Sáng kiến kinh nghiệm Mệnh đề quan hệ và hệ thống bài tập phát triển năng lực của học sinh

A. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến

 - Mệnh đề quan hệ là phần kiến thức quan trọng trong chương trình tiếng anh THPT. Phần kiến thức này có mặt ở chương trình của cả 3 khối lớp

 + English 10 ( unit 4, unit 5)

 + English 11 (unit 9, unit 10, unit 11, unit 12)

 + English 12 (unit 6)

 - Sự thay đổi trong cấu trúc đề thi tốt nghiệp môn tiếng Anh của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong mỗi đề thi đều có từ 1 đến 2 câu liên quan tới mệnh đề quan hệ. Đặc biệt, nếu trong bài viết đoạn văn, học sinh sử dụng được phần kiến thức này sẽ làm bài viết phong phú thêm.

 - Mặc dù đây không là dạng kiến thức quá mới mẻ và khó nhưng nhiều học sinh lại hay mắc lỗi khi làm các dạng bài tập có liên quan vì phần kiến thức này chưa phù hợp với năng lực của từng người học.

 

doc 33 trang Phúc Lộc 31/03/2025 220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Mệnh đề quan hệ và hệ thống bài tập phát triển năng lực của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Mệnh đề quan hệ và hệ thống bài tập phát triển năng lực của học sinh

Sáng kiến kinh nghiệm Mệnh đề quan hệ và hệ thống bài tập phát triển năng lực của học sinh
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH
TRƯỜNG THPT C NGHĨA HƯNG
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
Đề tài :
Mệnh đề quan hệ và hệ thống bài tập phát triển năng lực của học sinh
Tác giả: PHẠM THỊ NGÂN
Trình độ chuyên môn: Cử nhân tiếng Anh
Chức vụ: Giáo viên tiếng Anh
Đơn vị công tác: Tổ tiếng Anh –
Trường THPTC Nghĩa Hưng
Nghĩa Hưng,ngày 1 tháng 6 năm 2016
1. Tên sáng kiến: Mệnh đề quan hệ và hệ thống bài tập phát triển năng lực học sinh.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn tiếng Anh lớp 10, 11, chương trình cơ bản
3. Thời gian áp dụng sáng kiến: 
- Khối lớp 11 (từ tuần học thứ 20- tuần 28 năm học 2015- 2016)
- Khối lớp 10 (tuần học thứ 7- tuần học thứ 8 năm học 2015- 2016)
4. Tác giả: 
	- Họ và tên: Phạm Thị Ngân
	- Năm sinh: 5/11/1984
	- Nơi thường trú: Xóm 3- Nghĩa Phúc- Nghĩa Hưng
	- Trình độ chuyên môn: Cử nhân tiếng Anh
	- Chức vụ công tác: Giáo viên
	- Nơi làm việc:Trường THPT C Nghĩa Hưng
	- Điện thoại: 01643752366
	- Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100%
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến: 
	Tên đơn vị: Trường THPT C Nghĩa Hưng
	Địa chỉ: Thị trấn Rạng Đông – Nghĩa Hưng – Nam Định
	Điện thoại: 03503873162
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
A. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến
	- Mệnh đề quan hệ là phần kiến thức quan trọng trong chương trình tiếng anh THPT. Phần kiến thức này có mặt ở chương trình của cả 3 khối lớp
	+ English 10 ( unit 4, unit 5)
	+ English 11 (unit 9, unit 10, unit 11, unit 12)
	+ English 12 (unit 6)
	- Sự thay đổi trong cấu trúc đề thi tốt nghiệp môn tiếng Anh của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong mỗi đề thi đều có từ 1 đến 2 câu liên quan tới mệnh đề quan hệ. Đặc biệt, nếu trong bài viết đoạn văn, học sinh sử dụng được phần kiến thức này sẽ làm bài viết phong phú thêm.
	- Mặc dù đây không là dạng kiến thức quá mới mẻ và khó nhưng nhiều học sinh lại hay mắc lỗi khi làm các dạng bài tập có liên quan vì phần kiến thức này chưa phù hợp với năng lực của từng người học.
B. Mô tả giải pháp
I. Thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến
	Sau nhiều năm dạy tiếng Anh tại trường THPT C Nghĩa Hưng, tôi thấy đa phần học sinh đã nhận ra vai trò quan trọng của việc hình thành kĩ năng làm các dạng bài tập ngữ pháp. Tuy nhiên đa số các em học sinh chưa hứng thú với các buổi học lý thuyết và làm các bài tập áp dụng để củng cố lý thuyết. Mặt khác rất nhiều học sinh chưa có thói quen tự tìm các bài tập có liên quan. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do các em chưa chú ý trong giờ học, ghi chép không đầy đủ, và đặc biệt học sinh còn sắp xếp các dạng bài tập một cách lộn xộn, không đi từ kiến thức dễ đến khó nên sinh ra tình trạng chán nản khi học.
	Hiện nay, học sinh được cung cấp một số lượng khổng lồ các nguồn tài liệu từ sách tham khảo và internet,... Tuy nhiên điều này lại gây khó khăn cho học sinh trong việc lựa chọn các nguồn kiến thức phù hợp với năng lực của bản thân mình để đáp ứng được mục tiêu học tập. Vấn đề là HS phải tìm ra cách tự học- tự đọc thế nào để có kết quả cao. Đây chính là điểm yếu của nhiều HS, tự học phù hợp với năng lực học tập là vấn đề mà giáo viên cần quan tâm để đưa ra cách dạy, cách học cho HS của mình.
	Theo phương pháp truyền thống, tiến trình của các tiết học lý thuyết thường diễn ra như sau: giáo viên cung cấp kiến thức, sau đó ra bài tập áp dụng. Điều này có một lợi thế là học sinh được cung cấp lý thuyết một cách đầy đủ. Tuy nhiên, các em thường lúng túng khi làm các bài tập vì chưa phù hợp với năng lực của từng học sinh.
	Thực trạng của trường THPT C Nghĩa Hưng cũng không là một ngoại lệ. Nếu dạy theo cách truyền thống đối với phần kiến thức về mệnh đề quan hệ thì học sinh rất khó khăn khi giải quyết các bài tập dẫn tới kết quả kiểm tra và các kì thi chưa cao
	 Cụ thể: 
	* Số liệu được thống kê trước khi áp dụng sáng kiến đối với học sinh khối 10 và 11 như sau: 
* Kết quả trước khi hướng dẫn
Lớp
Giỏi (%)
Khá (%)
Trung bình (%)
Điểm dưới 5 (%)
10A1
20
40
30
10
10A2
15
34
35
16
11A 5
10
13
47
30
12A8
5
14
46
35
	Từ thực tế đó tôi đã lựa chọn đề tài này và hệ thống bài tập để phát triển năng lực học sinh theo 4 mức độ, giúp HS phát triển năng lực học tập và tự tin với các kì thi.
II. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
1. Vấn đề cần giải quyết 
	Lý thuyết về mệnh đề quan hệ và xây dựng hệ thống các bài tập liên quan tới phần kiến thức này. Cụ thể như sau
 1.1. Khái niệm
	- Mệnh đề quan hệ là mệnh đề phụ được nối với mệnh đề chính bởi các đại từ quan hệ (who, whom, whose, which, that) hay các trạng từ quan hệ như (where, when, why). Mệnh đề quan hệ đứng ngay đằng sau danh từ,  bổ sung ý nghĩa cho danh từ.Chức năng của nó giống như một tính từ do vậy nó còn được gọi là mệnh đề tính ngữ.
 * Ví dụ: The woman who lives next door is a doctor.
1.2. Các đại từ quan hệ	
	a. Who: (sb+ who+ V)
	- Là đại từ quan hệ chỉ người làm chủ ngữ, đứng sau tiền ngữ chỉ người để làm chủ ngữ cho động từ đứng sau nó.
	- Theo sau who là một động từ
Eg: 	+ The man who is sitting by the fire is my father. 
	+ That is the girl who helped me with my housework.
	b. Whom: (sb+ whom + S+ V)
	- Là đại từ quan hệ chỉ người làm tân ngữ, đứng sau tiền ngữ chỉ người để làm tân ngữ cho động từ đứng sau nó.
	-Theo sau whom là một chủ ngữ
Eg:	+ The woman whom I wanted to see was away on holiday.	
	c. Whose: (sb+ whose + n.)
	- Là đại từ quan hệ chỉ người, thay cho tính từ sở hữu. Whose cũng được dùng cho of which. 
	-Theo sau Whose luôn là 1 danh từ
Eg: + He is the man whose car has been stolen.
	d. Which: (st+ which+.)
	- Là đại từ quan hệ chỉ vật, làm chủ ngữ hoặc tân ngữ cho động từ sau nó. 
	- Theo sau which có thể là một động từ hoặc một chủ ngữ.
Eg:	This is the book. I like it best.=> This is the book which I like best.
	The hat is red. It is mine.=> The hat which is red is mine.
	- Khi which làm tân ngữ, ta có thể lược bỏ which
Eg: This is the book I like best . .The dress (which) I bought yesterday is very beautiful.
	e. That: (sb/st + that+)
	- Là đại từ quan hệ chỉ cả người lẫn vật, có thể được dùng thay cho Who, Whom, Which trong mệnh đề quan hệ thuộc loại Restricted Clause (Mệnh đề xác định)
Eg: + That is the book that I like best.=>That is the bicycle that belongs to Tom.
 + My father is the person that I admire most.
 + I can see the girl and her dog that are running in the park.
* Chú ý cách sử dụng của "that"
	- Khi cụm từ đứng trước vừa là danh từ chỉ người và vật
	Eg: He told me about the places and people that he had seen in London
	- Sau các tính từ so sánh hơn nhất, first  last., next
	Eg: This is the most interesting film that I’ve ever seen.
	Moscow is the finest city that she’s ever visited.
	That is the last letter that he wrote.
	She was the first person that broke the silence.
	- Sau các từ all, only (duy nhất) và very (chính là)
	Eg: All that he can say is this.
	I bought the only book that they had.
	You’re the very man that I would like to see.
	- Sau các đại từ bất định( anything, something)
	Eg: He never says anything that is worth listening to.
	I’ll tell you something that is very interesting.
	- Trong mẫu câu nhấn mạnh
	It + be+that.
1.3. Các trạng từ quan hệ
a. When: là trạng từ quan hệ chỉ thời gian, đứng sau tiền ngữ chỉ thời 	gian, dùng thay cho at, on, in + which, then
Eg: + May Day is the day when people hold a meeting. (= on which)
	+ I’ll never forget the day when I met her.	(=on 	which)
	+ It was the time when he managed the company. (= at which)	
b. Where: là trạng từ quan hệ chỉ nơi trốn, thay cho a, on, in + which; 	there)
Eg: 	That is the village where I was born. (= in which)
c. Why: là trạng từ quan hệ chỉ lí do, đứng sau tiền ngữ “the reason”, 	dùng thay cho “for the reason”
Eg:	+ Please tell me the reason why she left so early. (= for which)
	+ Mike told me the reason why he had been late. 
* Bảng tổng hợp về cách dùng của đại từ và trạng từ quan hệ.
1.Who: (sb+ who+ V)
2. Whom: (sb+ whom + S+ V)
3.Whose: (sb+ whose + n.)
4.Which: (st+ which+.)	
5. That: (sb/st + that+)
6.When: (the day/ the time+ when)
7. Where: (the place + where)
8.Why: (the reason + why.)
1.4. Các loại mệnh đề quan hệ: có ba loại mệnh đề quan hệ
a. Mệnh đề quan hệ xác định ( restrictive relative clause)
	- Mệnh đề quan hệ xác định dùng để bổ nghĩa cho danh từ đứng trước, là bộ phận quan trọng của câu,nếu bỏ đi mệnh đề chính không có nghĩa rõ ràng.
	Eg : + The girl who is wearing the blue dress is my sister. 
b. Mệnh đề quan hệ không xác định (non- restrictive relative clause )
	- Mệnh đề quan hệ không xác định dùng để bổ nghĩa cho danh từ đứng trước,là phần giải thích thêm, nếu bỏ đi mệnh đề chính vẫn còn nghĩa rõ ràng.
	- Mệnh đề quan hệ không xác định thường được ngăn với mệnh đề chính bởi các dấu phẩy. Danh từ đứng trước thường là tên riêng hoặc trước các danh từ thường có các từ như: this, that, these, those, my, his herđứng trước.
	- Không được dùng that trong mệnh đề không xác định.
Eg: + My brother , who is sitting next to mike, is a doctor.
	+ This girl, whom you met yesterday, is my daughter.
c. Mệnh đề quan hệ nối tiếp
	- Mệnh đề quan hệ nối tiếp dùng để giải thích cả một câu, trường hợp này chỉ dùng đại từ quan hệ which và dùng dấu phẩy để tách hai mệnh đề. Mệnh đề này luôn đứng ở cuối câu. (whichever, whoever, whatever, whomever)
Eg: + He won the game, which made my family happy.
	+ Mary tore Tom’s letter, which made him sad.
1.5. Rút gọn mệnh đề quan hệ: (mệnh đề quan hệ có thể rút gọn theo 4 cách:)
a. Using participle phrases (sử dụng hiện tại phân từ)
	- Present participle: Dùng cho các động từ trong mệnh đề quan hệ ở thể chủ động. Ta dùng present participle phrase thay cho mệnh đề đó (bỏ đại từ quan hệ và trợ động từ, đưa động từ chính về nguyên mẫu rồi thêm –ing)
	+ Eg1. The man who is sitting next to you is my uncle.
	-> The man sitting to you is my uncle.
	+ Eg 2. Do you know the boy who broke the windows last night?
	-> Do you know the boy breaking the windows last night?
b. Using past participle
	- Past participle: Dùng cho các động từ trong mệnh đề quan hệ ở th

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_menh_de_quan_he_va_he_thong_bai_tap_ph.doc