Sáng kiến kinh nghiệm Hướng tích hợp về truyền thống lịch sử, địa lý, nét đẹp văn hóa qua tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân

I. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP:

 1. Sự cần thiết của giải pháp:

Chúng ta biết rằng, bộ môn Ngữ Văn có vai trò rất quan trọng trong chương trình THPT, bởi nó là yếu tố quyết định đối với việc hình thành phẩm chất và nhân cách đạo đức cho học sinh. M.Gorki đã nói “Văn học là nhân học”, và càng đi sâu vào phân tích và tìm hiểu chức năng của văn học thì ta càng thấy được tính cần thiết của bộ môn này trong đời sống của mỗi con người nói chung và học sinh nói riêng. Môn Ngữ Văn trước hết là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, điều đó nói lên tầm quan trọng của nó trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Môn Ngữ Văn còn là một môn học thuộc nhóm công cụ. Điều đó nói lên mối quan hệ giữa Ngữ Văn và các môn khác. Học môn Ngữ Văn sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập các môn khác và các môn khác cũng góp phần giúp học tốt môn Ngữ Văn. Hơn nữa, Ngữ Văn cũng là môn học góp phần hình thành nên những kiến thức cơ bản và quan trọng nhất là hình thành nhân cách con người, chuẩn bị cho các em một hành trang để bước vào đời hoặc học lên những bậc học cao hơn. Đó cũng chính là chiếc chìa khóa mở cửa cho tương lai.

 

doc 33 trang Phúc Lộc 31/03/2025 160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng tích hợp về truyền thống lịch sử, địa lý, nét đẹp văn hóa qua tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Hướng tích hợp về truyền thống lịch sử, địa lý, nét đẹp văn hóa qua tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân

Sáng kiến kinh nghiệm Hướng tích hợp về truyền thống lịch sử, địa lý, nét đẹp văn hóa qua tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân
HƯỚNG TÍCH HỢP VỀ TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ, ĐỊA LÝ, NÉT ĐẸP VĂN HÓA QUA TÁC PHẨM “CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ” CỦA NGUYỄN TUÂN
A/ PHẦN MỞ ĐẦU:
I. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP:
 1. Sự cần thiết của giải pháp:
Chúng ta biết rằng, bộ môn Ngữ Văn có vai trò rất quan trọng trong chương trình THPT, bởi nó là yếu tố quyết định đối với việc hình thành phẩm chất và nhân cách đạo đức cho học sinh. M.Gorki đã nói “Văn học là nhân học”, và càng đi sâu vào phân tích và tìm hiểu chức năng của văn học thì ta càng thấy được tính cần thiết của bộ môn này trong đời sống của mỗi con người nói chung và học sinh nói riêng. Môn Ngữ Văn trước hết là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, điều đó nói lên tầm quan trọng của nó trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Môn Ngữ Văn còn là một môn học thuộc nhóm công cụ. Điều đó nói lên mối quan hệ giữa Ngữ Văn và các môn khác. Học môn Ngữ Văn sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập các môn khác và các môn khác cũng góp phần giúp học tốt môn Ngữ Văn. Hơn nữa, Ngữ Văn cũng là môn học góp phần hình thành nên những kiến thức cơ bản và quan trọng nhất là hình thành nhân cách con người, chuẩn bị cho các em một hành trang để bước vào đời hoặc học lên những bậc học cao hơn. Đó cũng chính là chiếc chìa khóa mở cửa cho tương lai.
  Thấy được tầm quan trọng của việc dạy và học môn Ngữ văn ở bậc THPT, đồng thời tôi muốn phát huy cao hơn nữa hiệu quả trong giảng dạy theo tinh thần đổi mới sách giáo khoa và quan điểm tích hợp là vấn đề cần được quan tâm nhất hiện nay. Bởi tích hợp là một xu thế phổ biến trong dạy học hiện đại. Nó giúp học sinh tiết kiệm thời gian học tập mà vẫn mang lại hiệu quả nhận thức, có thể tránh được những biểu hiện cô lập, tách rời từng phương diện kiến thức, đồng thời phát triển tư duy biện chứng, khả năng thông hiểu và vận dụng kiến thức linh hoạt vào các yêu cầu môn học, phân môn cụ thể trong chương trình học tập theo nhiều cách khác nhau. Và vì thế việc nắm kiến thức sẽ sâu sắc, hệ thống và lâu bền hơn.
Hơn nữa, khi học sinh học tác phẩm “Chữ người tử tù”, đa số các em còn hiểu chưa sâu sắc và đầy đủ về vùng đất giàu truyền thống văn hiến, kiên cường trong đấu tranh, cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất. Đặc biệt vùng đất đã hội tụ rất nhiều bậc hiền tài một lòng vì dân vì nước. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, tôi thấy tính ưu việt của phương pháp dạy học tích hợp các kiến thức liên môn này hơn hẳn những phương pháp trước đây được vận dụng. Tính ưu việt của phương pháp thể hiện rõ qua thái độ, niềm say mê, kết quả tiếp nhận của học sinh trong từng bài học. Tiếp nối vấn đề đó, cho nên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài . “ Hướng tích hợp về truyền thống lịch sử, địa lý, nét đẹp văn hóa qua tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân”.
2. Tổng quan các vấn đề liên quan đến giải pháp:
 	Trong quá trình hình thành đề tài, tôi đã tìm hiểu những tài liệu liên quan đến nhà văn Nguyễn Tuân, tác phẩm Chữ người tử tù, và đặc biệt là các tư liệu về vùng đất Sơn Tây. Đã có một số nhà nghiên cứu về các tư liệu này, nhưng mới chỉ là lý thuyết và chỉ là chung, chưa đi sâu vào cụ thể. Cho nên giải pháp tôi đưa ra là cần áp dụng thực tế vào đối tượng học sinh và giải pháp này cũng chưa có tác giả khác.
3. Mục tiêu của giải pháp:
 Việc khai thác về “ Hướng tích hợp về truyền thống lịch sử, địa lý, nét đẹp văn hóa qua tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân”. Là giúp cho các em có cái nhìn đúng đắn và đầy đủ hơn về mảnh đất một ngàn năm văn hiến đầy tự hào của dân tộc, một mảnh đất đầy trang sử hào hùng, một mảnh đất đã hội tụ “địa linh nhân kiệt”, mà nhà văn Nguyễn Tuân đã gởi gắm cho chúng ta, đặc biệt qua nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù được nhà văn Nguyễn Tuân lấy nguyên mẫu ngoài đời của anh hùng Cao Bá Quát. Hay nét đẹp văn hóa của các bậc tao nhân mặc khách của các nhà nho xưa... Cho nên qua lối dạy văn cần tích hợp thêm lịch sử của nước nhà hay những nét đẹp của truyền thống, mà quan trọng trong tác phẩm Chữ người tử tù cần làm rõ cho học sinh hiểu một cách sâu sắc, để khơi thêm sự hiểu biết và niềm tự hào dân tộc và nguồn cảm hứng khi học văn trong các em. 
4. Căn cứ đề xuất giải pháp:
	Cần áp dụng rộng rãi cho tất cả khối 11, chứ không chỉ trong phạm vi lớp dạy.
5. Phương pháp thực hiện:
 	 - Phương pháp nghiên cứu để viết phần lý thuyết:
+ Đọc các tài liệu viết về tác giả Nguyễn Nguyễn Tuân
+ Đọc các tài liệu về tác phẩm của Nguyễn Tuân
+ Đọc các tài liệu về mảnh đất Tây Sơn.
+ Đọc lý luận văn học để tổng hợp.
 - Phương pháp điều tra khảo sát thu thập thông tin thực tế:
+ Cho học sinh viết phiếu đề nghị.
+ Cho học sinh trả lời theo phiếu trắc nghiệm sau khi học tác phẩm.
 - Phương pháp thống kê, xử lý số liệu:
+ Cho học sinh trả lời theo phiếu trắc nghiệm sau khi học tác phẩm.
+ Cho học sinh viết bài thu hoạch về đề tài của sáng kiến.
6. Đối tượng nghiên cứu:
 	Trong quá trình giảng dạy tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân, giáo viên đã tìm tòi, nghiên cứu nhiều giá trị nội dung và nghệ thuật. Trong những năm gần đây việc ra đề kiểm tra cho môn ngữ văn có sự nâng cao và mở rộng, đặc biệt là phần liên hệ với bản thân, với cuộc đời, với xã hội, hay những bài học rút ra cho bản thân, cho xã hội được thể hiện qua tác phẩm mà các em đã học. Cho nên việc đầu tư nghiên cứu về “ Hướng tích hợp về truyền thống lịch sử, địa lý, nét đẹp văn hóa qua tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân” là một vấn đề hết sức cần thiết cho học sinh.
7. Phạm vi áp dụng: Áp dụng cho khối 11.
II. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG GIẢI PHÁP:
1. Quá trình hình thành:
- “ Hướng tích hợp về truyền thống lịch sử, địa lý, nét đẹp văn hóa qua tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân”, cho học sinh hiểu một cách trọn vẹn thực tế không có gì là lạ, nhưng để cảm thụ một cách trọn vẹn đối với học sinh thì không phải là dễ. Nên qua đề tài tôi tập trung khai thác truyền thống lịch sử, địa lý, nét đẹp văn hóa, để giúp học sinh của mình có cách nhìn toàn vẹn nhằm nâng cao ý thức, niềm tự hào của dân tộc để có thái độ sống tốt hơn.
- Tôi cần làm rõ cơ sở lý luận về hướng tích hợp, để học sinh cảm thụ và có cái nhìn toàn diện hơn khi học tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.
- Khảo sát, đánh giá qua cách cảm thụ của học sinh về hướng tích hợp về truyền thống lịch sử, địa lý, nét đẹp văn hóa qua tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân”,
Giúp học sinh cảm thụ thêm một cách sâu sắc về truyền thống lịch sử, địa lý, nét đẹp văn hóa qua tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân”, thì chắc chắn các em học sinh sẽ có cái nhìn đúng đắn, toàn vẹn hơn, đồng thời có thái độ sống đúng đắn hơn đối với đất nước, với xã hội ngày nay. 
2 Nội dung của giải pháp:
Trong cuộc sống hiện nay, tuổi trẻ, mà đặc biệt là học sinh, thường có những suy nghĩ sai lệch và chưa hiểu biết một cách toàn diện về lịch sử, địa lý, của vùng đất Tây Sơn ngày xưa và ngày nay, cũng như các nét đẹp về văn hóa của dân tộc. Do đó, qua tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân”, tôi muốn khai thác thêm về truyền thống lịch sử, địa lý, nét đẹp văn hóa của dân tộc để giúp các em hiểu rõ hơn về tác phẩm mà nhà văn Nguyễn Tuân đã gửi gắm đến bạn đọc, đồng thời giúp các em thông hiểu và vận dụng một cách tinh tế vào bài làm của mình. Đặc biệt sau khi các em học xong tác phẩm Chữ người tử tù, trong các em luôn có niềm tự hào về truyền thống lịch sử và niềm tự hào của dân tộc ta.
Về tác phẩm “Chữ người từ tù” của Nguyễn Tuân trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11 tập I là một tác phẩm hay, nhưng không dễ cảm nhận đối với học sinh. Do vậy để đạt được mục tiêu, tăng hiệu quả cho việc dạy và học cần đa hóa các hình thức đọc – hiểu, kết hợp đọc truyện, với hoạt động nhóm, lồng ghép tích hợp, liên môn, tạo các slide, tranh ảnh về tác giả, tác phẩm, xem phim. Đặc biệt tập trung làm rõ hướng tích hợp về truyền thống lịch sử, địa lý, nét đẹp văn hóa cho học sinh dễ dàng thông hiểu, tự hào và khơi niềm cảm hứng học văn trong các em. 
2.1/ Ở phần tìm hiểu chung: (Tiểu dẫn ở sách giáo khoa)
* Cuộc đời tác giả: Ở phần này giáo viên dạy với việc liên hệ mở rộng về tác giả Nguyễn Tuân bằng hệ thống những câu hỏi gợi mở:
- Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Tuân
- Tích hợp giáo dục về lòng yêu nước, tinh thần dân tộc và tình yêu cái Đẹp của Nguyễn Tuân
- Những nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân.
- GV tích hợp về chữ Tâm và chữ Tài trong con người và sáng tác của Nguyễn Tuân.
- GV tích hợp giáo dục về sự trân trọng các giá trị văn hóa truyền thống.
- Trình chiếu tranh, ảnh về Nguyễn Tuân.
+ Nguyễn Tuân (10 - 7 – 1910) quê xã Nhân Mục, thôn Thượng Đình, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội. 
+ Ông sinh ra trong một gia đình Nho học thuộc thế hệ cuối cùng.
+ Bắt đầu cầm bút vào những năm 30 nhưng đến năm 1938, ông mới thật sự nổi tiếng.
+ Từ 1945 trở đi, Nguyễn Tuân nhiệt tình, tự nguyện tham gia cách mạng và có đóng góp nhiều cho nền văn học mới. 
+ Ông đã từng giữ chức Tổng thư kí Hội nhà văn VN. 
+ Ông mất ở Hà Nội năm 1987.
* Sự nghiệp văn học
- Trước năm 1945: Nguyễn Tuân là một nhà văn lãng mạn. Sáng tác của ông xoay quanh ba đề tài chính:
+ Chủ nghĩa xê dịch: Một chuyến đi (1938, du kí); Thiếu quê hương (1940, tiểu thuyết)..
+ Vẻ đẹp của quá khứ: Vang bóng một thời (1939, truyện ngắn), Tóc chị Hoài (1943, tùy bút)
+ Đời sống trụy lạc: Chiếc lư đồng mắt cua (1941, tùy bút); Ngọn đèn dầu lạc (1939, phóng sự), Tàn đèn dầu lạc (1941, phóng sự)..
- Sau 1945, Nguyễn Tuân là một nhà văn cách mạng 
+ Ông tự nguyện, tự giác, nhiệt tình, hăng hái đi thực tế, sản xuất, chiến đấu; đi để viết được nhiều, viết đúng, viết hay.
+ Ông sáng tác phục vụ ha

File đính kèm:

  • dochuong_tich_hop_ve_truyen_thong_lich_su_dia_ly_net_dep_van_ho.doc