Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học nhóm bài phong cách ngôn ngữ trong chương trình Ngữ văn THPT theo định hướng phát triển năng lực
Trong những năm gần đây, nền giáo dục nước ta đang tích cực chuyển mình, từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung chuyển sang tiếp cận năng lực của người học. Phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” không còn thích hợp. Thay vào đó, dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất được quan tâm. Trong bối cảnh ấy, việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo theo định hướng phát triển năng lực của người học là cần thiết.
Dạy học Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh là thông qua môn học, học sinh có khả năng kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức kiến thức, kỹ năng với thái độ, tình cảm, động cơ cá nhân, nhằm đáp ứng hiệu quả một số yêu cầu phức hợp của hoạt động trong một số hoàn cảnh nhất định. Các năng lực đặc thù của môn học gồm: năng lực giao tiếp tiếng Việt và năng lực thưởng thức văn học,cảm thụ thẩm mỹ. Ngoài ra, học sinh cũng cần được phát huy các năng lực khác như: năng lực giải quyết vấn đề, giao tiếp, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân,
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học nhóm bài phong cách ngôn ngữ trong chương trình Ngữ văn THPT theo định hướng phát triển năng lực

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: Dạy học nhóm bài phong cách ngôn ngữ trong chương trình Ngữ văn THPT theo định hướng phát triển năng lực 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chương trình Ngữ văn THPT lớp 10,11,12 ban cơ bản 3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ tháng 9/2015 đến tháng 5/2016 4. Tác giả: Họ và tên: Vũ Lan Phương Năm sinh: 1976 Nơi thường trú: 11/64 Trần Nhật Duật Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ Chức vụ công tác: Giáo viên Nơi làm việc: THPT Chuyên Lê Hồng Phong Điện thoại: 0932251976 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 50% 5. Đồng tác giả: Họ và tên: Nguyễn Hương Quỳnh Năm sinh: 1990 Nơi thường trú: số nhà 33 đường Nguyễn Hới, thôn Phúc Trọng, xã Mĩ Xá, thành phố Nam Định Trình độ chuyên môn: Cử nhân Chức vụ công tác: Giáo viên Nơi làm việc: THPT chuyên Lê Hồng Phong Điện thoại: 01234083380 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 50% 6. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: THPT Chuyên Lê Hồng Phong Địa chỉ: 76 Vị Xuyên Điện thoại: 0350640297. BÁO CÁO SÁNG KIẾN I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến Trong những năm gần đây, nền giáo dục nước ta đang tích cực chuyển mình, từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung chuyển sang tiếp cận năng lực của người học. Phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” không còn thích hợp. Thay vào đó, dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất được quan tâm. Trong bối cảnh ấy, việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo theo định hướng phát triển năng lực của người học là cần thiết. Dạy học Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh là thông qua môn học, học sinh có khả năng kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức kiến thức, kỹ năng với thái độ, tình cảm, động cơ cá nhân, nhằm đáp ứng hiệu quả một số yêu cầu phức hợp của hoạt động trong một số hoàn cảnh nhất định. Các năng lực đặc thù của môn học gồm: năng lực giao tiếp tiếng Việt và năng lực thưởng thức văn học,cảm thụ thẩm mỹ. Ngoài ra, học sinh cũng cần được phát huy các năng lực khác như: năng lực giải quyết vấn đề, giao tiếp, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân, Tuy nhiên, từ thực tế giảng dạy của bản thân cũng như việc đi dự giờ, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, chúng tôi nhận thấy sự đổi mới, sáng tạo trong phương pháp dạy học môn ngữ văn để phát huy được tính chủ động, tích cực cũng như để phát hiện được những năng lực chuyên biệt của người họcchưa nhiều. Dạy học văn vẫn nặng về việc học sinh cần học những gì để có được kiến thức toàn diện chứ chưa ý thức được mục tiêu quan trọng nhất của việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực là học sinh có thể làm được gì sau khi học. Xuất phát từ hiện thực đời sống, giao tiếp ngôn ngữ đóng một vai trò quan trọng. Giao tiếp luôn luôn được phân biệt theo từng lĩnh vực và trên từng lĩnh vực đều có những cách thức thể hiện riêng (thông tin-> thể loại -> tín hiệu). Các cách thức thể hiện tập hợp thành những kiểu phương tiện ngôn ngữ riêng, đó chính là phong cách ngôn ngữ. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh áp dụng vào nhóm bài phong cách ngôn ngữ trong chương trình Ngữ văn THPT gồm: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật (lớp 10); Phong cách ngôn ngữ báo chí, Phong cách ngôn ngữ chính luận (lớp 11); Phong cách ngôn ngữ khoa học, Phong cách ngôn ngữ hành chính (lớp 12) không phải để minh họa cho lí thuyết dạy học mà mục đích chính hướng tới là giúp người học có thể tìm ra câu trả lời cho câu hỏi: Giao tiếp như thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất cũng như thể hiện được phẩm chất, năng lực, tính cách của người nói? II. Mô tả giải pháp 1. Hiện trạng trước khi áp dụng giải pháp mới 1.1. Ưu, nhược điểm của giải pháp cũ a/ Phương pháp thuyết trình Trước khi nền giáo dục nước ta chú trọng vào việc đổi mới, sáng tạo những phương pháp dạy học tích cực thì phương pháp thuyết trình vẫn được coi là phương pháp giảng dạy truyền thống, đã tồn tại từ rất lâu, được áp dụng không chỉ ở môn ngữ văn mà ở hầu khắp các môn học. Hình ảnh “rót nước vào bình” đã mô tả chính xác phương pháp dạy học này. Khi ấy, giáo viên là người “rót” những kiến thức cần thiết vào “chiếc bình” là học sinh. Vận dụng phương pháp thuyết trình vào việc giảng dạy nhóm bài phong cách ngôn ngữ trong chương trình Ngữ văn THPT ta dễ dàng nhận thấy cái đích hướng tới của việc học nhóm bài này chỉ để thực hiện những mục tiêu về kiến thức mà bài học đề ra. Cụ thể như sau: Bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt nắm được các khái niệm ngon ngữ sinh hoạt, phong cách ngôn ngữ sinh hoạt với những đặc trưng cơ bản của nó. Bài Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật nắm được khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật với các đặc trưng cơ bản của nó. Bài Phong cách ngôn ngữ báo chí hiểu được khái niệm ngôn ngữ báo chí, các thể loại chủ yếu của văn bản báo chí và đặc điểm của phong cách ngôn ngữ báo chí. Bài Phong cách ngôn ngữ chính luận hiểu được khái niệm ngôn ngữ chính luận, các loại văn bản chính luận và đặc điểm của phong cách ngôn ngữ chính luận. Bài Phong cách ngôn ngữ khoa học nắm vững các khái niệm văn bản khoa học, phong cách ngon ngữ khoa học và các đặc trưng của phong cách ấy. Bài Phong cách ngôn ngữ hành chính nắm vững khái niệm ngôn ngữ hành chính và các đặc trưng cơ bản Ngày nay, trong xu hướng đổi mới của nền giáo dục, phương pháp thuyết trình không phải không còn chỗ đứng. Chúng ta không thể phủ nhận đây là phương pháp tối ưu giúp người dạy có thể truyền đạt một khối lượng kiến thức lớn trong một khoảng thời gian ngắn.Giáo viên hoàn toàn chủ động trong giờ giảng của mình, không gặp khó khăn trở ngại đối với những vấn đề có thể nảy sinh trên lớp, chỉ cần chuẩn bị bài giảng thuyết trình một lần người dạy có thể sử dụng để giảng dạy trong nhiều lần. Về phía học sinh, các em tiếp thu được nhiều kiến thức khi nhận được càng nhiều thông tin từ giáo viên. Tuy nhiên, cần phải nghiêm túc nhìn nhận về phương pháp dạy học mang tính truyền thống này. Điều mà tất cả các giáo viên dễ dàng nhận thấy khi đứng lớp đó là nếu thuyết trình trong một khoảng thời gian dài thì hầu hết học sinh đều mệt mỏi khi phải ngồi lắng nghe mà không được chủ động tham gia vào bài giảng. Mặc dù giáo viên hoàn toàn chủ động về thời gian và nội dung giảng dạy, nhưng người dạy cũng vẫn rất mệt mỏi như người học. Mặt khác, chỉ có mỗi giáo viên là người trình bày, nên dường như giáo viên là người chịu trách nhiệm duy nhất về thành công và chất lượng bài giảng. Điều này không thể khuyến khích học sinh tích cực học tập và có tâm lý ỷ lại vào giáo viên. Trong thực tế, rất nhiều học sinh không thể nhớ được hết những gì mà thầy cô trình bày và thậm chí còn nhớ rất ít. Hơn nữa, việc học sinh ghi nhớ những kiến thức mà giáo viên truyền đạt trên lớp không đồng nghĩa với việc học sinh hiểu và có thể vận dụng được trong thực tế. Bên cạnh đó, vì học sinh không có cơ hội để chia sẻ, đóng góp những kiến thức và suy nghĩ, trải nghiệm của mình nên giáo viên đôi khi sẽ trình bày lại những kiến thức mà học sinh đã biết rồi hoặc không cần thiết. Ngoài ra, giáo viên không thể thu nhận được ý kiến phản hồi từ học sinh nên họ cũng không thể biết được những nội dung nào mà học sinh đã hiểu, chưa hiểu và những nội dung nào cần thiết phải điều chỉnh lại. b/ Phương pháp phân tích ngôn ngữ Một phương pháp thường được sử dụng khi dạy học tiếng việt đặc biệt ở những bài về phong cách ngôn ngữ là phương pháp phân tích ngôn ngữ, Trong phương pháp này, học sinh dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên, tiến hành tìm hiểu các hiện tượng ngôn ngữ, quan sát và phân tích các hiện tượng đó theo định hướng của bài học, từ đó rút ra những nội dung lý thuyết hoặc thực hành cần ghi nhớ. Bản chất của phương pháp này mang tính quy nạp. Ví dụ: Ở bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, SGK có đưa ra ngữ liệu như sau: Hãy thể hiện đúng giọng điệu đoạn ghi chép sau đây: (Buổi trưa, tại khu tập thể X, hai bạn Lan và Hùng gọi bạn Hương đi học.) - Hương ơi! Đi học đi! (Im lặng) - Hương ơi! Đi học đi! (Lan và Hùng gào lên) - Gì mà ầm ầm lên thế chúng mày! Không cho ai ngủ ngáy nữa à! (tiếng một người đàn ông nói to) - Các cháu ơi, khẽ chứ! Để cho các bác ngủ trưa vơi!...Nhanh lên con, Hương! (tiếng mẹ Hương nhẹ nhàng ôn tồn) - Đây rồi, ra đây! (tiếng Hương nhỏ nhẹ) - Gớm, chậm như rùa ấy! Cô phê bình chết thôi! (tiếng Lan càu nhàu) - Hôm nào cũng chậm. lạch bà lạch bạch như vịt bầu!...(tiếng Hùng tiếp lời) Trên đây là một đoạn ghi lại cuộc đối thoại trong ngôn ngữ sinh hoạt. Từ đoạn hội thoại đó, anh (chị) hiểu thế nào là ngôn ngữ sinh hoạt? Hay ở bài Phong cách ngôn ngữ chính luận, giáo viên có thể yêu cầu học sinh tìm hiểu ngữ liệu SGK trang 96: Đọc các đoạn trích trong các văn bản chính luận sau và tìm hiểu về: -Thể loại của văn bản -Mục đích viết văn bản -Thái độ, quan điểm của người viết đối với những vấn đề được đề cập đến. a) Tuyên ngôn TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.” Lời bất hủ ấy trong bản Tuyên ngôn độc lập nawm1776 của nước Mĩ. Suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do. Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi.” Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được. () (Hồ Chí Minh) b) Bình luận thời sự CAO TRÀO CHỐNG NHẬT, CỨU NƯỚC Ngày 9-3-1945, ở Đông Dương, phát xít Nhật quật thực dân Pháp xuống chân đài chính trị. Không đầy hai mươi bốn tiếng đồng hồ, trong các thành phố lớn, thực dân Pháp đều hạ súng xin hàng. Nhiều quân đội của Pháp nhằm biên giới cắm đầu chạy. Riêng ở Cao Bằng và Bắc Cạn, một vài đội quân của Pháp định thống nhất hành động với Quân Giải phóng Việt Nam chống Nhật. Ở Bắc Cạn, họ đã cùng ta tổ chức “Ủy ban Pháp-Việt chống Nhật”. Nhưng không bao
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_nhom_bai_phong_cach_ngon_ngu_t.doc