Báo cáo biện pháp Vận dụng kỹ thuật mảnh ghép để nâng cao năng lực học sinh trong giảng dạy Tiếng Việt Lớp 8

Giáo dục là nền tảng của xã hội, là cơ sở tiền đề để quyết định sự phồn vinh của đất nước. Giáo dục cung cấp những hiểu biết về kho tàng tri thức của nhân loại cho biết bao thế hệ, giúp cho các em những hiểu biết cơ bản cần thiết về khoa học và cuộc sống. Mặt khác giáo dục còn góp phần hình thành và bồi dưỡng nhân cách tốt đẹp cho học sinh

Vậy để giáo dục có hiệu quả và đạt chất lượng cao, trong quá trình giảng dạy chúng ta cần thiết phải đổi mới về nội dung, phương pháp dạy học, trong đó đổi mới phương pháp nhằm phát huy tích tích cực của học sinh là vấn đề quan trọng. Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học được xác định trong nghị quyết Trung ương 4 khóa VII(1-93), nghị quyết Trung ương 2 khóa VII (12-1996), được thể chế hóa trong Luật Giáo dục (2005), trong chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đăc biệt chỉ thị số 14(4-1999). Luật Giáo dục, điều 28.2, đã ghi “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.

 Đổi mới PPDH môn ngữ văn ở trường THCS là kết quả của một quá trình nghiên cứu, thực hiện kiên trì và được nghiệm thu. Khâu đột phá về chất lượng đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn là bồi dưỡng năng lực thực hành nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên. Trước hết đội ngũ giáo viên phải nhận thức việc đổi mới phương pháp dạy học bộ môn thường xuyên là lẽ sống, là trách nhiệm, lương tâm, danh dự của người thầy. Thầy giỏi mới đào tạo được trò giỏi. Thầy giỏi ở trường THCS là người có khả năng tự nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ theo xu thế quốc tế, đáp ứng những đòi hỏi của đất nước trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, biết thường xuyên vận dụng kết quả tự nghiên cứu của mình vào quá trình dạy học bộ môn.

 

doc 24 trang Chí Tường 21/08/2023 5481
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Vận dụng kỹ thuật mảnh ghép để nâng cao năng lực học sinh trong giảng dạy Tiếng Việt Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Vận dụng kỹ thuật mảnh ghép để nâng cao năng lực học sinh trong giảng dạy Tiếng Việt Lớp 8

Báo cáo biện pháp Vận dụng kỹ thuật mảnh ghép để nâng cao năng lực học sinh trong giảng dạy Tiếng Việt Lớp 8
hau, theo hình thức trình bày miệng hoặc viết. Thông qua các năng lực học tập của bộ môn để hướng tới các năng lực chung và các năng lực đặc thù của môn học.
Giúp cho giáo viên tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh đạt hiệu quả. 
Phát huy tính tích cực chủ động của hầu hết học sinh trong lớp, khắc phục những hạn chế của các phương pháp thảo luận nhóm truyền thống.
Kĩ thuật mảnh ghép sẽ giúp giải quyết được những nội dung kiến thức ở cấp độ vận dụng thấp và vận dụng cao, đòi hỏi nhiều kĩ năng trong môn Ngữ văn mà mỗi cá nhân không thể hoàn thành được trong thời gian ngắn, cần có sự hợp tác tích cực của các thành viên trong nhóm.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Học sinh lớp 8A8 (năm học 2016-2017)
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết nhằm xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài.
2. Phương pháp quan sát nhằm phân tích được ưu nhược điểm của học sinh qua mỗi lần thảo luận nhóm theo kĩ thuật mảnh ghép để lần sau đạt hiệu quả cao hơn lần trước.
3. Phương pháp điều tra nhằm lấy ý kiến đóng góp của học sinh sau mỗi lần thảo luận để các em tự nói những điểm mạnh của kĩ thuật mảnh ghép.
4. Phương pháp sưu tầm tư liệu
5. Phương pháp phân tích,tổng hợp, khái quát.
6. Dạy thử nghiệm trên lớp.
V. PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU
1. Phạm vi nghiên cứu
- Phân môn Tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn 8
- Một số bài áp dụng được kĩ thuật mảnh ghép
+ Học kì I:
Bài “ Từ tượng hình, từ tượng thanh”
Bài “ Nói giảm, nói tránh”
+ Học kì II:
Bài “Lựa chọn trật tự từ” 
2. Kế hoạch nghiên cứu
- Thời gian xây dựng đề cương sáng kiến kinh nghiệm: Từ ngày 10/09/2016 đến 30/03/2017
- Thời gian bắt đầu thực hiện đề tài: Tháng 11 năm 2016
- Thời gian hoàn thành sáng kiến : Ngày 10/04/2017
PHẦN THỨ HAI
NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. NHỮNG NỘI DUNG LÍ LUẬN LIÊN QUAN
1. Khái niệm kĩ thuật mảnh ghép
Kỹ thuật mảnh ghép là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm.
2. Mục tiêu sử dụng kĩ thuật mảnh ghép
- Giải quyết một nhiệm vụ phức hợp.
- Kích thích sự tham gia tích cực của học sinh trong hoạt động nhóm.
- Nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác(Không chỉ nhận thức hoàn thành nhiệm vụ học tập cá nhân mà còn phải trình bày truyền đạt lại kết quả và thực hiện tiếp nhiệm vụ ở mức độ cao hơn).
- Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm học tập của mỗi cá nhân.
3. Tác dụng đối với học sinh:
- Học sinh hiểu rõ nội dung kiến thức.
- Học sinh được phát triển kĩ năng trình bày, giao tiếp hợp tác.
- Thể hiện khả năng, năng lực cá nhân.
- Tăng cường hiệu quả học tập.
4. Cách tiến hành:
* Giai đoạn 1: “Nhóm chuyên sâu”
- Lớp học được chia thành các nhóm (khoảng từ 3-6 học sinh). Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ tìm hiểu, nghiên cứu sâu một phần nội dung học tập khác nhau nhưng có sự liên quan chặt chẽ với nhau. Các nhóm này được gọi là “nhóm chuyên sâu”.
- Các nhóm nhận nhiệm vụ và nghiên cứu, thảo luận, đảm bảo mỗi thành viên trong nhóm đều nắm vững và có khả năng trình bày lại được nội dung trong nhiệm vụ được giao cho các bạn ở nhóm khác. Mỗi học sinh trở thành “chuyên sâu” của lĩnh vực đã tìm hiểu trong nhóm mới ở giai đoạn tiếp theo.
* Giai đoạn 2: “Nhóm mảnh ghép”
- Sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở giai đoạn 1, mỗi học sinh từ các nhóm “chuyên sâu” khác nhau hợp lại thành các nhóm mới, gọi là “nhóm mảnh ghép”. Lúc này, mỗi học sinh “chuyên sâu” trở thành những “mảnh ghép” trong “nhóm mảnh ghép”. Các học sinh phải lắp ghép các mảng kiến thức thành một “bức tranh” tổng thể.
- Từng học sinh từ các nhóm “chuyên sâu” trong nhóm “mảnh ghép” lần lượt trình bày lại nội dung tìm hiểu của nhóm mình. Đảm bảo tất cả thành viên trong nhóm “mảnh ghép” nắm bất được đầy đủ toàn bộ nội dung của các nhóm chuyên sâu giống như nhìn thấy một “ bức tranh” tổng thể.
- Sau đó nhiệm vụ mới được giao cho các nhóm “mảnh ghép”. Nhiệm vụ này mang tính khái quát, tổng hợp toàn bộ nội dung đã được tìm hiểu từ các nhóm “chuyên sâu”. Bằng cách này, học sinh có thể nhận thấy những phần vừa thực hiện không chỉ để giải trí hoặc trò chơi đơn thuần mà thực sự là những nội dung học tập quan trọng.
5. Quy trình thực hiện kĩ thuật mảnh ghép trong dạy học
Bước 1: Giáo viên chia nhóm chuyên sâu.
Bước 2: Giáo viên giao nhiệm vụ cho nhóm chuyên sâu.
Bước 3: Học sinh nhóm chuyên sâu thảo luận nhóm.
Bước 4: Giáo viên chia nhóm mảnh ghép.
Bước 5: Nhóm mảnh ghép thảo luận.
Bước 6: Giáo viên giao nhiệm vụ mới.
Bước 7: Học sinh nhóm mảnh ghép lên bảng trình bày.
Bước 8: Học sinh nhóm khác bổ sung.
Bước 9: Giáo viên kết luận.
6. Một số lưu ý khi tổ chức dạy học áp dụng kĩ thuật mảnh ghép:
- Một nội dung hay chủ đề lớn của bài học, thường bao gồm trong đó các phần nội dung hay chủ đề nhỏ. Những nội dung hay chủ đề nhỏ đó được giáo viên xây dựng thành các nhiệm vụ cụ thể giao cho các nhóm học sinh tìm hiểu, nghiên cứu. Cần lưu ý nội dung của các chủ đề nhỏ phải có sự liên quan gắn kết chặt chẽ với nhau.
- Nhiệm vụ nêu ra phải hết sức cụ thể, đảm bảo tất cả mọi học sinh đều hiểu rõ và có khả năng hoàn thành nhiệm vụ.
- Khi học sinh thực hiện nhiệm vụ tại các nhóm “chuyên sâu”, giáo viên cần quan sát và hỗ trợ kịp thời để đảm bảo các nhóm hoàn thành nhiệm vụ đúng thời gian quy định và các thành viên đều có khả năng trình bày lại kết quả thảo luận của nhóm.
- Thành lập nhóm mới “nhóm mảnh ghép” cần đảm bảo có đủ thành viên của các nhóm “chuyên sâu”.
- Khi các nhóm “mảnh ghép” hoạt động giáo viên cần quan sát hỗ trợ để đảm bảo các thành viên nắm được đầy đủ nội dung từ các nhóm “chuyên sâu”. Sau đó giáo viên giao nhiệm vụ mới, nhiệm vụ mới phải mang tính khái quát , tổng hợp kiến thức trên cơ sở nội dung kiến thức (mang tính bộ phận) học sinh đã nắm được từ các nhóm “chuyên sâu”.
* Để đảm bảo hiệu quả hoạt động nhóm, các thành viên trong nhóm cần được phân công các nhiệm vụ như sau:
Vai trò
Nhiệm vụ
Trưởng nhóm
Phân công nhiệm vụ
Hậu cần
Chuẩn bị đồ dùng tài liệu cần thiết
Thư kí
Ghi chép kết quả
Phản biện 
Đặt các câu hỏi phản biện
Liên lạc với nhóm khác
Liên hệ với các nhóm khác
Liên lạc với giáo viên
Liên lạc với giáo viên để xin trợ giúp
* BẢNG TÓM TẮT CÁCH TIẾN HÀNH KĨ THUẬT MẢNH GHÉP:
Cách tiến hành kĩ thuật “Mảnh ghép”
VÒNG 1
Hoạt động theo nhóm 3 hoặc 4 người,
Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ( Ví dụ: nhóm 1 nhiệm vụ A, nhóm 2 nhiệm vụ B, nhóm 3 nhiệm vụ C,)
Đảm bảo mỗi thành viên trong nhóm đều trả lời được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao.
Mỗi thành viên đều trình bày được kết quả câu trả lời của nhóm.
VÒNG 2
Hình thành nhóm 3 hoặc 4 người( 1 người từ nhóm 1, 1 người từ nhóm 2 và 1 người từ nhóm 3,)
Các câu trả lời và thông tin của vòng 1 được các thành viên nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau.
Sau khi chia sẻ thông tin vòng 1, nhiệm vụ mới sẽ được giao cho nhóm vừa thành lập để giải quyết.
Các nhóm mới trình bày, chia sẻ kết quả nhiệm vụ ở vòng 2.
II. THỰC TRẠNG
Đối với học sinh, đa số chú ý nghe giảng, tập trung suy nghĩ trả lời các câu hỏi mà giáo viên đặt ra như các em đã chuẩn bị bài mới ở nhà, trả lời các câu hỏi cuối mục trong bài cho nên khi học các em luôn chú ý để nắm chắc bài hơn. Đa số học sinh đều tích cực thảo luận nhóm và đã đưa lại hiệu quả cao trong quá trình lĩnh hội kiến thức. 
Nhưng mặt khác, vẫn còn một số học sinh lười học, chưa có sự say mê học tập, một bộ phận học sinh thường xuyên không chuẩn bị bài ở nhà, không làm bài tập đầy đủ, trên lớp các em thiếu tập trung suy nghĩ, cho nên không nắm vững được nội dung bài học. Một số học sinh chỉ có thể trả lời được những câu hỏi dễ, đơn giản ở mức độ nhận biết, còn một số câu hỏi ở mức độ thông hiểu, vận dụng thấp và vận dụng cao như câu hỏi tổng hợp, phân tích, giải thích, so sánhthì còn rất lúng túng khi trả lời hoặc trả lời mang tính chất chung chung, muốn giải quyết được đòi hỏi phải có sự hợp tác, làm việc theo nhóm. Nhưng hoạt động nhóm nhiều khi còn mang tính hình thức, không hiệu quả, chỉ có một số học sinh làm việc tích cực còn lại là thụ động, trông chờ vào kết quả làm việc của các bạn, việc đánh giá của giáo viên đối với kết quả hoạt động nhóm nhiều khi chưa chính xác, có học sinh không tích cực thảo luận nhưng vẫn được đánh giá như các bạn dựa trên kết quả làm việc của cả nhóm.
Qua các giờ dạy trên lớp, tôi có sử dụng một số phương pháp dạy học thông thường như vấn đáp tìm tòi, thuyết trình, chủ yếu học sinh khá giỏi tham gia học tập, số học sinh yếu ít có cơ hội tham gia hoạt động, mức độ chú ý nghe giảng còn hạn chế. Học sinh tham gia trả lời câu hỏi, nhận xét ý kiến của bạn còn ít, vẫn còn học sinh chưa tự giác làm bài tập. Đồng thời, ở nhiều học sinh hoạt động giao tiếp, kỹ năng sống rất hạn chế, chưa mạnh dạn nêu chính kiến của mình trong các giờ học, không dám tranh luận nhất là với thầy cô giáo, chưa có thói quen hợp tác trong học tập đã ảnh hưởng rất không tốt đến việc học tập của học sinh. Có nhiều nguyên nhân cho những hạn chế trên nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là do phương pháp giáo dục. Chính vì thế nên việc học tập thường ít hứng thú, nội dung đơn điệu, giáo viên ít quan tâm đến phát triển năng lực cá nhân. 
Xã hội ngày càng phát triển thì việc hình thành các kỹ năng, năng lực để đáp ứng những yêu cầu phát trển đó càng trở nên quan trọng và cần thiết, nó trở thành một trong những vấn đề đáng quan tâm của toàn xã hội nói chung và trong hệ thống giáo dục nước nhà nói riêng.
III. CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH 
Một giờ dạy học thành công là do sự chi phối của nhiều yếu tố. Chuẩn bị một giờ dạy học là một trong những yếu tố quan trọng, nó quyết định không nhỏ tới thành công của một giờ dạy. Có chuẩn bị tốt, chu đáo, kĩ càng thì hiệu quả của một giờ dạy sẽ được nâng lên một cách rõ ràng.
 Một giờ học tốt là một giờ học phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của cả người dạy và người học nhằm nâng cao tri thức, bồi dưỡng năng lực hợp tác, năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn, bồi dưỡng phương pháp tự học, tác động tích cực đến tư tưởng, tình cảm, đem lại hứng thú học tập cho người học.
 Để phát triển năng lực của học sinh trong giờ Ngữ văn cấp THCS, cần đổi mới mạnh mẽ việc thiết kế bài học từ phía giáo viên. Trong thiết kế, giáo viên phải cho thấy rõ các hoạt động của học sinh chiếm vị trí chủ yếu. Với giáo viên, phương pháp thuyết trình nên giảm thiểu tới mức tối đa, thay vào đó là tổ chức hoạt động cho học sinh bằng việc nêu vấn đề, đề xuất các tình huống. Sau đây là giáo án minh họa 2 tiết Tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn 8:
1. Bài 4- Tiết 15: Từ tượng hình, từ tượng thanh
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
* Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu về từ tượng hình, từ tượng thanh
Thảo luận nhóm theo kĩ thuật mảnh ghép
Vòng 1( vòng chuyên sâu) : GV chia lớp thành các nhóm chuyên sâu, yêu cầu các nhóm dựa vào ví dụ sgk(Tr 49): 
- Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc
- Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à ?”.
- Tôi ở nhà Binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà lão Hạc. Tôi mải mốt chạy sang. Máy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mằt long sòng sọc.
 (Nam Cao)
- Nhóm chuyên sâu 1: Trong các từ in đậm từ nào gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật?
- Nhóm chuyên sâu 2: Trong các từ in đậm từ nào mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người?
Vòng 2( vòng mảnh ghép) : HS nhóm chuyên sâu hợp lại thành nhóm mảnh ghép, thảo luận nhóm 4 phút.
- Xếp các từ vào 2 nhóm: Nhóm các từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật, nhóm từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người. Giải nghĩa các từ in đậm?
- Nhiệm vụ mới: Những từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái hoặc mô phỏng âm thanh như trên có tác dụng gì trong văn miêu tả và tự sự?
GV yêu cầu đại diện nhóm mảnh ghép báo cáo kết qủa
GV yêu cầu các nhóm nhận xét, bổ sung và phản biện
GV chốt KT và ghi bảng
GV đưa ra bài tập nhanh
Gọi HS đọc
 “Anh Dậu uốn vai ngáp dài một tiếng. Uể oải, chống tay xuống phản, anh vừa rên vừa ngỏng đầu lên. Run rẩy cất bát cháo, anh mới kề vào đến miệng, cai lệ và người nhà lí trưởng đã sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước và dây thừng.”
Tìm từ tượng hình, tượng thanh trong đoạn văn trên?
+ Từ tượng hình: uể oải, run rẩy
+ Từ tượng thanh: sầm sập
GV chuẩn KT và đánh giá
HS đọc nội dung phần ghi nhớ trong SGK
* Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS luyện tập
GV phát phiếu học tập gồm các bài tập trong SGK
HS ghi tên vào phiếu học tập
Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 1: Tìm từ tượng hình, từ tượng thanh trong các câu trích tiểu thuyết “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố 
- Các từ: Soàn soạt, rón rén, bịch, bốp, loẻo khoẻo, chỏng quÌo 
GV chốt KT
Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 2
Tìm 5 từ tượng hình gợi tả dáng đi của người?
- Khật khưỡng, ngất ngưởng, lom khom, dò dẫm, liêu xiêu
GV chốt KT
 Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 3
Phân biệt ý nghĩa các từ tượng thanh?
GV chốt KT
Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 4
Đặt câu với các từ tượng hình, tượng thanh như: Lắc rắc, lã chã, lấm tấm, khúc khuỷu, lập lòe, tích tắc, lộp bộp, lạch bạch, ồm ồm, ào ào
GV thu phiếu học tập của HS, nhận xét, đánh giá
HS đọc yêu cầu thảo luận
HS theo dõi
Các nhóm chuyên sâu bàn bạc thống nhất ý kiến
HS đọc yêu cầu của nhóm mảnh ghép
HS các nhóm trao đổi nôi dung tìm hiểu trong vòng 1
Các nhóm mảnh ghép trao đổi, hoàn thành nhiệm vụ mới trên cở sở kết qủa thảo luận ở vòng 1
Đại diện nhóm mảnh ghép báo cáo kết qủa
Các nhóm bổ sung phản biện
HS theo dõi
HS ghi bài
HS đọc yêu cầu BT
HS làm việc nhóm cặp, trả lời 
HS bổ sung
HS nghe
HS đọc ghi nhớ SGK
HS đọc yêu cầu BT 1
HS làm việc cá nhân
HS trình bày trên máy chiếu vật thể
HS bổ sung
HS chữa bài vào phiếu
HS đọc BT 2
HS làm việc nhóm cặp
HS trình bày trên máy chiếu vật thể
HS bổ sung
HS chữa bài vào phiếu
HS đọc yêu cầu BT 3
HS dựa vào nghĩa trong từ điển Tiếng Việt để giải thích
HS trả lời
HS bổ sung
HS đọc yêu cầu BT 4
HS làm việc nhóm cặp
HS trình bày trên máy chiếu vật thể HS nhận xét
HS chữa bài
I. Đặc điểm công dụng
 1. Ví dụ( SGK tr 49) 
+ Các từ gợi tả hình ảnh: móm mém, xồng xộc, vật vã, rũ rượi, xộc xệch, sòng sọc.
+ Các từ gợi tả âm thanh: hu hu, ư ử.
2. Nhận xét
- Các từ gợi tả hình ảnh, dáng điệu...của sự vật-> Từ tượng hình
- Các từ gợi tả âm thanh của sự vật-> Từ tượng thanh
- Tác dụng: Gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động; có giá trị biểu cảm cao
3. Ghi nhớ ( SGK Tr 49)
II. Luyện tập
1. Bµi tËp 1:
- C¸c tõ: soµn so¹t, rãn rÐn, bÞch, bèp, loÎo khoÎo, cháng quÌo.
2. Bµi tËp 2:
- KhËt kh­ìng, ngÊt ng­ëng, lom khom, dß dÉm, liªu xiªu...
3. Bµi tËp 3:
- C­êi ha h¶: to, s¶ng kho¸i.
- C­êi h× h×: Võa ph¶i, thÝch thó.
- C­êi h« hè: To, v« ý, th«.
- C­êi h¬ hí: To, h¬i v« duyªn.
4. Bµi tËp 4:
- VD: +giã thæi µo µo, nh­ng vÉn nge râ nh÷ng tiÕng cµnh c©y kh« g·y l¾c r¾c.
+ C« bÐ khãc, n­íc m¾t r¬i l· ch·.
+ Trªn cµnh ®µo ®· lÊm tÊm nh÷ng nô hoa.
+ Đêm tối trên con đường khúc khủyu thấp thoáng những đốm sáng đom đóm lập lòe.
+ Chiếc đồng hồ báo thức trên bàn kiên nhẫn kêu tích tắc suốt đêm.
+ Mưa rơi lộp độp trên những tàu lá chuối.
+ Đàn vịt đang lạch bạch về chuồng.
+Người đàn ông cất tiếng ồm ồm
2. Bài 10- Tiết 40 : Nói giảm, nói tránh
Mục I : Nói giảm nói tránh và tác dụng của nói giảm nói tránh
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
* Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu về biện pháp nói giảm, nói tránh
Thảo luận nhóm theo kĩ thuật mảnh ghép
GV chiếu trên máy yêu cầu vòng 1:
Vòng 1( vòng chuyên sâu) : GV chia lớp thành các nhóm chuyên sâu, yêu cầu các nhóm dựa vào ví dụ sgk (Tr 107, 108) thảo luận nhóm 2 phút hoàn thành nhiệm vụ sau:
 Những từ ngữ in đậm trong các đoạn trích sau đây có nghĩa là gì?
Nhóm chuyên sâu 1 làm câu a:
- Vì vậy, tôi để sẵn mấy lời này, phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lê-nin và các vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước, đồng chí trong Đảng và bầu bạn khắp nơi đều khỏi cảm thấy đột ngột.
 ( Hồ Chí Minh, Di chúc)
Nhóm chuyên sâu 2 làm câu b:
 Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!
Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời
 ( Tố Hữu, Bác ơi)
Nhóm chuyên sâu 3 làm câu c:
- Lượng con ông Độ đây màRõ tội nghiệp, về đến nhà thì bố mẹ chẳng còn.
 ( Hồ Phương, Thư nhà)
Vòng 2( vòng mảnh ghép) : HS nhóm chuyên sâu hợp lại thành nhóm mảnh ghép, thảo luận nhóm 3 phút
- Hãy thay từ chết vào 3 ví dụ trên và so sánh hai cách nói? Cách nói nào hợp hơn?
- Nhiệm vụ mới: Tại sao người viết, người nói lại dùng cách diễn đạt đó? Tác dụng của các từ in đậm trong 3 ví dụ trên là gì?
GV yêu cầu đại diện nhóm mảnh ghép báo cáo kết qủa
GV yêu cầu các nhóm nhận xét, bổ sung và phản biện
GV chốt KT và ghi bảng
GV gọi HS đọc mục 2:
 Phải bé lại và lăn vào lòng mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng.
(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)
Trong câu văn trên, từ đồng nghĩa với bầu sữa là gì?
 Vì sao tác giả lại dùng bầu sữa mà không dùng từ khác?
GV chốt lại nội dung và ghi bảng
GV gọi HS đọc mục 3:
- Con dạo này lười lắm.
- Con dạo này không được chăm chỉ lắm.
Trong hai cách nói, cách nào nhẹ nhàng, tế nhị hơn với người nghe?
Điểm chung của hai cách nói này là gì?
GV chốt KT
 Chúng ta vừa xem xét các cách nói khác bình thường. Người ta gọi đó là nói giảm nói tránh. Vậy nói giảm nói tránh là gì? Tác dụng của chúng ra sao?
Chốt lại nội dung bài học và cho HS đọc Ghi nhớ.
 Hãy tìm cách nói giảm, nói tránh cho các ví dụ sau:
 - Anh hát dở quá.
 - Bà ấy sắp chết.
* Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS luyện tập
GV phát phiếu học tập
Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 1
Điền các từ nói giảm, nói tránh sau đây vào chỗ trống//: đi nghỉ, khiếm thị, chia tay nhau, có tuổi, đi bước nữa.
Khuya rồi, mời bà//
Cha mẹ em//từ ngày em còn rất bé, em về ở với bà ngoại.
Đây là lớp học cho trẻ em//
Mẹ đã//rồi, nên chú ý giữ gìn sức khỏe.
Cha nó mất, mẹ nó//, nên chú nó rất thương nó.
GV gọi HS trình bày
GV chốt KT và đánh giá
Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 2
Trong mỗi cặp câu dưới đây, câu nào có sử dụng cách nói giảm nói tránh?
GV gọi HS trình bày
GV chốt KT và đánh giá
Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 3
 Hãy vận dụng cách nói giảm nói tránh để đặt 5 câu đánh giá trong những trường hợp khác nhau?
Gọi HS đặt câu
GV sửa lỗi
GV nhận xét, đánh giá
*Bài tập 4: Xác định biện pháp nói giảm nói tránh trong các câu sau:
a.Cậu vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!
b.Nửa đêm, bà cụ đã ra đi mãi mãi.
c.Bác Dương thôi đã thôi rồi!
d.Họ đã về chầu thượng đế.
e.Bác đã lên đường theo tổ tiên.
- Nêu tác dụng của nói giảm nói tránh.
- Nói giảm nói tránh có tác dụng như vậy, có phải bao giờ cũng nên dùng cách nói giảm nói tránh không?
GV gọi HS trình bày trên máy chiếu vật thể
GV chốt KT trên máy và đánh giá
GV thu phiếu học tập của HS, nhận xét, đánh giá
HS đọc yêu cầu thảo luận
Các nhóm chuyên sâu bàn bạc thống nhất ý kiến
HS đọc yêu cầu của nhóm mảnh ghép
HS các nhóm trao đổi nôi dung tìm hiểu trong vòng 1
Các nhóm mảnh ghép trao đổi, hoàn thành nhiệm vụ mới trên cở sở kết qủa thảo luận ở vòng 1
Đại diện nhóm mảnh ghép báo cáo kết qủa
Các nhóm bổ sung phản biện
HS theo dõi
HS ghi bài
HS đọc mục 2
HS làm việc nhóm cặp, trả lời 
HS bổ sung
HS theo dõi và ghi bài
HS đọc mục 3
HS làm việc nhóm cặp
HS trả lời
HS nghe
HS dựa vào kết qủa phân tích ví dụ, trả lời
HS bổ sung
HS đọc ghi nhớ SGK
HS đọc yêu cầu BT 1
HS làm việc cá nhân
HS trình bày trên máy chiếu vật thể
HS bổ sung
HS chữa bài vào phiếu
HS đọc BT 2
HS làm việc nhóm cặp
HS trình bày trên máy chiếu vật thể
HS bổ sung
HS chữa bài vào phiếu
HS đọc yêu cầu BT 3
HS đặt câu vào phiếu
HS trả lời
HS nhận xét
HS đọc yêu cầu BT 4
HS làm việc nhóm cặp

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_van_dung_ky_thuat_manh_ghep_de_nang_cao_na.doc