Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm dạy học bài thực hành môn Toán cấp THCS

Trường THCS Trần Quốc Toản là một trong những đơn vị trường luôn đứng ở tốp đầu trong hệ thống các trường THCS huyện Văn Yên. Nhiều năm qua nhà trường luôn đạt danh hiệu trường tiên tiến cấp Tỉnh, là một trong những đơn vị trường đạt chuẩn quốc gia đầu tiên của huyện nhà, đặc biệt năm 2013 qua công tác kiểm định chất lượng nhà trường đã được công nhận đơn vị đạt chuẩn chất lượng giáo dục cấp độ 3 (Cấp độ cao nhất).

Năm học 2015 – 2016, nhà trường có:

+ Tổng số cán bộ, giáo viên: 20, trong đó có 2 quản lý.

+ Có một chi bộ Đảng với 17 đảng viên (1 dự bị), cấp ủy gồm 3 đồng chí.

+ 8 lớp, với tổng số học sinh là 302 em.

+ 2 tổ chuyên môn: Tổ khoa học tự nhiên và tổ khoa học xã hội.

+ 100% giáo viên đứng lớp có trình độ chuyên môn đạt chuẩn và vượt chuẩn: 10 đại học và 8 cao đẳng.

Thuận lợi:

Trường THCS Trần Quốc Toản nằm ở trung tâm thị trấn Mậu A, cũng là trung tâm của huyện Văn Yên.

 Chi bộ Đảng và BGH nhà trường quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt.

Các tổ chức trong nhà trường có sự phối kết hợp thống nhất trong chỉ đạo đồng bộ thực hiện.

Các em học sinh yêu thích và hăng say học tập.

Các bậc phụ huynh học sinh luôn quan tâm đến việc học tập của con em mình.

 

doc 21 trang Phúc Lộc 31/03/2025 320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm dạy học bài thực hành môn Toán cấp THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm dạy học bài thực hành môn Toán cấp THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm dạy học bài thực hành môn Toán cấp THCS
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN VĂN YÊN
TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN
 KINH NGHIỆM
 DẠY HỌC BÀI THỰC HÀNH 
MÔN TOÁN CẤP THCS
Họ và tên : LẠI THẾ ANH
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Trường THCS Trần Quốc Toản
Văn Yên, tháng 10 năm 2015
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
PHẦN I. THÔNG TIN TÁC GIẢ
3
PHẦN II. NỘI DUNG
3
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 
3
 1. Đặc điểm tình hình đơn vị
3
 2. Lí do chọn đề tài
4
 3. Mục đích nghiên cứu
4
 4. Phương pháp nghiên cứu
5
 5. Cơ sở khoa học
5
CHƯƠNG II. NỘI DUNG
6
 1.Thực trạng
6
 2. Nội dung
8
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
16
TÀI LIỆU THAM KHẢO
18

PHẦN MỘT
THÔNG TIN TÁC GIẢ KINH NGHIỆM
	- Họ và tên: Lại Thế Anh
	- Ngày, tháng, năm sinh: 07/10/1986
	- Chức vụ: Giáo viên trường THCS Trần Quốc Toản
	- Trình độ chuyên môn: Đại học Toán
	- Đề nghị xét công nhận sáng kiến cấp cơ sở
	- Lĩnh vực áp dụng: Trong giảng dạy bộ môn Toán – phân môn hình học ở trường THCS
PHẦN HAI
NỘI DUNG KINH NGHIỆM
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG.
Khái quát đặc điểm tình hình cơ quan, đơn vị:
Trường THCS Trần Quốc Toản là một trong những đơn vị trường luôn đứng ở tốp đầu trong hệ thống các trường THCS huyện Văn Yên. Nhiều năm qua nhà trường luôn đạt danh hiệu trường tiên tiến cấp Tỉnh, là một trong những đơn vị trường đạt chuẩn quốc gia đầu tiên của huyện nhà, đặc biệt năm 2013 qua công tác kiểm định chất lượng nhà trường đã được công nhận đơn vị đạt chuẩn chất lượng giáo dục cấp độ 3 (Cấp độ cao nhất).
Năm học 2015 – 2016, nhà trường có:
+ Tổng số cán bộ, giáo viên: 20, trong đó có 2 quản lý.
+ Có một chi bộ Đảng với 17 đảng viên (1 dự bị), cấp ủy gồm 3 đồng chí.
+ 8 lớp, với tổng số học sinh là 302 em.
+ 2 tổ chuyên môn: Tổ khoa học tự nhiên và tổ khoa học xã hội.
+ 100% giáo viên đứng lớp có trình độ chuyên môn đạt chuẩn và vượt chuẩn: 10 đại học và 8 cao đẳng.
Thuận lợi:
Trường THCS Trần Quốc Toản nằm ở trung tâm thị trấn Mậu A, cũng là trung tâm của huyện Văn Yên.
 	Chi bộ Đảng và BGH nhà trường quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt.
Các tổ chức trong nhà trường có sự phối kết hợp thống nhất trong chỉ đạo đồng bộ thực hiện.
Các em học sinh yêu thích và hăng say học tập.
Các bậc phụ huynh học sinh luôn quan tâm đến việc học tập của con em mình.
Đối với môn toán các đồ dùng dạy học tương đối đầy đủ và còn sử dụng tốt.
Khó khăn:
Một số em học sinh có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn: 9 em trong diện hộ nghèo, cận nghèo; 20 em trong diện con mồ côi. 
Địa bàn trường đóng là trung tâm huyện, gần chợ - bến tàu, bến xe nên học sinh thường phải giao tiếp với nhiều loại đối tượng trong xã hội.
Học sinh khối 6 còn đông 45 em / 1 lớp.
2. Lý do chọn kinh nghiệm:
Con người luôn vận dụng những kiến thức đã học để áp dụng vào sản xuất hoạt động sống để tạo ra vật chất, phát triển kinh tế - văn hóa, đem lại lợi ích to lớn cho đất nước. Nếu chỉ học mà không vận dụng kiến thức đã học vào hoạt động sống thì kiến thức trở nên vô ích, chỉ là lý thuyết suông. Nếu như làm việc gì mà không nắm được quy trình để tiến hành thực hành thì khi thực hiện thao tác thực hành rất vất vả, đôi khi không đem lại kết quả.
Dạy học Toán thực chất là dạy các hoạt động toán học . Học sinh – chủ thể của hoạt động học cần phải được cuốn hút vào những hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo thông qua đó học sinh tự lực khám phá những điều mình chưa biết hoặc tự mình kiểm nghiệm lại những điều mà mình được học hoặc tự mình vận dụng những điều đã được học vào thực tiễn chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được sắp đặt sẵn hoặc bắt chước những công việc mà giáo viên đang làm. Thực hiện theo tinh thần này ,đòi hỏi giáo viên không ngừng đổi mới phương pháp dạy học, yêu cầu học sinh phải nghĩ nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn, không những làm nhiều hơn trên giấy mà còn thực hành đo đạc ,tính toán những việc trong thực tế gần gũi với học sinh, thấy được lợi ích của môn toán trong đời sống thực tiễn.
Tuy nhiên do điều kiện thời gian, đặc thù bộ môn, nên trong quá trình tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học, các giáo viên chỉ được tập huấn về phương pháp chứ không được tập huấn về cách sử dụng đồ dùng dạy học như thế nào cho hiệu quả. Vì vậy, đa số giáo viên chỉ biết cách sử dụng qua nghiên cứu trong sách hướng dẫn, như vậy có những kỹ năng sử dụng một số loại thước cấp về giáo viên chưa nắm vững. Điều này rất quan trọng và ảnh hưởng lớn đến kết quả đo cũng như niền tin của học sinh đối với kiến thức đã học.
	Qua các năm giảng dạy bộ môn toán ở các khối lớp 6,7,8,9, khi gặp bài thực hành ngoài trời phải tiến hành đo đạc, tôi có gặp một số vướng mắc cũng như phát hiện một số kỹ năng xin được nêu ra để các đồng nghiệp cùng nhau bàn bạc, thảo luận đi đến thống nhất chung trong quá trình dạy tiết thực hành.
Dưới sự giúp đỡ của các đồng nghiệp trong tổ bộ môn của nhà trường và sự nỗ lực không ngừng của bản thân nên tôi mạnh dạn đưa ra bản kinh nghiệm:
“Một vài kinh nghiệm khi dạy bài thực hành trong môn toán cấp THCS”.
3. Mục đích nghiên cứu:
Một tiết học thực hành ngoài trời hết sức có ý nghĩa đối với học sinh các khối lớp nói chung và đây cũng là một kiến thức mà học sinh tiếp thu được từ thực tế, giáo dục được sự ý thức sử dụng và bảo quản công cụ thực hành. Tạo lập cho học sinh thói quen sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học để giải quyết các công việc thực tế. Kiểm tra lại lí thuyết , khẳng định những điều đã học. Hình thành ý thức tìm tòi, óc quan sát, lòng yêu thích khoa học.
Tôi chọn đề tài này nhằm góp thêm một hướng đi, một cách làm có hiệu quả đối với nhiệm vụ rèn luyện và phát triển kỹ năng tư duy logic, kỹ năng làm việc theo nhóm cho học sinh. Đồng thời với cách làm này khi học sinh có được khả năng tư duy logic, kỹ năng làm việc tập thể tốt thì càng góp phần kích thích sự hứng thú và làm tăng lòng say mê môn Toán ở các em.
4. Phương pháp nghiên cứu:
	Tìm hiểu cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của một số khái niệm cơ bản trong chương trình toán học phổ thông
Đọc, phân tích tổng hợp tài liệu tham khảo.
Khảo sát đối tượng nghiên cứu: dự giờ thăm lớp, thu thập ý kiến các đồng nghiệp qua các chuyên đề chuyên môn.
	Hệ thống hoá tài liệu, đối chiếu, nghiên cứu thêm nhiều các tài liệu có liên quan để chọn lọc những kiến thức cơ bản, trọng tâm, làm tư liệu mới, chính xác nhất, học hỏi thêm những kinh nghiệm của những người đi trước để làm kinh nghiệm cho bản thân.
5. Cơ sở khoa học, cơ sở pháp lí của kinh nghiệm:
5.1. Cơ sở khoa học:
Về tâm sinh lý đối với học sinh THCS chủ yếu ở lứa tuổi thiếu niên, các em đã có thói quen suy nghĩ độc lập. Tuy nhiên, khả năng tư duy của các em chưa phát triển hoàn chỉnh để nhận thức hoặc khẳng định một vấn đề nào đó, chủ yếu còn dựa vào phương pháp trực quan.
Phương pháp dạy học thực hành là phương pháp giảng dạy trên cơ sở sự quan sát giáo viên làm mẫu và thực hiện tự lực của học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên nhằm hoàn thành các bài tập, các công việc thuộc phân môn, từ đó hình thành các kỹ năng, kỹ xảo mà các em sẽ phải thực hiện trong hoạt động nghề nghiệp sau này. Thêm vào đó, phương pháp dạy học thực hành còn giúp học sinh củng cố tri thức phân môn, xây dựng phẩm chất, tác phong công nghiệp và phát triển năng lực tư duy để có đủ khả năng xử lí các tình huống nghề nghiệp sau này trong thực tế cuộc sống.
Thông thường một quá trình dạy học thực hành trải qua 3 giai đoạn: giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn thực hiện và giai đọan kết thúc. Chính trong giai đoạn thực hiện, các PPDH thực hành cụ thể mới được bộc lộ rõ nét. Các phương pháp dạy học thực hành chủ yếu được xây dựng dựa theo quan điểm của thuyết hành vi, lấy việc lặp đi lặp lại nhiều lần các động tác kết hợp quá trình tư duy để hoàn thiện dần các động tác, từ đó hình thành kỹ năng kỹ xảo, củng cố kiến thức. Trong quá trình dạy thực hành, giáo viên không chỉ vận dụng khéo léo các phương pháp dạy học thực hành mà còn phải có khả năng sáng tạo và linh động ngay trong từng bước của mỗi phương pháp dạy học thực hành đã chọn, cũng như tận dụng triệt để các phương pháp, các thủ thuật dạy học để nâng cao hiệu quả dạy học thực hành.
5.2. Cơ sở pháp lí:
Căn cứ vào luật giáo dục năm 2005 và luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật giáo dục ngày 25/10/2009.
Căn cứ theo hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung GDPT năm học 2011- 2012 bậc THCS và phân phối chương trình, giảm tải bộ môn Toán trung học cơ sở.
Căn cứ hướng dẫn số 202/PGDĐT-HDCM ngày 15/9/2015 của phòng giáo dục và đào tạo huyện Văn Yên về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2015-2016.
Căn cứ kế hoạch triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm học 2015-2016 của phòng giáo dục và đào tạo huyện Văn Yên.
Căn cứ kế hoạch, chỉ tiêu, phương hướng nhiệm vụ năm học, phân phối chương trình của trường THCS Trần Quốc Toản.
Căn cứ kế hoạc cá nhân và kế hoạch bộ môn của bản thân.
Căn cứ phương pháp dạy học toán theo chương trình đào tạo cử nhân sư phạm toán của bộ giáo dục và đào tạo.
CHƯƠNG II: NỘI DUNG.
1. Thực trạng của kinh nghiệm:
Nhìn chung trong các năm học qua hầu hết tất cả các giáo viên đang giảng dạy môn Toán đều thực hiện thường xuyên các tiết thực hành ngoài trời theo qui định của phân phối chương trình của Bộ –GD&ĐT . Tuy nhiên qua trao đổi với các đồng nghiệp trong tổ cũng như với nhiều giáo viên dạy toán vẫn còn có những ý kiến (chưa phù hợp) cho rằng :
- Dạy một tiết thực hành ngoài trời khó mà lại khoẻ , Khó vì khâu tổ chức tiết học, khoẻ vì chủ yếu do học sinh làm .
- Trước đây còn có giáo viên chưa coi trọng việc tổ chức tiết thực hành ngoài trời cho học sinh nên chỉ hướng dẫn sơ sơ cho hoc sinh cách thức tiến hành thời gian còn lại trong tiết học tổ chức cho các em luyện giải các bài tập khác .
- Nhiều giáo viên cho rằng chỉ dự giờ các tiết dạy bài mới ,các tiết luyện tập ,các tiết ôn tập chương còn tiết thực hành ngoài trời thì chẳng có gì mà dự giờ . Chính vì lẽ đó mà giáo

File đính kèm:

  • docskkn_15_16_5108.doc