Sáng kiến kinh nghiệm Một số bài tập phát triển sức bền - nhanh nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly trung bình cho học sinh trường THPT Mỹ Tho

I. Điều kiện tạo ra sáng kiến

Thể dục là môn học, là hoạt động chủ yếu của công tác GDTC, một mặt của giáo dục toàn diện ở nhà trường, nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức và kĩ năng cơ bản để rèn luyện sức khỏe, nâng cao thể lực, giúp học sinh giải tỏa những căng thẳng do thiếu vận động tạo nên.

Việc dạy và học Thể dục trong trường THPT góp phần giữ gìn sức khỏe, phát triển thể lực, nâng cao chất lượng con người Việt Nam và chuẩn bị cho người lao động tương lai đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Mục tiêu giáo dục THPT đã được xác định trong luật giáo dục sửa đổi 2005 là “ giúp HS phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,

Giáo dục THPT nhắm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục THCS, hoàn thiện học vấn phổ thông và những hiểu biết thông thường về kĩ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống”.

Môn Thể dục ở THPT nhằm giúp học sinh củng cố, phát triển những kết quả đã học tập, rèn luyện ở Tiểu học, THCS, nâng cao và hoàn thiện năng lực thể chất cho học sinh phổ thông, góp phần thực hiện mục tiêu cho giáo dục THPT đã được xác định trong luật giáo dục. Cụ thể là:

- Có sự tăng tiến về sức khỏe, thể lực. Đạt tiêu chuẩn RLTT theo lứa tuổi và giới tính.

- Có những kiến thức, kĩ năng cơ bản về TDTT và phương pháp tập luyện các kĩ năng vận động cần thiết trong đời sống.

- Hình thành thói quen tập luyện TDTT thường xuyên và nếp sống lành mạnh, tác phong nhanh nhẹn, kỉ luật, tinh thần tập thể và các phẩm chất đạo đức, ý chí.

- Biết vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học vào các hoạt động ở nhà trường và trong đời sống hằng ngày.

 

doc 9 trang Phúc Lộc 31/03/2025 120
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số bài tập phát triển sức bền - nhanh nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly trung bình cho học sinh trường THPT Mỹ Tho", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số bài tập phát triển sức bền - nhanh nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly trung bình cho học sinh trường THPT Mỹ Tho

Sáng kiến kinh nghiệm Một số bài tập phát triển sức bền - nhanh nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly trung bình cho học sinh trường THPT Mỹ Tho
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: “Một số bài tập phát triển sức bền - nhanh nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly trung bình cho học sinh trường THPT Mỹ Tho”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: 
Học sinh đại trà, học sinh giỏi
3. Thời gian áp dụng sáng kiến: 
Tháng 9/2015 đến tháng 4/2016
4. Tác giả:
 	- Họ và tên: Nguyễn Viết Sơn
	- Năm sinh: 1979
	- Nơi thường trú: Yên Trung – Ý Yên – Nam Định
	- Trình độ chuyên môn: Cử nhân TDTT
	- Chức vụ công tác: Thư ký HĐ
	- Nơi làm việc: Trường THPT Mỹ Tho
	- Điện thoại: 0984439248
	- Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100%
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến
	- Tên đơn vị: Trường THPT Mỹ Tho
	- Địa chỉ: Yên Chính – Ý Yên – Nam Định
	- Điện thoại: 03503825642
I. Điều kiện tạo ra sáng kiến
Thể dục là môn học, là hoạt động chủ yếu của công tác GDTC, một mặt của giáo dục toàn diện ở nhà trường, nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức và kĩ năng cơ bản để rèn luyện sức khỏe, nâng cao thể lực, giúp học sinh giải tỏa những căng thẳng do thiếu vận động tạo nên.
Việc dạy và học Thể dục trong trường THPT góp phần giữ gìn sức khỏe, phát triển thể lực, nâng cao chất lượng con người Việt Nam và chuẩn bị cho người lao động tương lai đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Mục tiêu giáo dục THPT đã được xác định trong luật giáo dục sửa đổi 2005 là “giúp HS phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,
Giáo dục THPT nhắm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục THCS, hoàn thiện học vấn phổ thông và những hiểu biết thông thường về kĩ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống”.
Môn Thể dục ở THPT nhằm giúp học sinh củng cố, phát triển những kết quả đã học tập, rèn luyện ở Tiểu học, THCS, nâng cao và hoàn thiện năng lực thể chất cho học sinh phổ thông, góp phần thực hiện mục tiêu cho giáo dục THPT đã được xác định trong luật giáo dục. Cụ thể là:
- Có sự tăng tiến về sức khỏe, thể lực. Đạt tiêu chuẩn RLTT theo lứa tuổi và giới tính.
- Có những kiến thức, kĩ năng cơ bản về TDTT và phương pháp tập luyện các kĩ năng vận động cần thiết trong đời sống.
- Hình thành thói quen tập luyện TDTT thường xuyên và nếp sống lành mạnh, tác phong nhanh nhẹn, kỉ luật, tinh thần tập thể và các phẩm chất đạo đức, ý chí.
- Biết vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học vào các hoạt động ở nhà trường và trong đời sống hằng ngày.
Ở tuổi học sinh THPT tâm lí của các em có nhiều thay đổi, các em không có thói quen tự tập luyện để bảo vệ sức khỏe cũng như tập luyện các môn thể thao, nhất là các môn có tính dẻo dai và sự bền bỉ. Vì vậy, trong quá trình tập luyện hoặc huấn luyện học sinh giáo viên không nên đưa ra những bài tập đơn thuần, máy móc, dễ gây cho các em sự mệt mỏi, căng thẳng, nhàm chán, dẫn đến phản tác dụng; mà phải kích thích, tác động toàn diện cả về mặt tâm - sinh lí ở các em, tạo nên sự hứng thú, giúp các em ham thích, từ đó các em tập luyện tốt hơn. 
Điền kinh nói chung và nội dung chạy cự ly trung bình(800m Nữ và 1500m Nam) nói riêng.
Chạy cự ly trung bình là nội dung luyện tập tương đối khó, đòi hỏi mỗi học sinh hay mỗi vận động viên khi thực hiện hết cự ly phải có sức bền, sức nhanh; biết phân phối sức một cách khéo léo; phù hợp, mới đảm bảo lượng vận động cần thiết. Trong chạy cự ly trung bình ngoài sức nhanh còn có sự quyết định của sức bền; ngoài sức bền chung thì sức bền chuyên môn có ý nghĩa quan trọng, quyết định tới thành tích của người tập, nếu không có sức bền chuyên môn tốt thì khả năng vượt qua “cực điểm” của người tập sẽ rất thấp và nó ảnh hưởng lớn đến thành tích. Sự điều tiết của cơ thể không tốt sẽ dẫn tới người tập không duy trì được thời gian hoạt động, không hoàn thành cự ly, dẫn đến thành tích kém. Không đạt được yêu cầu của nội dung môn học. 
Luật Giáo dục sửa đổi năm 2010 (Điều 5) đã quy định: "Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên". 
Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã nêu: "Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập của học sinh".
Hiện nay, do yêu cầu đổi mới của phương pháp giáo dục và yêu cầu học tập mà đòi hỏi học sinh phải có thể lực để tiếp thu tốt các bài học trên lớp và nâng cao sức đề kháng. Để giờ dạy đạt hiểu quả cao giáo viên cần nắm vững tâm lý của học sinh. Cần tìm hiểu rõ thể trạng của từng học sinh để đưa ra những phương pháp, bài tập luyện tập phù hợp với nội dung giảng dạy và phù hợp với học sinh.
Học sinh THPT đang bước vào thời kỳ dậy thì nên cơ thể các em phát triển với tốc độ rất nhanh cả về hình thái lẫn tố chất thể lực cũng như chức phận của các hệ cơ quan trong cơ thể. Lúc này, thể dục thể thao có tác dụng cực kỳ quan trọng đến việc phát triển toàn diện cơ thể. Vì vậy, đối với giáo viên giảng dạy bộ môn giáo dục thể chất cần tìm hiểu và học tập những phương pháp, những bài tập tiên tiến phù hợp với đặc trưng; tính chất của từng nội dung để áp dụng trong giờ dạy nhằm nâng cao thành tích và tham gia tích cực vào phát triển thể lực cho học sinh.
Thực tế, tại trường THPT Mỹ Tho giáo viên áp dụng các bài tập trong quá trình luyện tập chạy cự ly trung bình cho học sinh còn hạn chế. Đa số các em còn coi nhẹ việc luyện tập, vận dụng các bài tập vào trong quá trình tập luyện chưa đạt hiệu quả. Đặc biệt, tình trạng học sinh không đáp ứng được yêu cầu về thể lực ngày càng tăng do ý thức yếu kém của các em trong tự luyện tập ở trường cũng như ở nhà.
Qua nghiên cứu và áp dụng các bài tập trong quá trình luyện tập chạy cự ly trung bình vào giảng dạy ở trường THPT Mỹ Tho, tôi đã thu nhận được một số kết quả: học sinh đã tích cực luyện tập, thể lực của các em đã dần được nâng cao, nhìn chung các em không còn tâm lý sợ sệt khi phải luyện tập cự ly trung bình, thành tích trong cự li chạy trung bình kể cả cự ly chạy bền của các em được nâng lên. kết quả rèn luyện đã có tiến bộ rõ rệt.
Chính vì những cơ sở trên, tôi đã mạnh dạn thực hiện nghiên cứu đề tài : “Một số bài tập phát triển sức bền - nhanh nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly trung bình cho học sinh trường THPT Mỹ Tho”. Tôi hy vọng rằng sáng kiến nhỏ bé này của mình sẽ góp phần nâng cao thể lực, thành tích cho học sinh trong cuộc sống thường ngày và đặc biệt là qua các cuộc thi thể thao của huyện và Sở giáo dục đào tạo tổ chức. 
II. Mô tả giải pháp
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
Chạy cự ly trung bình là nội dung xuyên suốt trong các tiết học Thể dục ở trường THPT, nhưng các em vẫn rất ngại tập nội dung này đặc biệt là các cuộc thi đấu ở trường các em tham gia rất ít.
Qua khảo sát thực tiễn học sinh tại trường THPT Mỹ Tho tôi nhận thấy:
Học sinh thường xuyên tự tập luyện thể dục thể thao ngoài giờ, chiếm khoảng 20%tổng số học sinh của trường; số lượng học sinh chọn nội dung chạy bền, chạy cự ly trung bình hầu như không có, các em chỉ chơi đá cầu, đá bóng. Học sinh nữ thì rất ít mà các em chủ yếu dành thời gian đó để học hoặc xem tivi, lướt wet
Chạy cự ly trung bình trong trường hầu như không có học sinh tham gia tập luyện, khi giáo viên tuyển chọn học sinh đi tham gia thi đấu tại các giải thể thao thì đa số học sinh không đạt được thành tích cao.
 Thể lực, thành tích các môn thể thao nói chung, chạy cự ly trung bình nói riêng của học sinh hiện nay luôn là một vấn đề được đặc biệt quân tâm và là tiêu chí đánh giá xếp loại học sinh. Sở dĩ có thực trạng trên do những nguyên nhân sau:
* Nguyên nhân khách quan:
- Giảng dạy chạy cự ly trung bình chủ yếu tập trung vào nội dung chạy bền trong từng tiết học, không được dạy trong chương trình chỉ tập luyện học sinh khi tham gia thi đấu tại các hội thao, hội khỏe của trường cũng như của huyện và tỉnh nên thật sự chưa thu hút được sự tham gia của học sinh.
- Do môi trường bên ngoài, một số phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến học sinh làm cho một số học sinh có biểu hiện rất thích thú và bị lôi cuốn vào các trò chơi điện tử, chát trên mạng, nên ít thời gian dành cho hoạt động thể dục thể thao và lao động chân, tay.
- Do phong trào thể dục thể thao ở làng, xã huyện còn hạn chế
* Nguyên nhân chủ quan:
+ Học sinh:
- Do các em chưa ý thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe cho bản thân. 
- Học sinh chưa biết cách áp dụng phương pháp luyện tập và bài tập phù hợp với thể trạng cơ thể mình.
- Do áp lực của việc học. 
- Đa số các em chọn những môn luyện tập theo ý thích chủ quan của mình mà không để ý đến thể trạng cơ thể cũng như tố chất vận động của mình. Một số em có thể trạng và thể lực yếu lại thích các môn vận động mạnh như: môn bóng đá, bóng chuyền... Rất ít học sinh chọn cho mình môn chạy cự ly trung bình. Vì môn này rất đơn điệu và dễ nhàm chán.
- Do các em chưa có hứng thú trong tập luyện, khi thích thì tập, không thích thì thôi. Không duy trì tập luyện thường xuyên, tính tự giác tích cực trong tập luyện chưa cao. 
+ Giáo viên và nhà trường:
- Giáo viên chưa cập nhật kịp thời các phương pháp giảng dạy, chưa đưa ra những bài tập phù hợp với đặc trưng từng nội dung của môn học nhất là các cự ly của nội dung chạy. Vì vậy, chưa gây được sự hứng thú, ý thức tự tập luyện của học sinh; chưa phát huy được tố chất vận động: về sức mạnh, sức nhanh, sức bền, sức mềm - dẻo. Nhất là tố chất bền - nhanh là tố chất rất quan trọng trong quá trình 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bai_tap_phat_trien_suc_ben_nhan.doc