Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới hình thức dạy học ở phần củng cố kiến thức qua bài tập dạng bảng trong bộ môn Hoá
2. ĐẶT VẤN ĐỀ
Để đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình nội dung sách giáo khoa, khâu đầu tiên là giáo viên vận dụng được những nhận thức về đổi mới phương pháp trong việc thiết kế kế hoạch bài học (còn gọi là soạn giáo án). Để việc thiết kế kế hoạch bài học có hiệu quả, cần chú ý thiết kế các hoạt động dạy học trong đó giáo viên là người tổ chức và hướng dẫn các hoạt động, còn học sinh là người thực hiện các hoạt động đó.
Một tiết dạy học thường được thực hiện theo các bước cơ bản sau:
+ Giáo viên kiểm tra việc nắm vững bài cũ, tình hình chuẩn bị bài mới của học sinh.
+ Tổ chức dạy và học bài mới.
+ Luyện tập, củng cố kiến thức.
+ Đánh giá, tổng kết kết quả giờ học.
+ Hướng dẫn học sinh học bài, làm việc ở nhà.
Thường trong bước củng cố giáo viên chỉ nêu lên một hệ thống câu hỏi và gọi học sinh trả lời để nhắc lại các nội dung kiến thức đã học trong bài một cách rời rạc, không mang tính hệ thống, do đó các em không thể so sánh, tái hiện được kiến thức cũ đã học để vận dụng vào các bài tập liên quan. Đặc biệt đối với bộ môn Hóa học, biết được tính chất của chất, sự khác nhau về tính chất vật lý và tính chất hóa học của các chất là cơ sở để các em thực hiện dạng bài tập điều chế, nhận biết và tách chất ra khỏi hỗn hợp. Vì vậy bài tập củng cố thiếu tính hệ thống thì đa số các em không thực hiện được các dạng bài tập này.
Xuất phát từ thực tế nêu trên, trong quá trình giảng dạy môn Hóa học 8 và 9, ở bước củng cố tôi thường sử dụng các bài tập dạng bảng để khắc sâu kiến thức trọng tâm của tiết học một cách hệ thống, đồng thời rèn luyện cho học sinh kĩ năng so sánh, tổng hợp, biết cách thiết lập mối liên hệ giữa khái niệm mới với các khái niệm đã biết, mối liên hệ giữa cấu trúc với tính chất . nhằm giúp các em biết vận dụng kiến thức để thực hiện nhiều dạng bài tập khác nhau.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới hình thức dạy học ở phần củng cố kiến thức qua bài tập dạng bảng trong bộ môn Hoá

1. TÊN ĐỀ TÀI ĐỔI MỚI HÌNH THỨC DẠY HỌC Ở PHẦN CỦNG CỐ KIẾN THỨC QUA BÀI TẬP DẠNG BẢNG TRONG BỘ MÔN HOÁ 2. ĐẶT VẤN ĐỀ Để đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình nội dung sách giáo khoa, khâu đầu tiên là giáo viên vận dụng được những nhận thức về đổi mới phương pháp trong việc thiết kế kế hoạch bài học (còn gọi là soạn giáo án). Để việc thiết kế kế hoạch bài học có hiệu quả, cần chú ý thiết kế các hoạt động dạy học trong đó giáo viên là người tổ chức và hướng dẫn các hoạt động, còn học sinh là người thực hiện các hoạt động đó. Một tiết dạy học thường được thực hiện theo các bước cơ bản sau: + Giáo viên kiểm tra việc nắm vững bài cũ, tình hình chuẩn bị bài mới của học sinh. + Tổ chức dạy và học bài mới. + Luyện tập, củng cố kiến thức. + Đánh giá, tổng kết kết quả giờ học. + Hướng dẫn học sinh học bài, làm việc ở nhà. Thường trong bước củng cố giáo viên chỉ nêu lên một hệ thống câu hỏi và gọi học sinh trả lời để nhắc lại các nội dung kiến thức đã học trong bài một cách rời rạc, không mang tính hệ thống, do đó các em không thể so sánh, tái hiện được kiến thức cũ đã học để vận dụng vào các bài tập liên quan. Đặc biệt đối với bộ môn Hóa học, biết được tính chất của chất, sự khác nhau về tính chất vật lý và tính chất hóa học của các chất là cơ sở để các em thực hiện dạng bài tập điều chế, nhận biết và tách chất ra khỏi hỗn hợp. Vì vậy bài tập củng cố thiếu tính hệ thống thì đa số các em không thực hiện được các dạng bài tập này. Xuất phát từ thực tế nêu trên, trong quá trình giảng dạy môn Hóa học 8 và 9, ở bước củng cố tôi thường sử dụng các bài tập dạng bảng để khắc sâu kiến thức trọng tâm của tiết học một cách hệ thống, đồng thời rèn luyện cho học sinh kĩ năng so sánh, tổng hợp, biết cách thiết lập mối liên hệ giữa khái niệm mới với các khái niệm đã biết, mối liên hệ giữa cấu trúc với tính chất ... nhằm giúp các em biết vận dụng kiến thức để thực hiện nhiều dạng bài tập khác nhau. 3. CƠ SỞ LÝ LUẬN Do yêu cầu của xã hội hiện đại, mục tiêu giáo dục cũng cần phải thay đổi để đào tạo những con người thích ứng với xã hội. Chính vì vậy vấn đề đổi mới phương pháp dạy học luôn luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, điều đó đã được khẳng định trong các Nghị quyết của Quốc hội về công tác giáo dục và đào tạo. Đổi mới phương pháp dạy học bộ môn hóa học dựa trên cơ sở quan niệm về tính cực hóa hoạt động của học sinh và lấy học sinh làm trung tâm của quá trình dạy học. Để hình thành kiến thức, kĩ năng và phát huy tính tự lực, giúp học sinh tự phát hiện và giải quyết vấn đề một cách chủ động, sáng tạo, mỗi giáo viên cần phải biết cách thiết kế, tổ chức và điều khiển các hoạt động của học sinh để đạt được mục tiêu cụ thể ở mỗi bài. Hình thức tổ chức dạy học cũng cần phong phú hơn cho phù hợp với hoạt động cá nhân, hoạt động theo nhóm và toàn lớp. Các phương tiện dạy học không chỉ là phấn, bút, sách vở mà còn đa dạng hơn như: dụng cụ, hóa chất, các biểu bảng, máy chiếu, đĩa CD... Việc sử dụng bài tập dạng bảng trong bước hoàn thiện và củng cố kiến thức cho học sinh cũng là một hình thức sử dụng đa dạng và phong phú các phương tiện dạy học nhằm giúp các em biết tổng hợp, so sánh, khái quát hóa kiến thức đã học. Từ đó các em biết cách vận dụng kiến thức vào bài tập cụ thể. 4. CƠ SỞ THỰC TIỄN Thời lượng phân phối cho bước củng cố để hoàn thiện các kiến thức đã học trong một tiết thường rất ít. Nếu giáo viên chỉ nêu lên một hệ thống câu hỏi và gọi học sinh trả lời để nhắc lại các nội dung kiến thức đã học trong bài theo trình tự các mục của bài học, thì học sinh sẽ không thấy được mối quan hệ giữa các khái niệm, kiến thức đã học nên không thể vận dụng vào bài tập được. Vì vậy nhiệm vụ quan trọng của sáng kiến mà tôi thực hiện là lựa chọn và sử dụng các bài tập dạng bảng như thế nào để trong thời gian ngắn nhất có thể hệ thống lại toàn bộ nội dung bài học, đồng thời nhấn mạnh nội dung trọng tâm và giúp học sinh biết vận dụng kiến thức để làm bài tập. 5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: Trong một tiết dạy, giáo viên có thể tiến hành củng cố theo từng phần, tuy nhiên do bài tập dạng bảng đa số mang tính chất hệ thống kiến thức nên thường được sử dụng ở cuối tiết học. Biện pháp này đã được tôi thực hiện qua một số bài dạy trong chương trình Hóa học 8 và 9 cụ thể như sau: CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC 8 Bài 5: Nguyên tố hóa học Sau khi học xong phần đầu của bài, tôi cho học sinh thực hiện bài tập sau: * Điền số thích hợp vào ô trống ở bảng sau: Số p Số n Số e Nguyên tử 1 17 18 Nguyên tử 2 20 20 Nguyên tử 3 17 20 Trong 3 nguyên tử trên, cặp nguyên tử nào thuộc cùng 1 nguyên tố hoá học? Vì sao? Cho biết tên nguyên tố hoá học đó. * Kết quả điền đúng như sau: Số p Số n Số e Nguyên tử 1 17 18 17 Nguyên tử 2 20 20 20 Nguyên tử 3 17 20 17 Cặp nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hóa học là 1&3 vì có cùng số proton trong hạt nhân. Đó là nguyên tố Clo Bài tập này sẽ giúp học sinh khắc sâu hơn khái niệm nguyên tố hóa học, đồng thời tái hiện được kiến thức cũ là số proton (p) = số electron (e) Sau khi học xong toàn bộ bài, tôi yêu cầu các nhóm thảo luận và hoàn thành bảng sau để hệ thống toàn bài: * Em hãy điền vào các nội dung còn trống trong bảng sau: Tên nguyên tố Kí hiệu HH Số p Số e Số n Tổng số hạt trong nguyên tử Nguyên tử khối 4 5 11 12 14 42 Kali 20 Dựa vào bảng trên, em hãy nhận xét để rút ra mối liên hệ giữa nguyên tử khối với tổng số hạt proton và nơtron trong hạt nhân nguyên tử Kết quả điền đúng như sau: Tên nguyên tố Kí hiệu HH Số p Số e Số n Tổng số hạt trong nguyên tử Nguyên tử khối Beri Be 4 4 5 13 9 Natri Na 11 11 12 34 23 Silic Si 14 14 14 42 28 Kali K 19 19 20 58 39 Nhận xét: Số trị của nguyên tử khối bằng tổng số hạt proton và nơtron trong hạt nhân nguyên tử Trên cơ sở đó, giáo viên hướng dẫn các em cách tính số hạt nơtron trong hạt nhân nguyên tử Số nơtron (n) = Số khối – số proton (p) Bài 6: Đơn chất và hợp chất – Phân tử Để học sinh có thể phân biệt đơn chất và hợp chất, ta có thể cho các em thực hiện nhanh bài tập sau: * Phân loại các chất sau bằng cách đánh dấu X vào loại chất phù hợp CTHH C HCl NaOH Cl2 Fe CaSO4 NaBr O3 Ca3(PO4)2 Đơn chất Hợp chất Kết quả điền đúng như sau: C HCl NaOH Cl2 Fe CaSO4 NaBr O3 Ca3(PO4)2 Đơn chất X X X X Hợp chất X X X X X Cách làm này thực hiện rất nhanh, giúp giáo viên và học sinh không mất nhiều thời gian để ghi công thức hóa học. Bài 9 : Công thức hóa học Để học sinh nêu được ý nghĩa của công thức hóa học và ngược lại khi biết số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong 1 phân tử chất có thể lập được công thức hóa học của chất, đồng thời rèn luyện kĩ năng tính phân tử khối của chất cho học sinh (dạng bài tập 2,3 trang 33,34 SGK Hóa 8) ta có thể tổng hợp thành bài tập dạng bảng để các nhóm thực hiện như sau: * Em hãy điền vào các nội dung còn trống trong bảng sau: Công thức hoá học Số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong 1 phân tử của chất Phân tử khối của chất SO2 H3PO4 2Na,1S,4O 1Ag,1N,3O Kết quả điền đúng là: Công thức hoá học Số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong 1 phân tử của chất Phân tử khối của chất SO2 1S,2O 32 + 2.16 = 64 H3PO4 3H,1P,4O 3.1 + 31 + 4.16 = 98 Na2SO4 2Na,1S,4O 2.23 + 32 + 4.16 =142 AgNO3 1Ag,1N,3O 108 + 14 + 3.16 = 170 Dạng bài tập này giúp giáo viên củng cố được toàn bộ kiến thức trong bài công thức hóa học mà không cần phải thực hiện qua nhiều bài tập như trong sách giáo khoa. Bài 19: Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất Trong phần củng cố, để học sinh thấy được mối quan hệ giữa khối lượng, thể tích và lượng chất của chất khí, chỉ cần biết một trong các đại lượng trên có thể tính được các đại lượng khác còn lại, giáo viên nên giao cho các nhóm thực hiện dạng bài tập dạng bảng sau: * Hãy tính toán và điền các số thích hợp vào các ô trống của bảng: n (mol) m (gam) VKhí (lít) (đktc) Số phân tử Cl2 0,02 CO2 11 CH4 11,2 SO3 1,5 . 1023 Sau khi các nhóm làm trên bảng phụ. Giáo viên tổ chức cho học sinh chấm chéo bài nhau dựa trên đáp án đúng. Kết quả điền đúng như sau: n (mol) m (gam) VKhí (lít) (ở đktc) Số phân tử Cl2 0,02 1,42 0,448 0,12.10 23 CO2 0,25 11 5,6 1,5 .1023 CH4 0,5 8 11,2 3.10 23 SO3 0,25 20 5,6 1,5.10 23 Để luyện tập tính số mol, thể tích và khối lượng hỗn hợp khi biết thành phần hỗn hợp khí, ta có thể sử dụng bài tập dạng bảng sau: * Thảo luận nhóm để điền các số thích hợp vào các ô trống ở bảng sau: Thành phần của hỗn hợp khí Số mol (n) của hỗn hợp khí Thể tích của hỗn hợp (ở đktc) (l) Khối lượng của hỗn hợp 0,1mol CO2 và 0,4 mol O2 0,25 mol CO2 và 0,25 mol O2 0,4 mol CO2 và 0,1 mol O2 * Kết quả điền đúng là: Thành phần của hỗn hợp khí Số mol (n) của hỗn hợp khí Thể tích của hỗn hợp (ở đktc) (lít) Khối lượng của hỗn hợp 0,1 mol CO2 và 0.4 mol O2 0,5 mol 11,2 l 17,2 g 0,25 mol CO2 và 0,25 mol O2 0,5 mol 11,2 l 19 g 0,4 mol CO2 và 0,1 mol O2 0,5 mol 11,2 l 20,8 g Dựa trên kết quả, giáo viên cho HS rút ra nhận xét về sự thay đổi khối lượng hỗn hợp theo thành phần của hỗn hợp, trong khi thể tích hỗn hợp không thay đổi. Từ đó khắc sâu thêm kiến thức về thể tích mol chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn Bài 20: Tỉ khối của chất khí Để rèn học sinh kĩ năng tính nhanh khối lượng mol của một chất khí A khi biết dA/ B (hoặc dA/ KK ) và ngược lại biết MA tính dA/ B (hoặc dA/ KK ) tôi cho học sinh làm bài tập dạng bảng sau: * Điền kết quả thích hợp vào chỗ trống trong bảng sau: dA/H MA 22 35,5 24 16 Kết quả điền đúng là: dA/H MA 22 44 35,5 71 16 32 8 16 Dạng bài tập này sẽ giúp học sinh biết vận dụng nhanh cả 2 công thức tính toán đã học trong bài. Về cách t
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_doi_moi_hinh_thuc_day_hoc_o_phan_cung.docx