Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học thể thao tự chọn môn Bóng chuyền cho học sinh trường THPT Lý Nhân Tông
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Giáo dục thể chất trong nhà trường phổ thông là một vấn đề hết sức cần thiết và quan trọng. Bởi mục tiêu giáo dục - đào tạo của nước ta nói chung và giáo dục - đào tạo ở bậc THPT nói riêng là đào tạo con người học sinh phát triển toàn diện về trí lực cũng như thể lực.bên cạnh đa số học sinh có đạo đức tốt, biết vâng lời cha mẹ, thầy cô, nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của lớp, nội quy của trường, biết sống tốt và sống đẹp, vẫn còn học sinh có biểu hiện chán nản, không thích học, thường xuyên gây mất trật tự trong lớp, nói tục, vô lễ với thầy cô, giao lưu với đối tượng xấu bên ngoài. Tình trạng học sinh kết thành băng nhóm bạo hành trong trường học đáng được báo động. Một bộ phận thanh thiếu niên có nhu cầu cá nhân phát triển lệch lạc, kém ý thức trong quan hệ cộng đồng, thiếu niềm tin trong cuộc sống, ý chí kém phát triển, không có tính tự chủ, dễ bị lôi cuốn vào những việc xấu.Vì vậy việc giáo dục đạo đức cho học sinh là đòi hỏi cấp bách của xã hội và nhà trường để xây dựng hoàn thiện những giá trị cơ bản của con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nền kinh tế tri thức. Do đó chúng ta cần quan tâm đến tất cả mọi mặt giáo dục thì mới có thể thực hiện thắng lợi mục tiêu đã đề ra.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học thể thao tự chọn môn Bóng chuyền cho học sinh trường THPT Lý Nhân Tông

Tác giả: Trần Văn Vinh Trình độ chuyên môn: Cử nhân Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn Nơi công tác: Trường THPT Lý Nhân Tông BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC THỂ THAO TỰ CHỌN MÔN BÓNG CHUYỀN CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT LÝ NHÂN TÔNG Nam Định, tháng 5 năm 2016 SỞ GD-ĐT NAM ĐỊNH TRƯỜNG THPT LÝ NHÂN TÔNG THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học thể thao tự chọn môn Bóng chuyền cho học sinh trường THPT Lý Nhân Tông. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Thể dục 3.Thời gian áp dụng sáng kiến: Năm học 2015 - 2016 4.Tác giả: Họ và tên: Trần Văn Vinh Ngày tháng năm sinh: 14/03/1978 Nơi thường trú: Yên Chính – Ý Yên – Nam Định Trình độ chuyên môn: Cử nhân sư phạm ĐH TDTT Chức vụ công tác: Tổ trưởng tổ Hóa - TD - QPAN Nơi làm việc: Trường THPT Lý Nhân Tông Địa chỉ liên hệ: Trần Văn Vinh – Giáo viên thể dục – Trường THPT Lý Nhân Tông - X· Yªn Lîi – HuyÖn Ý Yên – Nam Định Điện thoại: 0947.778.678 5.Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: Trường THPT Lý Nh©n Tông Địa chỉ: X· Yªn Lîi – HuyÖn Ý Yên – Nam Định Điện thoại:03503963939 PHẦN I : MỞ ĐẦU LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Giáo dục thể chất trong nhà trường phổ thông là một vấn đề hết sức cần thiết và quan trọng. Bởi mục tiêu giáo dục - đào tạo của nước ta nói chung và giáo dục - đào tạo ở bậc THPT nói riêng là đào tạo con người học sinh phát triển toàn diện về trí lực cũng như thể lực.bên cạnh đa số học sinh có đạo đức tốt, biết vâng lời cha mẹ, thầy cô, nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của lớp, nội quy của trường, biết sống tốt và sống đẹp, vẫn còn học sinh có biểu hiện chán nản, không thích học, thường xuyên gây mất trật tự trong lớp, nói tục, vô lễ với thầy cô, giao lưu với đối tượng xấu bên ngoài. Tình trạng học sinh kết thành băng nhóm bạo hành trong trường học đáng được báo động. Một bộ phận thanh thiếu niên có nhu cầu cá nhân phát triển lệch lạc, kém ý thức trong quan hệ cộng đồng, thiếu niềm tin trong cuộc sống, ý chí kém phát triển, không có tính tự chủ, dễ bị lôi cuốn vào những việc xấu.Vì vậy việc giáo dục đạo đức cho học sinh là đòi hỏi cấp bách của xã hội và nhà trường để xây dựng hoàn thiện những giá trị cơ bản của con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nền kinh tế tri thức. Do đó chúng ta cần quan tâm đến tất cả mọi mặt giáo dục thì mới có thể thực hiện thắng lợi mục tiêu đã đề ra. Trong thời điểm này, việc phát triển toàn diện về thể chất cho học sinh cực kỳ quan trọng, song bên cạnh đó chúng ta cũng cần giúp đỡ, tạo điều kiện cho các em phát huy những sở thích, những năng lực trong từng bộ môn của các em. Ngoài những nội dung, chương trình bắt buộc còn có những môn tự chọn như: bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, cờ vua, đá cầu... Đó là nội dung học tập vừa tạo điều kiện cho các em phát triển tố chất khả năng, nhằm phục vụ cho công tác phong trào cũng như trong thi đấu thể thao. Hiện nay Đảng và nhà nước, các Ban ngành TDTT cũng như Bộ Giáo dục - Đào tạo, Sở Giáo dục - Đào tạo đang có những chủ trương định hướng lâu dài phát triển bộ môn thể thao tự chọn trong nhà trường phổ thông về bóng chuyền và bóng rổ (từ lớp 10 cho đến lớp 12). Để đáp ứng những nhu cầu về môn thể thao tự chọn trong trường THPT, trước hết người giáo viên phải là người giới thiệu, định hướng cho các em như thế nào là môn học tự chọn? Phương pháp học ra sao cho phù hợp với lứa tuổi, trình độ, đặc điểm tâm sinh lý cũng như điều kiện của học sinh và nhà trường. Vậy làm thế nào? Phương pháp lựa chọn môn thể thao tự chọn ra sao? Tập như thế nào? Để đạt được kết quả tốt nhất, lại phù hợp với sở thích, năng lực, điều kiện của học sinh cũng như điều kiện của nhà trường. Chính vì lẽ đó mà tôi chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học thể thao tự chọn môn Bóng chuyền cho học sinh trường THPT Lý Nhân Tông” MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU “Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học thể thao tự chọn môn Bóng chuyền cho học sinh trường THPT Lý Nhân Tông” là đưa ra những phương pháp, những giải pháp nhằm phát huy tối đa vai trò của bộ môn tự chọn. Vai trò phương pháp của người giáo viên cũng như định hướng học tập, phương pháp dạy học bộ môn như thế nào để đạt được kết quả tốt nhất. Nhằm đáp ứng những yêu cầu thực tiễn của học sinh về sở thích, năng lực của môn mà mình muốn học. Đánh giá được thực trạng của công tác giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS, thông qua đó đề ra biện pháp giáo đạo dức học sinh một cách có hiệu quả giúp cho các em trở thành những người tốt trong xã hội. Từ đó tạo điều kiện để tìm ra những nhân tố, những tài năng phục vụ cho thi đấu thể thao. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là một trong giáo dục thể chất nói chung và trong dạy học môn tự chọn nói riêng. Thực chất là phương pháp, cách thức của người giáo viên và học sinh THPT. Phạm vi nghiên cứu Do đối tượng là học sinh THPT với thời gian còn hạn chế, nên đề tài chỉ dừng ở mức độ tìm hiểu sở thích chung và tập luyện một cách cơ bản. Từ đó đưa ra những giải pháp, phương pháp cho phù hợp, trong một phạm vi nhất định đó là trường THPT Lý Nhân Tông. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Để giải quyết những yêu cầu, những vấn đề của đề tài này chúng tôi đặt ra những nhiệm vụ sau: - Tìm hiểu đặc điểm, tình hình chung của học sinh trường THPT Lý Nhân TôngNhân Tông về bộ môn thể thao. - Tìm hiểu thái độ nhận thức của học sinh trường THPT Lý Nhân Tông về bộ môn thể thao tự chọn bóng chuyền. - Tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến công tác dạy và học bộ môn thể thao tự chọn trong nhà trường chưa được nâng cao. - Nguyên nhân chủ quan. - Nguyên nhân khách quan. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Căn cứ vào đối tượng nghiên cứu và nhiệm vụ đặt ra của đề tài là “Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học thể thao tự chọn môn Bóng chuyền cho học sinh trường THPT Lý Nhân Tông” tôi đã lựa chọn và sử dụng một số phương pháp sau: Phương pháp quan sát Để nắm bắt và thu thập thông tin về sở thích của học sinh các môn thể thao chúng tôi dùng phương pháp quan sát. Từ đó để phỏng đoán nắm bắt tình hình.Thực tế cho thấy các giờ giải lao các em học sinh rát hứng thú với viêc chuyền bóng tài chỗ và đệm bóng cơ bản. Phương pháp điều tra Sử dụng phương pháp điều tra để thu thập thông tin được tiến hành hàng loạt các câu hỏi chuẩn bị, có thể điều tra một cách trực tiếp hoặc gián tiếp với đối tượng. Phương pháp trò chuyện. Thông qua việc đối thoại trực tiếp với học sinh, với các giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm để biết được sở thích chung của các em về các bộ môn thể thao tự chọn bóng chuyền, cờ vua, đá cầu... Phương pháp đọc và tham khảo tài liệu Ngoài những phương pháp trên được sử dụng thu thập thông tin, số liệu, chúng tôi còn sử dụng phương pháp đọc sách tham khảo tài liệu về phương pháp giáo dục thể chất, các kỹ năng và phương pháp dạy học môn thể thao tự chọn. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI Xây dựng môi trường học tập và rèn luyện TDTT một cách thường xuyên. Nhằm phát huy sở thích và khả năng của học sinh trong bộ môn thể thao tự chọn bóng chuyền. Đưa ra những giải pháp, những phương pháp, cách thức tổ chức dạy học môn thể thao tự chọn có hiệu quả tốt nhất. Tham mưu với các cấp, các ngành tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho tập luyện giảng dạy môn thể thao tự chọn. PHẦN II: NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI Chương I CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Do nhu cầu của cuộc sống xã hội ngày càng phát triển, càng nâng cao và theo mục tiêu giáo dục thể chất đặt ra. Nên ngoài việc học tập môn thể thao theo quy định trong phân phối chương trình thì mỗi học sinh ở bậc THPT còn có quyền lựa chọn một số môn thể thao tự chọn. Vậy làm như thế nào? Phương pháp thực hiện dạy các môn tự chọn ra sao? Bởi vậy, ngoài việc giáo dục thể chất chung cho học sinh còn đòi hỏi mỗi người hướng cho các em bộ môn thể thao tự chọn, sao cho đáp ứng với nhu cầu bộ môn mà còn phù hợp với điều kiện của học sinh cũng như điều kiện của nhà trường. Thực tiễn hiện nay, việc giáo dục thể chất trong trường THPT nói chung và giáo dục thể chất trong trường THPT Lý Nhân Tông nói riêng cũng đã có sự quan tâm hơn. Nên các môn thể thao tự chọn cũng có sự phát triển chung mới chỉ ở một giai đoạn nhất định. Bởi cơ sở vật chất phục vụ cho việc tập luyện còn nhiều hạn chế, chưa có phong trào từ địa phương. Từ đó dẫn đến chất lượng đại trà của học sinh còn nhiều hạn chế. Song với sự vươn lên, khắc phực hạn chế về cơ sở vật chất và những phương pháp hợp lý phù hợp với học sinh, với điều kiện thực tế của nhà trường để có những bước tiến vượt bậc. Chương II CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NHỮNG THUẬN LỢI Trường THPT Lý Nhân Tông nằm dưới chân núi Phương Nhi trên địa phận xã Yên Lợi. Do vậy, mà tr×nh độ dân trí cũng như trỡnh độ của học sinh còn hạn chế so với các địa phương khác trong huyện. Nhưng được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường cùng chính quyền địa phương đó quan t©m, tạo điều kiện cho giáo dục, trong đó công tác giáo dục thể chất cho học sinh là rất cao. Hàng năm cứ vào ngày 22 tháng 12 xã Yên lợi tổ chức giải bóng chuyền truyền thống và có sự tham gia của thầy và trò nhà trường. Ngoài ra nhà trường còn thành lập các câu lạc bộ bóng đá, cầu lông. Hiện nay số lượng học sinh trường THPT Lý Nhân Tông có trên 630 học sinh và chia làm 3 khối lớp. Trong đó khối 10 có 6 lớp, khối 11 có 6 lớp, khối 12 có 6 lớp. Với tỷ lệ học sinh tương đối đồng đều về nam và nữ, đại bộ phận số học sinh trong trường đều ham thích học bộ môn giáo dục thể chất. Trong đó, môn thể thao tự chọn như: cầu lông, cờ vua, bóng đá, bóng chuyền... NHỮNG KHÓ KHĂN Do học sinh mới biết đến môn tự chọn bóng chuyền, nên một số bộ phận nhỏ học sinh trong trường còn chưa thực sự tích cực tham gia vào các hoạt động vui chơi, học tập và rèn luyện thể thao một cách thường xuyên, liên tục. Trong đó chủ yếu là các em học sinh nữ. Các điều kiện phục vụ chủ yếu cho hoạt động TDTT còn nhiều thiếu thốn như: trang phục, cột, lưới, bóng, sân bãi phục vụ cho bộ môn bóng chuyền còn chưa có và còn thiếu so với số lượng học sinh. Chất lượng học đại trà môn thể thao tự chọn bóng chuyền còn t
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_nang_cao_chat_luong_day_hoc.doc