Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh làm bài văn nghị luận về chi tiết, hình ảnh tiêu biểu trong truyện ngắn trong chương trình THPT

I, LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

1. CƠ SỞ LÍ LUẬN

-Tác phẩm văn học là một chỉnh thể nghệ thuật, mỗi tác phẩm là sự hợp thành của nhiều chi tiết. Những chi tiết có vai trò quan trọng để làm nên giá trị của một tác phẩm nhất là với truyện ngắn. Các chi tiết trong truyện ngắn thường được chọn lựa một cách kĩ càng hơn. Theo nhà văn Nguyễn Công Hoan “Truyện ngắn và truyện dài phải khác nhau ở tính chất. Truyện ngắn không phải là truyện mà là một vấn đề được xây dựng bằng chi tiết với sự bố trí chặt chẽ và bằng thái độ với cách đặt câu dùng tiếng có cân nhắc.Không có chi tiết thừa, rườm rà, miên man”. (Kinh nghiệm viết truyện ngắn – Vương Trí Nhàn- NXB Tác phẩm mới). Khác với truyện dài, truyện ngắn tuy nhỏ bé hơn nhiều về số lượng trang, chữ, về đối tượng phản ánh nhưng lại đòi hỏi cao về nghệ thuật diễn đạt. Ở truyện ngắn nhất là những truyện ngắn hay không có những yếu tố thừa. Vì vậy để tìm hiểu được cái hay cái đẹp của một tác phẩm văn chương (truyện ngắn) học sinh cần hiểu thấu đáo và cảm nhận sâu sắc được các chi tiết nhất là các chi tiết đặc sắc. Bỏ qua hoặc quên đi một số chi tiết dù chỉ bé nhỏ nhưng lại có ý nghĩa quan trọng và sẽ làm hạn chế giá trị biểu hiện của tác phẩm.

 

doc 61 trang Phúc Lộc 31/03/2025 180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh làm bài văn nghị luận về chi tiết, hình ảnh tiêu biểu trong truyện ngắn trong chương trình THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh làm bài văn nghị luận về chi tiết, hình ảnh tiêu biểu trong truyện ngắn trong chương trình THPT

Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh làm bài văn nghị luận về chi tiết, hình ảnh tiêu biểu trong truyện ngắn trong chương trình THPT
SỞ GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH
TRƯỜNG THPTC NGHĨA HƯNG
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
(DỰ THI CẤP TỈNH)
HƯỚNG DẪN HỌC SINH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ CHI TIẾT, HÌNH ẢNH TIÊU BIỂU TRONG TRUYỆN NGẮN TRONG CHƯƠNG TRÌNH THPT
 Tác giả: Phạm Thị Thanh Nhàn.
Trình độ chuyên môn: Cử nhân môn Văn
Chức vụ: Giáo viên dạy Văn; Tổ trưởng tổ Văn.
Nơi công tác: Trường THPT C Nghĩa Hưng.
Nam Định, ngày 25 tháng 5 năm 2016
TRƯỜNG(TÊN CƠ QUAN, ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN)
(TÊN CƠ QUAN ÁP DỤNG SÁNG KIẾN)
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
 (Tên sáng kiến)
Tác giả:...................................................................
Trình độ chuyên môn:...........................................
Chức vụ:.................................................................	
Nơi công tác:...................................................................
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Hướng dẫn học sinh làm bài văn nghị luận về chi tiết, hình ảnh tiêu biểu trong truyện ngắn trong chương trình THPT.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:Trong dạy học môn Văn (Truyện ngắn) trong chương trình THPT.
3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ tháng 2 năm 2015 đến tháng 4 năm 2016
4. Tác giả: 
Tác giả: Phạm Thị Thanh Nhàn.
Trình độ chuyên môn: Cử nhân môn Văn
Chức vụ: Giáo viên dạy Văn; Tổ trưởng tổ Văn.
Nơi công tác: Trường THPT C Nghĩa Hưng.
Điện thoại: 01654121617
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 90 %
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến: 
	Tên đơn vị: Trường THPT C Nghĩa Hưng
	Địa chỉ: Khu Đông Bình – Thị trấn Rạng Đông- Nghĩa Hưng- Nam Định. 
A. ĐIỀU KIỆN, HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN.
I, LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
CƠ SỞ LÍ LUẬN 
-Tác phẩm văn học là một chỉnh thể nghệ thuật, mỗi tác phẩm là sự hợp thành của nhiều chi tiết. Những chi tiết có vai trò quan trọng để làm nên giá trị của một tác phẩm nhất là với truyện ngắn. Các chi tiết trong truyện ngắn thường được chọn lựa một cách kĩ càng hơn. Theo nhà văn Nguyễn Công Hoan “Truyện ngắn và truyện dài phải khác nhau ở tính chất. Truyện ngắn không phải là truyện mà là một vấn đề được xây dựng bằng chi tiết với sự bố trí chặt chẽ và bằng thái độ với cách đặt câu dùng tiếng có cân nhắc.....Không có chi tiết thừa, rườm rà, miên man”. (Kinh nghiệm viết truyện ngắn – Vương Trí Nhàn- NXB Tác phẩm mới). Khác với truyện dài, truyện ngắn tuy nhỏ bé hơn nhiều về số lượng trang, chữ, về đối tượng phản ánh nhưng lại đòi hỏi cao về nghệ thuật diễn đạt. Ở truyện ngắn nhất là những truyện ngắn hay không có những yếu tố thừa. Vì vậy để tìm hiểu được cái hay cái đẹp của một tác phẩm văn chương (truyện ngắn) học sinh cần hiểu thấu đáo và cảm nhận sâu sắc được các chi tiết nhất là các chi tiết đặc sắc. Bỏ qua hoặc quên đi một số chi tiết dù chỉ bé nhỏ nhưng lại có ý nghĩa quan trọng và sẽ làm hạn chế giá trị biểu hiện của tác phẩm.
-Đọc – hiểu tác phẩm văn học nhất là tác phẩm tự sự trong nhà trường là công việc thường xuyên của thầy và trò. Người thầy phải hướng dẫn học sinh tìm hiểu rõ, cụ thể các chi tiết. Khi đó học sinh sẽ có cái nhìn thấu đáo về tác phẩm, sẽ hiểu chiều sâu của các chi tiết cũng như hiểu rộng hơn ý nghĩa của tác phẩm, hiểu sâu sắc hơn về giá trị nội dung cũng như ý nghĩa tư tưởng của mỗi tác phẩm mang lại.
CƠ SỞ THỰC TIỄN.
- Một thói quen của nhiều người nhất là với học sinh là khi tìm hiểu các văn bản tự sự chỉ quan tâm nhiều đến cốt truyện, nhân vật, tình huống và các đề kiểm tra cũng thường chỉ xoay quanh các vấn đề ấy. Đó là nguyên nhân làm cho các bài làm văn của học sinh chung chung, mờ nhạt, thiếu điểm nhấn. Học sinh thường chỉ lướt qua các vấn đề mà không đi vào việc tìm hiểu sâu các chi tiết cụ thể nhất là các chi tiết đắt giá trong tác phẩm.
-Trong nhà trường việc tìm hiểu sâu về các chi tiết trong tác phẩm tự sự không phải là điều đơn giản nhất là với việc hướng dẫn học sinh làm bài văn nghị luận về chi tiết văn học. Về thực tế, học sinh đến với môn Văn không nhiều, rất nhiều em coi môn Văn chỉ là môn điều kiện trong các kì thi. Học sinh xác định văn chương trở thành một môn học để xét Đại học, Cao đẳng không nhiều và học sinh xác định văn chương trở thành một niềm đam mê, hứng thú và gắn bó cuộc đời mình với sự nghiệp văn chương thì quả thực rất ít. Thực tế của cuộc sống hiện đại ngày nay làm cho nhiều em xa rời với văn chương. Với xu hướng đó, học sinh thường tiếp cận văn học một cách qua loa, hời hợt chỉ lướt qua tác phẩm để nắm được cốt truyện cơ bản và cố gắng nắm được một ít những diễn biến quan trọng trong cuộc đời của nhân vật. Từ việc tiếp cận tác phẩm qua loa, học sinh thường làm các dạng đề làm văn chung chung. Điều này các thầy cô đã găp nhiều khi chấm kiểm tra và thi cử: Đề về tác phẩm thì học sinh kể lại tác phẩm, đề về nhân vật, học sinh sẽ kể về cuộc đời nhân vật đơn thuần.
Thực sự tôi nhận thấy đây là một vấn đề khó với học sinh đại trà. Nếu không hướng dẫn kĩ, học sinh không thể có kĩ năng làm bài và không thể giải quyết được kiểu bài đó bởi dung lượng kiến thức nhỏ mà yêu cầu các em giải quết trong một khoảng thời gian dài, học sinh sẽ khó có đủ kiến thức để viết. Vậy khi học sinh thi kì thi THPT Quốc gia như hiện nay nếu phải đối mặt với dạng đề này thực sự sẽ là vấn đề rất khó khăn. Và với mỗi giáo viên cũng cần nhận thấy đấy là công việc mà mình phải chú ý.
MÔ TẢ GIẢI PHÁP
MÔ TẢ GIẢI PHÁP TRƯỚC KHI TẠO RA SÁNG KIẾN. 
 - Những năm vừa qua, trong các đề thi của Đại học của Bộ Giáo dục – Đào tạo
hay trong đề thi của Sở GD- Nam Định đã có ra dạng đề về chi tiết với những yêu cầu cụ thể khác nhau.
	+ Đề tái hiện kiến thức cơ bản như:
	Đề 1(Đề thi Tốt nghiệp năm 2010-2011).
	Trong đoạn cuối truyện “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu, nhân vật nghệ sĩ Phùng mỗi khi ngắm kĩ và nhìn lâu hơn tấm ảnh do mình chụp thường thấy hiện lên những hình ảnh nào? Những hình ảnh đó nói lên điều gì?
	Đề 2 (Đề thi Đại học khối C 2011- 2012).
	Trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài, việc Mị nhìn thấy “dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại” của A Phủ diễn ra trong 
hoàn cảnh nào? sự việc ấy có ý nghĩa gì đối với tâm lí của nhân vật Mị?
	+ Đề làm văn nghị luận như:
Đề 1: (Đề thi Đại học khối D năm 2010)
	Cảm nhận của anh/chị về chi tiết bát cháo hành mà nhân vật Thị Nở mang cho Chí Phèo (Chí Phèo- Nam Cao) và chi tiết “ấm nước đầy và nước hãy còn ấm” mà nhân vật Từ dành sẵn cho Hộ (Đời thừa – Nam Cao).
	Đề 2: (Đề thi Đại học khối C năm 2012)
Truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao kết thúc bằng hình ảnh “Đột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa và vắng người lại qua”.
 (Ngữ văn 11. Tập 1, NXB GDVN 2011. Tr 115.)
Truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân kết thúc bằng hình ảnh “Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới”.
 (Ngữ văn 11. Tập 2, NXB GDVN 2011. Tr 32.)
 Cảm nhận của anh/ chị về ý nghĩa của những hình ảnh kết thúc trên.
	Đề 3: (Đề thi thử THPT Quốc gia SGD Nam Định năm 2015)
Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài kết thúc bằng hình ảnh “Hai người lẳng lặng đỡ nhau lao chạy xuống dốc núi.”
Truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân kết thúc bằng hình ảnh “Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới”.
 Cảm nhận của anh/ chị về ý nghĩa của những hình ảnh kết thúc trên.
Đề 4: (Đề thi thử THPT Quốc gia – Tham khảo trên mạng)
Trong tác phẩm “Chí Phèo” (Nam Cao), sau khi đến với Thị Nở, sáng mai ra, Chí Phèo nghe thấy “Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá! Có tiếng người nói của những người đi chợ, anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá. Những tiếng quen thuộc ấy hôm nào chả có. Nhưng hôm nay hắn mới nghe thấy...Chao ôi là buồn”.
 (Trích “Chí Phèo”- Nam Cao. Ngữ văn 11 Tập 1, NXBGDVN. 2014. Tr 149)
	Trong tác phẩm “Vợ nhặt” (Kim Lân), sau khi có vợ, sáng hôm sau, Tràng “...Bỗng vừa chợt nhận ra xung quanh mình có cái gì vừa mới thay đổi mới mẻ khác lạ (......). Một nguồn vui sướng phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này”. 
 (Trích “Vợ nhặt”- Kim Lân. Ngữ văn 12 Tập 2, NXBGDVN. 2014. Tr 30)
 Cảm nhận của anh/ chị về tâm trạng của hai nhân vật qua hai đoạn trên.
	Đề 5: 
Cảm nhận về chi tiết “bát cháo hành” (Chí Phèo- Nam Cao) và chi tiết “nồi chè cám” (Vợ nhặt- Kim Lân) để thấy được giá trị củ những chi tiết nghệ thuật này.
 (Tài liệu 90 đề thi Quốc gia THPT môn Ngữ Văn (Tập 2). NXB Quốc gia Hà nội 2015).
	Đề 6.
	Sau khi nhận được bát cháo hành từ tay Thị Nở, Chí Phèo bảo với thị: 
Hay mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui. (Chí Phèo, Nam Cao, Ngữ văn 11).
Trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân (Ngữ văn 12), sau khi đãi người đàn bà bốn bát bánh đúc, Tràng cười và nói với thị:
Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về.
Cảm nhận của anh/ chị về ý nghĩa của những câu nói trên.
 Tài liệu 90 đề thi Quốc gia THPT môn Ngữ Văn (Tập 2). NXB Quốc gia Hà nội 2015).
Như vậy có rất nhiều câu hỏi liên quan đến việc tìm hiểu cụ thể các chi tiết tiêu biểu đòi hỏi học sinh phải cảm nhận sâu sắc, hiểu kĩ các vấn đề. Ở đây tôi tập trung vào việc học sinh phải làm những câu làm văn về chi tiết. Điều này sẽ càng khó khăn hơn.
- Thực tế, trong chương trình THCS và THPT không có bài học nào hướng dẫn học sinh làm bài văn nghị luận về chi tiết, hình ảnh trong tác phẩm văn chương. Trong giảng dạy những năm gần đây không phải giáo viên nào cũng chú ý đến công việc này nhất là với giáo viên chưa ôn thi Đại học (nay là THPT Quốc gia). Vì thế để học sinh làm tốt được những bài làm văn dạng như trên quả thực là điều rất khó khăn.
- Cũng có nhiều bài viết đưa ra cách tiếp cận tác phẩm từ việc giải mã các chi tiết nghệ thuật như: Vấn đề giảng dạy tác phẩm theo loại thể (Nhiều tác giả- NXB GD 1978), Những bài giảng văn ở Đại học ( Lê Trí Viễn - NXB GD 1982)...Ngoài ra cũng có nhiều bài nghiên cứu về vấn đề này nhưng chủ yếu tiến hành theo cách thức tìm hiểu chi tiết như một câu hỏi nhỏ. Trong tài liệu “Những ấn tượng văn chương” của nhà giáo Vũ Dương Quỹ cũng có những bài rất hay về chi tiết, hình ảnh nhưng là những bài làm văn mà không định hướng về phương pháp. Như vậy với học sinh THPT

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_lam_bai_van_nghi_lu.doc