Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh nhận thức được tầm quan trọng của môn Mỹ thuật để có thái độ học tập tích cực

1/ Hiện tượng trong thực tiễn giảng dạy.

 Bất kì làm việc gì muốn để đạt sự thành công thì cũng cần đến yếu tố tích cực và việc dạy học mỹ thuật cũng không ngoại lệ. Bởi vậy nếu giáo viên tích cực thôi vẫn chưa đủ, mà phải cần có sự tích cực học tập của học sinh thì quá trình học tập mới đạt kết quả cao. Sự tích cực sẽ đem lại sự hăng say tìm tòi khám phá sáng tạo, sự tích cực sẽ mang lại trạng thái học tập sôi nổi cởi mở tạo hứng thú cho học sinh, từ đó học sinh mới phát huy được tính chủ động trong quá trình học. Tuy nhiên trong quá trình học vẫn còn hiện tượng học sinh chưa phát huy hết tính tích cực gây ảnh hưởng đến tác phong học tập.

2/ Ý nghĩa, tác dụng.

 Nếu học mỹ thuật một cách tích cực sẽ giúp học sinh hình thành tư duy hình ảnh, cảm nhận được vẻ đẹp và biết khám phá những vẻ đẹp trong cuộc sống, từ đó giúp các em hình thành cho mình sự ngăn nắp gọn gàng trong học tập cũng như trong cuộc sống gia đình.

Mỹ thuật là môn học trong lĩnh vực nghệ thuật, vì vậy việc dạy học mỹ thuật cũng sẽ giúp các em khám phá, thưởng thức mọi vẻ đẹp, giúp các em có được trạng thái tâm lí thỏa mái để các em học tốt những môn học khác, đồng thời phát hiện và bồi dưỡng những em có năng khiếu thực sự. Làm được những điều đó thì việc dạy học mỹ thuật xem như đã thành công và có ý nghĩa lớn trong việc góp phần giáo dục nhân cách toàn diện cho học sinh.

 

docx 13 trang Phúc Lộc 31/03/2025 220
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh nhận thức được tầm quan trọng của môn Mỹ thuật để có thái độ học tập tích cực", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh nhận thức được tầm quan trọng của môn Mỹ thuật để có thái độ học tập tích cực

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh nhận thức được tầm quan trọng của môn Mỹ thuật để có thái độ học tập tích cực
 MỤC LỤC
Nội dung
Trang
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ
2
II/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2
1/ Cơ sở lý lung của vấn đề
2
2/ Thực trạng của vấn đề
4
3/ Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề.
5
4/ Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
8
III/ KẾT LUẬN
10
TÀI LIỆU THAM KHẢO
13

I/ ĐẶT VẤN ĐỀ:
1/ Hiện tượng trong thực tiễn giảng dạy.
 	Bất kì làm việc gì muốn để đạt sự thành công thì cũng cần đến yếu tố tích cực và việc dạy học mỹ thuật cũng không ngoại lệ. Bởi vậy nếu giáo viên tích cực thôi vẫn chưa đủ, mà phải cần có sự tích cực học tập của học sinh thì quá trình học tập mới đạt kết quả cao. Sự tích cực sẽ đem lại sự hăng say tìm tòi khám phá sáng tạo, sự tích cực sẽ mang lại trạng thái học tập sôi nổi cởi mở tạo hứng thú cho học sinh, từ đó học sinh mới phát huy được tính chủ động trong quá trình học. Tuy nhiên trong quá trình học vẫn còn hiện tượng học sinh chưa phát huy hết tính tích cực gây ảnh hưởng đến tác phong học tập.
2/ Ý nghĩa, tác dụng.
	Nếu học mỹ thuật một cách tích cực sẽ giúp học sinh hình thành tư duy hình ảnh, cảm nhận được vẻ đẹp và biết khám phá những vẻ đẹp trong cuộc sống, từ đó giúp các em hình thành cho mình sự ngăn nắp gọn gàng trong học tập cũng như trong cuộc sống gia đình.
Mỹ thuật là môn học trong lĩnh vực nghệ thuật, vì vậy việc dạy học mỹ thuật cũng sẽ giúp các em khám phá, thưởng thức mọi vẻ đẹp, giúp các em có được trạng thái tâm lí thỏa mái để các em học tốt những môn học khác, đồng thời phát hiện và bồi dưỡng những em có năng khiếu thực sự. Làm được những điều đó thì việc dạy học mỹ thuật xem như đã thành công và có ý nghĩa lớn trong việc góp phần giáo dục nhân cách toàn diện cho học sinh.
3/ Những mâu thuẫn giữa thực trạng với yêu cầu mới.
	Việc triển khai dạy học mỹ thuật theo phương pháp Đan Mạch đã tạo thêm luồng gió mới giúp học sinh hứng thú và tích cực hơn trong học tập, tuy nhiên vẫn còn một số học sinh chưa thật sự tích cực, chưa phát huy được tính chủ động sáng tạo và tỏ ra xem thường môn mĩ thuật. Điều đó đã gây sự cản trở, vô tình tạo sự khó khăn cho giáo viên khi triển khai dạy, mặc dù số lượng này không nhiều nhưng nó làm ảnh hưởng đến kết quả chung và tạo tiền lệ xấu cho quá trình dạy mỹ thuật sau này. 
Thực trạng trên đã xảy ra trong thời gian giảng dạy tại trường và thiết nghĩ điều này cũng có thể xảy ra ở một số trường khác, đây chính là mâu thuẫn giữa thực trạng và yêu cầu đòi hỏi khách quan . Vấn đề này đã được tôi tìm hiểu một cách cặn kẽ và cũng đã tìm ra được nguyên nhân đó chính là học sinh chưa nhận thức được tầm quan trọng của môn mỹ thuật nên chưa có thái độ học tập tích cực. Chính vì vậy tôi mạnh dạn đưa ra “biện pháp giúp học sinh nhận thức được tầm quan trọng của môn mỹ thuật để có thái độ học tập tích cực”. Đó chính là lí do tôi chọn đề tài này.
II/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1/ Cơ sở lý luận của vấn đề:
Để giải quyết vấn đề trên ta cần hiểu rõ một số khái niệm sau:
1.1/ Khái niệm nhận thức:
Theo “từ điển bách khoa Việt Nam”, nhận thức là quá trình biện chứng của sự phản ánh thế giới khách quan trong ý thức con người, nhờ đó con người tư duy và không ngừng tiến đến gần khách thể.
Từ đó ta có thể rút ra : Nhận thức tầm quan trọng của môn học là quá trình biện chứng của sự phản ánh một cách khách quan trong ý thức của học sinh đối với môn học, nhờ đó học sinh tư duy và không ngừng phám phá môn học.
 	1.2/ Khái niệm tích cực:
Theo nghĩa từ điển tích cực là trạng thái tinh thần có tác dụng khẳng định và thúc đẩy sự phát triển. Tích cực trọng học tập là một phẩm chất trong nhân cách của người học, được thể hiện ở tình cảm, ý chí quyết tâm giải quyết các tình huống học tập đặt ra để có trí thức mới, kĩ năng mới.
Khái niệm này mang tính học thuật cao vì vậy chúng ta đi vào các khía cạnh cụ thể của tính tích tích cực để dễ hình dung hơn.
Tích cực được biểu hiện như sau:
+ Hưởng ứng và thấy rõ bổn phận cần thưc hiện trong các tình huống học tập.
+ Chịu khó trả lời câu hỏi, chăm chỉ, tự giác thực hiện các hoạt động học tập.
+ Quyết tâm hoàn thành công việc tự mình đặt ra hoặc nhiệm vụ được giao, nếu có điều kiện thì sẵn sàng giúp đỡ người khác hoàn thành công việc.
+ Thường xuyên có suy nghĩ phản biện, mở rộng, đào sâu vấn đề, hay đặt câu hỏi tại sao một cách rất có chủ ý.
Theo Sikuna tích cực chia thành 3 cấp độ sau:
+ Tích cực bắt chước: Gắng sức làm theo mẫu hành động của thầy và của bạn.
+ Tích cực tìm tòi: Độc lập giải quyết vấn đề nêu ra, tìm kiếm cách giải quyết khác nhau cho cùng một vấn đề.
+ Tích cực sáng tạo: Tìm ra cách giải quyết mới độc đáo, hữu hiệu.
1.3/ Khái niệm thái độ: 
Thái độ là những phát biểu hay những đánh giá có giá trị về sự vật, con người hay đồ vật. Thái độ phản ánh con người cảm thấy như thế nào về một điều gì đó. Ví dụ khi tôi nói: “Tôi thích môn mĩ thuật”, tôi đang biểu lộ thái độ về môn mĩ thuật. Thái độ không giống giá trị nhưng cả hai có mối liên quan. Mối liên quan này được thể hiện thông qua 3 thành phần của thái độ:
- Thành phần nhận thức: Bao gồm ý kiến hoặc niềm tin về thái độ. Ví dụ “mọi người đều tin rằng phân biệt môn học và học lệch sẽ dẫn đến phát triển không toàn diện”.
- Thành phần ảnh hưởng: Là cảm nhận hay cảm xúc của thái độ. Ví dụ câu phát biểu: “Tôi thích học mĩ thuật vì nó giúp tôi phát triển tính thẩm mĩ”, câu nói này cho ta thấy được cảm xúc của người học về giá trị của môn học đối với sự phát triển toàn diện nhân cách .
- Thành phần hành vi: Là chủ ý cư xử theo một cách nào đó với một người hay một việc gì đó. Ví dụ “tôi thường quan tâm đến môn mĩ thuật bởi đây là một trong những môn học hữu ích giúp phát triển nhân cách toàn diện”.
Trong học tập thái độ rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến hành vi của học sinh và là một trong những yếu tố quyết định chất lượng học tập. 
Như vậy nhận thức - thái độ luôn là một chỉnh thể thống nhất với nhau và gắng liền với yếu tố tích cực để có hành vi đúng và tạo sự thành công cao trong học tập. 
Biểu thị qua sơ đồ sau:
Yếu tố tích cực 
(Tầm quan trọng của môn học)
Hành vi
Nhận thức
Thái độ
2/ Thực trạng của vấn đề:
Đối với việc dạy mĩ thuật ở bậc tiểu học không đòi hỏi quá cao về kĩ năng mà chủ yếu là giáo dục cho học sinh lòng say mê sáng tạo, cảm nhận vẻ đẹp theo sở trường của từng học sinh.
Việc dạy- học mĩ thuật theo phương pháp mới (phương pháp Đan Mạch) không gò bó cứng nhắc mà chủ yếu là giúp học sinh thỏa mái sáng tạo theo sở trường có sự định hướng của giáo viên. Điều này đã không tạo áp lực cho học sinh trong quá trình học và cũng tạo thuận lợi cho học sinh hoàn thành sản phẩm sáng tạo của mình theo những cấp độ khác nhau tùy theo sở trường và năng khiếu. Đây chính là yếu tố thuận lợi trong việc dạy học mĩ thuật.
Xong bên cạnh vẫn có những khó khăn cho giáo viên khi triển khai dạy đó là một số học sinh có thái độ học tập ít tích cực, thiếu nhiệt tình với môn học.Theo dõi những biểu hiện trên trong quá trình học, tiến hành phân tích cặn kẽ diễn biến tâm lí học sinh, tìm hiểu đến các yếu tố mang tính chủ quan ( như xem mĩ thuật là môn học phụ, không thấy được tầm quan trọng của môn học) nên thờ ơ với môn học và có thái độ học tập ít tích cực.
Đây chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến thực trạng trên vẫn tồn tại trong quá trình giảng dạy. 
	3/ Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề.
Để giải quyết thực trạng nêu trên tôi đưa ra 4 biện pháp để tiến hành giải quyết như sau:
* Biện pháp trực quan.
* Biện pháp liên hệ thực tế.
* Biện pháp kích thích, khích lệ tinh thần.
* Biện pháp liên hệ đến thành tích chung.
3.1/ Biện pháp trực quan:
Đây là biện pháp hữu ích tạo sự ấn tượng cho các em trong tiết học. Thông qua tiết học giáo viên giới thiệu một số sản phẩm tiêu biểu của các bạn, của giáo viên và họa sĩ theo từng chủ đề. Đặc biệt là khi hướng dẫn, giáo viên phải thị phạm, phải trực tiếp vẽ để học sinh cảm nhận và tiếp được nguồn cảm hứng từ giáo viên. Tránh trình trạng chỉ sử dụng tranh có sẵn, tranh chuẩn bị trước để giới thiệu mà giáo viên không có những động tác thị phạm.
Nên nhớ rằng giáo viên dạy mĩ thuật nếu không thị phạm hoặc có thị phạm nhưng đại khái qua loa thì sẽ gây phản cảm cho học sinh, không truyền được cảm hứng cho học sinh và học sinh dễ phản đối bằng thái độ không thích và thiếu tích cực trong việc học. Việc thị phạm trực tiếp giúp cho học sinh có sự nể phục và kính trọng thầy cô giáo, từ đó chú ý thực hiện theo và sáng tạo theo ý tưởng riêng.
	Việc giới thiệu nhiều sản phẩm, nhiều nguồn tư liệu giúp cho học sinh dễ dàng sáng tạo, ít bế tắc trong việc chọn nội dung hình ảnh, như câu nói “Tất cả nghệ thuật đều là sự bắt chước tự nhiên” (Seneca).
Ví dụ: Vẽ tranh chủ đề trường em thì phải có tranh ảnh, tư liệu về trường, tranh vẽ dáng học sinh đang hoạt động
* Cách tiến hành: Cho học sinh quan sát trong giờ học trước lúc vẽ và sau giờ học để gây cảm hứng cho tiết học hôm sau.
3.2/ Biện pháp liên hệ thực tế:
Giáo viên liên hệ thực tế sau mỗi chủ đề để các em thấy việc áp dụng mĩ thuật vào cuộc sống là rộng rãi và cần thiết. Giáo dục cho các em việc học mĩ thuật không đơn thuần chỉ là kĩ năng vẽ mà bao gồm khả năng quan sát, sắp xếp để mọi thứ trong cuộc sống đi vào ngăn nắp gọn gàng, giúp hình thành thói quen sống nề nếp khoa học, biết chọn trang phục phù hợp để có được tác phong ăn mặc đẹp.
Ví dụ: Tư duy sắp xếp bố cục giúp các em biết sắp xếp đồ dùng học tập ngăn nắp, gọn gàng 
* Cách tiến hành: Liên hệ trong giờ học và cuối giờ học.
3.3/ Biện pháp kích thích, khích lệ tinh thần:
Đây là biện pháp quan trọng qua việc ứng dụng các sản phẩm của học sinh để trưng bày và trang trí chính phòng học của các em đang học.
* Tiến hành như sau: Giáo viên qua mỗi chủ đề, cuối mỗi chủ đề giáo viên cùng học sinh chọn những sản phẩm tiêu biểu của cá nhân, nhóm để trưng bày và ứng dụng làm sản phẩm trang trí lớp học.
Để có được sản phẩm ứng dụng hoàn chỉnh, giáo viên mở rộng lồng ghép cho các em sáng tạo khung tranh bằng những chất phế liệu ( giấy bìa thùng mì, ) ở cuối một số chủ đề do giáo viên chủ động lồng ghép sao cho phù hợp.
Hình ảnh các em đang tích cực làm khung tranh
Sau khi đã có những sản phẩm hoàn chỉnh 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_giup_hoc_sinh_nhan_thuc_duoc.docx