Sáng kiến kinh nghiệm Một số bài tập phát triển sức nhanh cho học sinh lớp 9

2. Đặt vấn đề:

Thể dục thể thao ra đời cùng với sự xuất hiện và phát triển của xã hội loài người . Những đặc điểm của nền sản xuất và những quan hệ xã hội thời sơ cổ đã quyết định sự kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục thể chất với ngay quá trình lao động và các hình thức giáo dục khác. Cùng với quá trình lao động sản xuất, TDTT đã góp phần biến cải vượn người thành người cổ đại và từ cổ đại thành con người hiện đại ngày nay. Đối với tiến trình tồn tại và phát triển của xã hội TDTT đã trở thành một trong những phương tiện quan trọng để tồn tại xã hội và phát triển xã hội .

Phát triển sức mạnh cho học sinh trung học cơ sở là tạo nền tảng ban đầu cũng là cơ sở để phát triển và hoàn thiện thể chất bởi ở lứa tuổi này đang trong quá trình diễn biến phát triển mạnh mẽ về thể hình, dần hoàn thiện các chức năng, phát triển các tố chất thể lực nhằm nâng cao năng lực học tập và làm việc. Cũng trong giai đoạn này các em bước đầu tiếp xúc với các môn thi đấu thể thao trong các kỳ hội khoẻ phù đổng các cấp.

Đã từ lâu con người coi thể dục thể thao là một bộ phận của nền văn hoá nhằm hoàn thiện con người. Với quan điểm vận động là sức khoẻ, là sự sống. Các nhà triết học cổ đại cho rằng “Trong sáng về mặt đạo đức, phong phú về mặt tinh thần, hoàn thiện về mặt thể chất” (Platon) do thể dục thể thao mang lại. “Không có gì huỷ hoại sức khoẻ bằng thiếu sự vận động” (Arixton). Chính vì vậy muốn có một thân thể cường tráng, muốn học tập lao động tốt thì phải tập thể dục thể thao.

 

doc 17 trang Phúc Lộc 31/03/2025 220
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số bài tập phát triển sức nhanh cho học sinh lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số bài tập phát triển sức nhanh cho học sinh lớp 9

Sáng kiến kinh nghiệm Một số bài tập phát triển sức nhanh cho học sinh lớp 9
1. Tên đề tài: “MỘT SỐ BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC NHANH CHO HỌC SINH LỚP 9”.
2. Đặt vấn đề: 
Thể dục thể thao ra đời cùng với sự xuất hiện và phát triển của xã hội loài người . Những đặc điểm của nền sản xuất và những quan hệ xã hội thời sơ cổ đã quyết định sự kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục thể chất với ngay quá trình lao động và các hình thức giáo dục khác. Cùng với quá trình lao động sản xuất, TDTT đã góp phần biến cải vượn người thành người cổ đại và từ cổ đại thành con người hiện đại ngày nay. Đối với tiến trình tồn tại và phát triển của xã hội TDTT đã trở thành một trong những phương tiện quan trọng để tồn tại xã hội và phát triển xã hội .
Phát triển sức mạnh cho học sinh trung học cơ sở là tạo nền tảng ban đầu cũng là cơ sở để phát triển và hoàn thiện thể chất bởi ở lứa tuổi này đang trong quá trình diễn biến phát triển mạnh mẽ về thể hình, dần hoàn thiện các chức năng, phát triển các tố chất thể lực nhằm nâng cao năng lực học tập và làm việc. Cũng trong giai đoạn này các em bước đầu tiếp xúc với các môn thi đấu thể thao trong các kỳ hội khoẻ phù đổng các cấp.
Đã từ lâu con người coi thể dục thể thao là một bộ phận của nền văn hoá nhằm hoàn thiện con người. Với quan điểm vận động là sức khoẻ, là sự sống. Các nhà triết học cổ đại cho rằng “Trong sáng về mặt đạo đức, phong phú về mặt tinh thần, hoàn thiện về mặt thể chất” (Platon) do thể dục thể thao mang lại. “Không có gì huỷ hoại sức khoẻ bằng thiếu sự vận động” (Arixton). Chính vì vậy muốn có một thân thể cường tráng, muốn học tập lao động tốt thì phải tập thể dục thể thao.
Nhận thức được vai trò to lớn và tầm quan trọng của thể dục thể thao đối với việc trồng người, đối với dân tộc Việt Nam sau cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công. Trong lúc chính quyền còn non trẻ, còn đứng trước vô vàn khó khăn. Đất nước vừa phải chống, giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm. Bác Hồ đã ra lời kêu gọi toàn dân tập thể dục.
Qua lời kêu gọi của Người trong toàn dân đã giấy lên phong trào “Khoẻ vì nước” và cũng trong thời gian này Bác đã có lời dạy tâm đắc của mình với toàn dân “Muốn lao động sản xuất tốt, công tác và học tập tốt thì phải cần có sức khoẻ, muốn giữ được sức khoẻ thì phải tập luyện thể dục thể thao” đây là nguồn cổ vũ lớn lao cho sự nghiệp thể dục thể thao nước ta.
Công tác thể dục thể thao đã đem lại hiệu quả tích cực góp phần nâng cao sức khoẻ nhân dân, xây dựng đời sống văn hoá tinh thần, tạo thêm niềm phấn khởi tự hào trong nhân dân, thu hút thanh thiếu niên vào hoạt động rèn luyện vui chơi lành mạnh.
Ngày nay trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, mở rộng quan hệ quốc tế. Công tác thể dục thể thao lại càng có vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc.
Dưới chế độ của chúng ta việc chăm sóc sức khoẻ của nhân dân, tăng cường thể chất của nhân dân được coi là một nhiệm vụ quan trọng của Đảng và Chính phủ. Nhiệm vụ xây dựng nước nhà và bảo vệ tổ quốc đòi hỏi nhân dân ta phải có sức khoẻ dồi dào, thể chất cường tráng. Công tác thể dục thể thao là một phương pháp tốt có hiệu quả để tăng cường lực lượng lao động sản xuất và lực lượng quốc phòng, của cán bộ và nhân dân ta. Tăng cường dũng khí và nghị lực của mỗi người dân. Hơn nữa, vận động thể dục thể thao còn là một trong những phương pháp tốt để giáo dục nhân dân về tính tổ chức, kỷ luật và đoàn kết quần chúng đông đảo chung quanh Đảng và Chính phủ.
3. Cơ sở lý luận:
Sức mạnh là khả năng sinh ra lại cơ học bằng sự nỗ lực cơ bắp, sức mạnh tốc độ là khả năng sinh lực trong các động tác nhanh, sức mạnh này một mặt phụ thuộc vào đặc tính sinh lý cơ của động tác mặt khác phụ thuộc vào mức độ hoạt động của từng nhóm có riêng biệt và sự phối hợp giữa chúng.
Điền kinh là một môn thể thao bao gồm các nội dung đi bộ, chạy, nhảy, ném đẩy và nhiều môn phối hợp. Chạy ngắn là nội dung điển hình của sự phát triển về tốc độ, có cường độ và biên độ cực lớn hội tụ đầy đủ các yếu tố Nhanh- Mạnh – Bền trong thể thao. Đồng thời còn có tác động tốt tới các cơ quan chức năng của cơ thể, thông qua nội dung chạy ngắn để rèn luyện ý chí vươn lên, sự nỗ lực của bản thân cho học sinh trong học tập, lao động.	
	Sức nhanh là tổ hợp các thuộc tính chức năng của con người, có quy định chủ yếu và trực tiếp đặc tính tốc độ động tác cũng như thời gian phản ứng vận động.	
	Tốc độ là khả năng thực hiện động tác trong thời gian ngắn nhất, yếu tố quyết định của tốc độ là kinh hoạt của quá trình thần kinh và tốc độ co cơ được chia làm 4 yếu tố.	
	- Xuất hiện hưng phấn trong cơ quan cảm thụ.	
	- Dẫn truyền vào hệ thần kinh trung ương.	
	- Truyền tín hiệu từ hệ thần kinh trung ương tới cơ.	
	- Hưng phấn cơ vào hoạt động tích cực.	
	Trong thể dục thể thao, điền kinh là một môn có lịch sử lâu đời nhất, được ưa chuộng và phổ biến rộng rải trên toàn thế giới với nội dung phong phú và đa dạng, chiếm vị trí quan trọng trong chương trình thi đấu Olimpic quốc tế và trong đời sống văn hoá nhân loại. Vì thế các nhà thể thao mệnh danh môn bóng đá là thể thao “Vua” còn điền kinh là môn thể thao“Nữ hoàng”. Từ lâu điền kinh được phát triển rộng rải trên thế giới và được phát triển không ngừng, luôn vươn tới đỉnh cao giới hạn thể chất con người.
Ở nước ta điền kinh thu hút đông đảo học sinh tham gia tập luyện. Với nội dung phong phú, dể tập luyện đối với tất cả mọi lứa tuổi. Chính vì vậy điền kinh được phổ biến trong các trường phổ thông và được coi là môn học chính nhằm phát triển các tố chất thể lực chung, năng lực làm việc trong lao động và học tập. Bên cạnh đó nhà trường còn là nơi góp phần phát hiện bồi dưỡng nhân tài thể dục thể thao cho đất nước.
Do đặc điểm của học sinh lứa tuổi THCS tính hiếu động, ít tập trung, ít chú ý, nhất là khi lên lớp ngoài trời hay bị các yếu tố bên ngoài làm ảnh hưởng. Do vậy trong phần mở đầu giáo viên nên sử dụng một số trò chơi thường được các em ưa thích, để gây sự tập trung và hứng thú trước khi vào phần cơ bản. Hoặc cho cả lớp vỗ tay hát chung một bài hát để tạo sự thoả mái phấn khởi bước đầu cho quá trình tập luyện. Trong tiết học thể dục không nhất thiết phải tuân theo qui định khuôn khổ mà phải luôn luôn thay đổi thêm vào một số tình tiết mới dễ gây hứng thú cho học sinh. Như thông qua một số biện pháp trò chơi, thi đua khen thưởng, tăng độ khó.
Vì vậy muốn có một sức khoẻ dồi dào đáp ứng nhu cầu đời sống xã hội thì hoạt động TDTT là một hoạt động không thể thiếu được. Nó vô cùng phong phú và đa dạng, nó có ở khắp nơi, có tác dụng mạnh mẽ đến các mặt khác như đức dục, trí dục, mỹ dục. Căn cứ vào mục đích, tác dụng, nội dung cụ thể thì Đảng ta đã xác định bộ môn điền kinh là một trong những môn cơ bản của TDTT, là một môn học để vận dụng tất cả các đối tượng học sinh, sinh viên tham gia tập luyện, nó là một bộ phận cơ bản chủ yếu cấu thành tiêu chuẩn rèn luyện thân thể, điền kinh có vai trò quan trọng trong việc giáo dục phát triển tố chất vận động: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền, sự khéo léo.
Ngày nay điền kinh trở thành một môn mũi nhọn, phong trào tập luyện và thi đấu điền kinh phát triển rầm rộ khắp nơi, thu hút mọi người tham gia tập luyện. Vì thế đòi hỏi người thầy giáo dạy thể dục cần phải có phương pháp và kiến thức cần thiết để giảng dạy và huấn luyện, không chỉ nâng cao chất lượng đại trà mà còn phải nâng cao chất lượng các môn điền kinh nói chung và môn chạy bền nói riêng, góp phần xây dựng đội tuyển của trường và của phòng tham gia thi đấu hội khoẻ các cấp .
4. Cơ sở thực tiễn:
Trong các tố chất thể lực chung đó thì phát triển sức mạnh tốc độ rất quan trọng, cần thiết cho học sinh lứa tuổi 14 - 15. Ở lứa tuổi này cơ thể các em đang phát triển để đi đến hoàn thiện, nhưng quá trình phát triển đó chưa toàn diện, dể mất cân đối. Việc giảng dạy điền kinh ở các trường trung học cơ sở trong điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn, kỹ thuật chưa đầy đủ, phương tiện tập luyện chưa có. Vấn đề đặt ra cho chúng ta là nghiên cứu lựa chọn và vận dụng một nhóm bài tập để xắp xếp nội dung học tập nào cho phù hợp với khả năng của các em và điều kiện thực tế nhằm phát triển tốt chất sức mạnh tốc độ giúp các em việc nâng cao thành tích nhảy cao trong chương trình giảng dạy. Môn nhảy cao nằm trong 4 môn phối hợp (chạy 60m, ném bóng, nhảy cao, chạy 500m nữ, chạy 800m nam) thi đấu của học sinh trung học cơ sở. Ngoài việc nâng cao còn đưa tổng số điểm 4 môn phối hợp lên, trong đó tố chất sức mạnh tốc độ có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả nâng cao thành tích môn nhảy cao. 
Việc áp dụng một số bài tập nhằm nâng cao sức mạnh tốc độ là điều kiện cần thiết phát triển con người toàn diện, trực tiếp góp phần nâng cao hiệu quả học tập. Nhảy cao là một môn điền kinh mà chúng tôi nghiên cứu để phần nào nâng cao thành tích cho các em để có thể sánh vai cùng với các trường trong khu vực thành phố. 
Thực tế giảng dạy môn Thể dục ở các trường THCS vấn đề dụng cụ, sân bãi còn đơn giản nhưng để có được thành tích trong tập luyện và thi đấu đòi hỏi quá trình giảng dạy giáo viên phải hướng dẫn học sinh tuân thủ nghiêm túc các nguyên tắc quy định, giúp các em nắm bắt và thực hiện kỹ thuật động tác một cách chính xác, thuần thục.
	Các em học sinh cần đạt mức cần thiết về trình độ chuẩn bị thể lực toàn diện (Sức nhanh, sức mạnh, sức bền; mềm dẻo, khéo léo) để có đủ sức khoẻ học tập, lao động và tham gia các hoạt động xã hội quan trọng bên cạnh đó còn cần phải phát hiện bồi dưỡng một số học sinh có năng khiếu ở môn TT nào đó vào các đội tuyển TT.
	Từ lý do trên và thực tiễn cũng căn cứ vào khả năng của mình. Chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài nghiên cứu là :
“MỘT SỐ BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC NHANH CHO HỌC SINH LỚP 9”.
5/ Nội dung nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích tổng hợp số liệu thu thập được qua quá trình quan sát, phỏng vấn, nghiên cứu lựa chọn để xác định đúng các bài tập sức mạnh tốc độ có tác dụng tốt, phù hợp với học sinh nam lứa tuổi 14 - 15 trường THCS.
Từ những bài tập được nghiên cứu, lựa chọn chúng tôi tiến hành áp dụng vào học sinh nam lứa tuổi 14 - 15 trường THCS để đánh giá khách quan các bài tập đó.
Để thực hiện mục đích nghiên cứu đề tài đặt ra, c

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bai_tap_phat_trien_suc_nhanh_ch.doc