Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt về đại lượng và đo đại lượng môn Toán Lớp 3

Môn Toán có một vị trí quan trọng trong các môn học ở Tiểu học, kiến thức

và kĩ năng của môn Toán ở tiểu học có nhiều ứng dụng trong đời sống của con

người và là cơ sở để học tiếp môn Toán ở các bậc học trên. Mặt khác, môn Toán ở

tiểu học góp phần giáo dục học sinh trở thành con người phát triển toàn diện; nó

giúp con người phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập, linh hoạt và hình

thành trong học sinh cách nhìn đúng đắn về sự vật, hiện tượng trong thực tiễn. Đồng

thời môn Toán ở tiểu học còn bồi dưỡng cho các em tính trung thực, cẩn thận, tính

khoa học trong lao động, học tập, góp phần vào sự hình thành các phẩm chất cần

thiết và quan trọng của con người lao động mới. Chính vì vậy mà môn Toán ở tiểu

học là môn học cực kì quan trọng không thể thiếu được đối với học sinh.

 

doc 29 trang Phúc Lộc 31/03/2025 160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt về đại lượng và đo đại lượng môn Toán Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt về đại lượng và đo đại lượng môn Toán Lớp 3

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt về đại lượng và đo đại lượng môn Toán Lớp 3
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIM ĐỘNG
 TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỨC HỢP
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT
VỀ ĐẠI LƯỢNG VÀ ĐO ĐẠI LƯỢNG
MÔN TOÁN LỚP 3
Người thực hiện : Trần Thị
Thanh Huyền
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Đức Hợp – Kim Động- Hưng Yên
Năm học: 2012- 2013
1
GIỚI THIỆU TÓM TẮT NỘI DUNG CỦA KINH NGHIỆM
NỘI DUNG
Phần mở đầu
I- Lý do chọn đề tài
1- Cơ sở lý luận
2- Cơ sở thực tiễn
II- Mục đích nghiên cứu
III- Nhiệm vụ nghiên cứu
IV- Đối tượng nghiên cứu
V- Phương pháp nghiên cứu
Phần nội dung
I- Thực trạng của việc dạy và học các đại lượng và đo đại lượng ở
lớp 3.
II- Nguyên nhân dẫn đến những sai lầm của học sinh lớp 3 khi học
về đại lượng và đo đại lượng
III- Biện pháp giúp học sinh học tốt về đại lượng và đo đại lượng
lớp 3.
IV- Thực nghiệm sư phạm
V- Kết quả
Trang
1
1
2
2
3
4
4
4
5
5
6
7
18
22
Phần kết luận
I- Bài học kinh nghiệm
II. Điều kiện áp dụng
III- Những kiến nghị đề xuất
IV- Kết luận chung
23
23
23
24
25
2
PHẦN MỞ ĐẦU
I- LÍ DO CHỌN SÁNG KIẾN:
1.Cơ sở lí luận:
Môn Toán có một vị trí quan trọng trong các môn học ở Tiểu học, kiến thức
và kĩ năng của môn Toán ở tiểu học có nhiều ứng dụng trong đời sống của con
người và là cơ sở để học tiếp môn Toán ở các bậc học trên. Mặt khác, môn Toán ở
tiểu học góp phần giáo dục học sinh trở thành con người phát triển toàn diện; nó
giúp con người phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập, linh hoạt và hình
thành trong học sinh cách nhìn đúng đắn về sự vật, hiện tượng trong thực tiễn. Đồng
thời môn Toán ở tiểu học còn bồi dưỡng cho các em tính trung thực, cẩn thận, tính
khoa học trong lao động, học tập, góp phần vào sự hình thành các phẩm chất cần
thiết và quan trọng của con người lao động mới. Chính vì vậy mà môn Toán ở tiểu
học là môn học cực kì quan trọng không thể thiếu được đối với học sinh.
Nội dung chương trình môn Toán ở tiểu học nói chung và ở lớp 3 nói riêng
bao gồm 5 mạch kiến thức:
- Số học
- Đại lượng và đo đại lượng
- Hình học
- Thống kê
- Giải toán
Các nội dung trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó nội dung dạy học đại
lượng và phép đo đại lượng giữ vai trò quan trọng nhằm giúp học sinh vận dụng vào
thực tiễn cuộc sống. Đồng thời, dạy học đại lượng và phép đo đại lượng nhằm giúp
củng cố các kiến thức có liên quan trong môn Toán, phát triển năng lực thực hành,
năng lực tư duy của học sinh. Cụ thể: việc dạy học các đại lượng và đo đại lượng,
lập bảng đơn vị đo, thực hành cân đo, làm các bài tập giúp các em biết so sánh, đối
chiếu, phân tích, tổng hợp, biết thao tác tư duy cơ bản để hình thành
3
những phẩm chất trí tuệ và năng lực sáng tạo. Những kiến thức và kĩ năng dạy đại
lượng và đo đại lượng còn góp phần giúp các em học tập tốt hơn các loại toán như:
Tính sản lượng, các bài toán có nội dung hình học ở các lớp trên,và cũng nhờ việc
dạy học đại lượng và đo đại lượng các em biết cân đo, biết ước lượng, biết xem giờ
và thực hành đổi tiền Việt Nam.Từ đó các em biết áp dụng những kiến thức đó
vào cuộc sống hàng ngày. Cũng chính nhờ việc dạy học đại lượng và đo đại lượng,
các em có thể học tốt hơn các môn học khác.
2- Cơ sở thực tiễn:
Trong quá trình dự giờ và trực tiếp giảng dạy môn Toán lớp 3 tôi nhận thấy
các đồng chí giáo viên và các em học sinh còn có những khó khăn, sai lầm và vướng
mắc khi dạy học về đại lượng và số đo đại lượng. Cụ thể:
a- Đối với giáo viên:
- Còn lúng túng trong việc hình thành các biểu tượng về đại lượng cho học
sinh.
- Chưa phát huy tính tích cực của học sinh khi dạy học về đại lượng và số đo
đại lượng.
- Chưa khắc sâu kiến thức cho học sinh khi dạy cách chuyển đổi các đơn vị đo
từ danh số phức hợp sang danh số đơn.
b- Đối với học sinh:
Đại lượng là một khái niệm trừu tượng. Để nhận thức được khái niệm đại
lượng đòi hỏi học sinh phải có khả năng trừu trượng hoá, khái quát hoá cao. Nhưng
học sinh tiểu học còn rất hạn chế về khả năng này. Cụ thể:
- Về tư duy: Học sinh tiểu học đang trong quá trình hình thành và phát triển, nhận
thức còn ở trong giai đoạn “tư duy cụ thể” do đó, việc nhận thức các kiến thức về
đại lượng và đo đại lượng là vấn đề khó. Các em khó có thể tư duy trừu tượng dựa
trên khái niệm mà cần có chỗ dựa là trực quan.
- Về trí nhớ: Đối với học sinh tiểu học, bộ não chưa phát triển hoàn chỉnh, các em
thường nhớ một cách máy móc do ngôn ngữ các em còn ít nên các em có xu hướng
thuộc lòng. Ở các em, trí nhớ trực quan hình tượng phát triển hơn trí nhớ lôgic.
4
- Về tri giác: Là khâu đầu tiên và rất quan trọng đối với hoạt động nhận thức của
học sinh tiểu học. Các em còn tri giác tổng thể, chưa biết phân tích sâu, riêng lẻ các
đặc điểm của đối tượng, cũng như chưa biết tổng hợp các đặc điểm riêng lẻ theo yêu
cầu quy định. Tri giác của các em còn gắn với hành động thực tiễn thể hiện bằng
cách trực quan.
- Về chú ý: Sự chú ý không chủ định còn chiếm ưu thế. Các em nhạy cảm với cái
mới lạ, hấp dẫn, màu mè, gợi cảm, trong khi đó, đại lượng và đo đại lượng là vấn đề
trừu tượng, khó hiểu, khó nhớ, và hay lẫn lộn nên sự chú ý của các em không tập
trung. Mặt khác, sự chú ý của các em còn chưa bền vững, mau mệt mỏi khi đối
tượng đơn điệu, trừu tượng, dẫn đến các em hay mắc sai lầm khi thực hành đối với
các đơn vị đo đại lượng.
Với những lí do trên đây, tôi đã lựa chọn, nghiên cứu sáng kiến “Một số biện
pháp giúp học sinh học tốt về đại lượng và đo đại lượng”.
II- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
1. Tìm hiểu cấu trúc, nội dung chương trình dạy học các đại lượng và đo đại lượng ở
sách giáo khoa Toán 3.
2.Đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm đạt hiệu quả tốt hơn khi tiến hành soạn
giảng từng bài cụ thể về dạy học đại lượng và đo đại lượng trong chương trình
Toán 3.
3.Tìm hiểu hệ thống bài tập về đại lượng và đo đại lượng trong chương trình Toán 3.
Nắm được các yêu cầu về kiến thức, kĩ năng của các bài tập đó và đề ra một số biện
pháp hướng dẫn học sinh thực hiện có hiệu quả những bài tập này.
III- NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.
1. Tìm hiểu những đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học về đại lượng và
đo đại lượng ở lớp 3.
2. Điều tra thực trạng việc dạy và học về đại lượng và đo đại lượng của giáo viên
và học sinh lớp 3 trong trường Tiểu học.
3.Thực nghiệm để kiểm chứng tính khả thi của biện pháp đã nêu trong sáng kiến.
5
IV- ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Học sinh lớp 3B và 3C trường Tiểu học Đức Hợp.
V- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1- Phương pháp nghiên cứu lí luận:
- Đọc các tài liệu có liên quan đến sáng kiến.
- Tìm hiểu sách giáo khoa, sách giáo viên, vở bài tập, vở Luyện toán 3 -
Đọc tài liệu bồi dưỡng giáo viên .
2- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Toạ đàm, trao đổi với giáo viên và học sinh tiểu học.
3- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:
Rút kinh nghiệm qua thực tế công tác giảng dạy.
4- Phương pháp thực nghiệm:
Tiến hành dạy thực nghiệm, đối chứng, đánh giá hiệu quả của việc áp dụng
phương pháp dạy học các đại lượng và đo đại lượng đã đề xuất.
6
PHẦN NỘI DUNG
I. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY VÀ HỌC CÁC ĐẠI LƯỢNG VÀ ĐO ĐẠI
LƯỢNG Ở LỚP 3:
1- Đối với giáo viên:
Những năm gần đây, việc đổi mới phương pháp dạy học được quan tâm đặc
biệt ở tất cả các bậc học và ở mọi môn học. Việc đổi mới phương pháp dạy học đạt
kết quả rõ rệt trong môn toán. Tuy nhiên vẫn còn một số kiến thức khó khiến giáo
viên lúng túng trong truyền đạt và học sinh gặp khó khăn trong việc thực hành,
luyện tập. Cụ thể ở môn toán lớp 3, đại lượng và đo đại lượng là một mảng kiến
thức tương đối khó và khô khan. Khi dạy đại lượng và đo đại lượng, một số giáo
viên còn nặng về giảng giải, lúng túng khi hình thành các biểu tượng về các đại
lượng và đơn vị đo đại lượng. Nhiều giáo viên còn sử dụng phương pháp dạy học cũ
“ Thầy giảng – trò ghi nhớ” làm hạn chế tư duy của học sinh, khiến học sinh thụ
động tiếp thu kiến thức.
2- Đối với học sinh:
Tôi tiến hành khảo sát chất lượng với nội dung về đại lượng và đo đại lượng ở
hai lớp 3B và 3C trường Tiểu học Đức Hợp và thu được kết quả như sau:
Giỏi
SL
3B
3C
29
29
5
4
%
17.2
13.8
Khá
SL
10
12
%
34.3
41.4
Trung
bình
SL
9
9
%
31
31
SL
5
4
Yếu
%
17.2
13.8
Lớp
Sĩ số
Qua chấm bài và trò chuyện với học sinh tôi nhận thấy học sinh thường mắc phải
những sai lầm sau:
- Nhầm lẫn khi đổi các đơn vị đo. Ví dụ: 4m2cm = 42cm
- Sai lầm khi so sánh số đo đại lượng. Ví dụ: 5m < 50cm
- Học sinh nhầm lẫn giữa các đơn vị đo như km và kg, hm và hg
- Lẫn lộn thời điểm và thời gian. Ví dụ: Học sinh nói: “Thời gian em thức dậy
7
buổi sáng là 7 giờ” – Lẽ ra phải nói: “Em thức dậy lúc 7 giờ”.
- Sai lầm khi suy luận. Ví dụ: Học sinh cho rằng: Sắt nặng hơn bông nên 1kg
sắt phải nặng hơn 1 kg bông.
- Không phân biệt được sự khác nhau giữa đại lượng độ dài và đại lượng diện
tích. Chẳng hạn: Khi yêu cầu tính chu vi và diện tích của một hình vuông có cạnh 4
cm, một học sinh đã làm như sau:
Chu vi hình vuông là: 4 x 4 = 16
Diện tích hình vuông là: 4 x 4 = 16
Từ đó, học sinh này nêu nhận xét: hình vuông trên có chu vi bằng diện tích.
II- NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN NHỮNG SAI LÇm CỦA HỌC SINH LỚP 3
KHI HỌC VỀ ĐẠI LƯỢNG VÀ ĐO ĐẠI LƯỢNG:
1.Từ phía học sinh:
Nhận thức của học sinh Tiểu học, nhất là ở các lớp đầu cấp thường là cảm
tính, tư duy của các em dựa vào trực quan và quan sát. Khả năng tưởng tượng của
học sinh tiểu học còn bị hạn chế. Suy luận của các em không phải là suy diễn mà là
một dãy các phán đoán gián đoạn, mò mẫm, chưa phải là phán đoán có ý thức.
Vì khái niệm đại lượng là một khái niệm trừu tượng, nằm tàng ẩn trong các
đối tượng vật chất cụ thể nên nhận thức được các khái niệm về đại lượng và đo đại
lượng đặc biệt khó khăn đối với học sinh Tiểu học. Chính vì vậy, khi học về đại
lượng và đo đại lượng học sinh thường mắc một số sai lầm.
2. Từ phía giáo viên:
Trong thực tế giảng dạy, còn một số giáo viên vẫn sử dụng phương pháp dạy học
cũ: Giáo viên thường chỉ truyền đạt, giảng giải theo các tài liệu đã có sẵn trong sách
giáo khoa, sách giáo viên. Vì vậy, giáo viên thường làm việc một cách máy móc và
ít quan tâm

File đính kèm:

  • docmot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_hoc_tot_ve_dai_luong_va_do_da.doc