Một số biện pháp quản lý nhằm đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS

CÁC BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRƯỜNG THCS .

3.1. Nâng cao chất lượng đội ngũ.

3.1.1 Nâng cao nhận thức cho đội ngũ quản lý và giáo viên về tầm quan trọng của đổi mới phương pháp dạy học.

Việc bồi dưỡng và nâng cao nhận thức của cán bộ giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học là công tác vô cùng quan trọng, góp phần đẩy nhanh quá trình đổi mới phương pháp dạy học. Để làm được điều đó, người cán bộ quản lý cần làm tốt các vấn đề sau:

- Nhà trường tổ chức học tập, quán triệt Nghị quyết của Đảng các chỉ thị của Thủ Tướng chính phủ, của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các văn bản có liên quan về công tác đổi mới phương pháp dạy học. Phải quán triệt tinh thần của đổi mới phương pháp dạy học là: Đổi mới không phải là thay cái cũ bằng cái mới mà nó là sự kế thừa và sử dụng một cách có chọn lọc và sáng tạo hệ thống phương pháp dạy học truyền thống. Đổi mới phương pháp dạy học là đòi hỏi phải kiên quyết loại bỏ những phương pháp dạy học lạc hậu, truyền thụ một chiều, biến học sinh thành người thụ động trong học tập. Cần phải tiếp thu những thành tựu mới của khoa học kỹ thuật công nghệ tin học, có khả năng ứng dụng trong quá trình dạy học nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học.

- Các nội dung về đổi mới phương pháp dạy học phải được đưa vào kế hoạch của nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn, thành một chuyên đề lớn.

3.1.2. Tạo ra động lực làm việc cho giáo viên.

- Ban Giám hiệu nhà trường phối hợp với công đoàn phải xây dựng tiêu chuẩn thi đua thật hợp lý. Dựa vào đó nhà trường có chế độ chính sách thi đua khen thưởng phù hợp kịp thời để tạo ra động lực làm việc cho giáo viên, để họ ý thức được đổi mới phương pháp dạy học vừa là trách nhiệm và bổn phận của mỗi giáo viên.

- Nhà trường phối hợp chặt chẽ với công đoàn, phát động phong trào thi đua, phong trào hội giảng tập trung toàn trường, hội giảng theo tổ vể đổi mới phương pháp dạy học.

- Hàng tháng, có tổng kết đánh giá, khen thưởng thích đáng (cả vật chất và tinh thần) với những giáo viên thực hiện tốt và phê bình những giáo viên chưa có ý thức đổi mới phương pháp dạy học. Đó là một trong những căn cứ để đánh giá xếp loại thi đua cuối học kỳ, cuối năm cho giáo viên.

3.1.3. Tăng cường công tác bồi dưỡng cho giáo viên.

* Nội dung bồi dưỡng.

- Bồi dưỡng cho giáo viên về kiến thức chung về phương pháp dạy học và phương pháp dạy học tích cực.

- Bồi dưỡng cho giáo viên về kỹ năng thiết kế, kế hoạch dạy học (soạn giáo án).

- Bồi dưỡng kỹ năng lựa chọn và sử dụng phương pháp dạy học phù hợp với nội dung bài học và đối tượng học sinh.

- Bồi dưỡng kỹ năng sử dụng các thiết bị dạy học để đối mới phương pháp dạy học như: tin học, sử dụng các phần mềm

- Bồi dưỡng kỹ năng tổ chức hoạt động dạy học trên lớp.

* Hình thức thực hiện.

- Chỉ đạo các tổ trưởng tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn theo chuyên đề "Đổi mới phương pháp dạy học".

- Tổ chức có hiệu quả công tác hội giảng, dự giờ, với chỉ tiêu mỗi giáo viên thực hiện hai tiết thao giảng/ năm và dự 04 tiết/tháng.

- Phối hợp với công đoàn, mở các lớp bồi dưỡng: tin học, ngoại ngữ cử giáo viên đi học các lớp bồi dưỡng về đổi mới phương pháp do Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng GD & ĐT tổ chức.

- Động viên khuyến khích giáo viên tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ.

3.2. Có kế hoạch xây dựng và sử dụng cơ sở vật chất thiết bị dạy học.

- Tăng đầu sách cho thư viện, đặc biệt là sách tham khảo cho giáo viên và học sinh.

- Tiến hành kiểm tra lại tài sản hiện có của nhà trường để có kế hoạch bổ sung thêm bàn ghế, thanh lý các hoá chất, các thiết bị đã hư hỏng và lạc hậu không phù hợp.

- Tham mưu với nhân viên thiết bị có kinh nghiệm để sắp xếp các thiết bị dạy học một cách có khoa học và sư phạm.

- Có kế hoạch bảo quản các thiết bị dạy học hàng tháng, hàng quý.

- Phân công trách nhiệm cụ thể, Đồng chí Phó hiệu trưởng phụ trách quản lý và kiểm tra cơ sở vật chất - thiết bị dạy học.

- Mua sắm bổ sung thêm những thiết bị dạy học cần thiết cho giáo viên.

- Có kế hoạch chỉ đạo kiểm tra hàng tháng để theo dõi biết tình hình sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên.

- Chỉ đạo nhân viên thiết bị phải niêm yết hàng tuần, hàng tháng các danh mục thiết bị dạy học hiện có và những thiết bị mới cho từng giáo viên biết để sử dụng.

- Hàng năm đều tổ chức hội thi thiết kế đồ dùng dạy học tự làm.

- Việc sử dụng và làm thiết bị dạy học là một trong những nội dung được đưa vào chuẩn thi đua của trường.

3.3. Chỉ đạo qui trình đổi mới phương pháp dạy học.

Phó hiệu trưởng cùng với các tổ trưởng chuyên môn và các giáo viên có uy tín nhiệt tình, dưới sự chỉ đạo của Hiệu Trưởng sẽ có trách nhiệm thực hiện qui trình đổi mới phương pháp dạy học qua các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị

+ Tác động nhận thức, tạo điều kiện sẵn sàng tham gia, thành lập ban chỉ đạo, xây dựng chương trình kế hoạch.

+ Nghiên cứu thực trạng đội ngũ giáo viên, nhất là năng lực chuyên môn và điều kiện bản thân để đổi mới phương pháp dạy học.

+ Nghiên cứu đặc điểm đối tượng học sinh.

+ Phân tích những mâu thuẫn thực tế trong hoạt động và quan hệ dạy học, nguyên nhân tồn tại những phương pháp dạy học lỗi thời.

+ Tổ chức hội thảo toạ đàm, qua đó thống nhất chương trình hành động.

Bước 2: Thực hiện dạy thí điểm.

+ Định hướng thống nhất cách thiết kế giáo án theo tinh thần đổi mới.

+ Chọn đối tượng thực nghiệm: bài học, giáo viên dạy thí điểm.

+ Tổ chức dạy thí điểm.

+ Tổ chức dự giờ, kiểm tra đánh giá.

+ Sơ kết, họp rút kinh nghiệm bước đầu để mở rộng đại trà.

Bước 3: Thực hiện đại trà.

+ Phát huy nội lực, gây khí thế thi đua sôi nổi, hào hứng trong tập thể giáo viên và học sinh.

+ Tổ chức thực hiện dạy học theo tinh thần đổi mới ở tất cả các môn học, ở tất cả các giáo viên.

+ Theo dõi kế hoạch dạy học, giáo án của giáo viên.

+ Thu thập thông tin từ học sinh và phụ huynh về kế quả thu nhận kiến thức và kỹ năng vận dụng.

+ Kiểm tra đánh giá từng công đoạn, động viên khuyến khích kịp thời.

Bước 4:Tổng kết, đánh giá khen thưởng.

+ Tổng kết đánh giá có khen thưởng, biểu dương, phê bình.

+ Tổ chức viết sáng kiến kinh nghiệm, trao đổi kinh nghiệm.

+ Tổng kết rút ra bài học kinh nghiệm để triển khai trong thời gian tiếp theo.

 

doc 23 trang daohong 10/10/2022 14541
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số biện pháp quản lý nhằm đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số biện pháp quản lý nhằm đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS

Một số biện pháp quản lý nhằm đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS
 tâm lý, những thói quen cổ hủ đã trở thành thâm căn cố đế ở cả người dạy và người học.
Phải quyết tâm mạnh dạn chiếm lĩnh những thành tựu mới của khoa học, kỹ thuật, công nghệ, tin học, ứng dụng trong quá trình dạy học nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
Đổi mới phương pháp dạy học phải được tổ chức, chỉ đạo một cách có hệ thống, có khoa học, đồng bộ, có điều kiện khả thi.
Đổi mới phương pháp dạy học phải góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
1.1.3 Những định hướng đổi mới phương pháp dạy học theo tiếp cận hệ thống quá trình dạy học.
* Đặt sự đổi mới phương pháp dạy học trong mối quan hệ biện chứng với sự đổi mới mục tiêu(M), nội dung (N) trong chương trình học tập. 
M
N
P
* Phải bắt đầu từ đặc điểm đối tượng học tập theo tinh thần:
+ Phát huy triệt để tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập.
+ Phân hoá vừa sức cố gắng của từng đối tượng.
+ Tăng cường dạy cách tự học, tự hoàn thiện mình cho học sinh.
* Đầu tư và sử dụng tối ưu các điều kiện cốt yếu phục vụ cho hoạt động dạy học.
- Tiềm lực của đội ngũ giáo viên
- Cơ sở vật chất, thiết bị, kỹ thuật tương hợp
- Môi trường giáo dục tích cực.
*Đổi mới cách tổ chức, quản lý để tối ưu hoá quá trình dạy học.
* Đổi mới cách kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh trong trường học và trong toàn bộ hệ thống giáo dục và đào tạo để thực sự góp phần nâng cao chất lượng học tập.
1.2 Cơ sở pháp lý.
- Theo điều 28/2005 của Luật giáo dục:
" Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của trường lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp phát triển tự học rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh".
Trong hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2015-2016, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội có nêu rõ: Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học và vận dụng kiến thức, kĩ năng của học sinh
KẾT LUẬN CHƯƠNG I
Nội dung chương đã hệ thống hoá một số vấn đề lý luận có liên quan đến việc đổi mới phương pháp dạy học. Các vấn đề nêu ra ở chương I sẽ tạo cơ sở khoa học để đề xuất các biện pháp quản lý nhằm đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS trong giai đoạn hiện nay, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của nhà trường trong giai đoạn hiện nay.Chương II
THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở TRƯỜNG THCS..
2.1 Đặc điểm tình hình trường THCS ...
 Trường THCS .. được thành lập vào năm 1967, được đặt tại thôn . xã .. huyện Gia Lâm. Tiền thân của trường THCS  là trường cấp I, II... Nếu so với các trường khác nằm trên địa bàn của Quận thì đây là một trong những ngôi trường được thành lập sớm nhất. Mặc dù đội ngũ giáo viên giỏi của nhà trường chưa nhiều, chất lựơng đầu vào học sinh hàng năm chưa cao, nhưng với lòng say mê và quyết tâm phấn đấu của thầy và trò trong hơn 40 năm qua, nhà trường đã đảm bảo được chất lượng giáo dục, đáp ứng một phần yêu cầu đào tạo cho Quận.
* Về cơ sở vật chất thiết bị dạy học.
Hiện nay nhà trường có 15 phòng học, 01 phòng tin học có kết nối mạng ADSL, 01 phòng đồ dùng, 01 thư viện, 05 phòng chức năng.
* Về đội ngũ giáo viên.
Nhà trường đã xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ công nhân viên thành một tập thể sư phạm tiên tiến với tuổi đời bình quân 35 tuổi, hội đồng giáo dục nhà trường là tập thể đoàn kết, nhiệt tình vì học sinh thân yêu. Hiện nay 100% giáo viên đã có trình độ Thạc sỹ, đại học và cao đẳng, trong đó có 03 thạc sĩ, 15 giáo viên giỏi, chiến sĩ thi đua các cấp trên tổng số 20 giáo viên.
* Về chất lượng giáo dục.
Nhà trường đã thường xuyên đẩy mạnh phong trào học tập, do đó chất lượng luôn được giữ vững và phát triển. Trong cuộc thi học sinh giỏi Quận hàng năm, trường đều có học sinh đạt học sinh giỏi. Đặc biệt một số năm, có học sinh đạt giải học sinh giỏi thành phố. Tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THCS hàng năm đạt 100%.
2.2 Thực trạng của công tác đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS ..
2.2.1 Công tác quản lý đổi mới phương pháp dạy học.
- Ngay từ đầu năm học, Ban Giám hiệu nhà trường đã có chủ trương kế hoạch chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo, chủ động của học sinh.
- Trên cơ sở đó đã có kế hoạch mua sắm thiết bị dạy học, tạo mọi cơ sở vật chất, điều kiện cần thiết để giáo viên có thể vận dụng sáng tạo các phương pháp dạy học trong một tiết học.
- Từ đó chỉ đạo các tổ chuyên môn lập kế hoạch cụ thể và thực hiện, đặc biệt coi trọng việc đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học.
- Theo yêu cầu của các tổ chuyên môn, nhà trường phối hợp với Công Đoàn tổ chức các lớp học: Tin học, tập huấn sử dụng các thiết bị dạy học, các phần mềm chuyên môncho giáo viên.
Tiếp theo đó nhà trường phát động phong trào thi đua dạy học theo hướng đổi mới phương pháp soạn giáo án có ứng dụng công nghệ thông tin.bằng các hình thức theo chuyên đề, hội giảng theo tổ tập trung theo chủ đề năm học, thi giáo viên giỏi Đặc biệt Ban Giám hiệu đã chỉ đạo các tổ soạn giáo án điện tử, bài giảng Elerning, thành lập kho học liệu của nhà trường, khuyến khích động viên đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học sinh kết hợp với hình thức thi, kiểm tra tự luận với kiểm tra trắc nghiệm.
- Trong Ban Giám hiệu, đã phân công rõ Hiệu phó phụ trách chuyên môn đảm nhiệm chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện của tổ chuyên môn.
- Sau mỗi đợt thi đua, hoặc vào cuối học kỳ, cuối năm đều có tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm.
2.2.2 Một số kết quả đạt được trong công tác quản lý đổi mới phương pháp dạy học.
- Đa số giáo viên đã nhận thức được tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học.
- Các tổ chuyên môn đã chủ động có kế hoạch cụ thể để nâng cao việc đổi mới phương pháp dạy học.
+ Mỗi giáo viên đã thực hiện hai tiết chuyên đề/ năm về đổi mới phương pháp. 
+ Sau tiết chuyên đề đã tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm.
+ Nhà trường đã thành lập được kho học liệu của nhà với hàng trăm giáo án điện tử thuộc tất cả các bộ môn.
- Hàng năm, số lượng tiết dạy, theo hướng đổi mới phương pháp càng tăng.
2.2.3 Một số tồn tại trong công tác quản lý đổi mới phương pháp dạy học.
- Việc chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học chỉ được thực hiện chủ yếu ở các giáo viên là đội ngũ cốt cán, giáo viên trẻ.
- Một số giáo viên chỉ hưởng ứng mang hình thức đối phó.
- Ban Giám hiệu vẫn chưa có biện pháp kiểm tra giám sát hữu hiệu và biện pháp thích đáng đối với những giáo viên chưa thực hiện.
* Nguyên nhân:
- Có một số giáo viên lớn tuổi chưa nhận thức tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học.
- Một số giáo viên chỉ thực hiện mang tính hình thức đối phó (chỉ áp dụng khi dạy chuyên đề, chủ đề, dự giờ).
- Nhiều giáo viên còn ngại khi đổi mới phương pháp, vì khi đổi mới cần phải sử dụng nhiều đồ dùng, thí nghiệm.mất nhiều thời gian và công sức chuẩn bị.
KẾT LUẬN CHƯƠNG II
Dựa trên những kết quả đạt được và những tồn tại như đã phân tích ở trên, tôi nhận thấy rằng có năm vấn đề cần đặt ra đối với trường THCS . trong công tác quản lý đổi mới phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay là:
- Nâng cao nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của đổi mới phương pháp dạy học.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên để đáp ứng với đổi mới phương pháp dạy học.
- Chỉ đạo xây dựng cơ sở vật chất và thiết bị dạy học 
- Đổi mới cơ chế quản lý.
- Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm trong công tác đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường.
Nội dung của những biện pháp nhằm khắc phục những tồn tại đã nêu trên sẽ được giải quyết trong chương 3.
Chương III
 CÁC BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRƯỜNG THCS.
3.1. Nâng cao chất lượng đội ngũ.
3.1.1 Nâng cao nhận thức cho đội ngũ quản lý và giáo viên về tầm quan trọng của đổi mới phương pháp dạy học.
Việc bồi dưỡng và nâng cao nhận thức của cán bộ giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học là công tác vô cùng quan trọng, góp phần đẩy nhanh quá trình đổi mới phương pháp dạy học. Để làm được điều đó, người cán bộ quản lý cần làm tốt các vấn đề sau:
- Nhà trường tổ chức học tập, quán triệt Nghị quyết của Đảng các chỉ thị của Thủ Tướng chính phủ, của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các văn bản có liên quan về công tác đổi mới phương pháp dạy học. Phải quán triệt tinh thần của đổi mới phương pháp dạy học là: Đổi mới không phải là thay cái cũ bằng cái mới mà nó là sự kế thừa và sử dụng một cách có chọn lọc và sáng tạo hệ thống phương pháp dạy học truyền thống. Đổi mới phương pháp dạy học là đòi hỏi phải kiên quyết loại bỏ những phương pháp dạy học lạc hậu, truyền thụ một chiều, biến học sinh thành người thụ động trong học tập. Cần phải tiếp thu những thành tựu mới của khoa học kỹ thuật công nghệ tin học, có khả năng ứng dụng trong quá trình dạy học nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
- Các nội dung về đổi mới phương pháp dạy học phải được đưa vào kế hoạch của nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn, thành một chuyên đề lớn.
3.1.2. Tạo ra động lực làm việc cho giáo viên.
- Ban Giám hiệu nhà trường phối hợp với công đoàn phải xây dựng tiêu chuẩn thi đua thật hợp lý. Dựa vào đó nhà trường có chế độ chính sách thi đua khen thưởng phù hợp kịp thời để tạo ra động lực làm việc cho giáo viên, để họ ý thức được đổi mới phương pháp dạy học vừa là trách nhiệm và bổn phận của mỗi giáo viên.
- Nhà trường phối hợp chặt chẽ với công đoàn, phát động phong trào thi đua, phong trào hội giảng tập trung toàn trường, hội giảng theo tổ vể đổi mới phương pháp dạy học.
- Hàng tháng, có tổng kết đánh giá, khen thưởng thích đáng (cả vật chất và tinh thần) với những giáo viên thực hiện tốt và phê bình những giáo viên chưa có ý thức đổi mới phương pháp dạy học. Đó là một trong những căn cứ để đánh giá xếp loại thi đua cuối học kỳ, cuối năm cho giáo viên.
3.1.3. Tăng cường công tác bồi dưỡng cho giáo viên.
* Nội dung bồi dưỡng.
- Bồi dưỡng cho giáo viên về kiến thức chung về phương pháp dạy học và phương pháp dạy học tích cực.
- Bồi dưỡng cho giáo viên về kỹ năng thiết kế, kế hoạch dạy học (soạn giáo án).
- Bồi dưỡng kỹ năng lựa chọn và sử dụng phương pháp dạy học phù hợp với nội dung bài học và đối tượng học sinh.
- Bồi dưỡng kỹ năng sử dụng các thiết bị dạy học để đối mới phương pháp dạy học như: tin học, sử dụng các phần mềm
- Bồi dưỡng kỹ năng tổ chức hoạt động dạy học trên lớp.
* Hình thức thực hiện.
- Chỉ đạo các tổ trưởng tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn theo chuyên đề "Đổi mới phương pháp dạy học".
- Tổ chức có hiệu quả công tác hội giảng, dự giờ, với chỉ tiêu mỗi giáo viên thực hiện hai tiết thao giảng/ năm và dự 04 tiết/tháng.
- Phối hợp với công đoàn, mở các lớp bồi dưỡng: tin học, ngoại ngữ cử giáo viên đi học các lớp bồi dưỡng về đổi mới phương pháp do Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng GD & ĐT tổ chức.
- Động viên khuyến khích giáo viên tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ.
3.2. Có kế hoạch xây dựng và sử dụng cơ sở vật chất thiết bị dạy học.
- Tăng đầu sách cho thư viện, đặc biệt là sách tham khảo cho giáo viên và học sinh.
- Tiến hành kiểm tra lại tài sản hiện có của nhà trường để có kế hoạch bổ sung thêm bàn ghế, thanh lý các hoá chất, các thiết bị đã hư hỏng và lạc hậu không phù hợp.
- Tham mưu với nhân viên thiết bị có kinh nghiệm để sắp xếp các thiết bị dạy học một cách có khoa học và sư phạm.
- Có kế hoạch bảo quản các thiết bị dạy học hàng tháng, hàng quý.
- Phân công trách nhiệm cụ thể, Đồng chí Phó hiệu trưởng phụ trách quản lý và kiểm tra cơ sở vật chất - thiết bị dạy học.
- Mua sắm bổ sung thêm những thiết bị dạy học cần thiết cho giáo viên.
- Có kế hoạch chỉ đạo kiểm tra hàng tháng để theo dõi biết tình hình sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên. 
- Chỉ đạo nhân viên thiết bị phải niêm yết hàng tuần, hàng tháng các danh mục thiết bị dạy học hiện có và những thiết bị mới cho từng giáo viên biết để sử dụng.
- Hàng năm đều tổ chức hội thi thiết kế đồ dùng dạy học tự làm.
- Việc sử dụng và làm thiết bị dạy học là một trong những nội dung được đưa vào chuẩn thi đua của trường.
3.3. Chỉ đạo qui trình đổi mới phương pháp dạy học.
Phó hiệu trưởng cùng với các tổ trưởng chuyên môn và các giáo viên có uy tín nhiệt tình, dưới sự chỉ đạo của Hiệu Trưởng sẽ có trách nhiệm thực hiện qui trình đổi mới phương pháp dạy học qua các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị
+ Tác động nhận thức, tạo điều kiện sẵn sàng tham gia, thành lập ban chỉ đạo, xây dựng chương trình kế hoạch.
+ Nghiên cứu thực trạng đội ngũ giáo viên, nhất là năng lực chuyên môn và điều kiện bản thân để đổi mới phương pháp dạy học.
+ Nghiên cứu đặc điểm đối tượng học sinh.
+ Phân tích những mâu thuẫn thực tế trong hoạt động và quan hệ dạy học, nguyên nhân tồn tại những phương pháp dạy học lỗi thời.
+ Tổ chức hội thảo toạ đàm, qua đó thống nhất chương trình hành động.
Bước 2: Thực hiện dạy thí điểm.
+ Định hướng thống nhất cách thiết kế giáo án theo tinh thần đổi mới.
+ Chọn đối tượng thực nghiệm: bài học, giáo viên dạy thí điểm.
+ Tổ chức dạy thí điểm.
+ Tổ chức dự giờ, kiểm tra đánh giá.
+ Sơ kết, họp rút kinh nghiệm bước đầu để mở rộng đại trà.
Bước 3: Thực hiện đại trà.
+ Phát huy nội lực, gây khí thế thi đua sôi nổi, hào hứng trong tập thể giáo viên và học sinh.
+ Tổ chức thực hiện dạy học theo tinh thần đổi mới ở tất cả các môn học, ở tất cả các giáo viên.
+ Theo dõi kế hoạch dạy học, giáo án của giáo viên.
+ Thu thập thông tin từ học sinh và phụ huynh về kế quả thu nhận kiến thức và kỹ năng vận dụng.
+ Kiểm tra đánh giá từng công đoạn, động viên khuyến khích kịp thời.
Bước 4:Tổng kết, đánh giá khen thưởng.
+ Tổng kết đánh giá có khen thưởng, biểu dương, phê bình.
+ Tổ chức viết sáng kiến kinh nghiệm, trao đổi kinh nghiệm.
+ Tổng kết rút ra bài học kinh nghiệm để triển khai trong thời gian tiếp theo.
3.4. Tăng cường kiểm tra đánh giá công tác đổi mới phương pháp dạy học 
3.4.1 Nội dung kiểm tra đánh giá.
+ Đánh giá học sinh qua các bài kiểm tra, kiểm tra học kỳ theo qui chế chuyên môn. 
+ Đánh giá giáo viên qua kiểm tra giáo án, sổ dự giờ, đánh giá xếp loại giờ dạy theo qui định về đánh giá và xếp loại giờ dạy của Bộ.
+ Thành phần kiểm tra: Ban Giám hiệu, chủ tịch Công Đoàn, tổ trưởng chuyên môn, nhóm trưởng chuyên môn
3.4.2 Hình thức kiểm tra, dự giờ.
* Dự giờ:
+ Dự giờ có lựa chọn, giáo viên chuẩn bị trước bài giảng, lớp học. Qua dự giờ Ban Giám hiệu sẽ tìm hiểu quá trình hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh trong hoàn cảnh bình thường. 
+ Dự các giờ theo chuyên đề: giáo viên chọn dạy một tiết với định hướng đổi mới. Qua dự giờ Ban Giám hiệu sẽ nghiên cứu, đánh giá toàn diện hệ thống làm việc của giáo viên, để tìm ra mặt mạnh mặt yếu của giáo viên, từ đó có kế hoạch bồi dưỡng.
+ Dự giờ các lớp song song: Ban Giám hiệu sẽ dự giờ của 2-3 giáo viên của một bộ môn trong cùng một khối với một nội dung bài giảng như nhau, qua việc so sánh có thể rút ra các hiệu quả của các phương pháp khác nhau.
+ Dự giờ phối hợp: Trong một buổi học, Ban Giám hiệu có thể dự liên tục 4-5 tiết của một lớp học nhờ đó kiểm tra được sự làm việc và tính tích cực của học sinh trong các điều kiện khác nhau. Từ đó thấy được ưu khuyết điểm và rút ra kinh nghiệm.
* Kiểm tra học sinh:
+ Kiểm tra bằng cách hỏi trực tiếp học sinh trước và sau khi giờ học để kiểm tra sự lĩnh hội kiến thức của học sinh.
+ Kiểm tra thông qua nghiên cứu vở học sinh, cách ghi bài...
+ Kiểm tra các kỹ năng, kỹ xảo của học sinh thông qua thực hiện các bài tập ở lớp.
+ Kiểm tra học sinh thông qua các câu hỏi trắc nghiệm. Đây là vấn đề đổi mới trong công tác kiểm tra đánh giá kết quả học sinh. Để đạt hiệu quả tốt, giáo viên cầu nắm vững phương pháp xây dựng câu hỏi. Câu hỏi không được đánh đố và nằm trong phạm vi kiến thức của chương trình.
Mỗi tổ, mỗi cá nhân phải chuẩn bị ngân hàng câu hỏi. Khi sử dụng hình thức kiểm tra bằng trắc nghiệm, tránh tình trạng học lệch, học tủ, quay cóp. Đặc biệt phương pháp này đã đánh giá khách quan và chính xác kết quả học tập của học sinh.
3.5 Đẩy mạnh công tác thi đua khen thưởng nhằm thúc đẩy công tác đổi mới phương pháp dạy học.
3.5.1 Tổ chức tốt phong trào thi đua "Thi đua dạy tốt, học tốt".
Thực chất phong trào "Thi đua dạy tốt học tốt" là nền tảng là sợi chỉ đỏ xuyên suốt mọi hoạt động của nhà trường. Mọi hoạt động của nhà trường đều phải hướng vào nó và cuối cùng phải đi tới dạy tốt - học tốt.
Phong trào "Thi đua dạy tốt học tốt " cũng là sự tích hợp của các hoạt động chỉ đạo xây dựng nền nếp dạy học và nâng cao chất lượng daỵ học. Nó được qui tụ lại ở những hoạt động nổi bật mà người cán bộ quản lý cần tập trung chỉ đạo tốt như:
* Đối với thầy: Thi đua thực hiện “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo". Nhà trường phối hợp với Công đoàn tổ chức cho các cá nhân đăng kí thi đua và tạo mọi điều kiện để cá nhân đạt được danh hiệu đã đăng kí.
* Đối với học sinh: Phối hợp với Đội thiếu tiên tiền phong Hồ Chí Minh phát động phong trào thi đua liên tục toàn diện. Tổ chức cho các tập thể đăng ký các tập thể tiên tiến và tổ chức cho các cá nhân học sinh thi đua học tập đạt danh hiệu học sinh giỏi. 
3.5.2 Thực hiện tốt công tác khen thưởng.
- Ban Giám hiệu phối hợp cùng với Công đoàn xây dựng chuẩn thi đua, mọi hoạt động của cá nhân, của tổ đều qui về lượng (điểm số) thật chính xác và công bằng.
- Ban thi đua phải đánh giá thật chính xác thành tích mỗi giáo viên và công khai trên bảng hàng tuần, hàng tháng.
- Sau mỗi học kì, mỗi năm có tổng kết và khen thưởng động viên kịp thời về tinh thần và cả vật chất đối với những giáo viên có nhiều thành tích trong công tác đổi mới phương pháp dạy học.
KẾT QUẢ THỰC HIỆN
	Để có được chất lượng giáo dục cũng như một đội ngũ giáo viên có sự đổi mới trong phương pháp giảng dạy như hiện nay trường THCS . đã áp dụng những biện pháp trên, và trong quá trình thực hiện các biện pháp đã có những ưu điểm đó là: 
* Biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ:
	Để nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên về tầm quan trọng của đổi mới phương pháp dạy học, nhà trường đã thông qua các buổi họp để tuyên truyền đến giáo viên trách nhiệm của đội ngũ trước sự thay đổi về phương pháp giảng dạy, nhằm ngày càng nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục. Phối hợp với các ban ngành đoàn thể trong nhà trường cùng động viên, khuyến khích, hướng dẫn giáo viên vận dụng cải tiến, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh.
	Từ đó giáo viên đã chủ động nghiên cứu nắm vững bản chất, đặc điểm của phương pháp dạy học tích cực hoá, đã trải qua kinh nghiệm thực tế, từng bước có những sáng kiến cho bản thân và đồng nghiệp.
	Bên cạnh đó nhà trường còn thường xuyên chỉ đạo tổ chuyên môn thực hiện các chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học, đồng thời cử giáo viên đi dự các chuyên đề của trường bạn để học tập kinh nghiệm. Sau các tiết dự chuyên đề có rút kinh nghiệm và áp dụng những vấn đề đã làm được trong tiết dạy chuyên đề, cũng như khắc phục nhưng vấn đề mà các tiết chuyên đề chưa làm được. Trong mỗi một học kỳ giáo viên còn tham gia dạy chuyên đề, chủ đề, thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, đồng thời mỗi một tháng đi dự giờ bốn tiết của đồng nghiệp. Từ đó có sự học tập ở đồng nghiệp giúp bản thân nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Hàng tháng ở một số bộ môn, nhà trường đã tạo điều kiện cho giáo viên đi sinh hoạt nhóm chuyên môn với các trường trong cụm, nhằm làm cho các đồng chí giáo viên được tăng cường trao đổi chuyên môn, cũng như phương pháp giảng dạy, bổ sung thêm kinh nghiệm cho bản thân. 
	Được sự ủng hộ của Phòng Giáo dục và Đào tạo Long Biên, hàng năm thường xuyên mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên, nên nhà truờng cũng liên tục cử cán bộ giáo viên đi học tập. Bên cạnh đó nhà trường còn tổ chức một số buổi học tập các phần mềm phục vụ cho việc giảng dạy, do giáo viên dạy tin học của nhà trường đảm nhiệm. Hiện nay nhà trường có 22 cán bộ giáo viên trên tổng số 22 người biết sử dụng thành thạo máy vi tính, cũng như biết khai thác các phần mềm phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học.
 * Biện pháp xây dựng và sử dụng cơ sở thiết bị dạy học
	Năm học 2015-2016 nhà 

File đính kèm:

  • docmot_so_bien_phap_quan_ly_nham_doi_moi_phuong_phap_day_hoc_o.doc