ: Bí thư chi bộ - Hiệu trưởng Đơn vị công tác: Trường THCS Vũ Vinh – huyện Vũ Thư – tỉnh Thái Bình Điện thoại : 0984.096.371 . Email:C2vuvinh@gmail.com 4. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị : Trường THCS Vũ Vinh. Địa chỉ : Thôn Nhân Hòa – xã Vũ Vinh – huyện Vũ Thư – tỉnh Thái Bình. Điện thoại : 0363.639.620. 5. Đồng tác giả: Không 6. Chủ đầu tư: Không 7. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Tháng 9 năm 2012. BÁO CÁO MÔ TẢ SÁNG KIẾN 1.Tên sáng kiến: Một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý giáo dục ở trường THCS . 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác quản lý giáo dục tại trường THCS . 3. Mô tả bản chất của sáng kiến. 3.1 Tình trạng và giải pháp: Năm học 2016 – 2017 Ngành Giáo dục triển khai chương trình hành động “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo” nhằm “ Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước”. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Bình đề ra nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo tỉnh nhà và tiếp tục thự hiện Chỉ thị 40/CT-TW của Ban bí thư về xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Thực trạng đội ngũ nhà giáo ở trường tuy đã đáp ứng được nhu cầu giảng dạy nhưng cũng còn nhiều bất cập. Cơ cấu giáo viên đang mất cân đối giữa các môn học; chất lượng chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ có mặt chưa đáp ứng yêu cầu; một bộ phận chưa gương mẫu trong đạo đức lối sống, chưa thật sự là tấm gương sáng cho học sinh. Trong các nhà trường đội ngũ giáo viên có vai trò quyết định chất lượng giáo dục, chất lượng giáo viên có tốt thì chất lượng giáo dục mới tốt; Trường có nhiều giáo viên giỏi thì mới có nhiều lớp đạt chất lượng cao. Có đội ngũ cốt cán giỏi, có giáo viên dạy giỏi nhưng điều hành như thế nào để họ tận tâm với nghề, có trách nhiệm cao với tập thể, phối hợp nhịp nhàng, đồng thuận, vì mục tiêu chung của trường, trách nhiệm nầy thuộc về người quản lý. Như vậy, vai trò của đội ngũ giáo viên là cực kỳ quan trọng. Muốn chỉ đạo và điều hành đội ngũ để họ tận tâm với nghề, có trách nhiệm cao với tập thể, phối hợp tốt trong công việc và đồng thuận vì mục tiêu chung của trường đòi hỏi người Hiệu trưởng phải có những giải pháp hợp lý nhằm xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên để nâng cao chất lượng giáo dục. 3.2 Nội dung, giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến. - Mục đích của giải pháp: Nghiên cứu tình hình đội ngũ giáo viên của nhà trường trong các năm học gần đây về: Phẩm chất chính trị đạo đức lối sống, năng lực chuyên môn, công tác chủ nhiệm lớp và công tác khác. Khảo sát chất lượng học sinh của nhà trường ba năm học về kết quả xếp loại Hạnh kiểm, xếp loại Học lực, kết quả học sinh giỏi, học sinh được công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở các năm qua và chất lượng tuyển sinh vào lớp 10. Đánh giá, đối chiếu kết quả điều tra đội ngũ và chất lượng học sinh của các năm học để đánh giá đúng hiệu quả chỉ đạo của công tác xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trong nhà trường. Từ đó, có những giải pháp tác động phù hợp trong xây dựng đội ngũ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Khảo sát đánh giá chất lượng giáo dục, chất lượng đội ngũ. Từ đó, đề ra giải pháp xây dựng đội ngũ phù hợp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ từng bước nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu của Ngành trong giai đoạn mới. - Nội dung giải pháp: Trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, Đảng ta đã đặc bịêt coi trọng vị trí con người, con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển. Văn kiện Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 4 khoá VII đã nêu: “Con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức là động lực xây dựng xã hội mới, đồng thời là mục tiêu của xã hội. Vì vậy, mọi chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước phải quán triệt về chăm sóc bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người”. Đứng trước yêu cầu đó của cách mạng, Giáo dục và Đào tạo phải đào tạo ra những con người tự chủ, năng động sáng tạo, có năng lực giải quyết các vấn đề thường gặp, tự lo được việc làm, lập nghiệp và thăng tiến trong cuộc sống, qua đó góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Thực hiện nhiệm vụ của giáo dục không ai khác ngoài vai trò của người thầy giáo, vì đó là lực lượng chủ chốt của ngành, đồng thời quyết định thành, bại của sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo. Bàn về vị trí vai trò của người thầy giáo trong sự nghiệp giáo dục, nguyên Thủ tướng Phạm Văn Đồng có nói: “Thầy giáo là nhân vật trung tâm trong nhà trường, là người quyết định đào tạo nên những con người mới xã hội chủ nghĩa. Chính vì vậy thầy giáo phải không ngừng phấn đấu vươn lên, rèn luyện, tu dưỡng phấn đấu về mọi mặt, để thực sự xứng đáng là người thầy giáo xã hội chủ nghĩa”. Thủ tướng cũng chỉ rõ: “ Vấn đề lớn nhất trong giáo dục hiện nay là tạo điều kiện thuận lợi nhất để đội ngũ giáo viên dần dần trở thành một đội quân đủ năng lực, đủ tư cách làm tròn sứ mạng của mình. Chất lượng giáo dục trước mắt và tương lai tùy thuộc vào đội ngũ này. Cho nên lo cho sự phát triển về giáo dục thì khâu quan trọng bậc nhất là lo cho chất lượng đội ngũ giáo viên”. Chỉ thị 40-CT/TW của Ban bí thư về xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý nêu rõ: “Mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo; thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.” Có thể nói, năng lực và phẩm chất tốt đẹp của các thầy cô giáo là bài học sống, sinh động đối với học sinh, có vai trò quan trọng trong việc hình thành và giáo dục nhân cách học sinh. Trong tình hình đất nước đang đổi mới hiện nay, người thầy lại có vị trí quan trọng trong việc đào tạo ra những con người có ích cho xã hội. Không có thầy giỏi thì khó có học trò giỏi được. Chính vì thế để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh thì điều cần thiết là phải xây dựng được đội ngũ giáo viên có phẩm chất chính trị cao, vững vàng về chuyên môn, tinh thông về nghịêp vụ, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và chuẩn hoá về trình độ đào tạo. Đồng thời phải tạo ra được một môi trường giáo dục thuận lợi để cho họ có thể phát huy cao nhất năng lực của mình, để mỗi người không ngừng tự bồi dưỡng về năng lực, chuyên môn nghiệp vụ, thường xuyên cập nhật những kiến thức mới, nâng cao tầm hiểu biết của mình, đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá của ngành giáo dục. Rõ ràng việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo là vấn đề cấp thiết trong các nhà trường trung học cơ sở hiện nay. 3.3 Khả năng áp dụng của giải pháp. Trường THCS tôi công tác là trường đặt tại thôn Nhân Hoà xã Vũ Vinh huyện Vũ Thư Tỉnh Thái Bình. Cơ sở vật chất của trường đáp ứng được nhu cầu dạy và học. Trường có quy mô nhỏ, số lượng học sinh và giáo viên ít song trong những năm gần đây, được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, đặc biệt là sự quan tâm của Phòng Giáo dục và Đào tạo và sự nổ lực của tập thể cán bộ giáo viên nhà trường đạt được những kết quả sau: * Chất lượng đại trà: Năm học Học lực Hạnh Kiểm TN THCS Tuyển Lớp 10 Giỏi Khá TB Yếu Kém Tốt Khá TB 2012-2013 15.6 37.9 43 3.35 0 66.7 33.3 0 100 % 72.0 % 2013-2014 17.3 38.3 42.2 1.08 0 72.4 27.5 0 95.6 % 78.0 % 2014 -2015 15.7 37.1 43 4.2 0.0 64.2 34.08 1.68 100% 87.5% 2015 -2016 13.5 38.9 42.1 5.41 0 72.43 25.41 2.16 97.4 100% 2016-2017 ( Kỳ 1) 20.6 39.1 35.4 4.76 68.2 28.04 3.7 * Chất lượng mũi nhọn: Năm học Số Học sinh giỏi Huyện Tỉnh 2012-2013 26 2 2013 – 2014 35 4 2014 - 2015 26 1 2015-2016 4 HSG huyện lớp 9 1 2016-2017 5 HSG Huyện Lớp 9 1 * Về đội ngũ: Năm học Giáo viên dạy giỏi Trìnhđộ Trường Huyện Tỉnh Đạt chuẩn Trên chuẩn 2012-2013 10 4 2 100% 76.9% 2013-2014 9 5 2 100% 76.9% 2014 - 2015 11 3 1 100% 76.4% 2015-2016 11 3 0 100% 78.6% 2016-2017 11 4 0 100% 73.3% Hầu hết giáo viên của trường đều nhiệt tình, tâm huyết với nghề, phần lớn giáo viên đều có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng. Tập thể sư phạm của trường đoàn kết có ý thức rèn luyên tu dưỡng đạo đức nhà giáo tốt. Bên cạnh những thuận lợi trên nhà trường còn một số khó khăn: - Một số giáo viên khả năng tiếp cận với việc đổi mới phương pháp giảng dạy và tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh còn hạn chế nên hiệu quả giảng dạy chưa cao. - Một vài giáo viên lớn tuổi chưa thực sự đáp ứng kịp với sự đổi mới về phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học. - Đội ngũ không đồng bộ về cơ cấu, có môn thiếu, có môn thừa, việc đào tạo bồi dưỡng chưa được tiến hành đại trà. Từ nhận thức về vai trò của người giáo viên và thực trạng đội ngũ nhà trường, là một cán bộ quản lý, tôi nhận thấy cần phải quan tâm đặc biệt tới công tác bồi dưỡng xây dựng đội ngũ giáo viên và xem đó là đòi hỏi cấp bách cần được giải quyết. Trong những năm qua trường chúng tôi tập trung chỉ đạo, thực hiện nhiều biện pháp quản lý có hiệu quả để xây dựng đội ngũ giáo viên và duy trì nề nếp, hoạt động chuyên môn trong nhà trường ổn định, góp phần đưa chất lượng giáo dục của nhà trường ngày càng phát triển. 3.4. Các biện pháp tiến hành. 1. Tăng cường công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức tác phong lành mạnh; xây dựng các mối quan hệ trong đội ngũ. - Làm cho cán bộ giáo viên trong nhà trường nhận thức rõ vai trò quan trọng của Giáo dục và Đào tạo trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thường xuyên cho giáo viên sinh hoạt nâng cao tư tưởng chính trị, lương tâm nghề nghi
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_q.doc