Báo cáo biện pháp Sử dụng phương tiện và giáo cụ liên môn để dạy-học tốt môn Công nghệ

Với những phương pháp đổi mới trong dạy học mà nghành giáo dục đã đưa vào trong các nhà trường nói chung và trường THCS nói riêng nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Muốn đạt hiệu quả giảng dạy trong môn Công nghệ công nghiệp, khâu chuẩn bị và sử dụng đồ dùng dạy học là vô cùng quan trọng vì môn học này đòi hỏi trí tưởng tượng về không gian rất khó mà một nhà giáo dục đã nói về mối quan hệ giữa giáo viên- học sinh khi dạy học là:

Nói cho tôi nghe - Tôi quên

Cho tôi nhìn - Tôi nhớ

Cho tôi làm -Tôi hiểu

Như vậy, muốn gây hứng thú cho học sinh học môn này có chất lượng thì người giáo viên phải phát huy thế mạnh của thiết bị, đồ dùng dạy học tranh ảnh, mẫu vật Vậy làm thế nào để sử dụng đồ dùng dạy học trong môn Công nghệ THCS một cách hiệu quả và qua đó nâng cao chất lượng giờ dạy tương ứng là lý do mà tôi chọn nghiên cứu đề tài này.

Môn Công nghệ THCS có thời lượng thực hành khá cao. Các bài thực hành đó thường có hai dạng:

 + Vận dụng lý thuyết để giải các bài tập tình huống, bài thực hành rèn luyện kỹ năng.

 + Thực hành tạo sản phẩm: Chủ yếu là thực hành việc thực hiện quy trình Công nghệ, các thao tác kĩ thuật sản xuất ra sản phẩm đơn giản.

 

doc 29 trang Chí Tường 20/08/2023 8120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Sử dụng phương tiện và giáo cụ liên môn để dạy-học tốt môn Công nghệ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Sử dụng phương tiện và giáo cụ liên môn để dạy-học tốt môn Công nghệ

Báo cáo biện pháp Sử dụng phương tiện và giáo cụ liên môn để dạy-học tốt môn Công nghệ
ương trình Vật lý lớp 7 đã cho các em biết về dòng điên, điện áp, sơ đồ mạch điện, ở môn toán cho các em biết về các khối hình học đa diện phẳng, khối tròn xoay. Người dạy phải biết liên hệ giữa các môn học để áp dụng khi soạn giảng.
Nếu giáo viên chịu khó tìm tòi, chịu khó nghiên cứu, tìm ra phương pháp để dạy một tiết lý thuyết hay thực hành môn Công nghệ thì kết quả sẽ đem lại sự hưng phấn cho cả người dạy và người học, đạt kết quả cao. Chúng ta tổ chức một tiết dạy một cách đầy đủ về mọi mặt giáo án cũng như phương tiện, giáo cụ, đúng kiến thức, đúng trọng tâm, chính xác khoa học, đúng "công nghệ" thì sẽ khiến học sinh hứng thú với bài học, từ đó chủ động chiếm lĩnh kiến thức, hình thành kỹ năng môn học để có thể ứng dụng vào đời sống, có thể và chắc chắn các em ra trường sẽ có được tay nghề vững chắc, đây là một biện pháp "Thêm thợ bớt thầy" như điều kiện ở nước ta hiện nay, hơn nữa đây cũng là bước đột phá quan trọng trong sự nghiệp giáo dục. 
Dĩ nhiên còn có nhiều phần học khác nữa trong bộ môn Công nghệ, nhưng ở đây tôi chú trọng phần kỹ thuật điện trong môn Công nghệ. Vì chúng ta đã biết nguồn năng lượng điện (Điện năng) dễ dàng biến đổi thành các dạng năng lượng khác và là nguồn năng lượng chủ yếu, là nguồn động lực cho đời sống và sản xuất của nước ta cũng như trên thế giới. Có nghĩa là mọi người dân đã được dùng điện và đã dùng thì phải am hiểu, phải biết cách sử dụng một cách an toàn, có hư hỏng thì phải biết tự khắc phục, sửa chữa điện. Điều này có nghĩa các em học sinh ở lứa tuổi THCS phải hiểu để sử dụng điện an toàn cho người, thiết bị trong gia đình hiện tại và cả trong cuộc sống xã hội. Học sinh vừa rèn luyện về trình độ văn hoá, vừa rèn luyện về tay nghề. Để đạt được điều này đòi hỏi người thầy không chỉ biết về kiến thức chuyên môn mà còn phải biết cách thực hiện tiết dạy, bài dạy (nhất là những tiết thực hành) để học sinh làm thực hành: có thể là bắt chước quan sát sao chép, có thể là tự làm được, có thể là biến hoá thuần thục. Có rất nhiều những trường giáo viên lên lớp một bài thực hành mà không hề có một dụng cụ hay một thiết bị, những thiết bị được cấp mặc dù chúng không được tốt, thậm chí còn không sử dụng được nhưng cũng nên cho học sinh biết đấy là cái công tắc 3 cực, hay đấy là tắc te, là cái chấn lưuNhư vậy điều quan trọng của bộ môn thực nghiệm là học sinh phải nắm chắc lý thuyết, hiểu biết kỹ năng thực hành một cách chính xác, thuần thục, chứ không phải thực hiện qua loa đại khái, cái gì cũng tưởng tượng.
Thực trạng đào tạo và giáo dục dạy lý thuyết, hướng dẫn thực hành môn Công nghệ hiện nay còn khá nhiều những khuynh hướng rút kinh nghiệm qua sao chép, phân tích lý luận kiểu khoa học hàn lâm chứ chưa thực sự mổ xẻ, tìm hiểu một cách nghiêm túc những cái được và cái chưa được, trong việc tổ chức dạy- học. Với quỹ thời gian bị rút ngắn cho các chương trình học bắt buộc như hiện nay, người giáo viên không có bản lĩnh vững vàng, không có kiến thức sâu rộng, không có tay nghề thực hành trong thực tế, không có kỹ năng thực hành thuần thục thì học sinh, học xong bài sẽ không thu nhận được vấn đề gì. Học sinh thực hiện một bài thực hành đúng quy trình Công nghệ, thành thạo kỹ năng đó là điều mà xã hội đòi hỏi đối với người dạy học. Với đặc thù của nghề điện dân dụng (kỹ thuật lắp đặt mạch điện trong nhà) việc giáo viên dạy lý thuyết cần phải tỷ mỉ truyền đạt rõ ràng sâu rộng tới học sinh và từ lý thuyết giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành một cách thành thục theo quy trình, thì trong thực tế học sinh mới có thể tự tay mình làm ra sản phẩm. 
 3. Kết quả - hiệu quả của thực trạng
	Bên cạnh những khó khăn bất cập như trình độ tiếp thu của học sinh, điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị, nếu chúng ta phó mặc cho thời gian trôi theo kiểu "sống chết mặc bay", không thường xuyên cập nhật kiến thức khoa học kỹ thuật, không thường xuyên tìm tòi, học hỏi đưa nhiều những phương pháp dạy học mới để thay đổi sự tiếp thu, tư duy sáng tạo của học sinh thì kết quả của thực trạng thật đáng buồn. Học sinh học xong phần kỹ thuật điện mà không dám cắm phích điện; không lắp được cho bóng đèn sợi đốt vào đui đèn, đèn huỳnh quang vào máng, không dám tháo chiếc quạt bàn ra lau chùi; không biết điện áp 1 pha có bao nhiêu dây; bao nhiêu vol, không vẽ được các quy ước ký hiệu thiết bị, đồ dùng điện trên bản vẽ; không thiết kế được mạch điệnv.vthì quả là uổng phí.
	Từ những điều đáng buồn trên có thể xảy ra, ta hãy suy nghĩ cùng đưa ra các biện pháp khả thi để môn Công nghệ có những học trò thật sự yêu thích môn học, không những giỏi về lý thuyết mà còn thành thạo kỹ năng trong thực hành.
	Đòi hỏi chất lượng dạy và học thực hành nghề điện cũng như các nghề khác là một đòi hỏi chính đáng kể từ học sinh cũng như giáo viên, nhà trường cũng như xã hội. Nhưng cũng thật khó khi bản thân tôi là giáo viên cũng đã rất nhiều năm dạy nghề, dạy thực hành thời gian thì eo hẹp, thiết bị vật tư còn thiếu, chưa cập nhật. Nên chăng song song với việc cải cách chương trình học, thay đổi phương pháp dạy, cần chú ý đến chất lượng trang thiết bị và đồ dùng dạy học. 
	Từ những thực trạng dẫn đến việc dạy, học đang còn mang tính đối phó, không có chất lượng giáo dục, không có hiệu quả cải cách 
CHƯƠNG III:NHỮNG GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
I. Giải pháp thứ nhất
Quay lại với câu nói trên của nhà triết học Tôi nghe - Tôi quên
	 	Tôi nhìn - tôi nhớ
	Tôi làm - tôi hiểu
Theo mô hình truyền thông hai chiều dạy học, các giác quan thuộc kênh cảm giác ảnh hưởng lớn tới kết quả quá trình truyền thông.
Sự tiếp thu tri thức khi học chỉ đạt được:
+ 1% qua nếm
+ 1,5% qua sờ
+ 3,5% qua ngửi
+ 11% qua nghe
+ 8,3% qua nhìn
Tỷ lệ kiến thức nhớ được sau khi học đạt được:
+ 20% qua nghe được.
+ 30% qua nhìn được
+ 50% qua nghe và nhìn được
+ 90% qua làm được
1/. Phương tiện dạy học là một tập hợp những đối tượng vật chất được giáo viên sử dụng tư cách là những phương tiện điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh.
Đối với học sinh, phương tiện còn là nguồn tri thức phong phú để lĩnh hội tri thức, rèn luyện kỹ năng.
2/.Vai trò của phương tiện dạy học có thể cung cấp cho học sinh các kiến thức một cách chắc chắn và chính xác, như vậy nguồn tin họ thu nhận được trở nên đáng tin cậy và được nhớ lâu bền hơn. 
Làm cho việc dạy học trở nên cụ thể hơn, vì vậy tăng thêm khả năng của học sinh tiếp thu những sự vật, hiện tượng và các quá trình phức tạp mà bình thường học sinh khó nắm vững được. 
Rút ngắn thời gian giảng dạy mà việc lĩnh hội kiến thức của học sinh lại nhanh hơn.
Giải phóng người thầy khỏi một khối lượng lớn các công việc tay chân, do đó làm tăng khả năng nâng cao chất lượng dạy học.
Dễ dàng gây được cảm tình và sự chú ý của học sinh
Bằng việc sử dụng phương tiện dạy học, giáo viên có thể kiểm tra một cách khách quan khả năng tiếp thu kiến thức cũng như hình thành kỹ năng, kỹ xảo của học sinh.
3/.Bộ môn công nghệ cũng là bộ môn mới chúng ta phải thực hiện như thế nào? Để bộ môn công nghệ thực sự bổ ích, lý thú, học sinh học tập có chất lượng. Giáo viên phải lên kế hoạch sử dụng phương tiện gì, giáo cụ nào, tổ chức làm sao, có mục đích, có kiến thức chuyên môn, không ngừng tìm hiểu, học hỏi trau dồi trình độ chuyên môn nhằm góp phần nâng cao chất lượng về trí dục cũng như đức dục và nhân cách phẩm chất, tay nghề cho học sinh. 
Giáo viên cần cải tiến cách dạy, cách thực hiện bài dạy, phương pháp truyền đạt theo hướng tích cực, chủ động, độc lập sáng tạo của học sinh trong quá trình nhận thức. Giáo viên cần giúp học sinh thấy được vị trí, ý nghĩa của môn học, bài học trong thực tiễn, ứng dụng trong cuộc sống. Cần tổ chức chỉ đạo, kiểm tra thường xuyên tính tự học của học sinh. Giáo viên cần bồi dưỡng cho học sinh cách tự học, tự thực hành đảm bảo an toàn lao động theo các bài qua phần củng cố bài.
Những bài thực hành rất cần để giúp các em hiểu biết sâu hơn về bài học, nắm chắc hơn về kiến thức lý thuyết cũng như tay nghề. Phương pháp của tôi là hướng dẫn mẫu qua các thông tin để học sinh bắt chước, truyền đạt chắc kiến thức cho học sinh và cho học sinh phát huy tính sáng tạo thực hành thành thạo. 
Có thể chia nhỏ lớp học thành nhiều nhóm nhưng phải đảm bảo được học sinh nào cũng nắm được kiến thức, cũng được thực hành. 
Giáo viên chỉ hướng dẫn những phần nguy hiểm và công tác chuẩn bị những yêu cầu của tiết thực hành để tránh gây ra tai nạn, khi học sinh sáng tạo thực hành giáo viên đi từng nhóm kiểm tra uốn nắn sửa chữa.
Giáo viên nên phát huy khả năng tự học, sáng tạo của học sinh, theo kiểu học sinh chuẩn bị bài đầy đủ ở nhà. 
	Bài học thực hành của các em đạt kết quả cao giáo viên phải giao nhiệm vụ và công việc của tiết thực hành cho từng học sinh thật cụ thể. Giáo viên hướng dẫn ban đầu, hướng dẫn thường xuyên và kết thúc.
	Giáo viên yêu cầu học sinh học lý thuyết và chuẩn bị tốt cho tiết thực hành. Ứng dụng lý thuyết với thực hành sẽ giúp cho học sinh nắm rất chắc kiến thức của bài học và giúp các em thành thạo hơn, lành nghề hơn. Có những bài liên quan thì lại tiếp tục vận dụng và liên hệ để các em tư duy sáng tạo. Trong thiết kế lắp ráp mạch điện ở một số bài ta có thể thực hiện như sau:
Ví dụ: Thực hiện soạn giảng bài 53 môn Công nghệ 8, học sinh được học và phải tự liên hệ thực tế nắm chắc lý thuyết rồi triển khai bài 54 thực hành cầu chì thông qua việc sử dụng các phương tiện dạy học trực quan giúp học sinh nắm chắc kiến thức lý thuyết và biết vận dụng kiến thực đó vào thực tế của đời sống.
Ví dụ: Nội dung bài soạn môn Công nghệ 8: Bài 54 thực hành – Cầu chì:
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Mô tả được nguyên lý làm việc và vị trí lắp đặt của cầu chì trong mạch điện.
2. Kỹ năng: thao tác đúng kỹ thuật, lắp mạch nhanh, chính xác.
3. Thái độ: làm việc nghiêm túc, tác phong cẩn thận, đúng quy trình, ý thức góp nhặt kiến thức phục vụ cuộc sống thực tế.
4. Phát triển năng lực học sinh: Năng lực tư duy logic, năng lực thực nghiệm, năng lực sử dụng thiết bị thực hành, năng lực hợp tác trong hoạt động nhóm.
II. Thiết bị dạy học:
1. Chuẩn bị của thầy: Tài liệu tham khảo: Sách khí cụ điện, sách thiết kế mạch điện trong nhà, sách nghề điện dân dụng.
Chuẩn bị các thiết bị vật liệu:
+ Máy biến áp 220/6V( số lượng 4 cái).
+ 4 đoạn dây chì dài 5cm loại dòng điện định mức 1A.
+ 4 đoạn dây đồng dài 5cm loại dòng điện định mức 1A.
+ 4 bộ đui đèn và bóng đèn 6V-3W.
+ 4 công tắc điện, 4 cầu chì hộp.
+ Nguồn xoay chiều 220V và 1 bộ dây ổ cắm
2. Chuẩn bị của học sinh: HS chuẩn bị trước báo cáo thực hành theo mẫu ở mục III, mỗi nhóm chuẩn bị 1 cây nến.
III.Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ (5’)
- Em hãy kể tên các thiết bị điện trong nhà và nêu nguyên lý làm việc của cầu chì.
2. Khởi động: Giáo viên đặt vấn đề vào bài: Các em đã được tìm hiểu trên lý thuyết về cầu chì. Vậy để hiểu rõ hơn về nguyên lý làm việc của cầu chì chúng ta tìm hiểu bài 54 thực hành cầu chì.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
NỘI DUNG
HĐ1.Tìm hiểu dụng cụ thực hành.
GV yêu cầu HS nêu các thiết bị thực hành GV phát đồ dùng thực hành cho các nhóm học sinh.
HĐ2. So sánh dây chì và dây đồng
GV: Hướng dẫn cho học sinh làm thực hành so sánh độ cứng và nhiệt độ nóng chảy của hai sợi.
GV: Gọi học sinh giải thích tại sao người ta dùng dây chì để bảo vệ ngắn mạch.
HS: làm thực hành và giải thích.
HĐ3. Thực hành trường hợp mạch điện làm việc bình thường.
GV Treo bảng phụ hình 54.1: Mạch điện trên dùng máy biến áp để biến dòng điện 220V thành 6V, cầu chì được mắc nối tiếp với bóng đèn & có công tắc để đóng cắt mạch điện.
- GV nối sẵn mạch điện trên bảng điện & tiến hành thực hành như các bước trong SGK.
- Y/c HS quan sát.
 + Đóng công tắc, bóng đèn sáng không?
 + Tắt công tắc, làm đứt dây chì sau đó đóng công tắc lại bóng đèn sáng không? Vì sao?
- GV nhận xét & nêu kết luận về chức năng của dây chì trong điều kiện bình thường.
HS thực hành nối mạch điện
GV quan sát HS lắp và cho thử mạch
HĐ4. Thực hành bảo vệ ngắn mạch của cầu chì.
- Treo hình 24.1 & 24.2a y/c HS quan sát xem trong 2 sơ đồ trên có gì khác nhau không?
- Hãy nhận xét về sự khác nhau về vị trí & vai trò của công tắc trong 2 sơ đồ trên?
- GV nối sẵn mạch điện trên bảng điện & tiến hành thực hành như các bước trong SGK& y/c HS quan sát.
 + Trong trường hợp a xảy ra hiện tượng gì?
 + Trong trường hợp b xảy ra hiện tượng gì?
- GV nhận xét & đưa ra kết luận.
- GV tiếp tục làm thí nghiệm trong trường hợp c.
- Vậy, qua 2 trường hợp trên ta rút ra được kết luận gì về chức năng của cầu chì trong mạch điện?
- GV nhận xét.
- Yêu cầu các nhóm nộp lại báo cáo.
Các nhóm tiến hành thực hành ngắn mạch theo các bước trong SGK.
5/
5’
10’
15’
I. Chuẩn bị.
- SGK
II. Nội dung và trình tự thực hành.
1. So sánh dây chì và dây đồng.
- Dây đồng có độ cứng lớn và chịu được nhiệt độ nóng chảy cao hơn dây chì.
2.Thực hành trường hợp mạch điện làm việc bình thường.
6V ~
- Kết luận: Trong trường hợp mạch điện làm việc bình thường, dây chì đóng vai trò là một đoạn dây dẫn điện.
3.Thực hành bảo vệ ngắn mạch của cầu chì.
Hỡnh vẽ
-Kết luận: Dây chì được dùng làm dây chảy cầu chì để bảo vệ mạch điện khỏi hiện tượng ngắn mạch vì dây chì dễ nóng chảy hơn dây đồng.
4. Củng cố (3’):
5. Dặn dò (2’):
- Học bài & xem lại bài.
- Xem trước bài 55 trang 189.
- Nhận xét & đánh giá tiết dạy.
II. Giải pháp thứ hai:
Áp dụng phương tiện dạy học, giáo cụ trực quan truyền đạt theo hướng tích cực, chủ động, độc lập sáng tạo của học sinh trong quá trình nhận thức. Giáo viên cần giúp học sinh thấy được vị trí, ý nghĩa của môn học. Cần tổ chức chỉ đạo, kiểm tra thường xuyên tính tự học của học sinh. Giáo viên cần bồi dưỡng cho học sinh cách tự học, tự thực hành đảm bảo an toàn lao động theo các bài qua phần cụ thể. 
1/. Về kỹ năng 
- Sử dụng phương tiện dạy học có nghĩa là trình bày phương tiện vào lúc cần thiết, lúc học sinh mong muốn nhất được quan sát, gợi nhớ trong trạng thái tâm sinh lý thuận lợi nhất.
- Sử dụng phương tiện dạy học đúng chỗ tức là tìm vị trí để giới thiệu phương tiện trên lớp học hợp lý nhất, giúp cho học sinh có thể sử dụng nhiều giác quan nhất để tiếp xúc với phương tiện một cách đồng đều ở mọi vị trí trong lớp. 
- Sử dụng phương tiện dạy học áp dụng thành thạo vào thực tiễn những kiến thức đã học hoặc những kết quả của một quá trình luyện tập.
 	Khi giảng bài giáo viên cần tạo ra khoảng trống để học sinh bổ sung, hoàn thiện. Tạo ra các tình huống, những bài tập có thể thường xảy ra trong thực tế để học sinh có thể nắm bắt vấn đề và nội dung kiến thức nhanh hơn. 
Luôn tạo không khí thoải mái, điều kiện thuận lợi cho việc dạy và học, cung cấp đầy đủ kiến thức liên quan giữa các môn học và trong thực tế, tăng cường hoạt động ngoại khoá trong chương trình học để giúp học sinh liên hệ khoa học và đời sống, mở rộng kiến thức.
Giáo viên cần khuyến khích tuyên dương những thành quả việc tự học của học sinh, hướng dẫn các tài liệu để học sinh đọc tham khảo. Đẩy mạnh tích cực học theo nhóm, đánh giá theo nhóm, thi đua theo nhómYêu cầu học sinh tự học nắm chắc kiến thức lý thuyết, chuẩn bị tốt cho tiết thực hành
2. Yêu cầu của sử dụng phương tiện 
a/. Tính khoa học sư phạm	 
Phương tiện dạy học phải đảm bảo cho học sinh tiếp thu được các kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp tương xứng với chương trình học, giúp cho giáo viên truyền đạt cho học sinh các kiến thức phức tạp, kỹ xảo tay nghề một cách thuận lợi, làm cho họ phát triển khả năng nhận thức và tư duy logic. Nội dung và cấu tạo của phương tiện dạy học phải đảm bảo các đặc trưng của việc dạy lý thuyết, thực hành và các nguyên lý sư phạm cơ bản.
Phương tiện dạy học phải phù hợp với nhiệm vụ sư phạm và phương pháp giảng dạy, thúc đẩy khả năng tiếp thu của học sinh. Các phương tiện dạy học, tập hợp thành bộ phải có mối liên hệ chặt chẽ về nội dung, bố cục và hình thức trong đó mỗi loại trong một bộ phải có vai trò và chỗ đứng riêng
Phương tiện dạy học phải thúc đẩy công việc cho học sinh và đưa ra tiêu chí đánh giá.
3) Cách thực hiện.
Giáo viên sử dụng nhiều phương pháp dạy học phối hợp làm tăng tính tích cực, độc lập, tự giác của học sinh.
	Trình bày kiến thức lý thuyết có liên qua đến bài tập: Phối hợp các phương pháp dạy học đàm thoại, trực quan, giảng giải, thảo luận nhóm....
	Xây dựng qui trình công nghệ giáo viên đưa ra thứ tự các bước thực hiện nội dung thực hành, tường thuật, giải thích làm mẫu học sinh lĩnh hội bài qua trình bày của giáo viên hoặc kết hợp cùng học sinh xây dựng quy trình thực hành hoặc giáo viên đặt học sinh vào tình huống có vấn đề khuyến khích học sinh xây dựng quy trình thực hành. Giáo viên kiểm tra và hướng dẫn học sinh thảo luận và đưa ra quy trình hợp lý .
Giai đoạn 1: Kỹ năng làm mẫu của giáo viên.
 	Biểu diễn thao tác mẫu chuẩn xác kết hợp với giải thích và trực quan
+ Hướng dẫn cho học sinh quan sát và định hướng hành động.
+ Biểu diễn thao tác mẫu với tốc độ bình thường.
+ Biểu diễn chuẩn xác chỉ rõ từng động tác, cử động
+ Lặp lại những động tác khó. 
+ Biểu diễn tóm tắt với tốc độ bình thường để học sinh có ấn tượng về tiến trình công việc.
+ Đánh giá kết quả biểu diễn thao tác mẫu bằng cách cho học sinh làm thử.
	Dựa vào kết quả làm thử của học sinh mà giáo viên cho học sinh luyện tập ngay hay phải làm mẫu laị.
	Đưa ra tiêu chí đánh giá cho bài thực hành cho học sinh tự đánh giá kết quả thực hành và các nhóm kiểm tra chéo cho nhau. Kết quả của bài được ghi vào bản báo cáo thực hành.
Giai đoạn 2: Hướng dẫn thường xuyên.
Là giai đoạn quan trọng nhất của bài thực hành để hình thành kỹ năng, kỹ xảo cho học sinh.
Nhiệm vụ:
- Tổ chức cho học sinh luyện tập nhằm phát triển biểu tượng rõ nét về các thao tác, trình tự nội dung công việc cần thực hiện hành động
- Quan sát hướng dẫn học sinh theo kế hoạch, nội dung trọng tâm
- Hướng dẫn cá nhân hoặc nhóm theo dõi quá trình thực hiện công việc của học sinh
Nội dung:
 Kế hoạch nội dung trọng tâm hướng dẫn.
- Theo dõi học sinh làm bài tập chưa, có đúng vị trí làm việc không
- Có thực hiện đúng tiến trình công việc không
- Có sử dụng vật liệu, phương tiện kỹ thuật, thiết bị, thời gian.... hợp lý đảm bảo năng suất chất lượng hiệu quả lao động.
- Ghi chép sự hình thành và phát triển kỹ năng của học sinh vào sổ theo dõi riêng.
- Giúp học sinh giải quyết những khó khăn và những vấn đề phát sinh khi làm bài tập, kịp thời sử lý các hiện tượng gây hư hỏng.
- Giúp đỡ các học sinh yếu và bồi dưỡng học sinh khá giỏi.
Cách thực hiện
Trong quá trình hướng dẫn thường xuyên người giáo viên phải linh hoạt áp dụng các phương pháp dạy học như: đàm thoại, giải thích, giảng thuật...có thể làm mẫu. Giáo viên phải bao quát lớp học đôn đôc nhắc nhở các cá nhân khi cần thiết, có thể cho học sinh tới nơi làm việc của giáo viên để hỏi và nghe hướng dẫn (cách này nếu giáo viên điều hành không tốt sẽ dẫn đến lộn xộn) hoặc đi thẳng tới chỗ làm việc của học sinh nếu thấy cần phải uốn nắn, chỉ dẫn hay có thể đi lần lượt đến các nhóm hoặc các cá nhân học sinh.
Giai đoạn 3: Hướng dẫn kết thúc (Tổng kết bài học)
Nhiệm vụ: Đánh giá kết quả học tập, rút kinh nghiệm.
Cách thực hiện
Thông báo cho học sinh dừng công việc thực hành. 
Các nhóm, cá nhân tự đánh giá theo mục tiêu bài học và tiêu chí đánh giá, các nhóm kiểm tra chéo cho nhau theo tiêu chí trên.
* Tiêu chí đánh giá bao gồm: 
+ Các thao tác kỹ thuật, phát triển kỹ năng.
+ Hoàn thành công việc theo định mức (thời gian).
+ Chất lượng bài tập (Kết quả thực hành, sản phẩm).
+ ý thức thái độ làm việc, an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp.
Thu báo cáo thực hành.
 Đôn đốc nhắc nhở học sinh vệ sinh công nghiệp.
+ Thu dọn dụng cụ, đồ dùng thực hành.
+ Quét dọn nơi thực hành (nếu cần).
Giáo viên nhận xét, đánh giá quá trình thực hành chung của cả lớp, các nhóm và các cá nhân.
+ Thông báo kết quả học tập.
+ Nhắc nhở học sinh chuẩn bị bài học sau.
+ Khuyến khích học sinh tìm hiểu thêm ở thực tế.
III. Giải pháp thứ ba:
Sử dụng hợp lý các phương tiện dạy học để đổi mới phương pháp dạy học.
1. Nguyên tắc chung về sử dụng phương tiện dạy học. 
Giá trị lớn nhất của phương tiện dạy học là ở sự tác động của chúng tới các giác quan. Khả năng lôi cuốn và giữ được sự chú ý làm cho chúng

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_su_dung_phuong_tien_va_giao_cu_lien_mon_de.doc