Sáng kiến kinh nghiệm Chỉ đạo hoạt động y tế trường học hiệu quả

Năm học 2019 - 2020 trường có hơn 1600 học sinh, tập thể hội đồng sư phạm có 55 cán bộ giáo viên và nhân viên. Trong đó có:

- 3 cán bộ quản lý: 1 hiệu trưởng, 2 hiệu phó.

- 1 nhân viên kế toán

- 1 nhân viên thủ quỹ

- 1 nhân viên y tế học đường.

- 1 cán bộ thư viện

- 1 cán bộ phụ trách đồ dung

- 1 giáo viên TPT

- 46 giáo viên

- Đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường luôn đoàn kết đồng lòng nhất trí cao trong mọi công việc, luôn đóng góp cho nhau để hoàn thiện hơn trong mỗi giờ lên lớp, nhà trường luôn nâng cao khẩu hiệu: “Thầy cô mẫu mực, học sinh chăm ngoan”

 

docx 13 trang Chí Tường 20/08/2023 20700
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Chỉ đạo hoạt động y tế trường học hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Chỉ đạo hoạt động y tế trường học hiệu quả

Sáng kiến kinh nghiệm Chỉ đạo hoạt động y tế trường học hiệu quả
 thời là cơ hội để lan nhanh các bệnh truyền nhiễm trong nhà trường, từ nhà trường tới gia đình và toàn xã hội, nhất là các bệnh truyền nhiễm gây dịch như cúm, sởi, quai bị, ho gà, bạch hầu, sốt xuất huyết, đau mắt đỏ, giun sán Học sinh là cầu nối hữu hiệu giữa 3 môi trường (nhà trường – gia đình – xã hội), nếu các em được chăm sóc, giáo dục tốt về mặt sức khoẻ sẽ có ảnh hưởng tốt tới cả 3 môi trường. Trường học là nơi giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ, cho nên làm tốt công tác chăm sóc sức khoẻ cũng có nghĩa là làm tốt các nội dung giáo dục khác như Đức – Trí – Thể – Mỹ – Nghề nghiệp.
 Như vậy, Y tế trường học phải là công tác quan trọng hàng đầu trong sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ cho thế hệ trẻ và quan trọng ngang với các nội dung khác của nhà trường, nhằm thực hiện tốt khẩu hiệu: “Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai”, “Tất cả vì tương lai con em chúng ta”, “Tất cả vì học sinh thân yêu”. 
 Là một cán bộ quản lý trong nhà trường được phân công nhiệm vụ phụ trách công tác y tế học đường, trước yêu cầu cấp thiết của giáo dục trong giai đoạn mới bản thân tôi đã tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu, vận dụng vấn đề chỉ đạo hoạt động y tế trường học hiệu quả nhằm đáp ứng được việc đảm bảo tính toàn diện trong giáo dục hiện nay.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.CƠ SỞ LÝ LUẬN 
1.Căn cứ vào mục tiêu của hoạt động tế trong trường học: 
Mục tiêu công tác chỉ đạo hoạt động y tế trong trường học là đảm bảo sức khỏe cho giáo viên và học sinh nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đề ra.
2. Nội dung của hoạt động tế trong trường học: 
2.1  Thực hiện công tác vệ sinh môi trường trường học:
– Vệ sinh môi trường trường học (bao gồm vệ sinh quy hoạch, xây dựng trường, vệ sinh phòng học, phòng thí nghiệm, vệ sinh môi trường: các công trình vệ sinh, cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải).
– Vệ sinh chế độ học tập, lao động và sinh hoạt tại nhà trường (thời khoá biểu trong ngày, trong tuần, thời gian và gánh nặng thực hành lao động trong nhà trường)
– Vệ sinh trang thiết bị và đồ dùng học tập (vệ sinh học cụ, bàn ghế, bảng và đồ dùng học tập).
– Dinh dưỡng và Vệ sinh an toàn thực phẩm (vệ sinh nhà ăn, chế độ dinh dưỡng trong nhà trường).
2.2  Quản lý và chăm sóc sức khỏe trong trường học
– Khám và điều trị một số bệnh thông thường: cảm cúm, đau bụng, đau đầu, tiêu chảy, nhiễm trùng ngoài da
– Tiến hành sơ cấp cứu ban đầu. Nhằm xử lý ngay tại chỗ sớm nhất các tai nạn, các biến chứng do tai nạn gây ra như: chảy máu, gẫy xương, bong gân, sai khớp, ngừng tim, ngừng thở, điện giật, đuối nước, bỏng, ngộ độc, súc vật cắn, dị vật rơi vào mắt, dị ứng, động kinh
– Khám sức khoẻ định kỳ và phân loại sức khoẻ học sinh.
– Quản lý hồ sơ sức khoẻ học sinh
3.Yêu cầu của hoạt động y tế trường học
 	Nắm được cơ sở lý luận, thực tiễn của hoạt động y tế trường học ( thực tiễn chung và thực tiễn của trường mình quản lý). Mối quan hệ giữa hoạt động y tế trong trường học với các hoạt động dạy học, giáo dục. Nắm vững các chức năng và nội dung quản lý, biết phân lập và phối hợp các nội dung quản lý, các mặt quản lý. Hiểu rõ chương trình giáo dục ở trường cần những điều kiện y tế như thế nào để thực hiện. Biết huy động mọi tiềm năng của tập thể sư phạm và cộng đồng cho công tác y tế trường học. 
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1. Đặc điểm, tình hình nhà trường 
Năm học 2019 - 2020 trường có hơn 1600 học sinh, tập thể hội đồng sư phạm có 55 cán bộ giáo viên và nhân viên. Trong đó có:
3 cán bộ quản lý: 1 hiệu trưởng, 2 hiệu phó.
1 nhân viên kế toán
1 nhân viên thủ quỹ
1 nhân viên y tế học đường.
1 cán bộ thư viện
1 cán bộ phụ trách đồ dung
1 giáo viên TPT
46 giáo viên
- Đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường luôn đoàn kết đồng lòng nhất trí cao trong mọi công việc, luôn đóng góp cho nhau để hoàn thiện hơn trong mỗi giờ lên lớp, nhà trường luôn nâng cao khẩu hiệu: “Thầy cô mẫu mực, học sinh chăm ngoan”
2. Thực trạng về các yếu tố đáp ứng hoạt động y tế trong nhà trường:
2.1. Về cơ sở vật chất 
Năm học 2018 – 2019 nhà trường được Quận đầu tư tu sửa toàn bộ khuôn viên trong trường học và xây thêm hệ thống các phòng học chức năng, nhà thể chất, khu bếp và nhà ăn nên nhà trường đã có một diện mạo hoàn toàn mới bao gồm:
- Diện tích 10 120 m²/1713 học sinh, trung bình 5.9 m²/1HS. Khuôn viên có tường rào bao quanh đảm bảo an toàn và thẩm mỹ. Sân trường có cây xanh, có bóng mát và luôn được giữ vệ sinh đảm bảo xanh, sạch, đẹp. 
- Phòng học: 35 phòng; đủ cho 100% số lớp, số học sinh học 2 buổi/ngày. Các phòng học được xây dựng kiên cố: mỗi phòng 52 m² được xây dựng đúng quy cách, đủ ánh sáng; thoáng mát an toàn cho giáo viên và học sinh. 
- Phòng y tế (18 m²): được trang bị đầy đủ các dụng cụ y tế, giường, tủ thuốc, bàn và các danh mục thuốc theo quy định đối với trường Tiểu học phục vụ công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho học sinh.
- Nhà trường có khu nhà bếp với diện tích khoảng 150 m² , được trang bị đầy đủ tráng thiết bị phục vụ bếp nấu 01 chiều, đáp ứng cho 1400 xuất ăn hàng ngày. Nhà trường kí hợp đồng cung cấp xuất ăn chế biến tại chỗ với công ty thực phẩm Sao Việt có trụ sở tại phường Thạch Bàn, quận Long Biên. Nhà ăn của học sinh có diện tích gần 400 m², đáp ứng cho khoảng 750 học sinh ăn tại nhà ăn.
- Khu vệ sinh, nhà để xe, hệ thống nước sạch, hệ thống thoát nước, thu gom rác: Toàn trường có 02 khu vệ sinh riêng nam, nữ dành cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và 12 khu vệ sinh riêng nam, nữ dành cho học sinh. Khu vệ sinh luôn được dọn vệ sinh sạch sẽ, có cây xanh, có âm nhạc
2.2 Về nhân lực 
Trường có 1 nhân viên y tế phụ trách chuyên biệt thuận lợi cho việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh, giáo viên. Bản thân đồng chí là một người có trách nhiệm cao với nhiệm vụ được giao.
Trước sự quan tâm đầu tư từ các cấp lãnh đạo Quận là một cán bộ quản lý phụ trách công tác y tế trong nhà trường, tôi nhận thấy cần phải có những biện pháp phù hợp để đảm hoạt động y tế trong nhà trường được diễn ra một cách hiệu quả nhất, để đáp ứng được đổi mới trong giáo dục.
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC HOẠT ĐỘNG Y TẾ TRONG TRƯỜNG HỌC
Công tác tổ chức 
1.1 Xây dựng kế hoạch quản lý
Ngay từ những ngày đầu năm học với sự hướng dẫn của các cấp lãnh đạo về công tác y tế học đường tôi đã xây dựng kế hoạch hoạt động y tế sao cho phù hợp với điều kiện, đặc trưng riêng của nhà trường. Nội dung kế hoạch này được thông qua toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường trong buổi họp hội đồng sư phạm đầu tiên của năm học. Trong buổi họp này các bộ phận sẽ nắm bắt được các nhiệm vụ cụ thể của mình từ đó cũng đưa ra những ý kiến đóng góp để xây dựng một kế hoạch hoàn chỉnh, phù hợp nhất sao cho kết quả đạt được khả quan nhất. 
Kế hoạch quản lý tập trung vào các nhiệm vụ sau:
- Đánh giá hiện trạng và định hướng các hoạt động y tế trong năm học mới ( thường gắn với quy hoạch phát triển giáo dục chung của nhà trường ) 
- Kế hoạch tổ chức các hoạt động gắn với công tác y tế trong nhà trường. 
- Cách thức phối hợp của các bộ phận trong công tác y tế học đường.
 1.2 Thành lập ban chỉ đạo
Song song với việc xây dựng kế hoạch chỉ đạo công tác y tế thì việc thành lập ban chỉ đạo và phân công nhiệm vụ cho từng cá nhân cũng rất quan trọng. Ban chỉ đạo chăm sóc sức khỏe nhà trường gồm có:
+ Trưởng ban: Hiệu trưởng nhà trường
+ Phó ban : Phó hiệu trưởng nhà trường
+ Các ủy viên bao gồm: nhân viên y tế, Tổng phụ trách Đội, Tổ trưởng chuyên môn các khối, Đại diện CMHS, Trưởng ban TTND
Ban chỉ đạo có nhiệm vụ:
- Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho học sinh. 
- Tổ chức thực hiện các chương trình bảo vệ và chăm sóc sức khỏe do ngành y tế và giáo dục triển khai hàng năm.
- Giải quyết các trường hợp sơ cứu, xử lý ban đầu các bệnh thông thường.
- Tuyên truyền phòng chống dịch bệnh.
- Kiểm tra , giám sát xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp và đảm bảo vệ sinh ATTP. 
2. Bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghiệp vụ
2.1 Đối với cán bộ quản lý:
- Tự tìm tòi, học tập, rút kinh nghiệm từ thực tế để có nhận thức đầy đủ cả về lý luận và thực tiễn. Xác định đúng trách nhiệm, quyền hạn, tư cách pháp nhân của mình trong công tác quản lý hoạt động y tế học đường 
- Trong công việc người quản lý phải biết phối hợp với nhân viên phụ trách thiết bị lập hồ sơ, sổ sách theo dõi hoạt động y tế trong nhà trường 
	- Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của nhân viên để kịp thời điều chỉnh, sửa chữa cho kịp thời
 Đối với nhân viên trực tiếp phụ tráchy tế trong trường học
Nhân viên phụ trách công tác y tế trước hết cần phải nắm bắt được nhiệm vụ cụ thể của mình đó chính là
- Xây dựng kế hoạch hoạt động y tế cho năm học, trình lãnh đạo phê duyệt và tổ chức thực hiện
- Sơ cứu và xử lý ban đầu các bệnh thông thường, quản lý tủ thuốc và y dụng cụ
- Tổ chức thực hiện khám sức khoẻ định kỳ, quản lý hồ sơ sức khoẻ học sinh, giáo viên
- Tổ chức các chương trình y tế được đưa vào trường học
- Tham mưu cho lãnh đạo nhà trường:
+ Các hoạt động thực hiện các yêu cầu vệ sinh học đường, vệ sinh môi trường trong nhà trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh khu vực bán trú theo các quy định đã ban hành của Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, nội quy của nhà trường
+ Thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục sức khoẻ, phòng bệnh, phòng dịch theo lịch hoạt động của trường và theo yêu cầu của y tế địa phương
- Tham gia các lớp đào tạo bồi dưỡng về y tế trường học do ngành Y tế tổ chức cùng các yêu cầu do y tế học đường các cấp đề ra
- Sơ kết, tổng kết công tác y tế trường học, báo cáo thống kê y tế học đường theo quy định
Để làm tốt các nhiệm vụ trên nhân viên y tế cần phải luôn trau dồi kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ. Hiện tại trong năm học này nhân viên y tế trường tôi rất ý thức trong việc bồi dưỡng chuyên môn nên đã và đang tham gia lớp Cao đẳng điều dưỡng . Kết thúc khóa học tôi tin chắc việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho giáo viên và học sinh nhà trường sẽ ngày một nâng cao hơn.
3.Công tác phòng chống dịch bệnh
Để làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh trong nhà trường trước tiên chúng ta cần phải hiểu được quá trình phát triển của dịch bệnh. Nắm vững được các nguyên lý này nên tôi đã đề xuất với trưởng ban chỉ đạo các biện pháp sau
3.1 Xây dựng mô hình trường học đảm bảo tiểu chuẩn vệ sinh
Trên cơ sở các trang thiết bị, điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất được Quận đầu tư như : khu vệ sinh riêng biệt dành cho nam và nữ, hệ thống thoát nước hợp lý, phòng học đảm bảo tiêu chuẩn về ánh sang, bàn ghế phù hợp với học sinh tiểu học .. cần phải thực hiện các yêu cầu sau:
- Sử dụng nguồn nước sạch do nhà máy cung cấp nước sạch quận Long biên cho việc sinh hoạt hàng ngày của thày và trò. Tuy nhiên mỗi năm 2 lần cho kiểm tra sinh hóa nguồn nước .
- Ký hợp đồng với công ty nước Lavi để thày và trò nhà trường được uống nguồn nước đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm . 
 - Hệ thống thùng rác phải được đặt tại các vị trí thuận tiện vừa có tính thẩm mĩ, vừa giúp việc vứt và thu gom rác trong nhà trường nhanh và sạch sẽ
VD: Toàn bộ hành lang các lớp học ở tầng 2,3 không để các thùng rác, yêu cầu học sinh xuống tầng 1 vứt rác tại các thùng rác có nắp đậy đặt trên sân trường. Như vậy các dãy lớp học sẽ luôn thoáng và đẹp hơn nữa còn giáo dục học sinh ý thức vứt rác đúng nơi quy định, hạn chế việc xả rác ở nhiều nơi.
Trên sân trường , các thùng rác có nắp đậy cũng được đặt tại các vị trí như đầu hồi mỗi dãy lớp học, khu tập trung rác của toàn trường ( nơi nhân viên môi trường thu gom rác đi xử lý ). Khung cảnh nhà trường không mất đi vẻ đẹp vì những thùng rác đặt khắp nơi.
- Vệ sinh lớp học:
+ Cần đảm bảo thông thoáng về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Chú ý những ngày nóng bức có sử dụng điều hòa giáo viên cần phải chú ý sử dụng hợp lý như: mở nhiệt độ tránh chênh lệch quá cao giữa nhiệt độ phòng và bên ngoài, trước khi ra về cần tắt trước 5 đến 10 phút để đảm bảo không bị sốc nhiệt khi ra khỏi phòng học . 
+ Đảm bảo đủ ánh sáng: Thường xuyên kiểm tra hệ thống đèn, mở hết cửa sổ khi học tập để lấy ánh sáng tự nhiên
+ Sắp xếp đồ dùng học tập của thày và trò luôn gọn gàng
+ Thực hiện tổng vệ sinh hàng tuần tuy nhiên khi có dịch bệnh lớn xảy ra thì việc tổng vệ sinh có thể diễn ra hàng ngày
VD: Theo lịch chung trường tôi sẽ tổng vệ sinh vào thứ sáu hàng tuần nhưng trong giai đoạn cả nước đang cùng nhau phòng chống dịch bệnh CoVid-19 để đảm bảo an toàn cho việc học sinh đi học trở lại thì cuối giờ học mỗi ngày cô và trò nhà trường thực hiện lau chùi các bề mặt bàn, ghế .. trong lớp học
- Xây dựng môi trường học tập thân thiện bằng cách trồng thêm nhiều cây xanh, bố trí các cây cảnh với các dáng kiểu để tạo bóng mát, vẻ đẹp xanh, sạch cho cảnh quan khung cảnh sư phạm 
3.2 Xây dựng các phương án phòng chống dịch bệnh
3.2.1 Diệt mầm mống gây bệnh:
Như chúng ta đã biết các bệnh truyền nhiễm thường bắt nguồn từ các con vật trung gian truyền bệnh như ruồi, muỗi, chuột  vi khuẩn vì vậy để phòng chống dịch bệnh cần phải ngăn chặn sự lây nhiễm từ chúng. Không cách nào khác chính là chúng ta phải tiêu diệt chúng. Tuy nhiên không phải khi có bệnh lây ra chúng ta mới xử lý mà chúng ta phải thường xuyên tổ chức các hoạt động như : Phun thuốc muỗi, đặt thuốc diệt chuột định kì 2 lần / năm . Vào thời điểm dịch bệnh bùng phát thì phải tang cường tần suất khử khẩn, diệt vật trung gian truyền bệnh.
VD: 
+ Vào thời điểm dịch bệnh mùa đông xuân ( sốt vi rút, thủy đậu, sốt xuất huyết  ) nhà trường tăng cường phun thuốc muỗi hoặc phun thuốc khử khuẩn Cloramin B 1 lần / tháng . Với những lớp có dấu hiệu lây nhiễm khác thường tổ chức phun thuốc khử khuẩn ngay để ngăn chặn.
+ Vào thời điểm dịch bệnh CoVid-19 bùng phát cao thì cuối tuần nhà trường tổ chức phun thuốc khử khuẩn 1 lần 
 3.2.2 Phối kết hợp các bộ phận trong và ngoài nhà trường 
Hoạt động phòng chống dịch đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ giữa các bộ phận trong và ngoài nhà trường mới đem lại hiệu quả cao chính vì vậy tôi đã thực hiện như sau:
Về phía nhà trường
- Trước hết mỗi giáo viên cũng phải được hiểu rõ về dịch bệnh cũng như cách phòng bệnh vì vậy cần phải tổ chức các buổi tập huấn công tác phòng chống dịch bệnh cho toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường. Qua buổi tập huấn mỗi cá nhân sẽ có hiểu biết đúng đắn về bệnh thì mới có thể hướng dẫn, chỉ bảo học sinh phòng bệnh đúng cách và hiệu quả 
VD: Với tinh thần phòng chống dịch bệnh CoVid-19 ban chỉ đạo đã tổ chức cho toàn thể giáo viên nhà trường tập huấn về các nội dung
+ Tìm hiểu nguồn lây nhiễm, sự nguy hiểm của bệnh ( 1 buổi )
+ Cách phòng chống dịch bệnh ( 1 buổi )
+ Cách xử lý các trường hợp sôt, ho, khó thở trong trường học ( 1 buổi )
- Chỉ đạo giáo viên thường xuyên thực nhiện giáo dục lồng ghép trong tiết dạy về các nội dung phòng chống dịch bệnh một cách khéo léo, hợp lý.
VD: Dạy bài TNXH lớp 1 “ Vệ sinh thân thể ” giáo viên có thể lồng ghép giáo dục học sinh về cách phòng bệnh tay, chân, miệng, bệnh về đường tiêu hóa ...
Về phía các tổ chức bên ngoài nhà trường
- Phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh trong việc thực hiện phòng chống dịch bệnh như: Cung cấp các thông tin về dịch bệnh, cách phòng chống dịch bệnh, cách phối hợp của gia đình và nhà trường ( qua loa phát thanh, qua trang điện tử nhà trường )
- Phối hợp với trạm y tế phường để có các kế hoạch chủ động đối phó với dịch bệnh, không để dịch bệnh bùng phát trong trường học, kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho học sinh ( khám sức khỏe định kì cho học sinh toàn trường )
3.3 Công tác tuyên truyền
 Tuyên truyền đóng vai trò rất quan trọng trong phòng chống dịch bệnh bởi nó góp phần không nhỏ đẩy lùi dịch bệnh. Với đặc trong riêng của cấp học nên tôi đã thực hiện chỉ đạo công tác tuyên truyền với các hình thức sau;
3.3.1 Tuyên truyền trên loa phát thanh 
- Để thực hiện hiệu quả công việc này nhân viên y tế phải phối hợp chặt chẽ với bộ phận công tác Đội lên kế hoạch tuyên truyền cho từng tuần. Nội dung tuyên truyền phải bám sát với thực tế tình hình dịch bênh đang phát triển. Đặc biệt luôn phải thực hiện tuyên truyền trước thời điểm sẽ có nguy cơ xảy ra dịch bệnh.
VD: Trong giai đoạn kết thúc mùa dông chuẩn bị sang xuân đã thuyên truyền cách phòng bệnh đông xuân
- Thời gian tuyên truyền thường chọn thời điểm có được số lượng người đông nhất vì vậy tôi đã chỉ đạo thực hiện tuyên truyền trên loa phát thanh vào cuối giờ học mỗi ngày. Đây là thời điểm PHHS đến chuẩn bị đón con chắc chắn cả PHHS và HS đề lĩnh hội đầy đủ các nội dung 
- Bên cạnh đó việc tuyên truyền trên loa phát thanh còn được thực hiện lồng ghép trong các tiết chào cờ đầu tuần. Hình thức có thể là đọc bài tuyển truyển nhưng cũng có thể là các tiểu phẩm nhỏ, hay chuyên đề giúp cho học sinh được lĩnh hội nội dung một cách dễ dàng, hiệu quả
3.3.2 Tuyên truyền qua hình ảnh
Với cách tuyển truyền trên loa phát thanh cũng có mặt mạnh nhưng cũng có điểm yếu của nó đó chính là học sinh sẽ đễ quên cho nên song song với đó tôi cho triển khai tuyên truyền qua hình ảnh.
Hình ảnh ở đây là các tờ rơi, áp phích, pa no được treo, dán tại các vị trí PHHS, HS và GV nhà trường dễ nhìn, dễ đọc nhất. các vị trí đó là:
+ Bảng tin nhà trường
+ Khu vưc cầu thang
+ Khu vực nhà vệ sinh
+ Trong các phòng học
Ngoài ra các hình ảnh này còn được đăng trên cổng thông tin điện tử của nhà trường giúp PHHS và HS có thể theo dõi thường xuyên. Ở đây các hình ảnh tuyên truyền không chỉ dừng lại là các hỉnh ảnh tĩnh mà với lợi thế của trang web thì các hình ảnh tuyên truyền lại có thể là các đoạn clip tuyên truyền rất sinh động và lôi cuốn.
VD: Trong phòng chống dich CoVid-19 tôi đã cho đăng clip tuyên truyền
 “ Những việc học sinh cần làm khi trở lại trường học” 
Có thể nói hai hình thức tuyên truyền trên luôn hỗ trợ cho nhau và thực hiện song song, thường xuyên thì mới đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên các nội dung tuyên truyền chúng cần chú ý lấy từ những cơ quan chính thống như: Bộ y tế, Sở y tế, Trung tâm y tế Quận  để đảm bảo tính chính xác và xác thực.
4. Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường học
Là một ngôi trường có mô hình tổ chức bán trú thì việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm được đặt lên hàng đầu. Học sinh được an toàn trong ăn, uống là góp phần nâng cao sức khỏe, thể trạng của các em. Với những lý do trên nhà trường đã thực hiện ký hợp đồng với công ty thực phẩm Sao Việt, một công ty có uy tín trong địa bàn Quận và có giấy chứng nhận ATTP để tổ chức cho học sinh ăn bán trú tại trường. Khi ký hợp đồng, bên cạnh các yếu tố cần phải có của một cơ sở cung cấp suất ăn ( hồ sơ đảm bảo an toàn thực phẩm ) nhà trường còn yêu cầu phía công ty phải thực hiện tốt các việc sau:
Nhân viên nhà bếp luôn mặc trang phục đúng quy định khi tham gia chế biến thực phẩm và đóng gói các suất ăn.
Nhân viên được kiểm tra sức khỏe định kì, đủ điều kiện mới được tham gia
Quy trình nấu nướng đảm bảo nguyên tắc 1 chiều
Thực hiện vệ sinh dụng cụ nấu nướng và khay ăn của học sinh đúng quy trình ( luộc bằng nước sôi, sấy khô  )
Sau mỗi buổi thực hiện tổng vệ sinh các khu vực trong và ngoài bếp ăn, nhà ăn.
Nhân viên tổ bếp thực hiện nghiêm túc việc lưu mẫu thức ăn đúng quy định
Ghi chép sổ kiểm thực ba bước đầy đủ.
Ngoài các yêu cầu trên, để đảm bảo tính khách quan tôi cũng tổ chức cho các ủy viên trong ban chỉ đạo tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của bếp ăn bán trú với các nội dung:
- Phân công nhân viên giám sát quy trình chế biến, đóng gói thực phẩm 
- Kiểm tra việc thực hiện các quy định về trang phục của nhân viên, quy trình nấu ăn của tổ bếp, việc thực hiện vệ sinh tại khu vực bếp.
- Kiểm tra đột xuất về định lượng các suất ăn bằng cách dựa trên định lượng thức ăn chín trên thực đơn với thực tế sau khi đã chia vào các khay.
Với công tác tổ chức nghỉ trưa cho học sinh tôi yêu cầu các giáo viên, nhân viên tham gia chăm sóc bán trú phải ký cam kết với nhà trường thực hiện đúng các quy định trong thời gian trông nom học sinh nghỉ trưa sao cho đảm bảo các em được ngủ đủ giấc và an toàn cho sức khỏe. 
IV KẾT QUẢ
Việc thực hiện các biện pháp trên đã đem lại cho nhà trường những kết quả khả quan trong hoạt động y tế như sau:
- Hầu hết CBGV, NV và HS đếu có ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn sức khỏe cá nhân
- Không để xảy ra tình trạng bùng phát ổ dịch tron

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_chi_dao_hoat_dong_y_te_truong_hoc_hieu.docx