Báo cáo biện pháp Sử dụng phiếu học tập nhằm phát huy tính tích cực trong giảng dạy môn hóa học ở THCS
Sử dụng phiếu học tập là một kỹ thuật dạy học trực tiếp, được áp dụng trong phương pháp dạy học hợp tác, dạy học theo nhóm, dạy học tìm tòi và giải quyết vấn đề, dạy học theo dự án và chủ đề tích hợp, trong các mô hình dạy học hiện đại, hướng vào người học. Sự kết hợp kĩ thuật này với những kĩ thuật dạy học khác trong các kiểu phương pháp dạy học dựa vào người học và hoạt động của người học nhằm đổi mới quá trình dạy học hiện nay.
Đơn giản có thể coi Phiếu học tập là phiếu giao việc của giáo viên cho học sinh, phiếu hướng dẫn học sinh làm việc. Song để thực hiện vấn đề này bên cạnh những thuận lợi cũng gặp rất nhiều khó khăn.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Sử dụng phiếu học tập nhằm phát huy tính tích cực trong giảng dạy môn hóa học ở THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Sử dụng phiếu học tập nhằm phát huy tính tích cực trong giảng dạy môn hóa học ở THCS
p tìm hiểu kiến thức thông qua việc việc liên hệ các kiến thức cũ để phát hiện kiến thức cũ. Thiết kế phiếu học tập củng cố. Sau đây là một số ví dụ về thiết kế và sử dụng một số mẫu Phiếu học tập được sử dụng trong giảng dạy nhằm phát huy tính tích cực của học sinh: VD1: Phiếu học tập cho tiết 17- Bài 12: Sự biến đổi chất Khi dạy bài này, tôi sử dụng 2 loại phiếu học tập sau: Phiếu học tập 1sử dụng cho hoạt động 2: Tìm hiểu kiến thức mới thông qua thí nghiệm hoá học Phiếu học tập 2 sử dụng cho hoạt động củng cố. * Thiết kế phiếu học tập 1: Để tiện cho việc thực hiện thí nghiệm và nghiên cứu thí nghiệm tôi thiết kế phiếu dưới dạng bảng và để phân biệt với các dạng phiếu khác tôi đặt tên loại phiếu này: Phiếu hướng dẫn (nghiên cứu) thí nghiệm * Cách sử dụng phiếu học tập 1: - Tôi tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm, tiến hành thí nghiệm nghiên cứu. - Sau khi phát phiếu học tập cho các nhóm tôi hướng dẫn các nhóm làm thí nghiệm và yêu cầu hoàn thành phiếu sau: Nhóm: .Lớp 8 PHIẾU HƯỚNG DẪN NGHIÊN CỨU THÍ NGHIỆM Tiến hành thí nghiệm theo nhóm lớn(10 phút) và ghi hiện tượng quan sát được vào bảng sau: STT Cách tiến hành thí nghiệm Hiện tượng- giải thích Thí nghiệm 3 -Trộn bột sắt với bột lưu huỳnh, cho vào ống nghiệm - Đưa ống nghiệm lại gần nam châm. - Đun nóng ống nghiệm trên đèn cồn một lát rồi ngừng đun. - Đưa ống nghiệm vừa đun lại gần nam châm. Thí nghiệm 4 -Ống 1: Đựng đường để so sánh - Ống 2:Đun nóng đường trên ngọn lửa đèn cồn Ưu điểm của phiếu này: Dựa vào phiếu học sinh có thể nắm được mục tiêu của việc tiến hành thí nghiệm. Phiếu tóm tắt từng bước tiến hành thí nghiệm nên nếu học sinh gặp khó khăn trong quá trình thí nghiệm thì các em có thể kiểm tra lại các bước trong phiếu. Học sinh cũng dễ dàng ghi lại các hiện tượng tương ứng với từng thao tác thí nghiệm một cách nhanh chóng và chính xác hơn khi sử dụng phiếu nên không mất nhiều thời gian ghi chép vì vậy các em có thể tập trung vào nhiệm vụ chính là làm thí nghiệm và quan sát thí nghiệm. Do ghi đủ các hiện tượng quan sát được nên học sinh cũng tự tin hơn khi báo cáo kết quả thí nghiệm. Sau khi báo cáo giáo viên có dùng máy tính chiếu phần đáp án để học sinh quan sát. Qua đó các em có thể dễ dàng theo dõi và tự đánh giá hoạt động thí nghiệm của nhóm mình cũng như các nhóm bạn. Þ Tác dụng: Tăng hiệu quả của thí nghiệm nghiên cứu trong tiết Hoá học. Đáp án: Nhóm: .Lớp 8 PHIẾU HƯỚNG DẪN NGHIÊN CỨU THÍ NGHIỆM Tiến hành thí nghiệm theo nhóm lớn(10 phút) và ghi hiện tượng quan sát được vào bảng sau: STT Cách tiến hành thí nghiệm Hiện tượng- giải thích Thí nghiệm 3 -Trộn bột sắt với bột lưu huỳnh, cho vào ống nghiệm - Đưa ống nghiệm lại gần nam châm. - Đun nóng ống nghiệm trên đèn cồn một lát rồi ngừng đun. - Đưa ống nghiệm vừa đun lại gần nam châm. ->ống nghiệm bị nam châm hút vì trong ống nghiệm có sắt. -> Hỗn hợp nóng sáng, thu được chất rắn màu xám đen. -> Ống nghiệm không bị nam châm hút vì không còn sắt. Thí nghiệm 4 - Ống 1: Đựng đường để so sánh - Ống 2:Đun nóng đường trên ngọn lửa đèn cồn -> Tinh thể màu trắng. -> Chất rắn màu đen, có hơi nước trên thành ống nghiệm. Sau đó giáo viên gợi ý để học sinh phát hiện ra các chất mới- chất có tính chất khác so với các chất ban đầu (chất rắn màu xám không bị nam châm hút và chất rắn màu đen, hơi nước). Dựa vào kiến thức đã học về hiện tượng vật lý giáo viên hỏi: Các hiện tượng ở thí nghiệm 3; 4 có phải là hiện tượng vật lý không? HS trả lời: Không phải vì các chất biến đổi thành chất khác GV giới thiệu các hiện tượng ở thí nghiệm 3, 4 là hiện tượng hoá học và yêu cầu học sinh rút ra định nghĩa về hiện tượng hoá học. Sau khi dạy xong bài học để kiểm tra và đánh giá được sự tiếp thu kiến thức của học sinh tôi dùng phiếu học tập 2 cho hoạt động củng cố: “Phiếu học tập củng cố- phiếu bài tập”. Tôi phân loại học sinh: Với học sinh trung bình- yếu tôi phát phiếu bài tập 1. Đối với học sinh khá giỏi tôi yêu cầu các em làm bài tập trong phiếu bài tập 2. Học sinh làm bài cá nhân, sau đó tôi yêu cầu các em chấm chéo: học sinh làm phiếu 1 chấm bài cho học sinh làm phiếu 2 và ngược lại. Họ và tên:.................................Lớp:................... PHIẾU BÀI TẬP 1(TiẾT17) Điền các từ thích hợp vào chỗ trống để được câu hoàn chỉnh: Với các..........(1)..... có thể xảy ra những biến đổi thuộc hai loại hiện tượng. Khi có sự thay đổi về ...(2... mà (3).... vẫn giữ nguyên thì biến đổi thuộc loại hiện tượng..(4).........còn khi có sự biến đổi....(5)......này thành ..(6).........khác, sự biến đổi đó thuộc loại hiện tượng....(7)......... Về mùa hè thức ăn thường bị thiu là hiện tượng..(8)....... Mực hòa tan vào nước là hiện tượng...(9).... Họ và tên:... :.....................................Lớp.................................. PHIẾU HỌC TẬP 2( Tiết 17) Trong các hiện tượng dưới đây, hiện tượng nào là hiện tượng vật lí(HTVL), hiện tượng nào là hiện tượng hóa học (HTHH): a. Về mùa hè vành xe đạp bằng sắt bị han gỉ nhanh hơn mùa đông. b. Thủy tinh nóng chảy được thổi thành bình cầu. c.Khí phút ra khi mở chai nước ngọt. d. Ma trơi là ánh sáng xanh (ban đêm) do photphin PH3, cháy trong không khí. e. Mực hòa tan vào mực. f. Về mùa hè thức ăn thường bị thiu. g. Sự quang hợp của cây xanh h. Dây tóc bóng đèn điện nóng và sáng lên khi có dòng điện chạy qua. Cuối cùng giáo viên chiếu đáp án để học sinh tự đối chiếu: PHIẾU BÀI TẬP 1(TiẾT17) Điền các từ thích hợp vào chỗ trống để được câu hoàn chỉnh: Với các chất có thể xảy ra những biến đổi thuộc hai loại hiện tượng. Khi có sự thay đổi về hình dạng, trạng thái mà chất vẫn giữ nguyên thì biến đổi thuộc loại hiện tượng vật lí còn khi có sự biến đổi chất này thành chất khác, sự biến đổi đó thuộc loại hiện tượng hóa học Về mùa hè thức ăn thường bị thiu là hiện tượng hóa học Mực hòa tan vào nước là hiện tượng vật lí Họ và tên:... :.....................................Lớp.................................. PHIẾU HỌC TẬP 2( Tiết 17) Trong các hiện tượng dưới đây, hiện tượng nào là hiện tượng vật lí(HTVL), hiện tượng nào là hiện tượng hóa học (HTHH): a. Về mùa hè vành xe đạp bằng sắt bị han gỉ nhanh hơn mùa đông. (HTHH) b. Thủy tinh nóng chảy được thổi thành bình cầu. (HTVL) c.Khí phút ra khi mở chai nước ngọt. (HTVL), d. Ma trơi là ánh sáng xanh (ban đêm) do photphin PH3, cháy trong không khí. (HTHH) e. Mực hòa tan vào mực. (HTVL), f. Về mùa hè thức ăn thường bị thiu. (HTHH) g. Sự quang hợp của cây xanh. (HTHH) h. Dây tóc bóng đèn điện nóng và sáng lên khi có dòng điện chạy qua. (HTVL), HTHH: a,d, f, g. HTVL: b, c, e, h. Ví dụ 2: Phiếu học tập cho Tiết 54: Nước: Ở bài học này tôi dùng 3 phiếu học tập cho 3 hoạt động: - Phiếu học tập nghiên cứu thí nghiệm dùng cho hoạt động 1, 2: Tìm hiểu về sự phân huỷ nước và tìm hiểu về sự tổng hợp nước. - Phiếu học tập củng cố dùng cho hoạt động 3: Củng cố. Ở hoạt động 1 tôi cho học sinh quan sát thí nghiệm về sự phân hủy nước qua đĩa thí nghiệm: Tôi sử dụng Phiếu nghiên cứu thí nghiệm để hướng dẫn học sinh quan sát thí nghiệm và ghi lại hiện tượng từ đó phát hiện ra kiến thức mới. Tôi yêu cầu học sinh điền các thông tin vào các ô trống để hoàn thành bảng trong phiếu. Khác với hoạt động nghiên cứu thí nghiệm do học sinh tự tiến hành ở ví dụ 1. Ở hoạt động này do quan sát thí nghiệm ảo nên các em phải tinh ý và tập trung hơn mới phát hiện được hiện tượng. Bởi vậy trong quá trình học sinh quan sát, để tập trung chú ý của các em vào việc phát hiện các hiện tượng, tránh phân tán vào các hình ảnh không quan trọng thì sau khi phát phiếu giáo viên cần hướng dẫn kĩ hơn. Khi học sinh quan sát, giáo viên cũng nên nhắc nhở các em mỗi khi đến đoạn phim cần phát hiện hiện tượng bằng các câu hỏi đơn giản tương ứng với các yêu cầu trong phiếu như: Khi đóng mạch điện em thấy hiện tượng gì? Hãy ghi lại thể tích của các khí sinh ra ở cực (–) và cực (+) của nguồn điện. Em thấy người ta dùng cách nào để thử các khí sinh ra ở 2 cực của nguồn điện và khi thử em thấy hiện tượng gì? Phiếu nghiên cứu thí nghiệm như sau: Nhóm: ..Lớp 8 PHIẾU HỌC TẬP 1 Quan sát thí nghiệm, thảo luận nhóm ghi lại hiện tượng và hoàn thành bảng sau: Thí nghiệm Nhận xét hiện tượng Kết luận- PTHH Khi đóng mạch điện Thể tích các khí ở các thời điểm T1, T2(ml) Vkhí T1 T2 Cực (+) Cực (-) Vkhí cực((+):Vkhí cực((-): = Thử các khí sinh ra - Ở cực(+):.................................... - Ở cực (-):.................................. - Khí ở cực(+) là: - Khí ở cực (-) là: Cũng dùng phiếu này nhưng với lớp mà học sinh có trình độ tiếp thu chậm hơn tôi cho thêm một số dữ kiện để gợi ý thêm : Nhóm: ..Lớp 8 PHIẾU NGHIÊN CỨU THÍ NGHIỆM 1 Thí nghiệm Nhận xét hiện tượng Kết luận- PTHH Khi đóng mạch điện - - Cột nước ở 2 cực..................dần Thể tích các khí ở các thời điểm T1, T2(ml) Vkhí T1 T2 Cực (+) Cực (-) Vkhí cực((+):Vkhí cực((-): = Thử các khí sinh ra - Ở cực(+):.................................... - Ở cực (-):.................................. - Khí ở cực(+) là: - Khí ở cực (-) là: Tôi chiếu phần bài làm của 1-2 nhóm lên màn hình và yêu cầu các nhóm khác nhận xét. Sau đó tôi chiếu đáp án chuẩn để cho học sinh đối chiếu. Qua đó giúp các em nhớ được hiện tượng và viết được phương trình phản ứng. ĐÁP ÁN PHIẾU NGHIÊN CỨU THÍ NGHIỆM 1 Thí nghiệm Nhận xét hiện tượng Kết luận- PTHH Khi đóng mạch điện - Sủi bọt khí ở 2 cực - Cột nước ở 2 cực giảm dần Nước bị phân hủy tạo ra khí: 2H2O2H2+O2 Thể tích các khí ở các thời điểm T1, T2(ml) Vkhí T1 T2 Cực (-) 20 60 Cực (+) 10 30 Vkhí cực((-):Vkhí cực((+): =2:1 Thử các khí sinh ra - Ở cực(-): cháy với lửa màu xanh - Ở cực (+): làm than hồng cháy - Khí ở cực(+) là: H2 - Khí ở cực (-) là: O2 Ở hoạt động 2: Tôi cho học sinh quan sát thí nghiệm mô phỏng về quá trình tổng hợp nước và yêu cầu các em hoạt động theo nhóm nhỏ (2 học sinh) và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập thứ 2: Nhóm:. Lớp: ..... Phiếu học tập 2 Quan sát thí nghiệm về sự tổng hợp nước và trả lời các câu hỏi sau: Trước khi đốt tia lửa điện, trong bình chứa mấy phần khí, là những khí gì? Sau khi phản ứng trong bình còn lại mấy phần khí? Là khí gì? Giải thích vì sao? Các khí đã hoá hợp với nhau theo tỉ lệ thể tích là bao nhiêu? Vkhí: Vkhí = : Sau khi học sinh dựa vào kết trả điền trong phiếu báo cáo trước lớp, tôi chiếu đáp án và giải thích để học sinh rõ hơn về quá trình tổng hợp nước từ H2 và O2. Tôi nhấn mạnh: Trong quá trình tổng hợp nước hay phân huỷ nước đều thấy: Vkhí H: Vkhí O = 2: 1 hay Vkhí H = 2Vkhí O. Từ đó khắc sâu kiến thức cho học sinh giúp các em có thể áp dụng kiến thức để làm bài tập: Ở hoạt động củng cố tôi cũng phân loại học sinh và đưa 2 dạng bài tập cho học sinh hoạt động cá nhân . Họ và tên : .........................Lớp 8 : PHIẾU BÀI TẬP 1 Tiết 54: Nước (Ti ết 1) Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lit khí hidro (ở đktc) Viết phương trình phản ứng? Tính thể tích khí oxi cần dùng để đốt cháy hết lượng hidro ở trên? Tính khối lượng nước tạo thành sau khi phản ứng kết thúc? Phiếu bài tập dành cho học sinh trung bình và yếu, còn phiếu 2 dành cho học sinh khá và giỏi. Họ và tên : .........................Lớp 8: PHIẾU BÀI TẬP 2 Tiết 54: Nước (Ti ết 1) Đốt hỗn hợp gồm 336ml khí hidro và 224ml khí oxi (ở đktc) bằng tia lửa điện Viết phương trình phản ứng? Sau phản ứng khí nào còn dư? Dư bao nhiêu ml? Tính khối lượng nước tạo thành sau khi phản ứng kết thúc? HS có thể làm theo cách giải thông thường. Nhưng giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh suy luận và giúp các em tìm ra cách giải nhanh hơn. Đáp án phiếu học tập 1: Vkhí H = 2Vkhí OÞ Đáp án phiếu học tập 2: Nếu phản ứng hết thì: Vkhí H= 2Vkhí O Theo đề bài: Vkhí H<2Vkhí OÞ Oxi dư VO2 dư = 5,6 (ml); Ví dụ 3: Phiếu học tập Tiết 5: Tính chất hoá học của Axit (hóa 9) Trong tiết học này tôi sử dụng hai phiếu học tập: Phiếu 1: Tìm hiểu tính chất hoá học của axit:“Phiếu học tập tìm hiểu khái niệm mới”: Phiếu hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm PHIẾU HỌC TẬP 1 Nhóm........... Lớp: Tiến hành thí nghiệm theo nhóm lớn(10’) và ghi hiện tượng quan sát được vào bảng sau: STT Tiến hành thí nghiệm Hiện tượng Kết luận- PTHH Thí nghiệm 1 Nhỏ 1 giọt dung dịch HCl(hoặc H2SO4 loãng) vào: - Giấy quì tím. - Mảnh phenolphtalein Thí nghiệm 2 Nhỏ 3ml dd HCl hoặc H2SO4 loãng vào : Ống 1 đựng mẩu Zn. Ống 2 đựng mẩu Cu Thí nghiệm 3 Nhỏ 3ml dd HCl hoặc H2SO4 loãng vào : - Ống 1 đựng Cu(OH)2. - Ống 2 đựng dd NaOH có pha vài giọt phenolphtalein. Thí nghiệm 4 Cho 1 ít CuO vào ống nghiệm, sau đó nhỏ 2ml dd HCl hoặc H2SO4 vào ống nghiệm đó. Ưu điểm của phiếu này: Cũng giống như bài “ Sự biến đổi chất” Để học sinh nghiên cứu bài mới có hiệu quả tôi cho các em làm thí nghiệm nghiên cứu bài mới theo phiếu hướng dẫn thí nghiệm. Các em tự mình làm thí nghiệm , quan sát hiện tượng và tự rút ra kết luận về tính chất hóa học của axit. Sau khi làm thí nghiệm, các nhóm báo cáo kết quả và nhận xét, bổ sung. Cuối cùng giáo viên đưa đáp án và chốt kiến thức. PHIẾU HỌC TẬP 1 Nhóm........... Lớp: Tiến hành thí nghiệm theo nhóm lớn(10’) và ghi hiện tượng quan sát được vào bảng sau: STT Tiến hành thí nghiệm Hiện tượng Kết luận- PTHH Thí nghiệm 1 Nhỏ 1 giọt dung dịch HCl(hoặc H2SO4 loãng) vào: - Giấy quì tím. -Mảnh phenolphtalein -Giấy quì tím chuyển đỏ. - Mảnh phenolphtalein Dung dịch axit làm quì tím chuyển sang màu đỏ. Thí nghiệm 2 Nhỏ 3ml dd HCl hoặc H2SO4 loãng vào : Ống 1 đựng mẩu Zn. Ống 2 đựng mẩu Cu +/ Ống 1 Zn tan và có khí thoát ra. +/ Ống 2 không có hiện tượng. Dd axit tác dụng với nhiều kim loạimuối+H2 Zn+2HClZnCl2+H2 Thí nghiệm 3 Nhỏ 3ml dd HCl hoặc H2SO4 loãng vào : - Ống 1 đựng Cu(OH)2. - Ống 2 đựng dd NaOH có pha vài giọt phenolphtalein. +Ống 1: Cu(OH)2 tan tạo thành dung dịch màu xanh lam. +/ Ống 2: Dung dịch từ màu hồng chuyển thành không màu. Axit + bazomuối+H2O Cu(OH)2+2HClCuCl2+2H2O NaOH+HClNaCl+H2O Thí nghiệm 4 Cho 1 ít CuO vào ống nghiệm, sau đó nhỏ 2ml dd HCl hoặc H2SO4 vào ống nghiệm đó. CuO tan dần tạo thành dung dịch màu xanh lam Dung dịch axit tác dụng với oxit bazơmuối + H2O 2HCl + CuOCuCl2+H2O Với phiếu học tập trên tôi thấy các em tiến hành thí nghiệm rất thuận lợi. Trong khi các em làm thì tôi quan sát để hướng dẫn các em, sửa cho những nhóm cầm ống nghiệm sai, cách lấy hoá chất chưa đúng. Phiếu 2: Được dùng trong phần củng cố: PHIẾU HỌC TẬP 2 Em hãy nối các cụm từ trong cột A với các cụm từ trong cột B sao cho thích hợp. A B 1. Nhỏ dung dịch axit HCl vào kim loại. 2. Nhỏ axit vào quì tím thì 3. Nhỏ dung dịch axit H2SO4 vào bazơ 4. Nhỏ dung dịch HCl vào oxit a. Al thấy có khí thoát ra. b. Fe2O3 thì chất này tan tạo thành dung dịch màu vàng nâu . c. Cu(OH)2, chất này tan tạo thành dung dịch màu xanh. d. Làm quì tím chuyển thành màu đỏ. Với phiếu này học sinh dễ dàng nhớ được tính chất hóa học của dung dịch Axit Đáp án: 1 – a ; 2 – d ; 3 – c; 4 – b Ví dụ 4: Phiếu học tập Tiết 64: Protein- Hoá 9: Khi dạy bài này tôi sử dụng 4 phiếu học tập: Phiếu 1: Kiểm tra bài cũ: 2 phiếu dùng cho học sinh trung bình- yếu và học sinh khá- giỏi Họ và tên:..Lớp: 9 Phiếu kiểm tra bài cũ 1 Tiết 54: Protein Nêu đặc điểm cấu tạo của phân tử tinh bột và xen lulozơ. Viết công thức dạng chung của tinh bột và xenlulozơ. Nêu cách nhận biết tinh bột Họ và tên:..Lớp: 9 Phiếu kiểm tra bài cũ 1: Tiết 54: Protein Hoàn thành dãy biến hoá sau: Tinh bột ® glucozơ ®Rượu etylic ® axit axetic ® etyl axetat ®rượu etylic Phiếu 2: Tìm hiểu khái niệm mới: tìm hiểu về thành phần và cấu tạo của phân tử Protein “Phiếu học tập tìm hiểu khái niệm mới” Lớp chậm hơn tôi dùng phiếu 1, lớp khá hơn tôi dùng phiếu 2 Nhóm:..Lớp 9 PHIẾU HỌC TẬP 1 Bài 53: Protein. Quan sát đoạn phim và hoàn thành bảng sau: Nội dung Protein Tinh bột Thành phần nguyên tố C, H, O Phân tử khối Rất lớn Mắt xích (tên gọi hoặc công thức cấu tạo ) Nhóm:..Lớp 9 PHIẾU HỌC TẬP 2 Bài 53: Protein. Quan sát đoạn phim và hoàn thành bảng sau: Nội dung Protein Tinh bột Thành phần nguyên tố Phân tử khối Mắt xích (tên gọi hoặc công thức cấu tạo ) Dựa vào kết quả của các nhóm học sinh, giáo viên đưa câu hỏi: 1. Protein được tạo nên từ những nguyên tố hóa học nào? 2.Cấu tạo phân tử Protein có gì giống và khác so với tinh bột và xenlulozơ? Với câu hỏi này học sinh dễ dàng nhận ra: so với tinh bột và xenlulozơ thì Protein có thêm nguyên tố Nito(N). Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức. Giáo viên giới thiệu thêm các aminoaxit đều chứa nhóm -NH2 và nhóm –COOH –COOH là nhóm chức của axit –NH2 là nhóm chức của amin nên aminoaxit còn được gọi là axit amin Phiếu 3: Dùng cho hoạt động nghiên cứu về tính chất bị nhiệt phân huỷ của protein và sự đông tụ của dung dịch protein: Nhóm :...........Lớp 9 PHIẾU HƯỚNG DẪN THÍ NGHIỆM Tiết 54: Protein STT Cách tiến hành TN Hiện tượng TN1: - Dùng kẹp gỗ, kẹp tóc hoặc lông gà, lông vịt. - Đốt cháy trên ngọn lửa đèn cồn. (chú ý mùi) → TN2: Cho 2-3ml lòng trắng trứng hoặc nước đậu nành vào 2 ống nghiệm: - Ống 1: Cho thêm 1 ml nước, lắc nhẹ và đun nhẹ - Ống 2: Cho thêm 1ml rượu, lắc nhẹ. → → Cũng giống như với bài phiếu hướng dẫn thí nghiệm trong bài “Sự biến đổi chất” học sinh cũng sẽ tiến hành thí nghiệm và ghi lại hiện tượng vào phiếu học tập Đại diện 1, 2 nhóm sẽ báo cáo kết quả thí nghiệm. Đại diện cá nhóm khác nhận xét, bổ sung. Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức: - TN1 ÞProtein bị phân huỷ bởi nhiệt tạo thành các chất khí có mùi khét - TN2Þ Dưới tác dụng của nhiệt độ và hoá chất dung dịch protein bị kết tủa (đông tụ ). Sau khi giảng xong bài mới tôi sử dụng loại phiếu học tập thứ 4 là Phiếu học tập củng cố-Phiếu bài tập: Họ và tên: .Lớp 9 PHIẾU BÀI TẬP 1 Bài 53: Protein Em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu em cho là đúng trong các câu sau: Câu 1: Amino axit là hợp chất cơ sở xây dựng nên: A. Chất đường C. Chất đạm B. Chất béo D. Chất xương. Câu 2 : Để phân biệt lòng trắng trứng với hồ tinh bột, ta có thể dùng cách nào sau đây : I. Đun nóng 2 mẫu. II. Dùng dung dịch iot A. I sai, II đúng. C. I đúng, II sai. B. I, II đều đúng. D. I, II đều sai. Câu 3: Thành phần dinh dưỡng chính trong các bữa ăn của con người có chứa: I. Protein. II. Lipit. III. Gluxit. A. Chỉ có I và II. C. Chỉ có I vafIII. B. Chircos II và III. D. Có cả I, II, III. Câu 4: Trong cơ thể Protein chuyển hóa thành: A. Aminoaxit. C. Glucozo B. Axit béo D. Axits hữu cơ. Họ và tên: .Lớp 9 PHIẾU BÀI TẬP 2 Bài 53: Protein Câu 1 : Phân biệt các chất trong nhóm sau bằng phương pháp hoá học. Lòng trắng trứng, dung dịch gluczơ, saccrozơ và hồ tinh bột. Câu 2: Có hai mảnh lụa giống nhau. Một được dệt bằng lụa tơ tằm và một được dệt bằng sợi chế tạo từ gỗ bạch đàn. Em hãy nêu cách đơn giản để phân biệt chúng. ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ĐÁP ÁN - Phiếu củng cố 1 : 1 - C ; 2- B; 3- D; 4 - A - Phiếu củng cố 2: Câu 1: Nhận ra lòng trắng trứng bằng phản ứng đông tụ, nhận ra hồ tinh bột bằng iôt, nhận ra glucozơ bằng phản ứng tráng gương, còn lại là saccarozơ. Câu 2: Đốt 2 mảnh lụa mảnh nào cháy có mùi khét là mảnh lụa làm từ sợi tơ tằm vì có nguồn gốc từ protein. Ví dụ 5: Phiếu học tập Tiết 44: Bài luyện tập 5- Hóa 8 Để phát huy tính tích cực của học sinh trong tiết luyện tập tôi không làm theo cách truyền thống là tổng kết các kiến thức cần nhớ sau đó mới cho học sinh làm bài tập mà trong tiết dạy này tôi cho học sinh làm các bài tập điển hình. Từ bài tập, học sinh sẽ tự tái hiện lại các kiến thức cơ bản trong chương 4: Ox
File đính kèm:
- bao_cao_bien_phap_su_dung_phieu_hoc_tap_nham_phat_huy_tinh_t.doc