Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm xây dựng liên đội mạnh ở trường Tiểu học Thạnh Trị 2
1. Bối cảnh của đề tài:
Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh là một tổ chức duy nhất của thiếu nhi Việt Nam, góp phần trong sự nghiệp quang vinh của đất nước bằng những việc làm “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ - Tùy theo sức của mình”.
- Ngày nay, chúng ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước, trong hành trình quang vinh này với sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự dìu dắt của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và truyền thống hơn nửa thế kỷ qua của Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Chắc chắn lớp thiếu nhi hôm nay sẽ nối tiếp thành tích của các lớp thế hệ đội viên đi trước bằng những việc làm mới của mình.
- Trong 6 năm qua, tôi được BGH nhà trường phân công làm giáo viên Tổng phụ trách Đội (TPT Đội) TNTP Hồ Chí Minh. Tôi đã gặp rất nhiều khó khăn trong công tác Đội, cũng như trong công tác xây dựng mô hình liên đội mạnh. Nhưng nhờ sự kiên nhẫn, quyết tâm tìm tòi ra nguyên nhân và giải pháp để khắc phục khó khăn trong công tác Đội. Từ đó tôi đã nghiên cứu rút ra những kinh nghiệm xây dựng liên đội vững mạnh.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm xây dựng liên đội mạnh ở trường Tiểu học Thạnh Trị 2

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài: KINH NGHIỆM XÂY DỰNG LIÊN ĐỘI MẠNH Ở TRƯỜNG TH THẠNH TRỊ 2 Họ và tên: QUÁCH VĂN HÙNG Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thạnh Trị 2 I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Bối cảnh của đề tài: Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh là một tổ chức duy nhất của thiếu nhi Việt Nam, góp phần trong sự nghiệp quang vinh của đất nước bằng những việc làm “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ - Tùy theo sức của mình”. - Ngày nay, chúng ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước, trong hành trình quang vinh này với sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự dìu dắt của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và truyền thống hơn nửa thế kỷ qua của Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Chắc chắn lớp thiếu nhi hôm nay sẽ nối tiếp thành tích của các lớp thế hệ đội viên đi trước bằng những việc làm mới của mình. - Trong 6 năm qua, tôi được BGH nhà trường phân công làm giáo viên Tổng phụ trách Đội (TPT Đội) TNTP Hồ Chí Minh. Tôi đã gặp rất nhiều khó khăn trong công tác Đội, cũng như trong công tác xây dựng mô hình liên đội mạnh. Nhưng nhờ sự kiên nhẫn, quyết tâm tìm tòi ra nguyên nhân và giải pháp để khắc phục khó khăn trong công tác Đội. Từ đó tôi đã nghiên cứu rút ra những kinh nghiệm xây dựng liên đội vững mạnh. 2. Lý do chọn đề tài: Hiện nay đất nước ta đang tiến hành sự nghiệp đổi mới toàn diện và sâu sắc, với mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam từ năm 2001-2020 theo Nghị Quyết TW2 (khoáVIII) đã khẳng định: “Đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân, tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản đã trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại hoá”. Để tiến hành sự nghiệp đổi mới đó thì chúng ta phải hết sức coi trọng con người, nhân tố con người được đặt vào vị trí trung tâm của chiến lược kinh tế xã hội, xây dựng đất nước. Muốn vậy phải phát triển giáo dục “đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho con người” “Coi giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Như vậy con người được đặt ở trung tâm chiến lược, trong đó lớp thiếu niên, nhi đồng hôm nay sẽ là những công dân, những người làm chủ tương lai đất nước sau này . Để đáp ứng yêu cầu về con người, mục tiêu giáo dục đào tạo nói chung và giáo dục học sinh Tiểu học nói riêng có nhiệm vụ phải giáo dục và phải đào tạo ra những con người có tính tự chủ, năng động, sáng tạo, có kiến thức văn hoá, đặc biệt phải có lòng yêu nước, yêu Chủ Nghĩa Xã Hội. Trong đó giáo dục là nền tảng nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn, lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học tiếp lên phổ thông trung học. Với những nhiệm vụ và ý nghĩa quan trọng nêu trên và những kết quả đã đạt được từ những năm học trước để tổ chức Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh của nhà trường thực sự vững mạnh và là lực lượng kế cận trong tương lai của đất nước. Bản thân tôi nhận thấy muốn xây dựng được một Liên đội vững mạnh, tạo điều kiện cho đội viên phấn đấu và rèn luyện trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ, là những công dân, người chủ tương lai trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, người đội viên cần trang bị cho mình một hành trang kiến thức, đồng thời phải tích cực thi đua rèn luyện tiếp thu khoa học tiên tiến làm tăng thêm vốn kiến thức, kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn của đội viên. Trên cơ sở tạo cho đội viên có niềm tin, mạnh dạn hơn, sáng tạo hơn, sôi nổi hơn, qua đó thể hiện được vai trò nòng cốt của Đội, trở thành nơi hội tụ của thiếu nhi, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Với những lý do nêu trên tôi mạnh dạn xây dựng đề tài “Một vài kinh nghiệm xây dựng liên đội vững mạnh ”. 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: - Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chủ yếu nghiên cứu phương pháp xây dựng liên đội mạnh. - Đối tượng nghiên cứu: Liên đội Trường tiểu học Thạnh Trị 2, xã Thạnh Trị, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang. 4. Mục đích của đề tài. Bản thân tôi nghiên cứu đề tài trên nhằm những mục đích sau đây: - Tìm ra các phương pháp hoạt thích hợp nhằm nâng cao thành tích của liên đội giữ vững danh hiệu liên đội mạnh. - Nâng cao nghiệp vụ công tác của bản thân, nâng cao chất lượng giảng dạy. - Tìm ra những nguyên tắc cơ bản nhất trong chương trình công tác đội và phong trào thiếu nhi trường học.. - Nâng cao nhận thức của học sinh về hoạt động đội, góp phần giúp các em yêu sao, yêu đội, yêu trường lớp và giáo dục toàn diện cho học sinh. - Trao đổi những nghiên cứu của bản thân với đồng nghiệp trong địa phương nhằm tìm ra những phương pháp tối ưu nhất. 5. Sơ lược những điểm mới cơ bản nhất trong kết quả nghiên cứu. - Đưa ra kinh nghiệm hoạt động theo phương pháp mới có hệ thống và giáo dục toàn diện học sinh. - Áp dụng vào việc tập luyện kỹ năng đội để tham gia tốt các hoạt động như: “Nhân Tài đất Việt”, “Chỉ huy đội giỏi”, “Phụ trách Sao giỏi”. 6. Khẳng định tính sáng tạo về khoa học và thực tiễn của vấn đề. Bản thân tôi khẳng định những phương pháp được đề xuất được chính bản thân tôi nghiên cứu và lần đầu tiên được áp dụng tại trường Tiểu học Thạnh Trị 2, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang. Trong đó tôi đã đề xuất các kinh nghiệm hoạt động theo một hệ thống logic và có tính nguyên tắc cao đảm bảo thực hiện có hiệu quả. II. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI: 1. Cơ sở lý luận: Trong xã hội Xã hội chủ nghĩa đội thiếu niên tiền phong là thế hệ măng non cần được giáo dục, cùng với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục đào tạo bồi dưỡng các em thành những con người phát triển toàn diện. Ở nước ta, Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh và nhà trường có cùng nội dung giáo dục là: "Giáo dục các em theo 5 điều Bác Hồ dạy" Hoạt động Đội Phải phù hợp với quy luật chung của quá trình giáo dục cộng sản mà khoa học giáo dục đã và đang nghiên cứu thực hiện. Ngoài ra công tác Đội có tính đặc thù, tính đặc thù này được quy định bởi bản thân tổ chức Đội và những hoạt động của nó. Nhân dân ta thường nói: "Tre già măng mọc”, thể hiện niềm hy vọng, tin tưởng vào thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của xã hội. Trẻ em là tương lai của đất nước, của dân tộc, là nguồn hạnh phúc của gia đình, là lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Xã hội càng văn minh thì sự nhận thức về vị trí trẻ em ngày càng đầy đủ. Để làm tốt công tác Đội, là một người Tổng phụ trách cần phải gần gũi với các em, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của các em. Ngoài thời gian học tập ở trên lớp cần tạo cho các em có một sân chơi bổ ích và hấp dẫn mà hoạt động tập trung chủ yếu là hoạt động Đội, nó đóng vai trò rất quan trọng trong việc thu hút các em. Tuổi thơ hiếu động, thích vui chơi và ưa được hoạt động, các em không thể phát huy toàn diện và phát triển đầy đủ nhân cách nếu chỉ đơn thuần ở việc học văn hoá. Học là cần thiết nhưng cuộc sống trẻ thơ không thể thiếu những hoạt động có đầy đủ những đặc trưng và tâm lý rất riêng của lứa tuổi học trò đề mở rộng và phát triển khả năng tư duy và sáng tạo của mình thông qua việc giáo dục Đội viên trên các mặt hoạt động chính là: Giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, giáo dục ý thức trách nhiệm học tập; giáo dục lao động, giáo dục thẩm mỹ, văn hoá nghệ thuật; giáo dục sức khoẻ, vệ sinh; giáo dục tinh thần quốc tế vô sản 2. Thực trạng: 2.1. Thuận lợi: - Được Ban giám hiệu nhà trường quan tâm, chỉ đạo sát sao đến từng giáo viên chủ nhiệm, từng chi đội lớp. Có sự đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất cho các hoạt động của liên đội. - Giáo viên chủ nhiệm nhiệt tình, học sinh ngoan, đoàn kết. 2.2. Khó khăn: - Mặc dù rất được nhà trường và các ngành cấp trên quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất nhưng do đặc thù của xã Thạnh Trị là xã còn nghèo, đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn, kênh rạch nhiều, mùa mưa thì đường đi lầy lội, ngoài giờ học ở trường, học sinh còn giúp đỡ gia đình việc nhà nên rất khó khăn trong việc tập trung các em để sinh hoạt. - Bên cạnh đó, đời sống nhân dân phát triển chậm, cùng với sự xâm nhập của các trò chơi mới trên internet, game online kích thích sự tò mò của các em. Một số em bắt đầu có tư tưởng đua đòi, lười học, ham chơi. - Nhận thức của một bộ phận phụ huynh về việc tham gia các hoạt động ngoài giờ chưa cao. Cá biệt có phụ huynh muốn sử dụng sớm sức lao động của con em mình vào việc phát triển kinh tế gia đình nên coi nhẹ việc học. - Một số giáo viên còn xem nhẹ các hoạt động của liên đội, vì cho rằng không nâng cao được trình độ chuyên môn giáo dục và coi đó là nhiệm vụ của Tổng phụ trách đội, một số giáo viên có tham gia, nhưng tham gia không nhiệt tình, chỉ thực hiện những việc bị ràng buộc trên lớp. Từ đó cũng dẫn đến các hoạt động của liên đội đạt hiệu quả và chất lượng không cao. - Các hoạt động phong trào chưa phong phú, chưa thu hút được học sinh, bên cạnh đó ban chỉ huy liên đội thay đổi thường xuyên theo năm học nên kỹ năng sinh hoạt đội của các em này còn han chế. Từ thực tế trên cho thấy trong thời gian qua tình trạng học sinh có học lực kém, không ham thích các hoạt Đội, đạo đức một số học sinh có những biểu hiện đáng lo ngại. Tình hình trên đang là nỗi trăng trở của tập thể sư phạm nhà trường và của liên đội. Ngoài ra trong các hoạt động của liên đội bản thân tôi thấy còn nhiều vấn đề cần đáng quan tâm: Một là: Công tác chuẩn bị cho tiết chào cờ cũng như giáo dục ngoài giờ lên lớp giáo viên chưa cao như: Sân bãi, chưa thu hút được học sinh, chưa chuẩn bị tốt giáo án trước khi sinh hoạt. Hai là: Chưa đảm bảo tốt các nguyên tắc, phương pháp thực hiện: Tuyên dương, nhắc nhở, nêu gương Ba là: Nội dung sinh hoạt chưa phong phú để thu hút học sinh. Như vậy một số em sinh hoạt sẽ cảm thấy nhàm chán Bốn là: Đối với học sinh tiểu học sự tập trung chưa được lâu dài, và rất dễ bị phân tán tư tưởng dẫn đến thành tích hoạt động không những không đạt mà còn đi xuống. 2.3. Những hạn chế và khó khăn khi áp dụng đề tài: Ngoài những lý do trên khi bắt tay nghiên cứu sẽ gặp nhiều khó khăn như sau: Về học sinh hoàn cảnh khó khăn, học 2 buổi thời gian còn lai về phụ giúp gia đình, điểm trường ở cách xa nhau nhiều học sinh kh
File đính kèm:
kinh_nghiem_xay_dung_lien_doi_manh_o_truong_tieu_hoc_thanh_t.doc