Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp hổ trợ học sinh của giáo viên chủ nhiệm lớp

Công tác chủ nhiệm là một công tác quan trọng trong việc giáo dục, hình thành nhân cách, tác phong đạo đức của học sinh, nhất là lứa tuổi THPT. Việc làm tốt công tác chủ nhiệm, đòi hỏi người giáo viên phải có cái Tâm, có sự thấu hiểu, rộng lượng đối với các sai phạm, các thói hư, tật xấu của Học sinh ở lứa tuổi, bên cạnh đó, người giáo viên chủ nhiệm cũng cần phản rành tâm lý của học sinh. Trong quá trình chủ nhiệm ở năm học 2015 – 2016; Học kỳ I 2016 – 2017, tôi nhận ra là các học sinh lớp mình chủ nhiệm (khối 10, đầu cấp), có rất nhiều hoàn cảnh, tâm sinh lý của các em cũng rất đa dạng, phức tạp, một số em rất ngoan, nhưng có một số em còn phải rèn luyện, tư vấn nhiều. Vì lý dó đó, để cho việc phát triển một cách toàn diện về mặt Đức dục và học lực, tôi có áp dụng một số biện pháp nhằm tư vấn, thúc đẩy sự suy nghĩ chính chắn của các em, nhằm khắc phục, uốn nắn các sai phạm có tính nhất thời, nông nổi của lứa tuổi. Một số biện pháp tôi đã làm như: ghi nhận các sai phạm của học sinh, tư vấn riêng tại trường hoặc tại nhà, liên lạc với Cha mẹ Học sinh, tới nhà thăm hỏi động viên, .Những biện pháp này, dù mang tính nhất thời nhưng cũng đã tạo một sự liên lạc thông suốt giữa gia đình – nhà thường và GVCN; một phần cũng giúp cho GV và HS gần gũi nhau hơn, thông cảm nhau để cùng hướng vào công việc học tập – sinh hoạt chung của lớp, của trường.

doc 23 trang Phúc Lộc 31/03/2025 180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp hổ trợ học sinh của giáo viên chủ nhiệm lớp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp hổ trợ học sinh của giáo viên chủ nhiệm lớp

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp hổ trợ học sinh của giáo viên chủ nhiệm lớp
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO AN GIANG
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐỨC TRÍ
*****************
BÁO CÁO 
ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP HỔ TRỢ HỌC SINH CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP
Họ và tên: Huỳnh Quốc Lâm	
Đơn vị công tác: Trường THPT Đức Trí
Năm học 2016 - 2017
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
PHIẾU ĐĂNG KÝ SÁNG KIẾN 
Họ và tên người đăng ký: Huỳnh Quốc Lâm
Chức vụ: Giáo Viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Đức Trí - TX Tân Châu – Tỉnh An Giang
Nhiệm vụ được giao trong đơn vị: Giảng dạy và chủ nhiệm
Tên đề tài sáng kiến:
 Một số biện pháp hổ trợ học sinh của người giáo viên chủ nhiệm
6. Lĩnh vực đề tài sáng kiến: Chủ nhiệm
Tóm tắt nội dung sáng kiến:
Công tác chủ nhiệm là một công tác quan trọng trong việc giáo dục, hình thành nhân cách, tác phong đạo đức của học sinh, nhất là lứa tuổi THPT. Việc làm tốt công tác chủ nhiệm, đòi hỏi người giáo viên phải có cái Tâm, có sự thấu hiểu, rộng lượng đối với các sai phạm, các thói hư, tật xấu của Học sinh ở lứa tuổi, bên cạnh đó, người giáo viên chủ nhiệm cũng cần phản rành tâm lý của học sinh. Trong quá trình chủ nhiệm ở năm học 2015 – 2016; Học kỳ I 2016 – 2017, tôi nhận ra là các học sinh lớp mình chủ nhiệm (khối 10, đầu cấp), có rất nhiều hoàn cảnh, tâm sinh lý của các em cũng rất đa dạng, phức tạp, một số em rất ngoan, nhưng có một số em còn phải rèn luyện, tư vấn nhiều. Vì lý dó đó, để cho việc phát triển một cách toàn diện về mặt Đức dục và học lực, tôi có áp dụng một số biện pháp nhằm tư vấn, thúc đẩy sự suy nghĩ chính chắn của các em, nhằm khắc phục, uốn nắn các sai phạm có tính nhất thời, nông nổi của lứa tuổi. Một số biện pháp tôi đã làm như: ghi nhận các sai phạm của học sinh, tư vấn riêng tại trường hoặc tại nhà, liên lạc với Cha mẹ Học sinh, tới nhà thăm hỏi động viên,.Những biện pháp này, dù mang tính nhất thời nhưng cũng đã tạo một sự liên lạc thông suốt giữa gia đình – nhà thường và GVCN; một phần cũng giúp cho GV và HS gần gũi nhau hơn, thông cảm nhau để cùng hướng vào công việc học tập – sinh hoạt chung của lớp, của trường.
Thời gian, địa điểm, công việc áp dụng sáng kiến:
Năm học 2015 – 2016: lớp 10A1; Học kỳ 1 năm học 2016 – 2017: lớp 10A6
 Đơn vị áp dụng sáng kiến: Trường THPT Đức Trí – TX Tân Châu – Tỉnh An Giang
Kết quả đạt được
- Năm học 2015 – 2016: 100% Học sinh lớp 10A1 có hạnh kiểm Tốt và lớp cuối năm đạt danh hiệu Lớp Tiên Tiến.
- Học kỳ 1, năm học 2016 – 2017: 100% Học sinh lớp 10A6 có hạnh kiểm Tốt và lớp đạt danh hiệu Lớp Tiên Tiến học kỳ 1.
 Tân Châu, ngày 06 tháng 02 năm 2017
 Tác giả 
 (họ, tên, chữ ký)
 Huỳnh Quốc Lâm
 SỞ GD & ĐT AN GIANG
TRƯỜNG THPT ĐỨC TRÍ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


 Tân Châu, ngày 06 tháng 02 năm 2017

BÁO CÁO 
Kết quả thực hiện sáng kiến, cải tiến, giải pháp kỹ thuật, quản lý, tác nghiệp, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật hoặc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng 
I- Sơ lược lý lịch tác giả:
- Họ và tên: Huỳnh Quốc Lâm	Nam, nữ: Nam
- Ngày tháng năm sinh: 07/11/1983
- Nơi thường trú: Số nhà 32, đường Châu Văn Liêm, Khóm Long Thị D, Phường Long Thạnh, Thị Xã Tân Châu, Tỉnh An Giang.
- Đơn vị công tác: Trường THPT Đức Trí
- Chức vụ hiện nay: Giáo viên dạy lớp
- Lĩnh vực công tác: Giảng dạy Vật Lý – Nghề PT - GVCN
II. Tên sáng kiến: Một số biện pháp hổ trợ học sinh của người giáo viên chủ nhiệm
III. Lĩnh vực: Chủ nhiệm
IV- Mục đích yêu cầu của sáng kiến:
Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến
Trường THPT Đức Trí là một trong những trường có chất lượng tuyển sinh đầu vào thấp nhất trên địa bàn Thị xã Tân Châu, ngoài chất lượng học tập, đạo đức của một đại bộ phận học sinh khi vào trường cũng có phần yếu hơn các trường lân cận. Trong khí đó, qua công tác vận động đầu năm, nhà trường và Giáo viên chủ nhiệm được dịp tiếp xúc với nhiều hoàn cảnh gia đinh, khó khăn, nghèo, cận nghèo, mồ côi, cha mẹ đi làm ăn xa, địa bàn cư trú của học sinh khác phức tạp,.Việc các em vào trường với một tâm thế chẳng đặng đừng, không coi trọng việc học, một số em còn ham chơi, có những suy nghỉ không đúng đắn, dễ bị lôi kéo vào các tệ nạn, các phòng trào văn hóa không tốt đẹp, một số em chỉ muốn vào trường cho có bạn có bè, rồi lo tụ tập. Đối với thực trạng đó, người GVCN phải có những biện pháp uốn nắn kịp thời, phải tư vấn, quan sát các mặt biểu hiện của học sinh khi đến lớp, khi giao lưu kết bạn trên các trang mạng Xã Hội để có những hình thức ứng xử kịp thời. 
Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến
	Hai năm học gần đây, tôi được phân công làm GVCN khối 10 (học sinh đầu cấp), trước thực trạng của nhà trường và học sinh, nhất là học sinh đầu cấp, các em còn chưa nắm được các quy định, quy chế của trường lớp, rồi các em chịu tác động của nhiều yếu tố ảnh hưởng từ bạn bè, gia đình, hoàn cảnh, các trang mạng, một phần do trình độ hiểu biết kém, chất lượng đầu vào của học sinh thấp,.nên các em có những hành vi, ứng xử không phù hợp, đi lệch khỏi các chuẩn mực chung do nhà trường và tâp thể quy định. Là một GVCN, tôi thấy mình cần tìm hiểu, sưu tầm, đọc và học hỏi từ đồng nghiệp các biện pháp khả dĩ có thể tư vấn, hổ trợ, can thiệp để các em có những hành vị ứng xử đúng văn hóa, phù hợp với chuẩn mực đạo đức của nhà trường – gia đình - xã hội. Thông qua những biện pháp thích hợp, một phần kích thích sự ham học, phấn đấu vươn lên của các em. Do đó, tôi chọn đề tài báo cáo sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp hổ trợ học sinh của người giáo viên chủ nhiệm”
Nội dung sáng kiến :
a. Một số vấn đề chung về công tác chủ nhiệm:
a.1. Nhiệm vụ và quyền hạn của GVCN
	Ở trường THPT, giáo viên chủ nhiệm lớp là người chịu trách nhiệm thực hiện mọi quyết định quản lý của hiệu trưởng đối với lớp và các thành viên trong lớp. GVCN lớp là người vạch kế hoạch, tổ chức cho lớp mình thực hiện các chủ đề theo kế hoạch và theo dõi, đánh giá việc thực hiện của các học sinh. Như vậy, trong số tất cả các giáo viên tham gia vào hoạt động giáo dục của lớp, giáo viên chủ nhiệm lớp chính là người trực tiếp, thường xuyên gần gũi với các em nhất. Bên cạnh những giờ dạy trên lớp giáo viên chủ nhiệm còn có những giờ chào cờ, giờ sinh hoạt hàng tuần để triển khai những công việc chung của trường, của lớp và để giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh. Với nhiệm vụ và vai trò như thế, một lần nữa, có thể khẳng định, người giáo viên chủ nhiệm lớp chính là người quan trọng nhất trong nhà trường trong quá trình tổ chức, giáo dục, hình thành sự phát triển nhân cách, hình thành đạo đức của học sinh. Nhưng không phải GVCN nào cũng nắm và hiểu rỏ các nhiệm vụ và quyền hạn của mình.
- Về nhiệm vụ, giáo viên chủ nhiệm trong trường THPT có những nhiệm vụ chính là: Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm học sinh, với hoàn cảnh và điều kiện thực tế nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp và của từng học sinh; Thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng; Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, với các giáo viên bộ môn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội có liên quan trong việc hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện, hướng nghiệp của học sinh lớp mình chủ nhiệm và góp phần huy động các nguồn lực trong cộng đồng phát triển nhà trường; Nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học; đề nghị khen thưởng và kỷ luật học sinh; đề nghị danh sách học sinh được lên lớp thẳng, phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp; hoàn chỉnh việc ghi sổ điểm và học bạ học sinh; Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng. Ngoài ra, người giáo viên chủ nhiệm lớp cũng phải thực hiện đẩy đủ những nhiệm vụ của một giáo viên bộ môn theo môn dạy của mình như: Dạy học và giáo dục theo chương trình, kế hoạch giáo dục, kế hoạch dạy học; quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giáo dục; tham gia nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng,...
- Về quyền hạn, giáo viên chủ nhiệm trong trường THPT có những quyền hạn chủ yếu sau: Được dự các giờ học, hoạt động giáo dục khác của học sinh lớp mình; Được dự các cuộc họp của Hội đồng khen thưởng và Hội đồng kỷ luật khi giải quyết những vấn đề có liên quan đến học sinh của lớp mình; Được dự các lớp bồi dưỡng, hội nghị chuyên đề về công tác chủ nhiệm; Được quyền cho phép cá nhân học sinh nghỉ học không quá 3 ngày liên tục; Được giảm giờ lên lớp hàng tuần theo quy định khi làm chủ nhiệm lớp. Ngoài ra, người giáo viên chủ nhiệm lớp cũng được hưởng đầy đủ những quyền khác của một giáo viên bộ môn như: Được nhà trường tạo điều kiện để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh; Được hưởng mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần và được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ theo các chế độ, chính sách quy định đối với nhà giáo,...
	a.2. Những yếu tố cần có để trở thành một giáo viên chủ nhiệm tốt:
	Theo bản thân tôi, để trở thành một GVCN tốt, chúng ta cần có các tố chất sau:
	- Trên hết là phải có tấm lòng yêu thương học trò, từ tình thương đối với các em, với mọi hoàn cảnh gia đình học sinh mà mình tiếp xúc_tìm hiểu ngay từ đầu năm, chúng ta, những người GVCN sẽ dễ dàng thông cảm cho các hoàn cảnh, các vấp ngã trong học tập, trong sinh hoạt tập thể của các em. Từ lòng yêu thương, chúng ta mở rộng lòng mình đón nhận các em, dù các em ấy có sai phạm gì thì mình cùng kiên nhẫn, uốn nắn và không ngại vất vả để các em hình thành nên nhân cách đạo đức tốt. 
	- Người GVCN tốt phải là người có năng lực quản lý, bao quát hết các hoạt động của lớp. GVCN phải nghiêm túc và một bộ óc kế hoạch hóa, mọi công việc của lớp, GVCN phải có kế hoạch rỏ ràng, công khai. Khi đã có kế hoạch, phổ biến đến các thành viên của lớp thì GVCN và tập thể lớp phải lao đầu vào làm, tất nhiên, đầu tàu vẫn là GVCN làm gương, rồi đến các thành viên khác của lớp.
	- Bên cạnh đó, GVCN cũng cần có sự nhiệt tình, sâu sát, cần cù , trí nhớ tốt, quan sát tinh, tâm lý giỏi, có khả năng 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ho_tro_hoc_sinh_cua_g.doc