Báo cáo biện pháp Sử dụng trò chơi trong một số bài học phần pháp luật môn Giáo dục công dân 6
Trong quá trình dạy học ở trường THCS cũng như ở các cấp học khác thì việc làm sao để nâng cao chất lượng dạy và học, làm sao để học sinh có thể tiếp thu bài nhanh, làm sao để học sinh hứng thú với bài học là một yêu cầu lớn đặt ra không chỉ với một bộ môn nhất định nào, mà đó là yêu cầu đặt ra với toàn bộ các môn học trong hệ thống giáo dục quốc gia. Có thể nói, để nâng cao chất lượng của bài dạy thì một trong những việc cần làm là có phương pháp dạy hợp lí, phương pháp phù hợp thì bài dạy có hiệu quả hơn rất nhiều.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”. Để thực hiện tốt mục tiêu về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo Nghị quyết số 29-NQ/TW, cần có nhận thức đúng về bản chất của đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học và một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học theo hướng này.
Vì thế mà trong những năm gần đây vấn đề thay đổi dạy học theo hướng tích cực, đổi mới phương pháp dạy học luôn được quan tâm và đề cao, tạo ra cả một xu hướng mới cho giáo dục nước nhà. Cùng với các môn học khác, môn Giáo dục công dân ở trường THCS cũng có sự thay đổi mới trong cả nội dung của sách giáo khoa, đồng thời cũng có sự đổi mới trong cách thức dạy học. Phương pháp dạy học ở bộ môn này được đổi mới, nó không chỉ đơn thuần là thầy giảng và trò nghe, không chỉ là hoạt động thụ động một phía mà nó là sự tương tác giữa người dạy và người học trong một tiết.
Việc thực hiện các phương pháp dạy học tích cực luôn hướng tới học sinh, coi học sinh là trung tâm của hoạt động học, người thầy đóng vai trò dẫn dắt, gợi mở cho các học sinh, còn bản thân học sinh phải là người khám phá và chiếm lĩnh tri thức. Nói như vậy không có nghĩa là trong một giờ học Giáo dục công dân chúng ta sử dụng hết các phương pháp dạy học tích cực là sẽ đạt hiệu quả cao, là học sinh sẽ hiểu bài và hứng thú với bài học, mà quan trọng người giáo viên phải lựa chọn các phương pháp sao cho phù hợp với từng bài, từng nội dung kiến thức và từng lớp học, có thể phương pháp này phù hợp với bài này nhưng không phù hợp với bài kia, có thể phù hợp với lớp này nhưng không phù hợp với lớp kia.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Sử dụng trò chơi trong một số bài học phần pháp luật môn Giáo dục công dân 6
qua trò chơi các em tiếp thu được các kiến thức nhất định cho bản thân, thông qua chơi mà học. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Sử dụng trò chơi trong một số bài phần pháp luật môn Giáo dục công dân 6 Khách thể nghiên cứu: Học sinh khối 6 trường THCS Phan Đình Giót thông qua một số bài Giáo dục công dân. Phương pháp nghiên cứu: Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là học sinh khối 6 và các bài pháp luật trong môn Giáo dục công dân 6. Vì thế khi tiến hành đề tài cần nghiên cứu kĩ nội dung của các bài, so sánh các bài, các phương pháp có thể sử dụng để tìm xem bài nào phù hợp sử dụng phương pháp trò chơi. Sưu tầm các trò chơi khác nhau sao cho phù hợp với từng bài, và các trò chơi có sự thay đổi để không có sự nhàm chán trong học sinh. Phân loại trò chơi, xem trò chơi nào có thể dung để khởi động, trò chơi nào giúp học sinh có them kiến thức. Sử dụng các phương pháp quan sát, đánh giá, điều tra, thống kê số liệu. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu : Học sinh khối 6 trường THCS Phan Đình Giót một số bài học phần pháp luật trong môn Giáo dục công dân 6. PHẦN THỨ HAI : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Những nội dung lí luận liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu Vị trí, vai trò của môn Giáo dục công dân ở THCS Môn Giáo dục công dân là môn học thay thế cho môn chính trị trước đây. Ở bậc tiểu học gọi là môn đạo đức, lên bậc THCS được gọi là môn Giáo dục công dân, đặc điểm của nó là bao hàm các kiến thức về đạo đức và pháp luật, đó là các kiến thức cơ bản giúp học sinh trang bị các kiến thức cần thiết cho mình trong cuộc sống. Môn học không chỉ cung cấp cho các em kiến thức cơ bản về đạo đức, giúp các em có định hướng và làm theo các chuẩn mực xã hội, các em biết được đâu là những phẩm chất đạo đức mà các em nên có, đâu là những thói hư tật xấu mà các em cần tránh xa, mà môn học còn giúp các em biết thêm các kiến thức cơ bản về pháp luật, các em biết được quyền và nghĩa vụ của các em, biết các quy định cơ bản của pháp luật về các lĩnh vực của cuộc sống, để các em có sẵn các hành trang bước vào cuộc sống cho riêng mình. Đặc điểm của môn học là cấu trúc đồng tâm trong chương trình của từng khối lớp và trong cả bậc THCS, với cấu trúc kì I các khối lớp học sinh học về phần đạo đức, kì II học sinh học về phần pháp luật. Các bài ở các khối lớp lớn hơn là sự kế thừa, phát triển bài của các lớp dưới. Môn học có vị trí, vai trò quan trọng trong việc giáo dục, hình thành nhân cách cho học sinh, trực tiếp giáo dục đạo đức, giúp học sinh phát triển một cách toàn diện, đồng thời cho các em những kiến thức cơ bản về pháp luật để các em có hiểu biết cơ bản về pháp luật của Việt Nam, giáo dục các em ý thức sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Thực tế trong cuộc sống hiện nay không ít học sinh, hay cả một số giáo viên coi môn học này là môn học phụ nên thường không quan tâm, có ý coi thường môn học. Vì thế mà khi học các em thường không chú ý, cộng them đó giáo viên chỉ giảng với phương pháp truyền thống đọc và chép lại càng tạo ra cảm giác chán nản, căng thẳng cho học sinh. Nhưng cũng có những trường hợp giáo viên tâm huyết với nghề, nhưng mới ra trường, còn trẻ nên kinh nghiệm dạy học chưa có, dù rất tâm huyết nhưng lại sử dụng các phương pháp dạy học chưa hợp lí vì thế mà hiệu quả dạy học không cao, không tạo được hứng thú cho học sinh, vì thế mà làm cho quan niệm về vị trí và vai trò của bộ môn nạy bị giảm đi. Nhưng không vì thế mà bản thân môn học mất đi giá trị của nó. Lí luận về phương pháp và phương pháp trò chơi: Phương pháp dạy học: Lá cách thức tổ chức giờ học của giáo viên. Trong một giờ học nói chung và trong giờ học môn gdcd nói riêng, các giáo viên có thể sử dụng các phương pháp khác nhau để giáo dục học sinh. Có thể là dùng một phương pháp cũng có thể phải phối hợp nhiều phương pháp khác nhau để giờ học có hiệu quả cao. Trong thời kì gần đây ở nước ta đưa ra một khái niệm mới là phương pháp dạy học tích cực là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Phương pháp dạy học tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy, tuy nhiên để dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động. Trong một bài dạy môn Giáo dục công dân cũng như các môn học khác thì đều không tuyệt đối hóa phương pháp dạy học tích cực hay truyền thống, mà cần có sự kết hợp với nhau sao cho hài hòa để đạt hiệu quả cao trong bài dạy. Phương pháp trò chơi: Khái niệm: Phương pháp sử dụng trò chơi là phương pháp dạy học thông qua việc tổ chức hoạt động cho học sinh. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh được hoạt động bằng cách tự chơi trò chơi trong đó mục đích của trò chơi chuyển tải mục tiêu của bài học. Luật chơi (cách chơi) thể hiện nội dung và phương pháp học, đặc biệt là phương pháp học tập có sự hợp tác và sự tự đánh giá Sử dụng trò chơi học tập để hình thành kiến thức, kỹ năng mới hoặc củng cố kiến thức, kỹ năng đã học. Trong thực tế dạy học, giáo viên thường tổ chức trò chơi học tập để củng cố kiến thức, kỹ năng. Tuy nhiên việc tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi để hình thành kiến thức, kỹ năng mới là rất cần để tạo hứng thú học tập cho học sinh ngay từ khi bắt đầu bài học mới. Các bước thực hiện trò chơi: Thứ nhất: Giáo viên giới thiệu tên trò chơi, mục đích của trò chơi. Giáo viên có thể giới thiệu người lên dẫn trò chơi là một học sinh nào đó trong lớp. Giáo viên có thể yêu cầu học sinh trong lớp chia theo tổ, chia nhiệm vụ cho từng tổ. Đến các bài có trò chơi thì học sinh tổ được phân công tự xây dựng trò chơi, tiến hành trò chơi nhưng dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Giáo viên cần xem trước kế hoạch cũng như cách thức chơi, nếu chưa hợp lí thì người giáo viên yêu cầu học sinh nhóm đó xây dựng kế hoạch khác. Thứ hai: Hướng dẫn chơi. Nếu giáo viên yêu cầu học sinh là quản trò, thì học sinh sẽ là người đọc thể lệ, luật chơi, nếu giáo viên là người dẫn trò chơi thì giáo viên là người đọc luật chơi Người quản trò công bố số người tham gia chơi, cách thức chơi, thời gian chơi, dụng cụ chơi, cách tính điểm, tính giải của cuộc chơi. Thứ ba: Tiến hành trò chơi. Trong quá trình chơi trò chơi, giáo viên hoặc người quản trò cần chú ý quan sát, nếu học sinh trong lớp không trả lời được cần gợi ý kịp thời, nếu cần có thể bầu them thư kí để tính điểm cho các đội chơi. Thứ tư: Kết thúc và nhận xét. Giáo viên hoặc quản trò nhận xét về phần chơi của các đội chơi, cần tuyên dương, khen kịp thời với những đội, những học sinh có thái độ tốt trong quá trình chơi. Cần rút kinh nghiệm với các việc làm chưa tốt để các em rút kinh nghiệm. Cuối cùng là giáo viên, trọng tài hoặc quản trò công bố kết quả, trao giải Kết thúc trò chơi giáo viên có thể chốt lại nội dung kiến thức trong trò chơi hoặc gọi các học sinh khác chốt lại kiến thức có liên quan đến trò chơi. Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp này Ưu điểm : Trò chơi là một hình thức học tập bằng hoạt động hấp dẫn học sinh, vì thế nó duy trì tốt hơn sự chú ý của các em với bài học. Trò chơi làm thay đổi hình thức học tập bằng hoạt động trí tuệ nên giảm sự căng thẳng cho giờ học. Rèn luyện các kĩ năng cần thiết cho học sinh như kĩ năng hợp tác, hoạt động nhóm, dẫn chương trình Nhược điểm: Khó củng cố kiến thức thành hệ thống. Học sinh dễ sa đà vào chơi mà quên mất việc học. Một số lưu ý khi sử dụng phương pháp trò chơi Khi lựa chọn phương pháp này cần phải lưu ý các điểm sau: Mục đích của trò chơi phải đảm bảo thực hiện mục tiêu bài học hoặc mục tiêu cuả một phần nào đó trong bài học. Hình thức trò chơi cần đa dạng, được thay đổi thường xuyên. Giáo viên không nên áp dụng một trò chơi như thế sẽ gây ra sự nhàm chán trong học sinh. Luật chơi cần đơn giản, dễ hiểu, nên sử dụng các trò chơi khuyến khích được nhiều học sinh tham gia. Dụng cụ chơi đơn giản, dễ chuẩn bị. Tổ chức trò chơi vào thời gian và ứng với nội dung hợp lí sẽ tạo ra sự hứng thú với học sinh. Thực trạng vấn đề : Trường đã tổ chức thực hiện giảng dạy môn giáo dục công dân đầy đủ theo đúng quy định của chương trình: lượng kiến thức giảm tải, có lồng ghép giáo dục pháp luật, môi trường vào bộ môn. Năm học vừa qua, giáo viên giảng dạy GDCD đã tham gia các đợt Hội giảng do nhà trường phát động và đã thu được những kết quả nhất định. Trong từng bài dạy giáo viên bộ môn rất coi trọng việc liên hệ giáo dục đạo đức cho học sinh, đổi mới phương pháp dạy học, thường xuyên nhắc nhở uốn nắn những sai phạm của học sinh trong toàn trường. Tuy nhiên thực tế việc dạy và học môn GDCD ở trường còn nhiều khó khăn và hạn chế : việc vận dụng lý luận vào thực tiễn chưa được tốt nên hiệu quả giáo dục của môn học còn thấp, số học sinh dưới trung bình còn cao. Môn GDCD từ trước đến nay chưa được coi trọng, nhiều giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh vẫn xem đây là môn học phụ.Nên giáo viên ít đổi mới phương pháp tạo hứng thú học tập cho các em. Một phần không nhỏ các em học sinh thiếu tự giác trong việc học tập bộ môn, lười liên hệ thực tế, xem môn học như một môn học phụ ít quan tâm và học đối phó. Các biện pháp đã tiến hành : Trong quá trình dạy học, tôi nhận thấy một số bài có thể sử dụng được phương pháp trò chơi. Cụ thể như sau: Lớp Bài học Sử dụng trò chơi 6 Bài 11: Mục đích học tập của học sinh. Trong tiết 1 của bài, sau khi cho học sinh tìm hiểu về các kiến thức: Mục đích học tập của học sinh thì giáo viên cho học sinh chơi trò chơi củng cố lại kiến thức. - Cách tiến hành: +Giáo viên yêu cầu một học sinh lên làm quản trò, hệ thống câu hỏi và cách thức chơi giáo viên đã định hướng và kiểm tra trước khi lên lớp. + Quản trò gọi đội chơi, đọc luật chơi. Yêu cầu mỗi đội chơi có 5 người, mỗi đội có 10 tấm bảng dán sẫn các biểu hiện thực hiện tốt và chưa tốt về mục đích học tập của học sinh. Một đội sẽ tìm các miếng ghép có hành vi đúng gắn lên bảng, còn đội kia tìm các hành vi sai. + Sau khi trò chơi kết thúc, quản trò nhận xét, công bố đội nhất. + Sau đó giáo viên chốt lại kiến thức củng cố kiến thức cho học sinh. Bài 12: Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em. Trong bài này giáo viên có thể cho học sinh chơi trò chơi ô chữ. Trong đó từ khóa là “Quyền trẻ em”. Từ từ khóa này mà giáo viên xây dựng câu hỏi có liên quan đến các nội dung bài học và liên quan đến từ khóa. Mỗi từ hang ngang học sinh trả lời đúng thì giáo viên có thể tặng phần thưởng nhỏ là bút, vở hoặc điểm 10. Bài 13: Công dân nước CHXHCN Việt Nam. Trong bài này giáo viên có thể cho học sinh chơi trò chơi “Danh nhân đất việt” Giáo viên cho học sinh quan sát các bức ảnh, hoặc nêu một số thông tin yêu cầu các em đoán đó là ai. Các tấm gương mà giáo viên sử dụng là người có công với dân tộc, là tấm gương sáng trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc. Bài 14 : Thực hiện trật tự an toàn giao thông. Trong bài này giáo viên có thể tổ chức trò chơi “Tư vấn pháp luật”. Với trò chơi này, giáo viên đưa ra các tình huống pháp luật khác nhau và yêu cầu hai đội chơi cùng tư vấn để giải quyết các tình huống này. Giáo viên yêu cầu ban giám khảo có thể là giáo viên dạy Giáo dục công dân cùng trường hoặc Những học sinh trong lớp. Ban giám khảo sẽ cho điểm với phần trả lời của các đội chơi. Các tình huống đưa ra có liên quan đến kiến thức bài học. Sau đó giáo viên chốt lại kiến thức. Giáo viên cũng có thể cho học sinh chơi trò chơi “ Ai nhanh hơn, ai đúng hơn” đưa ra các loại biển báo để học sinh gắn lên theo đúng 3 loại : Biển báo cấm. Biển báo nguy hiểm. Biển hiệu lệnh. Đội nào gắn nhanh hơn, đúng hơn thì sẽ nhận một phần quà, điểm 10. Bài 15 : Quyền và nghĩa vụ học tập. - Sau khi tìm hiểu về ý nghĩa của việc học , quyền và nghĩa vụ học tập thì giáo viên cho học sinh chơi “ Hái hoa dân chủ ”. Trên màn hình có 5 bông hoa, ẩn sau mỗi bông là một tình huống. Trả lời đúng mỗi câu học sinh nhận một phần quà. - Ngoài ra, giáo viên mời một học sinh làm MC cho học sinh chơi : “ Rung chuông vàng” với hệ thống câu hỏi liên quan tới tất cả các môn học trong chương trình GDCD 6. Mỗi câu đúng học sinh nhận một phần quà, sai thì nhường quyền cho bạn khác. Với những câu khó, giáo viên giải thích them cho học sinh hiểu. Bài 18 : Quyền đảm bảo an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín. Trong bài này, giáo viên chia lớp thành 3 đội chơi trò chơi “ Ai nhanh hơn, ai đúng hơn”. Các đội sẽ tìm những hành vi thực hiện quyền bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín. Trong thời gian 3 phút đội nào tìm được nhiều đáp án đúng nhất sẽ giành chiến thắng. Ngoài ra, giáo viên có thể tổ chức trò chơi “Tư vấn pháp luật”. Với trò chơi này, giáo viên đưa ra các tình huống pháp luật khác nhau và yêu cầu hai đội chơi cùng tư vấn để giải quyết các tình huống này. Giáo viên yêu cầu ban giám khảo có thể là giáo viên dạy Giáo dục công dân cùng trường hoặc Những học sinh trong lớp. Ban giám khảo sẽ cho điểm với phần trả lời của các đội chơi. Các tình huống đưa ra có liên quan đến kiến thức bài học. Sau đó giáo viên chốt lại kiến thức. Giáo án minh họa: TiÕt 31: Bài 18 : quyÒn ®îc b¶o ®¶m an toµn vµ bÝ mËt th tÝn, ®iÖn tho¹i, ®iÖn tÝn MỤC TIÊU BÀI HỌC : Kiến thức : - HS hiểu và nắm vững được những nội dung cơ bản của quyền được bảo đảm an toàn về bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. Kĩ năng : - Phân biệt được đâu là hành vi vi phạm pháp luật và đâu là những hành vi thể hiện việc thực hiện tốt quyền được đảm bảo an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại điện tín. Thái độ : - HS có ý thức thực hiện quyền được đảm bảo an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín Định hướng phát triển năng lực : - Năng lực tự học. - Năng lực sưu tầm tư liệu. - Năng lực hợp tác. - Năng lực sử dụng công nghệ thông tin. - Năng lực thuyết trình. B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Giáo viên: - Nghiên cứu tài liệu, thiết kế giáo án. - Chuẩn bị đồ dùng: + Sách giáo viên, sách tham khảo. + Máy chiếu. + Tranh ảnh, tư liệu. 2. Học sinh: - Sách giáo khoa, chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên. - Sưu tầm tài liệu có liên quan đến nội dung bài học. C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : Ổn định tổ chức : Kiểm tra bài cũ : Thế nào là quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở ? Công dân học sinh có trách nhiệm gì trong việc thực hiện quyền này ? Nhận xét: Trong giờ học trước, chúng ta đã biết, công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý, trừ trường hợp pháp luật cho phép .Tuy nhiên trong cuộc sống, ở đâu đó vẫn còn tồn tại những hành vi xâm phạm đến chỗ ở cuả người khác . Vậy trước hành vi như thế chúng ta cần có ý thức chấp hành pháp luật, tôn trọng chỗ của người khác đồng thời phải biết tự bảo vệ chỗ ở của mình. Phê phán, tố cáo những người xâm phạm chỗ ở của người khác. 3. Bài mới: * Giới thiệu bài ( 2 phút) : GV: Trước khi vào bài mới hôm nay, cô mời các em cùng theo dõi đoạn phóng sự sau: Các con ạ ! Mặc dù trong hoàn cảnh khắc nghiệt của núi rừng nhưng bác bưu tá già vẫn làm tốt công việc của mình là bảo đảm an toàn, bí mật cho những bức thư tới được tay người nhận. Không những thế bác còn rất vui vẻ trong khi thực hiện nhiệm vụ của mình. Ngày nay, ngoài hình thức thư tín còn có nhiều hình thức nữa như điện thoại và điện tín. Vµ b¶o ®¶m an toµn vÒ th tÝn, ®iÖn tho¹i, ®iÖn tÝn lµ mét trong nh÷ng quyÒn c¬ b¶n cña c«ng d©n ®îc ghi trong hiÕn ph¸p nhµ níc ta. Và để đi tìm hiểu rõ hơn về quyền này cô và các con cùng đi tim hiểu tiết học ngày hôm nay. Bài 18 : Quyền được bảo đảm an toàn bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt Năng lực hình thành Hoạt động 1 : Tìm hiểu tình huống. GV cho HS đóng vai phần tình huống. GV cho HS khai thác tình huống. ? Phượng có ý định gì? ? Vì sao Phượng có định như vậy ? ? Theo em, Phượng có quyền đọc thư của Hiền mà không cần sự đồng ý của Hiền không ? Vì sao? ? Loan có thái độ như thế nào? Trả lời ra sao? ? Trước thái độ của Loan, Phượng đã có giải pháp gì ? ? Em có đồng ý với giải pháp của Hiền là đọc xong thư dán lại rồi mới đưa cho Hiền không? Vì sao? ? Nếu là Loan, em sẽ làm như thế nào? ? Qua tình huống trên, em rút ra bài học gì cho bản thân? HS đóng vai HS trả lời. HS trả lời. HS trả lời. HS trả lời. HS trả lời. HS trả lời. HS trả lời. HS liên hệ. I.Tình huống : Phượng định mở thư của Hiền. Phượng cho rằng Phượng là bạn than của Hiền. Phượng không thể đọc thư của Hiền vì đó là thư viết cho Hiền chứ không phải viết cho Phượng. Dù Hiền là bạn than của Phượng nhưng không được sự đồng ý của Hiền cũng không được đọc. Loan ngập ngừng. Tớ sợ lắm. Đọc xong dán lại rồi đưa cho Hiền. Em không đồng ý. Vì như thế là lừa dối bạn, không chấp nhận được. Đồng thời như vậy là vi phạm quyền bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín của công dân. Nếu là Loan, em sẽ: - giải thích cho bạn hiểu không được đọc thư của Hiền khi chưa được sự đồng ý của Hiền. - Nếu cố tình đọc là vi phạm quyền công dân. Không được tự ý bóc thư và đọc trộm thư của người khác. Năng lực sáng tạo. Hoạt động 2 : Tìm hiểu nội dung bài học : GV cho HS trình bày bài tìm hiểu của mình về thư tín, điện thoại điện tín. GV đưa ra tình huống để HS thảo luận nhóm. Thời gian : 2 phút. Tình huống : Ông A vi phạm pháp luật đang trong thời gian điều tra. Cơ quan điều tra đã phong tỏa toàn bộ tài sản, kiểm tra toàn bộ thư tín, điện thoại, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm của ông A. Cơ quan điều tra làm như vậy có đúng không? Vì sao ? GV chiếu điều luật. ? Pháp luật nước ta quy định như thế nào về quyền bảo đảm an toàn, bí mật về thư tín điện thoại, điện tín ? GV dẫn: Trong giờ học trước, cô đã hướng dẫn các em tìm ví dụ về một số hành vi xâm phạm đến thư tín, điện thoại, điện tín của người khác. Vậy, bạn nào có thể trình bày phần sưu tầm của mình? GV gọi học sinh trình bày. ? Ngoài ra, các em còn biết những hành vi nào nữa cũng xâm phạm đến thư tín, điện thoại, điện tín của người khác? GV: Vừa rồi các em đã kể được một số hành vi xâm phạm đến thư tín, điện thoại, điện tín của người khác. Vậy, đứng trước những hành vi như thế chúng ta cần phải làm gì? Để trả lời câu hỏi này, cô mời các em cùng tham gia tṛ chơi: “ Ai nhanh hơn, ai đúng hơn”. GV: Cô chúc mừng ba đội. Các em đã hoàn thành phần thi của mình. ( GV chốt đáp án đúng / sai) Và các em ạ, mỗi việc làm tốt là các em đã có thể vượt qua được chính bản thân mình, để hoàn thiện mình hơn, xứng đáng là chủ nhân tương lai của đất nước. ? Từ kết quả của trò chơi, em hãy cho biết để đảm bảo an toàn về thư tín, điện thoại, điện tín thì trách nhiệm của mỗi công dân là gì? HS trình bày. HS thảo luận. HS quan sát. HS trả lời. HS trình bày. HS trả lời. HS lắng nghe. HS tham gia trò chơi. HS lắng nghe. HS trả lời. Nội dung bài học : Hành động của cơ quan điều tra là đúng . Điều 140, 144 của Luật tố tụng hình sự 2003. Quyền bảo đảm an toàn, bí mật về thư tín, điện tín, điện thoại: Thư tín ,điện thoại, điện tín của công dân được bảo đảm an toàn và bí mật + Không ai được chiếm đoạt hoặc tự ý mở thư tín, điện tín của người khác . + Không được nghe trộm điện thoại. + Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện tín của công dân phải do người có thẩm quyền tiến hành theo quy định của pháp luật”. Chiếu clip : “Nghe lén 14.000 cuộc điện thoại”. Đọc trộm tin nhắn điện thoại. Đọc trộm thư. Đọc trộm nhật kí. Đọc trộm tin nhắn facebook, zalo Thu giữ thư của người khác. Đốt, hủy thư của người khác. Luật chơi : + Chia lớp thành 3 đội: Đội 1, đội 2 và đội 3. + Các đội có 3 phút để thảo luận và viết câu trả lời vào bảng phụ. + Sau khi hết thời gian 3 phút, các đội phải gắn được đáp án của đội mình lên bảng. + Đội nào đưa ra được nhiều đáp án đúng nhất, đội đó sẽ giành chiến thắng. Dự kiến đáp án của học sinh: - Không đọc trộm thư của bạn. - Không nghe lén điện thoại - Tố cáo những hành vi xâm phạm đến người
File đính kèm:
- bao_cao_bien_phap_su_dung_tro_choi_trong_mot_so_bai_hoc_phan.docx