Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức trò chơi toán học lớp 1 nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh

Như chúng ta đã biết học sinh tiểu học luôn hiếu động, tò mò, muốn tìm hiểu, khám phá. Do vậy, việc tổ chức cho học sinh học tập, tự chiếm lĩnh tri thức thông qua các hoạt động vui chơi hay trò chơi là phù hợp với học sinh tiểu học. Trò chơi toán học giúp học sinh luyện tập, củng cố kiến thức, phát hiện kiến thức mới của bài học, làm cho giờ học bớt căng thẳng, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu, có thể tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn và gây hứng thú cho học sinh học tập, đồng thời kích thích sự tìm tòi, khám phá, ham hiểu biết, tạo cơ hội để các em thể hiện mình. Bên cạnh đó trong giờ học Toán, thông qua trò chơi, học sinh vận dụng kiến thức linh hoạt và kích thích trí tưởng tượng, trí nhớ của mình. từ đó học sinh phát triển tư duy, học tập cách xử lý nhanh trong những tình huống phức tạp, tăng cường khả năng vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống. Mặt khác, trò chơi học tập còn giúp các em phát triển được nhiều phẩm chất đạo đức như tình đoàn kết, thân ái, lòng trung thực, tinh thần cộng đồng, trách nhiệm. trẻ em sẽ hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất, nhân cách thông qua hoạt động. Vì vậy, đến khi bắt đầu học Tiểu học, các em bắt đầu công việc học tập qua các môn học gắn liền với các hoạt động. Nhờ thế, các em sẽ được lĩnh hội những tri thức trong thế giới xung quanh mình, đồng thời phát triển nhân cách. Trong quá trình học tập ở trường, các em còn được tham gia vào các trò chơi nhằm tạo hứng thú và và khơi gợi sử dụng những kiến thức đã học hoặc dẫn dắt tới những kiến thức mới. Các hoạt đông vui chơi trong quá trình dạy học đã tạo điều kiện để học sinh được phát triển trí tuệ, làm cho tâm hồn các em phong phú hơn, cuộc sống vui tươi lành mạnh hơn và đồng thời giúp các em tự tin hơn trong học tập và cuộc sống. Đặc biệt, thông qua các trò chơi, học sinh không bị ức chế, không khí lớp học sôi nổi, học sinh học tập với khí thế hào hứng, ham muốn học tập.

doc 18 trang Phúc Lộc 31/03/2025 280
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức trò chơi toán học lớp 1 nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức trò chơi toán học lớp 1 nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức trò chơi toán học lớp 1 nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh
 PHẦN I . ĐẶT VẤN ĐỀ 
 Như chúng ta đã biết học sinh tiểu học luôn hiếu động, tò mò, muốn tìm hiểu, khám phá. Do vậy, việc tổ chức cho học sinh học tập, tự chiếm lĩnh tri thức thông qua các hoạt động vui chơi hay trò chơi là phù hợp với học sinh tiểu học. Trò chơi toán học giúp học sinh luyện tập, củng cố kiến thức, phát hiện kiến thức mới của bài học, làm cho giờ học bớt căng thẳng, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu, có thể tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn và gây hứng thú cho học sinh học tập, đồng thời kích thích sự tìm tòi, khám phá, ham hiểu biết, tạo cơ hội để các em thể hiện mình. Bên cạnh đó trong giờ học Toán, thông qua trò chơi, học sinh vận dụng kiến thức linh hoạt và kích thích trí tưởng tượng, trí nhớ của mình. từ đó học sinh phát triển tư duy, học tập cách xử lý nhanh trong những tình huống phức tạp, tăng cường khả năng vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống. Mặt khác, trò chơi học tập còn giúp các em phát triển được nhiều phẩm chất đạo đức như tình đoàn kết, thân ái, lòng trung thực, tinh thần cộng đồng, trách nhiệm. trẻ em sẽ hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất, nhân cách thông qua hoạt động. Vì vậy, đến khi bắt đầu học Tiểu học, các em bắt đầu công việc học tập qua các môn học gắn liền với các hoạt động. Nhờ thế, các em sẽ được lĩnh hội những tri thức trong thế giới xung quanh mình, đồng thời phát triển nhân cách. Trong quá trình học tập ở trường, các em còn được tham gia vào các trò chơi nhằm tạo hứng thú và và khơi gợi sử dụng những kiến thức đã học hoặc dẫn dắt tới những kiến thức mới. Các hoạt đông vui chơi trong quá trình dạy học đã tạo điều kiện để học sinh được phát triển trí tuệ, làm cho tâm hồn các em phong phú hơn, cuộc sống vui tươi lành mạnh hơn và đồng thời giúp các em tự tin hơn trong học tập và cuộc sống. Đặc biệt, thông qua các trò chơi, học sinh không bị ức chế, không khí lớp học sôi nổi, học sinh học tập với khí thế hào hứng, ham muốn học tập. 
 Trò chơi trong toán học luôn làm cho học sinh thích thú và chú ý nhất. Để các trò chơi góp phần mang lại hiệu quả cao trong giờ học, khi tổ chức và thiết kế trò chơi phải đảm bảo các nguyên tắc“chơi mà học, học mà chơi". Trò chơi học tập loại hình hoạt động vui chơi có nhiều tác dụng trong giờ học đối với học sinh tiểu học. Trò chơi tạo không khí vui tươi hồn nhiên, sinh động trong giờ học. Không một ai có thể phủ nhận được những mặt tích cực mà việc tổ chức trò chơi học tập đã mang lại sau mỗi tiết học. Nhưng tổ chức trò chơi như thế nào? Làm thế nào để học sinh của mình năng động sáng tạo hơn, tạo được hứng thú trong học tập, giờ học diễn ra một cách " Nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả" Theo thông tư 22 ra ngày 22-9 -2016 và có hiệu lực từ ngày 6 - 11- 2016 thực chất là nhằm làm bớt căng thẳng, mong muốn đưa các em với tâm lý thoải mái hứng khởi, không vì điểm số gây áp lực cho học sinh mà Bộ giáo dục hướng tới.
 Đối với học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 1 nói riêng các em có tính hiếu động, ít chịu ngồi yên. Nếu các em tham gia các trò chơi bổ ích và lý thú thì đó là điều kì diệu đối với các em. Như chúng ta đã biết trò chơi luôn là khâu kết nối quan trọng trong quá trình tổ chức giờ học. Nếu sử dụng trò chơi học tập một cách đúng mục đích thì sẽ mang lại hiệu quả tích cực. Vậy giáo viên phải sử dụng trò chơi như thế nào và tổ chức ra sao để mang lại hiệu quả trong giờ học toán. Thì đó là vấn đề mà tôi băn khoăn trăn trở nên tôi đã mạnh dạn đưa ra nghiên cứu đề tài: "Một số biện pháp tổ chức trò chơi toán học lớp 1 nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh" 
PHẦN II: NỘI DUNG 
A.THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN :
1 .Thực trạng 
 a. Thuận lợi:
 Trong năm học 2016 - 2017, tôi được phân công chủ nhiệm lớp 1D với tổng số là 32 em. Các em ngoan ngoãn, đoàn kết yêu thương nhau, biết vâng lời thầy cô giáo.Đồ dùng học tập, sách, vở được bố mẹ mua đầy đủ. Bên cạnh được sự chỉ đạo kịp thời của Bộ Giáo dục & Đào tạo về đánh giá học sinh Tiểu học ban hành kèm theo TT số 22/ 2016/ TT – BGD-ĐT sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà trường, sự kết hợp của phụ huynh học sinh, sự nhiệt tình giảng dạy của giáo viên.
b.Khó khăn: 
 Học sinh lớp 1D đều là con em trên địa bàn nông thôn, một số học sinh gia đình còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế nên chưa thực sự quan tâm đến việc học của con cái.Trình độ tiếp thu của học sinh không đồng đều và mức độ giao tiếp của các em còn hạn chế, học sinh còn rụt rè, nhút nhát, chưa mạnh dạn trong cách" Học mà chơi, chơi mà học". Bởi vậy, trong các giờ học toán học sinh thường tiếp thu thụ động, nhất là những học sinh trầm, ít nói, ít phát biểu, tiếp thu chậm như em Cao Thị Thanh Hà, Nguyễn Sĩ Anh, Nguyễn Tuấn Tú,...Mặt khác, gần cuối tiết học, học sinh thường uể oải, ít tập trung chú ý nghe giảng, vì đặc điểm của học sinh Tiểu học là dễ nhớ nhưng cũng mau quên, chóng chán như: Trần Đình Công, Tăng Tiến Tấn, Phạm Thục An,Trần Đình Hưng...Bên cạnh đó còn có một số em thiếu mạnh dạn trước tập thể, ít gần gũi bạn bè, cô giáo.
 Trước hết, để nắm được chất lượng học tập cũng như sự yêu thích môn học. Sau khi tiến hành dạy học 5 tuần, tôi tiến hành kiểm tra chất lượng của lớp và cho kết quả như sau:
Tổng 
Số 
Học sinh hứng thú học bài

Học sinh chưa tự giác học bài

 Về khả năng tiếp thu kiến thức 
 
Tiếp thu tốt
 Tiếp thu tương đối tốt 
Tiếp thu bình thường
 Tiếp thu chậm
 SL
%
 SL
%
 SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
 32
 20

 12

 7

 7

13

5

 2. Nguyên nhân của hạn chế trên:
 Với kinh nghiệm sau thời gian giảng dạy lớp 1, cùng với tìm hiểu thực tế điều kiện của học sinh trong lớp tôi đã xác định được các nguyên nhân của những hạn chế nêu trên đó là: 
 a.Về phía giáo viên :
- Giáo viên tổ chức trò chơi với hình thức chưa hấp dẫn học sinh dẫn đến chưa thực sự duy trì được sự chú ý của học sinh đến bài học .
 - Giáo viên tổ chức trò chơi học tập nhưng chưa thay đổi được bản chất của hình thức học tập phải là hình thức học tập vừa chơi vừa học mới giảm được tính chất căng thẳng của giờ học, nhất là các giờ học lý thuyết, kiến thức mới .
- Giáo viên tổ chức trò chơi còn để học sinh vui chơi quá đà dẫn đến học sinh chưa chú ý tính chất học tập của trò chơi .
 b. Về phía học sinh :
 - Trình độ tiếp thu của học sinh không đồng đều và mức độ giao tiếp của các em còn hạn chế .
 - Một số học sinh còn rụt rè, nhút nhát chưa mạnh dạn, tích cực trong tiết học toán . - Một số học sinh học còn trầm, ít nói, ít phát biểu, tiếp thu chậm, thiếu mạnh dạn trước tập thể, ít gần gũi bạn bè và cô giáo .
 B. MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ TỔ CHỨC TRÒ CHƠI GIÚP CHO HỌC SINH LỚP 1 HỌC TỐT MÔN TOÁN.
 1.Một số yêu cầu khi tổ chức trò chơi toán học cho học sinh: 
 - Đảm bảo yêu cầu giáo dục mang tính vừa sức, tức là trò chơi có mức độ khó vừa phải để tất cả các em học sinh có thể tham gia được.
 -Gắn với việc học tập, xác định rõ mục đích hình thành kiến thức mới hay củng cố kiến thức đã học, hoặc rèn kĩ năng gì liên quan đến bài học.
 -Sử dụng các đồ dùng, phương tiện dạy học sáng tạo, không rập khuôn.
 - Đảm bảo phát huy tính tích cực, độc lập sáng tạo của học sinh.
 - Có luật chơi và luật chơi phải được giới thiệu rõ ràng trước khi chơi. Luật chơi cần ghi rõ nội dung trò chơi, cách chơi cách đánh giá người chơi một cách công bằng chính xác.
 - Giáo viên nghiên cứu, chuẩn bị chu đáo, lôgic để dẫn dắt học sinh theo đúng trình tự nội dung mà mình hướng đến.
 - Giáo viên áp dụng các trò chơi một cách linh hoạt để học sinh có thể tiếp thu đạt hiệu quả cao nhất. 
 2. Tác dụng khi sử dụng trò chơi toán học cho học sinh.
 - Làm cho không khí học tập trong giờ học sôi nổi, bớt căng thẳng; tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu gây hứng thú học tập kích thích sự tìm tòi, khám phá cho học sinh; tạo niềm tin và các cơ hội để các em thể hiện mình.
 - Giúp học sinh củng cố và biết vận dụng các kiến thức đã học.
 - Góp phần phát triển trí tuệ, rèn luyện trí thông minh, hình thành tác phong nhanh nhẹn, vận dụng kiến thức linh hoạt, kích thích trí tưởng tượng, rèn trí nhớ, phát triển tư duy mềm dẻo, tăng khả năng mềm dẻo, tăng khả năng ứng xử thông minh trong các tình huống khác nhau để các em thích nghi với sự phát triển của xã hội.
 - Giúp học sinh hình thành, phát triển được nhiều năng lực và phẩm chất như: mạnh dạn, tự tin, đoàn kết, tương thân, tương ái, tính trung thực, tinh thần trách nhiệm,...
 3 .Những nguyên tắc khi tổ chức trò chơi .
 Giáo viên cần lựa chọn nội dung bài dạy phù hợp với nội dung trò chơi .
-Trò chơi mang ý nghiã giáo dục , phải nhằm mục đích củng cố, khắc sâu nội dung bài học . Trò chơi phải phù hợp với tâm lý học sinh lớp 1, phù hợp với người hướng dẫn và cơ sở vật chất của nhà trường .
Biện pháp 2 : Cách tổ chức trò chơi : 
Bước 1 : Nêu tên trò chơi : giải thích qua ý nghĩa trò chơi 
Bước 2 : Chuẩn bị chia nhóm : đặt tên cho nhóm và ấn định số lượng thành viên cho mỗi nhóm .
Bước 3 : Phổ biến luật chơi ; nêu rõ cách chơi ; hiệu lệnh chơi ; phân việc và cách thức làm việc. Hướng dẫn cách đánh giá .Trọng tài có thể giáo viên và các bạn học sinh còn lại trong lớp . 
Bước 4 : Tiến hành chơi - khi chơi giáo viên hô hiệu lệnh dứt khoát rõ ràng các nhóm đồng loạt tiến hành . Nên tổ chức trò chơi dưới dạng tiếp sức .
Bước 5 : Kết thúc .
Trọng tài kiểm tra kết quả để đánh giá . 
Có thể rút ra câu hỏi phụ để rút ra kết luận nào đó từ .
Tuyên dương học sinh, đặc biệt khuyến khích nhóm thua cuộc để các em cố gắng trong lần khác . (Không nên chê học sinh trong lúc tiến hành chơi )
Trao phần thưởng ( nếu có ) 
4. Một số trò chơi được áp dụng trong quá trình dạy học môn toán lớp 1.
 Trò chơi thứ nhất: 
 Trò chơi : “Tên em là gì ”(Khi dạy bài Luyện tập tiết 9 - SGK toán1 trang 16)
 a , Mục đích : Củng cố về nhận biết số lượng các nhóm có không quá 5 đồ vật đồng thời bước đầu rèn luyện trí nhớ và khả năng suy luận cho học sinh.
 b, Chuẩn bị : 5 băng giấy có in 1,2,3,4,5 chú thỏ. 
 c , Cách chơi :Chọn 2 đội chơi , mỗi đội 5 em, các em trong đội xếp thành một hàng dọc. Khi bắt đầu trò chơi cô giáo đội lên đầu mỗi em một băng giấy.Trong thời gian ngắn nhất các em phải đếm số thỏ trên băng giấy của 4 bạn kia 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_to_chuc_tro_choi_toan.doc