Báo cáo biện pháp Rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 8

Tập làm văn là một phân môn của môn Ngữ Văn trong nhà trường phổ thông. Tập làm văn có một vị trí rất quan trọng trong việc đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn thông qua hệ thống các bài tập tạo lập văn bản cũng như thực hành sử dụng tiếng Việt. Trong chương trình Ngữ văn THCS, song song với việc được học các văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh,.học sinh còn được học đặc điểm chung và cách làm các kiểu bài Tập làm văn như tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh,.

 Phân môn Tập làm văn trong chương trình Ngữ văn THCS đã có sự đổi mới so với chương trình cũ. Với quan điểm chú trọng tới việc rèn luyện, nâng cao kĩ năng thực hành tạo lập văn bản nói và viết. Lớp 6 tổng số tiết Tập làm văn là.Chủ yếu tập trung vào 2 kiểu bài tự sự và miêu tả. Lớp 7 tổng số tiết Tập làm văn là.với 2 kiểu bài chính biểu cảm và nghị luận. Lớp 8 tổng số tiết Tập làm văn là.học sinh được học và rèn luyện về kiểu bài twk sự (nâng cao hơn so với lớp 6) và 2 kiểu bài thuyết minh, nghị luận. Lớp 9 học sinh học .tiết về Tập làm văn về tự sự, thuyết minh (nâng cao hơn) và nghị luận. Như vây, chúng ta thấy phân môn Tập làm văn trong chương trình Ngữ văn cấp THCS đã xây dựng nội dung theo cấu trúc đồng tâm, có lặp lại, (nâng cao) ở các lớp khác nhau. Ví dụ: Văn nghị luận học ở cả ba lớp 7,8,9. Tuy nhiên sự lặp lại ở vòng 2 (lớp 8,9) là theo hướng kết hợp: Nghị luận gắn với thuyết minh, biểu cảm.Đây chính là điều kiện thuận lợi cho học sinh nâng cao khả năng nhận thức và kĩ năng , kĩ xảo thực hành tạo lập các kiểu văn bản. Đặc biệt là văn nghị luận giúp học sinh rèn luyện các thao tác nghị luận như giải thích, chứng minh, phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận qua các kiểu bài tự sự, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận (nghị luận văn học và nghị luận xã hội) mà còn giúp cho học sinh cách cảm thụ, phân tích đánh giá một áng văn, áng thơ, những nhân vật trong tác phẩm văn chương. Việc rèn luyện kiểu bài này rất cần thiết cho học sinh khi làm các bài kiểm tra, bài thi học kỳ . Bài nghị luận xã hội rèn luyện cho học sinh cách nhìn nhận, kiến giải, trình bày những ý kiến riêng về một vấn đề tư tưởng đạo lý hoặc một vấn đề xã hội đáng quan tâm. Việc rèn luyện kiểu bài này không chỉ cần cho học sinh khi làm các bài kiểm tra, bài thi mà còn cần cho người học khi vào đời. Bởi vì trong cuộc sống, dù làm bất cứ công việc gì, ở bất kỳ lĩnh vực nào, mỗi người cũng có lúc phải trình bày ý kiến riêng của mình về một vấn đề xã hội.

 

doc 18 trang Chí Tường 21/08/2023 4740
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo biện pháp Rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 8

Báo cáo biện pháp Rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 8
một hiện tượng đời sống: Là dạng đề bàn về một hiện tượng, con người, sự việc có thật trong cuộc sống ở mọi phương diện, mọi khía cạnh của nó.
Nghị luận bàn về một vấn đề xã hội được đặt ra trong tác phẩm văn học: Là dạng đề bàn về một vấn đề như tư tưởng đạo lí hay một hiện tượng đời sống đáng ca ngợi hay lên án.
Nhìn chung, cả ba dạng đề này đều đòi hỏi người viết phải huy động những vốn hiểu biết của mình về đời sống xã hội để phân tích, lí giải, chứng minh sao cho lô gic và thuyết phục. 
II. THỰC TRẠNG DẠY HỌC LÀM VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 8 HIỆN NAY	
	 Nghị luận xã hội là một loại văn bản không có gì xa lạ trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn THCS, nhưng lâu nay chưa được chú ý đúng mức trong các kì thi, kiểm tra, đánh giá. Với chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn mới, nghị luận xã hội đã được chú ý một cách toàn diện hơn. Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và dạy học Ngữ văn 8, tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn nhất định.
	1. Thuận lợi
Trong chương trình Ngữ văn lớp 8, số lượng các bài kiểm tra ra vào các dạng đề nghị luận xã hội chiếm số lượng khá cao (Học kì II có 2/5 bài kiểm tra và 1 bài kiểm tra tổng hợp cuối kì cũng ôn tập vào dạng đề này). 
Bên cạnh đó, trong chương trình Ngữ văn lớp 8, có ba dạng đề nghị luận xã hội học sinh thường gặp là: Nghị luận về một tư tưởng đạo lý, nghị luận về một hiện tượng đời sống, nghị luận về một vấn đề xã hội được đặt ra trong tác phẩm văn học. Và trên thực tế giảng dạy cho thấy, học sinh thực sự có hứng thú với các dạng đề này. Bởi trong quá trình giải quyết vấn đề, học sinh được trình bày suy nghĩ riêng của bản thân. Ngoài ra, các em được biết thêm nhiều câu danh ngôn, câu thơ, câu văn hay, được hiểu biết thêm những vấn đề về cuộc sống muôn màu, được bồi dưỡng thêm về phẩm chất đạo đức, được rèn luyện thêm các kĩ năng làm văn Mặt khác, các dạng đề nghị luận xã hội thường dễ phân tích, chứng minh. Từ đó tạo thêm hứng thú cho các em trong quá trình làm văn nói riêng và học tập bộ môn Ngữ văn nói chung.
	2. Khó khăn
Các dạng đề nghị luận xã hội thường là đề mở với những kiến thức đề cập đến vô cùng phong phú đa dạng. Điều này cũng khiến nhiều học sinh gặp lúng túng và cảm thấy khó khăn khi làm bài. Nguyên nhân chủ yếu do các em chưa biết cách tìm hiểu đề, chưa nắm vững kĩ năng làm bài, chưa có vốn sống thực tế, học sinh phải tự suy nghĩ, không chép được từ các tài liệu có sẵn. Từ đó dẫn đến số lượng các bài kiểm tra đạt chất lượng còn thấp, khiến cho các em có tâm lí chán nản, không yêu thích học tập bộ môn Ngữ văn dẫn đến kết quả tổng kết của bộ môn này chưa thực sự cao.
III. CÁCH THỨC TỔ CHỨC CÁC NỘI DUNG, BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI CHO HỌC SINH LỚP 8
Để rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 8, chúng tôi tiến hành theo những nội dung bịên pháp sau:
Nội dung biện pháp (ND-BP) thứ nhất: Giúp học sinh hiểu đúng từ ngữ trong đề văn nghị luận xã hội
Đề văn nghị luận xã hội, đặc biệt là đề nghị luận về một tư tưởng đạo lý, có những từ ngữ tuy không khó, nhưng nếu học sinh hiểu không đúng, bài văn sẽ bị lệch hướng, lạc đề.
Những từ ngữ như lý tưởng, mục đích, hoài bão, ước mơthường học sinh có hiểu, nhưng khó diễn đạt thành ý mạch lạc. Trong trường hợp này, giáo viên nên hướng dẫn học sinh tra từ điển tiếng Việt hoặc từ điển Hán Việt để hiểu nghĩa gốc của từ ngữ
VD1: Nhà văn Nga L.Tôn-xtôi nói: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”. Từ câu nói trên, em hãy nêu suy nghĩ về vai trò của lí tưởng trong cuộc sống con người.
Để làm tốt đề này, học sinh cần hiểu đúng nghĩa của từ “lý tưởng” mới có thể giải thích, phân tích, chứng minh đúng hướng. Dựa theo từ điển, “lý tưởng” được hiểu là:
Lý tưởng: điều tốt đẹp xuất hiện trong tâm trí con người, do con người tưởng tượng, mong muốn 
Lý tưởng: khái niệm diễn tả một vẻ đẹp tuyệt vời, một hình ảnh hoàn hảo (VD: người yêu lý tưởng, chỗ ở lý tưởng)
Lý tưởng sống: quan niệm về lối sống tốt đẹp, toàn thiện mà con người ước mơ, khao khát kiếm tìm, xây dựng. nỗ lực phấn đấu để đạt tới (VD: Lý tưởng sống của tuổi trẻ)
Sau khi tìm được các nghĩa của từ “lý tưởng”, học sinh cần phải dựa vào văn cảnh, cụ thể là dựa vào câu nói của L. Tôn-x tôi để lựa chọn nghĩa từ phù hợp. Trên cơ sở đó mới tiến hành làm bài đi đúng hướng.
VD2: Giải thích và bình luận quan điểm sau đây của UNESCO về giáo dục: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình”
Đây là quan điểm do UNESCO đề xướng, khái quát 4 trụ cột giáo dục, học sinh cần giải thích đúng ý nghĩa 4 trụ cột giáo dục ấy
Học để biết: (Learning to know) học để hiểu biết về thế giới chung quanh, phát triển các kỹ năng nghề nghiệp, biết cách giao tiếp với mọi người, khám phá khoa học, phát huy kỹ năng tập trung, ghi nhớ và năng lực tư duy. 
Học để làm: (Learning to do): học để vận dụng những kiến thức lý thuyết vào thực tế cuộc sống, đáp ứng được nhiều đòi hỏi trong công việc, có khả năng phân tích, thiết kế, tổ chức 
Học để chung sống và hợp tác: (Learning to live together) Bạo lực thường chi phối cuộc sống trong thế giới đương đại Người học cần được tạo điều kiện, cơ hội để đến với các dự án hợp tác, tham gia vào các hoạt động xã hội , học được các phương pháp giải quyết mâu thuẫn, hiểu được sự đa dạng của con người. 
Học để khẳng định mình, học để làm người (Learning to be) người học cần được phát triển toàn diện: về nhân cách, trí tuệ và thể lực, sự thông minh và tình cảm phong phú., óc tự lập, phương pháp phê bình, đánh giá, khả năng đưa ra những quyết định đúng đắn trong những tình huống khác nhau của cuộc sống...Người học cần trở nên một thành viên tốt của gia đình, xã hội, nhà sản xuất, nhà phát minh, sáng tạo dựa trên cơ sở kiến thức cá nhân và những mối quan hệ cộng đồng
VD3: Bàn về vấn đề sự cần thiết phải có lòng vị tha trong cuộc sống
Học sinh thường hiểu khái niệm “vị tha” là “tha thứ”, khi viết bài văn chỉ bàn về một vấn đề là phải tha thứ cho người khác. Cách hiểu này chỉ đúng một phần, vì “vị tha” có nghĩa là vì người khác, không vị kỷ. 
Giáo viên có thể liên hệ thêm cho học sinh hiểu nghĩa từ “vị tha” một cách lý thú, bằng cách ôn lại kiến thức các em đã học 
Vị có nghĩa là vì, như trong quan điểm “nghệ thuật vị nghệ thuật’ của các nhà văn lãng mạn và “nghệ thuật vị nhân sinh” của các nhà văn hiện thực phê phán trước năm 1945 qua một số tác phẩm “Tắt đèn”, “Thời thơ ấu” và các nhà văn lãng mạn sau này các em sẽ học.
Tha có nghĩa là khác. Như trong các từ ngữ “Tha hương”, “Tha nhân”. Liên hệ với câu thơ đã học của Đỗ Phủ: “Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ” (Thu hứng)
2. Nội dung biện pháp (ND-BP) thứ hai: Xây dựng hệ thống câu hỏi tìm ý
 	Học sinh cần biết cách đặt ra những câu hỏi cho một đề Văn nói chung và đề văn nghị luận xã hội nói riêng. Câu hỏi có thể do các nhóm tự đặt ra, trao đổi trong lớp, tương ứng với các phần của một bài nghị luận xã hội. Câu hỏi cũng có thể do giáo viên gợi ý, học sinh tìm tài liệu. Hệ thống câu hỏi sẽ rất cần thiết cho những đề buộc phải tìm tòi tư liệu, dẫn chứng từ trên mạng Internet hoặc trong sách báo. 
VD1: Bàn về câu nói của M. Go-rơ-ki: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”(SGK Ngữ văn 8/ Tr85)
Với đề bài này, học sinh có thể đặt ra một số câu hỏi tìm ý như sau:
Sách là gì?
Tại sao sách lại là nguồn kiến thức?
Có phải tất cả mọi quyển sách đều là nguồn kiến thức không?
Tại sao chỉ có kiến thức mới là con đường sống?
Có những tấm gương nào yêu sách? 
Có phải tất cả mọi người đều yêu quý và biết giá trị của sách không?
Bản thân em đã và đang làm gì để yêu sách?
VD2: Bàn về vấn đề tiết kiệm, bảo tồn năng lượng
Một số câu hỏi
Năng lượng là gì?
Những nguồn năng lượng đang được con người sử dụng?
Vì sao cần tiết kiệm, bảo tồn năng lượng?
Những cách tiết kiệm, bảo tồn năng lượng có hiệu quả?
Bản thân bạn đã làm gì để góp phần tiết kiệm, bảo tồn năng lượng
3. Nội dung biện pháp (ND-BP) thứ ba: Giúp học sinh nhận ra các dạng đề văn nghị luận xã hội
Trước khi hướng dẫn học sinh lập dàn ý cho một đề văn nghị luận xã hội cụ thể, học sinh cần phân biệt được ba dạng đề, vì ba dạng này sẽ có những yêu cầu khác biệt.
Để giúp học sinh nhận ra các dạng đề một cách dễ dàng, hứng thú, giáo viên có thể cung cấp cho học sinh một trang đề văn nghị luận xã hội sẽ được thực hiện trong suốt học kỳ. Trang đề có thể chia sẵn thành nghị luận về tư tưởng đạo lý, nghị luận về hiện tượng đời sống, nghị luận về một vấn đề được đặt ra trong tác phẩm văn học. Trang đề cũng có thể là tập hợp của các dạng đề khác nhau để học sinh nhận dạng, thực hành.
ĐỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
Nghị luận một vấn đề tư tưởng đạo lý: 
Trình bày suy nghĩ của em về những lời khuyên sau:
 Nói về chuyện học, tục ngữ có câu: ‘Học thầy không tày học bạn”, lại có câu: “Không thầy đố mày làm nên”. Em suy nghĩ như thế nào trước những lời khuyên này?
 Học ở trường và học từ cuộc sống, học cách nào quan trọng hơn?
Những con đường để làm giàu trí tuệ cho bản thân mình.
 Câu nói của M. Go-rơ-ki: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống” gợi cho em suy nghĩ gì? (SGK Ngữ văn 8/ Tr85)
 Thế nào là một người bạn chân chính?
 Nghĩ về sức mạnh tinh thần?
 Nghĩ về câu tục ngữ: “Thương người như thể thương thân” (tục ngữ) và phẩm chất cao đẹp của chủ tịch Hồ Chí Minh: “Nâng niu tất cả chỉ quên mình” (Tố Hữu).
 Tuổi trẻ và tương lai đất nước. (SGK Ngữ văn 8/ Tr128)
 Văn học và tình thương (Gợi ý: Chứng minh rằng văn học của dân tộc ta luôn ca ngợi những ai biết “thương người như thể thương thân” và nghiêm khắc phê phán những kẻ thờ ơ, dửng dưng trước người gặp hoạn nạn) 
(SGK Ngữ văn 8, tập 2/ Tr 128)
 Hãy giữ vững truyền thống yêu thương con người của dân tộc ta. Và đừng bao giờ làm ngơ trước đồng loại của mình. (Nguyễn Hoa)
 “Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học” (Tục ngữ Việt Nam)
“Con đường học vấn dài lâu- Tìm đi lối tắt dễ đâu mà thành” (Ngạn ngữ Nhật)
Nghị luận về một hiện tượng đời sống
 Hãy nói “không” với các tệ nạn. ( Đề bài TLV số 7, SGK Ngữ văn 8, tập 2/ Tr 128)
Mối quan hệ giữa tiền bạc và hạnh phúc.
 Ô nhiễm môi trường: không phải chỉ có ở thành phố.
 Bạn có thích học lịch sử?
 Đội mũ bảo hiểm đi trong thành phố.
 Game online tốn thời gian và vô bổ, em nghĩ sao?
 Ăn mặc có nói lên cá tính của bạn?
 Nhiều bạn trẻ hiện nay đang ngày càng không thích đọc sách.
 An toàn thực phẩm hay tặc lưỡi cho qua?
Hiện tượng vô cảm trong xã hội hiện nay?
Tai nạn giao thông – hậu quả, nguyên nhân và hướng khắc phục.
Mặc áo dài truyền thống đến trường hay mặc đồng phục mới?
Vấn đề ô nhiễm môi trường.
Ô nhiễm tiếng ồn....
III. Nghị luận về một vấn đề xã hội được đặt ra trong các tác phẩm văn học
 1. Dựa vào các văn bản “Chiếu dời đô” và “Hịch tướng sĩ”, hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của người lãnh đạo anh minh như Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đối với vận mệnh đất nước. (Đề bài TLV6, SGK Ngữ văn 8, tập 2/ Tr 85)
 2. Từ bài “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa “học” và “hành”. (Đề bài TLV6, SGK Ngữ văn 8, tập 2/ Tr 85).
 3. Từ văn bản “Nước Đại Việt ta”, hay nêu suy nghĩ của em về tinh thần yêu nước của tuổi trẻ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước ngày nay. 
4. Nội dung biện pháp (ND-BP) thứ tư: Mô hình hóa dàn ý bài văn nghị luận xã hội.
Trong các bước viết bài văn thì lập dàn ý là một khâu quan trọng. Học sinh có thể “chơi trò sắp xếp thứ tự các luận điểm trong bài văn” nhưng thường sự ngẫu hứng của học sinh hay dẫn đến chỗ bị mất điểm nếu không đáp ứng các yêu cầu của đáp án, giáo viên nên định hướng sẵn cho các em những mô hình bài văn nghị luận xã hội để các em viết theo đúng dàn ý khi làm bài hoặc khi đi thi.
 Khi định hướng sẵn các dàn ý này, giáo viên vẫn cần khuyến khích các em bày tỏ những suy nghĩ của mình một cách tự nhiên, sáng tạo, một sự sáng tạo trong những khuôn mẫu định sẵn. Cụ thể, giáo viên cần giới thiệu cho học sinh cấu trúc của từng dạng bài văn nghị luận xã hội bởi mỗi dạng bài thường có cấu trúc và các bước tiến hành khác nhau. Việc giới thiệu để học sinh nắm được cấu trúc từng dạng bài này rất có ích bởi từ đó, học sinh có thể dễ dàng nhận biết và tiến hành làm bài thuần thục mà không hề có bất kì một trở ngại nào.
4.1. Cấu trúc bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí.
Mở bài: Giới thiệu ý có liên quan đến câu danh ngôn trong đề để dẫn dắt vào vấn đề . (Đề bài có câu trích thì ghi lại nguyên văn câu trích (cả xuất xứ nếu có). Đề bài không có câu trích thì nêu ý của đề )
Thân bài: Gồm các luận điểm sau:
Giải thích từ ngữ
2. Bàn luận, đánh giá:
- Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề
- Phê phán những biểu hiện sai lệch.
(Dẫn chứng từ thực tế cuộc sống, từ văn học)
3. Liên hệ, rút ra bài học nhận thức và hành động.
Kết bài: Khái quát lại vấn đề, mở rộng, nâng cao.
VD: Trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói sau đây của một nhà văn Nga: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc cực, mà là nơi không có tình thương’
MB: Nêu câu thơ Tố Hữu: “Còn gì đẹp trên đời hơn thế, Người yêu người sống để yêu nhau’- Dẫn vào vấn đề tình thương- Nêu câu danh ngôn trong đề
TB:
Giải thích câu nói: 
Bắc cực là nơi lạnh giá, không nắng ấm, băng tuyết bao phủ bốn mùa, thời tiết khắc nghiệt
Tình thương là tình cảm giữa con người với con người, là sự đoàn kết chia sẻ, đùm bọc nhau, danh cho nhau những gì tốt đẹp nhất, đem đến cho tâm hồn con người sự ấm áp, hạnh phúc
Nơi nào không có tình yêu thương, nơi ấy còn lạnh hơn cả Bắc cực. Câu nói so sánh cái lạnh của thiên nhiên và cái lạnh của lòng người, để khẳng định tầm quan trọng của tình thương
Bàn luận, đánh giá: (lấy dẫn chứng từ thực tế và trong các tác phẩm văn học).
Bắc cực dù là nơi lạnh giá vẫn có sự sống, vẫn có con người và nhiều loài sinh vật khác
Nơi thiếu tình thương là nơi lạnh nhất vì ở đó, con người cảm thấy cuộc sống không còn có ý nghĩa, con người sẽ cô đơn, tuyệt vọng, thậm chí cảm thấy chết còn hạnh phúc hơn sống trong địa ngục trần gian
Một câu nói đúng đắn, nêu cao vai trò của tình thương 
Tình thương là hạnh phúc của con người, quà tặng lớn lao mà con người cần trao cho nhau, để cuộc sống có ý nghĩa.
Liên hệ, rút ra bài học nhận thức và hành động về tình thương
KL: Khái quát lại vấn đề, mở rộng nâng cao.
4. 2. Cấu trúc bài văn nghị luận về hiện tượng đời sống.
Mở bài: Giới thiệu ý có liên quan để dẫn vào hiện tượng. 
Thân bài: Gồm các luận điểm sau
Giải thích về hiện tượng (nếu cần)
Thực trạng, biểu hiện của hiện tượng
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng
Lợi ích/ Tác hại của hiện tượng
Đề xuất các giải pháp
=> Lấy dẫn chứng trong học tập và trong đời sống.
Kết bài: Bài học nhận thức và hành động của bản thân
VD: Nói “không” với tệ nạn ma túy
I.Mở bài: 
 - Đất nước chúng ta đang trên con đường công nghiệp hoá,hiện đại hóa để tiến tới 1 xã hội công bằng dân chủ văn minh. Để làm được điều đó,chúng ta phải vượt qua các trở ngại,khó khăn.Một trong những trở ngại đó là các tệ nạn xã hội.Và đáng sợ nhất chính là ma tuý. 
II.Thân bài 
1. Giải thích
 - Thế nào là tệ nạn xã hội? Tệ nạn xã hội là những hành vi sai trái, không đúng với chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức,pháp luật,gây ảnh hưởng nghiêm trọng.
 - Ma tuý là một chất gây nghiện có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp.khi ngấm vào cơ thể con ngưòi,nó sẽ làm thay đổi trạng thái, ý thức,trí tuệ và tâm trạng của người đó,khiến ngưòi sử dụng có cảm giác lâng lâng,không tự chủ được mọi hành vi hoạt động của mình, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ. 
* Thực trạng, biểu hiện
 - Tình hình 1 bộ phận giới trẻ sử dụng ma túy rất phổ biến
* Hậu quả
 - Vì đây là 1 tệ nạn có ảnh hướng xấu đến môi trường sống, đến đời sống khoa học,chính trị, xã hội. Nghiện ma tuý khiến cho 1 người u mê, tăm tối; từ 1 người khoẻ mạnh trở nên bệnh tật. 
 - Người nghiện ma tuý sức khoẻ yếu dần, không có khả năng lao động, trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội.
 - Làm mất vẻ mỹ quan,văn minh lịch sự của xã hội. 
 - Ma tuý cũng chính là con đường dễ dàng đi đến những căn bệnh nguy hiểm dễ lây lan như:HIV/AIDS,lao phổi... 
 Khiến cho an ninh,trật tử bất ổn,tội phạm gia tăng,làm hư hỏng nhiều thế hệ, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế đất nước về mọi mặt: an ninh,quốc phòngKhi đã mắc vào tệ nạn này sẽ không thể rút ra được. 
* Nguyên nhân: 
 - Bạn bè rủ rê, đua đòi, không chịu khó học hành.
 - Lười lao động
* Giải pháp: 
 Hãy tránh xa với ma tuý bằng mọi cách,mọi người nên có ý thức sống lối sống lành mạnh,trong sạch,không xa hoa,luôn tỉnh táo , đủ bản lĩnh để chống lại mọi thử thách,cám dỗ của xã hội. 
 - Nhà nước cần phải có những hình thức xử phạt nghiêm khắc,triệt để đối với những hành vi tàng trữ,buôn bán vận chuyển trái phép ma tuý. 
 - Đồng thời cũng phải đưa những người nghiện vào trường cai nghiện,tạo công ăn việc làm cho họ,tránh những cảnh " nhàn cư vi bất thiện",giúp họ nhanh chóng hoà nhập với cuộc sống cộng đồng,không xa lánh,kì thị họ. 
 - Tham gia các hoạt động truyền thống tệ nạn xã hội. 
KB: Rút ra bài học, liên hệ bản thân. 
	4.3. Cấu trúc bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội được đặt ra trong tác phẩm văn học.
Mở bài: Giới thiệu, dẫ dắt vấn đề cần phân tích.
Thân bài: Gồm các luận điểm sau
 	1. Giới thiệu và phân tích
	2. Nghị luận về vấn đề xã hội được đặt ra trong tác phẩm.
Kết bài: Bài học nhận thức và hành động của bản thân
VD: Từ bài “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa “học” và “hành”. (Đề bài TLV6, SGK Ngữ văn 8, tập 2/ Tr 85).
MB: Dẫn dắt giới thiệu vấn đề cần nghị luận
TB: Gồm các luận điểm sau
	1. La Sơn Phu Tử bàn về mục đích của việc học chân chính ; muốn học tốt cần có phương pháp học phù hợp.
	2. Bàn về mối quan hệ giữa « học » và « hành »
- Học phải luôn đi đôi với hành
- Học lí thuyết là cơ sở để thực hành tốt
- Thực hành mà không có lí thuyết sẽ không có cơ sở nền tảng dẫn đến việc thực hành gặp khó khăn.
-> mối quan hệ hai chiều gắn bó chặt chẽ với nhau.
KB : Liên hệ, rút ra bài học bản thân.
Nguồn dẫn chứng phong phú nhất cho bài văn nghị luận xã hội là Internet, với rất nhiều sự kiện, câu chuyện, danh ngôn, bài viết tham khảo, bài học giáo dục đạo đức, các slideshow có hình ảnh màu sắc đẹp mắt và nhiều câu danh ngôn thú vị	
Trong thực tế, nhiều học sinh chưa thể tiếp cận với nguồn dẫn chứng phong phú này vì nhiều lý do: Phụ huynh không cho vào mạng, vì sợ con em nghiện game online, gia đình các em chưa có điều kiện nối mạng, bản thân các em không có thời gian
Vì vậy, giáo viên sẽ là người hướng dẫn học sinh tìm dẫn chứng. Có thể chia nhóm học sinh tìm tư liệu, cử nhóm trưởng là những em có điều kiện truy cập Internet. Có thể giáo viên lấy tư liệu từ mạng về trình chiếu cho học sinh
Tư liệu dẫn chứng do giáo viên sưu tầm có thể cung cấp cho học sinh qua các tiết dạy Văn, hoặc tiết sinh hoạt chủ nhiệm ( nếu giáo viên chủ nhiệm là giáo viên Văn của lớp), hoặc tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp (HĐNGLL).
VD: Khi dạy về “Chiếu dời đô” và “Hịch tướng sĩ”, giáo viên có thể cung cấp cho học sinh một số mẩu chuyện tư liệu nói về chiến công và đóng góp của hai nhân vật lịch sử này đối với vận mệnh đất nước, về tầm nhìn chiến lược những người lãnh đạo anh minh 
Trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm hoặc tiết HĐNGLL, giáo viên có thể trình chiếu một Slideshow về bài học đạo đức, cuộc sống
 Cũng có thể photo cho học sinh một trang câu danh ngôn mang ý nghĩa giáo dục để thảo luận. Cách làm này rất có ích cho học sinh, đặc biệt là với những đối tượng học sinh không mấy hứng thú với việc học văn.
6. Nội dung biện pháp (ND-BP) thứ sáu: Đưa đề văn nghị luận xã hội vào Đề cương ôn tập cuối học kì.
Đây là điều cần thiết với học sinh khối 8, vì nó là nền tảng để các em có thể học tốt Ngữ văn 9 đồng thời giúp các em làm quen dần với cấu trúc đề thi kiểm tra, đề thi học kì do Phòng giáo dục ra đề. Đặc biệt, với một số em học tốt và đang ôn luyện đội tuyển HSG thì đây sẽ là những dạng đề giúp các em ôn tập và làm quen dần, không còn bỡ ngỡ khi bắt gặp những đề thi dạng nghị luận xã hội.
VD: 1 đ

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_ren_luyen_ki_nang_lam_van_nghi_luan_xa_hoi.doc