Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh xác định nhanh và chính xác các thao tác lập luận trong văn bản nghị luận
Nền giáo dục Việt Nam đang trên đà đổi mới. Trọng tâm của vấn đề đổi mới giáo dục là đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh (HS). Đây là một hướng đi đúng đắn, nâng cao vai trò của giáo dục trong nhà trường.
Là một môn học công cụ quan trọng, Ngữ văn có vai trò rất lớn trong việc hình thành và phát triển năng lực cho HS. Bên cạnh đó, môn học này còn góp phần hình thành những phẩm chất tốt đẹp cho con người sau khi tham gia vào quá trình học tập. Vì vậy đổi mới môn Ngữ văn là vô cùng cần thiết. Để đáp ứng với yêu cầu dạy học môn Ngữ văn theo hướng hình thành và phát triển năng lực, cần chú ý đến việc dạy học môn Ngữ văn theo hướng tích hợp, tức là tổ chức phối hợp các phân môn Văn học, Tiếng Việt và Làm văn trong các bài học, giúp HS từng bước nâng cao năng lực sử dụng tiếng Việt trong việc tiếp nhận và tạo lập các loại văn bản.
Trong những năm gần đây, Bộ Giáo dục đã có những đổi mới rõ rệt trong cấu trúc đề thi môn Ngữ văn. Năm 2008, đề thi có thêm phần nghị luận xã hội. Từ năm học 2013 – 2014, đề thi Ngữ văn bao gồm hai phần chính: phần đọc – hiểu văn bản và phần làm văn. Với cấu trúc đề thi như thế, tránh cho HS việc học tủ, học vẹt, đồng thời đánh giá được năng lực của các em một cách khách quan, trung thực.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh xác định nhanh và chính xác các thao tác lập luận trong văn bản nghị luận

1. Tên sáng kiến: GIÚP HỌC SINH XÁC ĐỊNH NHANH VÀ CHÍNH XÁC CÁC THAO TÁC LẬP LUẬN TRONG VĂN BẢN NGHỊ LUẬN 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giảng dạy phân môn Làm văn trong nhà trường THPT. 3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ tháng 8/ 2015 đến tháng 01/ 2016. 4. Tác giả: Họ và tên: NGUYỄN THỊ LỆ Năm sinh: 1986 Nơi thường trú: Yên Phong – Ý Yên – Nam Định. Trình độ chuyên môn: Cử nhân văn học. Chức vụ công tác: Giáo viên. Nơi làm việc: Trường THPT Mỹ Tho, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Điện thoại: 01686 136 664 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100% 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Trường THPT Mỹ Tho, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Điện thoại: 0350 3825970 MỤC LỤC BÁO CÁO SÁNG KIẾN Trang I. HOÀN CẢNH NẢY SINH SÁNG KIẾN. 1 II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP 2 1. MÔ TẢ GIẢI PHÁP TRƯỚC KHI TẠO RA SÁNG KIẾN. 2 1.1. Khái niệm thao tác lập luận trong chương trình Ngữ văn chưa rõ ràng.. 3 1.2. Quan điểm giảng dạy của giáo viên chưa đổi mới..... 4 1.3. Học sinh chưa hứng thú với môn học 4 2. MÔ TẢ GIẢI PHÁP SAU KHI CÓ SÁNG KIẾN 2.1. Một số khái niệm trong văn nghị luận.. 2.1.1. Khái niệm văn nghị luận .. 5 5 2.1.2. Khái niệm lập luận trong văn nghị luận.. 5 2.2. Các thao tác lập luận trong văn nghị luận . 6 2.3. Cách xác định các thao tác lập luận trong văn nghị luận. 2.3.1. Bước 1: Ghi nhớ mục đích lập luận của từng thao tác 8 8 2.3.2. Bước 2: Xác định mục đích nghị luận của văn bản. 9 2.3.3. Bước 3: Tìm hiểu đối tượng tiếp nhận. 9 2.3.4. Bước 4: Xác định dấu hiệu nhận biết của từng thao tác.. 11 2.3.4.1. Dấu hiệu nhận biết thao tác lập luận giải thích. 11 2.3.4.2. Dấu hiệu nhận biết thao tác lập luận phân tích.. 13 2.3.4.3. Dấu hiệu nhận biết thao tác lập luận chứng minh.. 15 2.3.4.4. Dấu hiệu nhận biết thao tác lập luận bình luận 17 2.3.4.5. Dấu hiệu nhận biết thao tác lập luận so sánh 18 2.3.4.6. Dấu hiệu nhận biết thao tác lập luận bác bỏ. 19 2.3.5. Một số nhầm lẫn thường gặp của học sinh. Nguyên nhân và cách sửa chữa. 2.3.5.1. Nhầm giữa thao tác lập luận so sánh với phân tích và giải thích.. 19 19 2.3.5.2. Nhầm giữa thao tác lập luận phân tích với giải thích 21 2.3.5.3. Nhầm thao tác lập luận chứng minh với phân tích. 23 2.4. Thực nghiệm sư phạm.. 2.4.1. Mục đích thực nghiệm.. 24 24 2.4.2. Đối tượng, địa bàn và thời gian thực nghiệm... 24 2.4.3. Bài tập thực nghiệm... 25 2.4.4. Bài kiểm tra thực nghiệm. 30 2.4.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm 32 III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI 33 IV. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN 35 CÁC PHỤ LỤC. 36 BÁO CÁO SÁNG KIẾN I. HOÀN CẢNH NẢY SINH SÁNG KIẾN Nền giáo dục Việt Nam đang trên đà đổi mới. Trọng tâm của vấn đề đổi mới giáo dục là đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh (HS). Đây là một hướng đi đúng đắn, nâng cao vai trò của giáo dục trong nhà trường. Là một môn học công cụ quan trọng, Ngữ văn có vai trò rất lớn trong việc hình thành và phát triển năng lực cho HS. Bên cạnh đó, môn học này còn góp phần hình thành những phẩm chất tốt đẹp cho con người sau khi tham gia vào quá trình học tập. Vì vậy đổi mới môn Ngữ văn là vô cùng cần thiết. Để đáp ứng với yêu cầu dạy học môn Ngữ văn theo hướng hình thành và phát triển năng lực, cần chú ý đến việc dạy học môn Ngữ văn theo hướng tích hợp, tức là tổ chức phối hợp các phân môn Văn học, Tiếng Việt và Làm văn trong các bài học, giúp HS từng bước nâng cao năng lực sử dụng tiếng Việt trong việc tiếp nhận và tạo lập các loại văn bản. Trong những năm gần đây, Bộ Giáo dục đã có những đổi mới rõ rệt trong cấu trúc đề thi môn Ngữ văn. Năm 2008, đề thi có thêm phần nghị luận xã hội. Từ năm học 2013 – 2014, đề thi Ngữ văn bao gồm hai phần chính: phần đọc – hiểu văn bản và phần làm văn. Với cấu trúc đề thi như thế, tránh cho HS việc học tủ, học vẹt, đồng thời đánh giá được năng lực của các em một cách khách quan, trung thực. Để làm tốt phần đọc – hiểu trong đề thi, đòi hỏi HS phải nắm chắc kiến thức bộ môn. Một trong những phân môn quan trọng trong chương trình Ngữ văn là phân môn Làm văn. HS đã được rèn luyện kiến thức làm văn từ những năm THCS. Những khái niệm như phương thức biểu đạt, thao tác lập luận, hay phương pháp lập luận, ... không phải là mới nhưng hình như HS không để ý tới. Vì vậy, rất nhiều HS tỏ ra hoang mang khi bắt gặp câu hỏi trong đề thi minh họa THPT Quốc gia (được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố vào tháng 3/ 2015). Câu hỏi như sau: Trong đoạn (1), tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? (1) Cái thú tự học cũng giống cái thú đi chơi bộ ấy. Tự học cũng là một cuộc du lịch, du lịch bằng trí óc, một cuộc du lịch say mê gấp trăm lần du lịch bằng chân, vì nó là du lịch trong không gian lẫn thời gian. Những sự hiểu biết của loài người là một thế giới mênh mông. Kể làm sao hết được những vật hữu hình và vô hình mà ta sẽ thấy trong cuộc du lịch bằng sách vở ? [] (Trích Tự học - một nhu cầu thời đại - Nguyễn Hiến Lê, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 2003 HS thường xuyên hỏi tôi: cô chỉ cho chúng em cách thức làm thế nào phân biệt các thao tác lập luận? Căn cứ vào đâu để xác định thao tác lập luận chính trong một văn bản? Chúng em hay nhầm giữa giải thích và bình luận, chứng minh và phân tích, hay phân tích và giải thích, Tôi nhận thấy không chỉ học sinh, mà cả giáo viên cũng lúng túng trong việc xác định chính xác các thao tác lập luận trong một văn bản. Câu hỏi làm thế nào để xác định nhanh và chính xác các thao tác lập luận trong văn bản nghị luận thường trực trong tôi kể từ đó. Để giúp HS giải quyết những thắc mắc, nhầm lẫn khi ôn tập kiến thức về các thao tác lập luận trong văn bản nghị luận, tôi quyết định bỏ thời gian, công sức và trí tuệ của mình để nghiên cứu vấn đề này. Hơn nữa, việc hiểu và vận dụng thành thạo các thao tác lập luận còn giúp các em tự tin hơn trong cuộc sống, mạnh dạn bày tỏ quan điểm của mình. Đây là phẩm chất rất cần thiết của con người hiện đại. Vì những lẽ trên thôi thúc tôi nghiên cứu để tạo ra sáng kiến này, với mong muốn giúp HS xác định nhanh và chính xác nhất các thao tác lập luận trong văn bản nghị luận. Tôi tin rằng với những công sức và trí tuệ tôi đã bỏ ra để nghiên cứu, tìm tòi, sáng kiến này sẽ trở thành một tài liệu hữu dụng cho đồng nghiệp và học trò trong quá trình ôn tập, kiểm tra môn học Ngữ văn. II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP. 1. MÔ TẢ GIẢI PHÁP TRƯỚC KHI TẠO RA SÁNG KIẾN. Như trên tôi đã nói, HS đã được học và rèn luyện về kiến thức phân môn Làm văn từ những năm THCS. Có lẽ vì trước đây, đề thi không bao giờ hỏi riêng về kiến thức này, nên HS không để ý, hoặc chỉ học chiếu lệ. Nhiều giáo viên dạy học Ngữ văn cũng chỉ chú trọng đến làm văn nghị luận xã hội và nghị luận văn học. Vì vậy, mặc dù những thao tác như phân tích, chứng minh, so sánh, bình luận, giải thích, bác bỏ học sinh thường xuyên vận dụng để làm rõ một vấn đề nào đó, không chỉ trong văn chương mà cả trong cuộc sống, nhưng các em vẫn không hiểu bản chất. Vấn đề về các thao tác lập luận trong văn nghị luận chỉ thực sự được quan tâm và nghiên cứu từ khi Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trương đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực. Cho nên khi bắt tay vào nghiên cứu để tạo ra sáng kiến này, tôi gặp không ít những khó khăn. 1.1. Khái niệm thao tác lập luận trong chương trình Ngữ văn chưa rõ ràng. Các thao tác lập luận trong văn nghị luận là kiến thức trọng tâm của phần Làm văn chương trình Ngữ văn lớp 11 hiện hành. Khi bắt tay vào nghiên cứu vấn đề này, tôi nhận thấy quan điểm về các thao tác lập luận của các tác giả sách giáo khoa THCS và THPT, ban cơ bản và nâng cao chưa có sự thống nhất. Theo chuẩn kiến thức kĩ năng(()Chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT môn Ngữ văn, NXB Giáo dục, 2006, tr. 35 và 76 ) môn Ngữ văn lớp 11 cơ bản và nâng cao, các thao tác lập luận cơ bản là: giải thích, chứng minh, phân tích, so sánh, bình luận, bác bỏ. Trong đó, lớp 11, học sinh được học bốn thao tác lập luận là phân tích, so sánh, bình luận, bác bỏ. Nhưng ở THCS sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2, trang 67 gọi hai thao tác lập luận giải thích và chứng minh là phương pháp lập luận. Cụ thể phần ghi nhớ có ghi “Bài văn nghị luận nào cũng có đối tượng (hay đề tài) nghị luận, các luận điểm, luận cứ và lập luận. Các phương pháp lập luận chính thường gặp là: chứng minh, giải thích. Vậy giải thích và chứng minh là phương pháp lập luận hay thao tác lập luận? Trong Ngữ văn 10, tập 2, trang 134 phần ghi nhớ viết: “Phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp, so sánh là những thao tác thường gặp trong hoạt động nghị luận”. Sách giáo viên Ngữ văn 12, tập 1, trang 176 nhận xét “Học sinh đã được học và luyện tập tới 6 thao tác lập luận: phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận, giải thích, chứng minh.” Ngữ văn 10 tập 2, nâng cao, trang 147 lại cho rằng chứng minh, giải thích, diễn dịch, quy nạp là các thao tác nghị luận. Thực tế trên cho thấy, quan điểm về các thao tác lập luận và phương pháp lập luận chưa rõ ràng. Tuy nhiên, trong các đề thi THPT Quốc gia thường xuyên xuất hiện câu hỏi để kiểm tra kiến thức này. Vì vậy, giáo viên cần có sự nhất quán trong giảng dạy, tránh để tâm lí hoang mang cho học sinh. Trên cơ sở nghiên cứu sách giáo khoa và các tài liệu liên quan, dựa theo chuẩn kiến thức kĩ năng chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT môn Ngữ văn, sáng kiến của tôi giúp HS phân biệt 6 thao tác lập luận cơ bản: chứng minh, giải thích, phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận. Trong 6 thao tác lập luận trên, học sinh thường xuyên nhầm lẫn giữa các thao tác, nhất là thao tác giải thích, bình luận, phân tích. Có học sinh cho rằng: bình luận chẳng qua là sự kết hợp của hai kiểu lập luận giải thích và chứng minh. Sáng kiến của tôi giúp các em hiểu rõ vấn đề, tránh nhầm lẫn trong khi làm bài. 1.2. Quan điểm giảng dạy của giáo viên chưa đổi mới. Một thực tế không thể phủ nhận là giáo viên ở ta quen với phương pháp dạy học cũ, chỉ dựa vào giảng, bình, diễn giảng. Dạy văn hầu như chỉ có một đường là “giảng”, “bình”, “luận”, “phân tích”. Dạy Tiếng Việt và Làm văn thì nặng về dạy lí thuyết, ít t
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_xac_dinh_nhanh_va_chinh.doc