Báo cáo biện pháp Phương pháp dạy kiến thức giải phẫu hình thái môn Sinh học 8

Để thực hiện tốt nghị quyết trung ương II khoá VII & nghị quyết trung ương II khoá VIII tháng 12/ 1996 về việc đổi mới phương pháp dạy học với mục đích: phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh:

- Bồi dưỡng phương pháp tự học.

- Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vàothực tiễn.

- Tác động đến tình cảm đêm lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh.

 Qua việc thực hiện thay sách giáo khoa các lớp khối THCS là một bước ngoặt, bước tiến mới trong công cuộc đổi mới nền giáo dục nước ta, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Muốn vậy đòi hỏi người thầy phải đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với nhu cầu đổi mới giáo dục. Để góp phần thực hiện mục tiêu “Đào tạo học sinh thành những con người năng động, độc lập, sáng tạo tiếp thu được những tri thức khoa học, kĩ thuật hiện đại, biết vận dụng tìm ra các giải pháp hợp lí cho vấn đề trong cuộc sống của bản thân & của xã hội”. Bộ môn sinh học cũng như các bộ môn khác ở THCS đang cố gắng đổi mới phương pháp dạy học.

 Thông qua các giờ dạy hoặc khi tiếp xúc với học sinh trong các buổi trò truyện tôi thấy học sinh đa số ham học hỏi thích tự mình tìm ra điều mới lạ hay khi trả lời tìm ra đượckiến thức mới các em rất vui sướng, niềm vui sướng ấy thể hiện trên khuôn mặt đầy tự hào của các em. Đọc được suy nghĩ đó của các em, trong quá trình giảng dạy, đặc biệt là những năm gần đây tôi đã không ngừng tìm tòi cải tiến phương pháp dạy học. Một trong những phương pháp mà tôi cảm thấy tâm đắc và đem lại kết quả bước đầu là: “Phương pháp dạy kiến thức hình thái giải phẫu”. Qua các giờ dạy áp dụng phương pháp này bộ môn sinh học nói chung và môn sinh học 8 nói riêng, tôi được đại đa số học sinh ủng hộ đã tạo được niềm vui, niềm say mê, hứng thú học tập cho các em. Thông qua việc cải tiến này giúp các em tự học tự chiếm lĩnh tri thức khoa học.

 

doc 17 trang Chí Tường 21/08/2023 2780
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo biện pháp Phương pháp dạy kiến thức giải phẫu hình thái môn Sinh học 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Phương pháp dạy kiến thức giải phẫu hình thái môn Sinh học 8

Báo cáo biện pháp Phương pháp dạy kiến thức giải phẫu hình thái môn Sinh học 8
 em tập dượt, làm quen với các phương pháp nghiên cứu nói riêng, phương pháp nhận thức nói chung, đặc biệt là kết hợp với các yếu tố nêu và giải quyết vấn đề.
	Bên cạnh quan sát và làm thí nghiệm được sử dụng trong nhóm phương pháp trực quan và thực hành thì phương pháp đàm thoại tìm tòi trong nhóm phương pháp dùng lời cũng được vận dụng phổ biến trong dạy học sinh học 8.
II. Mục đích nghiên cứu.
	Giúp cho giáo viên & học sinh có phương pháp dạy học cho phù hợp với phương pháp đổi mới dạy và học của bộ giáo dục đã ban hành thực hiện trên phạm vi cả nước. 
III. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu. 
	Đối tượng là học sinh lớp 8 thời gian thực hiện từ tháng 10 năm 2003 trong môn sinh học.
	Nhiệm vụ nghiên cứu: phương pháp dạy bài kiến thức hình thái giải phẫu môn sinh học 8. 
IV. phương pháp và tài liệu nghiên cứu.
1. Phương pháp.
- Tìm hiểu tài liệu.
- Toạ đàm trao đổi với giáo viên trong tổ.
- Dự giờ giáo viên khá, giỏi học tập, rút kinh nghiêm.
- Tổng hợp và lựa chọn viết.
2. Tài liệu nghiên cứu.
- Phương pháp dạy kiến thức giải phẫu hình thái môn sinh học 8.
- Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS.
- SGK, SGV và một số tài liệu tham khảo khác.
V. Lịch sử của vấn đề.
	Đây là một trong những nội dung được nhiều giáo viên nghiên cứu ở những mức độ khác nhau và họ cũng được những kết quả nhất định. Song việc thực hiện đật được kết quả như thế nào tuỳ thuộc vào từng người giáo viên.
	Bản thân tôi không có tham vọng đi sâu và nghiên cứu tất cả chương trình sinh học các khối, lớp mà chỉ bước đầu tìm hiểu “ phương pháp dạy kiến thức giải phẫu hình thái môn sinh học 8”
Phần II: Nội dung – phương pháp
Chương I: Lí luận chung
	Chương trình sinh học 8 nghiên cứu về giải phẫu sinh lí người có nhiều điểm giống với thú, vì ở thú có nhiều đặc điểm câú tạo & hoạt động sinh lí tương đồng & giống với con người, do đó các em dễ tìm, dễ quan sát và tiến hành thử nghiệm. đó là một thuận lợi cho cả giáo viên & học sinh trong đổi mới cách dạy học & đổi mới cách học. 
	Khi xem xét xong cơ sở để tiến hành đổi mới phương pháp dạy học bằng các phương pháp tích cực, tôi tiến hành tìm hiểu & xác định
1. Đối với giáo viên và học sinh .
	Lúc này giáo viên không còn là người chỉ truyền đạt tri thức cho học sinh mà còn là người tổ chức, hướng dẫn học sinh tự tìm tòi chiếm lĩnh tri thức môn sinh học. Muốn đạt được như vậy bài soạn không chỉ thiết kế công việc của thầy mà chủ yếu thiết kế hoạt động học tập của trò ( như làm thí nghiệm, quan sát mẫu vật, thu thập & xử lí số liệu, vẽ hình, làm bài tập ... ). Khi lên lớp người thầy phải là huấn luyện viên, giao nhiệm vụ hướng dẫn học sinh thực hiên các hoạt động học tập. Lúc này người thầy chỉ uốn nắn khi học sinh thực sự gặp khó khăn & đóng vai trò làm trọng tài cho cuộc tranh luận của các em. 
Còn đối với học sinh. Để học sinh chủ động và tích cực tự lực chiếm lĩnh chi thức sinh học các em cần phải đạt được.
Tạo nhu cầu nhận thức có mong muốn tìm hiểu các hiện tượng sinh học.
Tự lực tham gia vào các hoạt động học tập do giáo viên hướng dẫn.
Có điều kiện để bộc lộ khả năng tự nhận thức, tự bảo vệ ý thức của minh khi tranh luận.
Khuyến khích nêu thắc mắc nêu tình huống có vấn đề và tham gia giải quyết.
2. Đối với nội dung.
	Nội dung mỗi tiết học cần được lựa chọn kĩ, tránh tham lam để có đủ thời gian cho học sinh thực hiện hoạt động học tập. Với sách giáo khoa ngày nay dòi hỏi giáo viên cần biết chọn lọc kiến thức để có thể hướng dẫn học sinh cách học tránh tham lam hoặc thông báo tri thức một cách đơn thuần. 
Ngoài vở ghi tôi yêu cầu học sinh tham khảo mua các sách bài tập & có vở bài tập sinh học nhằm tăng cường hoạt động tự lực học tập của học sinh .
3. Đối với đồ dùng học tập. 
	Trong dạy học sinh học, đồ dùng học tập có vai trò quan trọng, nó vừa là nguồn cung cấp tri thức vừa là phương tiện giúp học sinh tìm tòi tri thức mới. Do đó việc tạo ra cách học tập thích hợp cho các tiết học là nhiệm vụ quan trọng của người thầy. Xác định rõ như vậy nên tôi đã lựa chọn đồ dùng học tập là những đồ dùng dễ kiếm, dễ sử dụng, dễ làm để từ đó có thể nhân nhanh ra số lượng lớn hoặc hướng dẫn học sinh tự làm được. 
	Trong quá trình giảng dạy tôi thấy một trong những phương pháp dạy học được chú ý trong quá trình cải tiến để tìm lại kết quả cao trong dạy các đơn vị kiến thức hình thái giải phẫu là quan sát tim tòi với các hình thức:
Một là hình thức học tập cá nhân: Mỗi cá nhân phải hoàn thành nhiệm vụ do tôi giao cho ghi trên phiếu học tập, hoăc trên phần bảng phụ & phải tạo ra được các sản phẩm cụ thể.
Hai là hình thức học tập theo nhóm: Tôi chia lớp thành từng nhóm, mỗi nhóm gồm số người bằng nhau. Cụ thể chia nhóm theo tổ học tập (giờ thực hành) hoặc theo từng bàn, hay hai bàn ghép với nhau (giờ học lý thuyết) mỗi nhóm thực hiện một loại nhiệm vụ hoặc cùng thực hiện một nhiệm vụ học tập, sau đó mỗi nhóm cử một đại diện báo cáo và bảo vệ kết quả đã đạt được của nhóm mình trước lớp. Hình thức này buộc các thành viên trong nhóm cùng hoạt động, cùng làm việc trao đổi thảo luận với nhau.
Chương II: Các biện pháp thực hiện cải tiến giảng dạy
1. Soạn bài học theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh.
Xác định kiến thức cơ bản của mỗi bài, lựa chọn những kiến thức cơ bản để có thể vận dụng các phương pháp dạy học, nhằm tích cực hoạt động của học sinh.
	Theo tôi muốn tổ chức cho học sinh họt động học tập tích cực để có thể tự mình tìm tòi, khám phá tri thức cần có thời gian, nếu tham kiến thức thì cuối cùng lại sa vào lối truyền thụ theo kiểu “áp đặt” buộc học sinh thụ động tiếp thu. Vì vậy việc đầu tiên khi soạn bài tôi thấp phải xác định kiến thức trọng tâm có thể hường dẫn học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức, những kiến thức khác có thể học sinh tự học theo SGK hoặc sử dụng phương pháp giảng giải ngắn gọn. Đối với những đơn vị kiến thức lớn, phức tạp có thể chia nhỏ chúng thành nhiều nhiệm vụ nhận thức rồi phân công các nhóm học sinh khác cùng nhau thực hiện trong cùng một thời gian. Làm như vậy vừa bảo đảm nội dung của bài, vừa bảo đảm yêu cầu dạy học sinh cách học trong hoàn cảnh hiện nay.
b. Xác định con đường thích hợp giúp học sinh tự tìm tòi phát hiện kiến thức theo lô gích của quá trình hình thành các kiến thức đó. Qua nhiều năm giảng dạy tôi thấy mỗi loại kiến thức cần có một cách tiếp cận phù hợp.
Kiến thức về đặc điểm hình thái và cấu tạo bên ngoài của các cơ quan & hệ cơ quan. Muốn giúp cho học sinh có thể tìm tòi phát hiện ra các kiến thức này cần phải tạo điều kiện cho các em được tự quan sát nhiều đối tượng mẫu vật, tiêu bản tranh ảnh .... Từ đó vận dụng các thao tác so sánh, phân tích tự tìm ra đặc điểm chung & riêng, các dấu hiệu bản chất & phân biệt giữa các đối tượng...
	Kiến thức về giải phẫu: Học sinh phải được tự tay mổ sẻ để xác định vị trí, thành phần cấu tạo của nó. Học sinh phải thể hiện được kết quả quan sát bằng hình vẽ, lời mô tả, hoặc ghi chú vào sơ đồ câm tên những bộ phận, phân tích mối quan hệ giữa cấu tạo & chức năng, từ đó tìm ra những kiến thức cần thiết về đối tượng cần nghiên cứu.
	Thiết kế một hệ thống các hoạt động học tập & xác định các hình thức tổ chức học tập để hướng dẫn học sinh tìm ra tri thức mới của bài học.
	Ví dụ: Khi tìm hiểu hoạt động “Bài bộ xương:|” với nội dung tìm hiểu các phần chính của bộ xương & chức năng của nó, tìm ra được điểm giống và khác nhau giữa xương tay và xương chân. Qua việc xác định được mục tiêu của hoạt động này tôi đã tiến hành những hoạt động học tập của học sinh và tổ chức thực hiện các hoạt động đó như sau:
Hoạt động của GV
PTNLHS
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV đưa mô hình bộ xương người yêu cầu HS quan sát mô hình:
+ Chỉ trên mô hình các phần chính của bộ xương.
- GV yêu cầu các HS quan sát H7.1 -> 7.3 nghiên cứu mục lệnh đề € và thảo luận nhóm hoàn thành yêu cầu lệnh đề đó.
- Một HS đại diện 1 nhóm báo cáo kết quả bằng câu hỏi sau:
? Bộ xương người chia làm mấy phần chính? Là những bộ phận nào?
? Bộ xương người có chức năng gì? tìm điểm giống và khác nhau giữa xương tay và xương chân?
- GV nhóm nào có ý kiến khác nhóm bạn? (yêu cầu bổ sung). Sau đó GV chuẩn hoá lại kiến thức để học sinh ghi bài
Năng lực quan sỏt, năng lực tư duy, thảo luận nhúm.
- HS lên bảng chỉ mô hình các phần chính của bộ xương. 
- Các HS còn lại quan sát, nhận xét bổ sung
- HS thảo luận nhóm theo yêu cầu.
- HS báo cáo kết quả các nhóm khác nghe nhận xét và bổ sung
- Các nhóm đưa ra ý kiến
c. Lập kế hoạch chuẩn bị đồ dùng cho tiết học.
	Giáo viên cần có kế hoạch chuẩn bị chu đáo đồ dùng học tập căn cứ vào dự kiến các hoạt động học tập & đôn đốc kiểm tra phát hiện kịp thời những khó khăn để có biện pháp khắc phục tránh tình trạng bị đông.
Các phương tiện khác:
+ Phiếu học tập: Gồm các bài tập giúp các em ghi lại kết quả quan sát các chi thức đã tìm tòi phát hiện trong tiết học.
+ Phiếu kiểm tra đánh giá tiết học do tôi chuẩn bị sẵn phát cho các nhóm thường là dưới hình thức câu hỏi trắc nghiệm, thông thường có 4 loại sau: 
Một là câu hỏi có nhiều lựa chọn gồm 2 phần “phần gốc” và phần “phần lựa chọn”
Phần gốc là một câu hỏi hay một câu hỏi bỏ lửng giúp học sinh làm bài có thể rõ câu trắc nghiệm ấy muốn hỏi gì để lựa chọn câu trả lời thích hợp.
Phần lựa chọn gồm nhiều lời giải đáp đó là lời giải đáp được dự định cho là đúng nhất, những lời giải còn lại là những “mồi nhử”. Điều quan trọng là làm sao cho những “mồi nhử” ấy đều hấp dẫn ngang nhau.
Hai là câu hỏi ghép đôi (câu trắc nghiệm nhiều cặp từ) ở dạng này học sinh làm bài phải lựa chọn câu nào, từ nào cho phù hợp nhất với câu hỏi trắc nghiệm đã cho.
Ba là câu hỏi đúng sai (loại câu hỏi trắc nghiệm đúng sai) cách lựa chọn được trình bày dưới dạng một câu phát biểu. Học sinh phải lựa chọn bằng cách chọn đúng (Đ) hay sai (S).
Ví dụ: Hãy đánh dấu (Đ) vào đầu trả lời mà em cho là đúng.
	Bắp cơ điển hình có cấu tạo : 
Sợi cơ có vân sáng, vân tối 
Bó cơ và sợi cơ.
Có màng liên kết bao bọc,hai đầu thon, giữa phình to
Gồm nhiều sợi cơ tập trung thành bó cơ
Cả a, b, c, d
Chỉ có c và d
* Bốn là câu hỏi điền khuyết dạng câu điền vào chỗ trống có thể sử dụng trong một số trường hợp sau: khi trả lời câu hỏi rất ngắn và tiêu chuẩn đúng sai là không rõ rệt, hay ta không tìm đủ số câu nhiều (mồi nhử) tối thiểu cần thiết cho loại câu nhiều lựa chọn.
	Bản thân tôi cũng phải chuẩn bị đầy đủ những phương tiện giúp học sinh thực hện các hoạt động học tập để kịp thời bổ sung nếu học sinh chuẩn bị thiếu và tôi cũng thực hiện các thí nghiệm để đối chiếu với kết quả của học sinh.
2. Xây dựng hệ thống bài tập.
Các dạng bài tập.
Một trong các dạng bài tập tôi thường sử dụng là:
Bài tập quan sát hình thái 
Bài tập giải phẫu
Bài tập sưu tầm thống kê
	Trong các dạng bài tập chú ý phối hớp vận dụng các thao tác tư duy của học sinh như: Đối chiếu, phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hoá
P hiếu học tập:
	Các dạng bài tập sinh học là nội dung chủ yếu của phiếu học tập sinh học. Bài tập cần soạn thật cô đọng & nên trình bày dưới dạng của bảng thống kê, so sánh: Các kiểu bài làm trắc nghiệm ..... bài so sánh, phân loại với các khoảng trống dành cho việc ghi nhận xết, đánh giá.... Phiếu học tập giúp ít nhiều cho việc thực hiện các yêu cầu đòi hỏi học sinh suy nghĩ nhiều hơn. Đồng thời nó cho phép tôi kiểm tra được kết quả & khối lượng công việc của học sinh. Để làm được công việc này tôi cũng cần phải chuẩn bị trước nội dung của phiếu rồi nhân bản để phát đến học sinh.
Sử dụng các dạng bài tập.
	Khi soạn bài tôi thấy cần lựa chọn bài tập phù hợp với nội dung & đối tượng học sinh, sắp xếp theo lô gích nhận thức. Để khi giải học sinh sẽ tiếp cận với tri thức mới.
3. Quá trính thực hiện một tiết lên lớp & một số thủ thuật sư phạm.
 	Tiết lên lớp là sự thực hiện kế hoạch đã được vạch ra trong bài soạn kết hợp với sự điều chỉnh cho phù hợp vói những đối tượng học sinh ở các lớp cụ thể:
	 Mỗi loại bài có những bước đi chung nhất, có tính chất quy trình mà theo tôi các giáo viên cần lưu ý khi thực hiện một tiết dạy.
Kiểm tra việc thực hiện một tiết học của học sinh.
	Việc thực hiện, kiểm tra sẽ giúp giáo viên có thể chủ động thực hiện bài soạn, kịp thời bổ sung phần học sinh chuẩn bị thiếu, hoặc điều chỉnh hình thức hoạt động dạy học cho phù hợp.
	Cần động viên những ưu điểm và nghiêm khắc nhắc nhở những thiếu sót để tạo cho HS có thói quen chuẩn bị đầy đủ dễ dàng học tập cho tiết học.
Nêu vấn đề vào bài.
	Nếu nêu vấn đề hấp dẫn sẽ kích thích tính tò mò, ham hiểu biết của HS tạo ra cho các em nhu cầu muốn tìm tòi phát hiện tri thức, từ đó HS sẽ tham gia tích cực, tự giác vào các hoạt động học tâp.
Hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động học tập để tìm tòi tri thức mới.
	Bằng lời giải thích ngắn ngọn người thầy cần nêu rõ:
Thứ tự các loại hoạt động mà học sinh phải thực hiện.
Mục đích của hoạt động và yêu cầu sản phẩm cần đạt.
Hình thức tổ chức để thực hiện các hoạt động.
Cách bố trí chỗ ngồi và thời gian thực hiện các hoạt động.
Theo dõi hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động học tập.
	Yêu cần đạt của người theo dõi bảo đảm cho học sinh được tự lực, chủ động, hoạt động tự bộc lộ khả năng nhận thức dù có sai sót. Tôi chỉ gợi ý trong trường hợp HS thực sự tỏ ra lúng túng hoặc đã làm lạc hướng.
	Trong tiết dạy tôi thấy cần bao quát lớp để nắm được trình độ nhận thức của HS qua hoạt động học tập. Sớm phát hiện những thắc mắc và những tình huống mới nảy sinh để có thể chủ động khi tổng kết hoạt động.
Hướng dẫn HS trao đổi, thảo luận kết quả học tập (về những nhận xét kết luận đã rút ra). Trong quá trình hướng dẫn cần chú ý thực hiện: 
	- Tạo điều kiện để HS phát biểu hết các loại ý kiến khác nhau.
	- Cần hướng dẫn HS vào việc trao đổi kỹ những khía cạnh còn sai hoặc thiếu.
	- Những ý kiến đúng của HS và những ý kiến sáng tạo cần được cho điểm đánh giá ngay. 
Dành đủ thời gian cho kết luận của bài, hướng dẫn bài tập về nhà và đánh giá cuối tiết học.
	Phần kiểm tra đánh giá cuối tiết học sẽ giúp cho HS tự đánh giá được trình độ nhận thức của mình. Đồng thời giáo viên phát hiện những thiếu sót để có thể tiếp tục giúp các em bổ sung trong tiết học sau hoặc những điểm giáo viên cần tự khắc phục.
	Trong phần hướng dẫn về nhà tôi thấy không thể thiếu được phần chuẩn bị cho tiết học sau. Mà muốn cho tiết học sau đạt kết quả cao thì phần chuẩn bị phải thật chu đáo.
	Làm được những điều trên thì chúng ta mới hoàn chủ động và có thể điều chỉnh kịp thời những tình huống cụ thể xảy ra và có thể yên tâm thực hiện được kế hoạch và phương pháp dạy kiến thức hình thái giải phẫu nói riêng và các đơn vị kiến thức của môn sinh học nói chung.
 Chương III: Ví dụ về phương pháp soạn giảng dạng bài hình thái giải phẫu
	Bước vào đầu năm học tôi nghiên cứu toàn bộ cấu trúc chương trình sinh học 8 và xem xét lại toàn bộ nội dung phân phối chương trình, để từ đó lựa chọn các bài có thể áp dung theo phương pháp này. phần nào có thể áp dụng được, phần không để từ đó chủ động trong công tác soạn giảng. Qua tìm hiểu tôi đã tìm ra được một số bài có thể áp dụng cho cả bài hoặc từng phần trong bài. Dưới đây tôi xin trình bày một ví dụ cụ thể.
	Ví dụ khi dạy tiết 17:
Tim và mạch máu
	ở bài này qua nghiên cứu tôi thấy việc chuẩn bị dụng cụ học tập là mô hình tim và tôi có thể hướng dẫn cho các em chuẩn bị mẫu vật thật là tim lợn, vì tim lợn có cấu tạo tương đồng giống tim người. Để từ việc quan sát các em có thể căn cứ vào đó nhận xét được màu sắc hình dạng và cấu tạo của tim cụ thể.
I . Mục tiêu.
	Kiến thức: Học sinh chỉ ra được các ngăn tim (ngoài và trong), van tim, trình bày rõ đặc điểm các pha trong kì co dãn tim. Phân biệt các loại mạch máu.
	Kĩ năng: Rèn kĩ năng tư duyu suy đoán, dự đoán tổng hợp kiến thức & vận dụng lí thuyết. Tập đếm nhịp tim lúc nghỉ và ngay sau khi hoạt động.
	Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ tim mạch trong các hoạt động, tránh làm tổn thương tim mạch máu.
II. Chuẩn bị .
GV:	 - Mô hình tim lợn, tim lợn, tranh vẽ hình 17.1-> 17.4 trang 54 đến 57.
	 	- Khay 6 cái.
2 . HS : 	- Mẫu vật tim lợn/ 1 tổ , phiếu học tập /1 nhóm
	(Mẫu vật HS : Tim lợn mổ phanh rõ van tim + khay mổ) 
	Nội dung các phiếu học tập như sau:
+ Phiếu số 1: Nội dung như bảng 17.1 SGK trang 54
+ Phiếu số 2: Tìm hiểu hoạt động co dãn tim.
Quan sát H 17.3 trao đổi nhóm hoàn thành bảng:
Các pha trong một chu kì
Thời gian làm việc
Thời gian nghỉ
Sự vận chuyển máu
Pha co tâm nhĩ
Pha co tâm thất
Pha dãn chung
+ Phiếu số 3 : Tìm hiểu cấu tạo mạch máu.
	Quan sát H 17.2 trao đổi nhóm hoàn thành bảng sau:
Nội dung
Động mạch
Tĩnh mạch
Mao mạch
1. Cấu tạo
 - Thành mạch
 - Lòng trong
 - Đặc điểm khác
2. Chức năng
III. Tiến trình bài dạy.
ổn định tổ chức:
Kiểm tra sĩ số HS
Kiểm tra sự chuẩn bị mẫu – dụng cụ phương tiện của HS
2. Kiểm tra bài cũ: ? Hệ tuần hoàn máu gồm những thành phần cấu tạo nào? Nêu vai trò của tim.
3. Vào bài : Chúng ta đã biết tim có vai trò quan trọng: Đó là co bóp đẩy máu vào động mạch & hút máu từ tĩnh mạch về . Vậy tim, mạch có cấu tạo như thế nào để đảm bảo chức năng hút và đẩy máu đó .
 Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo của tim.
Mục tiêu: Chỉ ra được các ngăn tim, van tim, cấu tạo phù hợp với chức năng.
Hoạt động của GV
PTNLHS
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV yêu cầu HS nghiên cứu H17.1 SGK & treo tranh câm H17.1 trang 54.
- GV chuẩn bị phần chú thích .
- GV yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi
? Hãy cho biết hình dạng quả tim, đỉnh, đáy tim
? Vị trí và kích thước của tâm nhĩ & tâm thất.
- GV: Bên ngoài tim còn có màng tim bao bọc -> yêu cầu HS sờ tay vào màng tim & rút ra nhận xét về tác dụng của màng tim? (Mặt trơn nhẵn giúp tim giảm ma sát khi co bóp.
* Chuyển ý :
- GV treo tranh vẽ H16.1 trang 53 & H 17.1 trang 54 yêu cầu HS hoàn thành :
Phiếu học tập số 1 
- GV treo bảng phụ ghi nôi dung phiếu số 1
- GV yêu cầu HS dự đoán nội dung BT 1, 2 trong lệng đề SGK trang (54+55) -> giải thích lệnh đề đó?
- GV cho một HS A sờ nắn mẫu vật .
- HS: A làm theo yêu cầu của GV -> trả lời câu hỏi.
? HS: theo A dự đoán các bạn đúng hay sai?
- GV cho HS kiểm chứng dự đoán trên mẫu mổ dọc tim.
? Xác định loại mô trong tim
 - GV đưa bảng 17.1 chuẩn để HS so sánh đối chiếu -> yêu cầu các nhóm thảo luận trình bày cấu tạo của tim.
- GV: Đưa thêm thông tin 4 ngăn của tim có dung tích bằng nhau đều chứa 60 ml máu.
* Chuyển ý: Với cấu tạo như thế vậy thì tim hoạt động như thế nào , cô cùng các em sẽ nghiên cứu sang phần II.
Năng lực tư duy, Năng lực quan sỏt.
- HS cá nhân tự nghiên cứu H17.1 SGK và xác định các phần trên tranh vẽ
- 1 HS dán phích chú thích trên tranh câm, HS nhận xét bổ sung
+ 1 HS khác giới thiệu cấu tạo ngoài trên mẫu vật (tim để nguyên)
- HS trả lời & HS khác nhận xét bổ sung
- 1HS lên bảng hoàn thành, HS khác bổ sung
- HS thảo luận & báo cáo kết quả dự đoán và giải thích ? 
 ? HS nhóm nào cũng dự đoán giống nhóm bạn.
- HS đối chiếu chuẩn kiến thức
- HS thảo luận nhóm? Trình bày cấu tạo trong của tim về (Số ngăn, thành cơ tim, van tim).
- ? HS : Cấu tạo nào của tim phù hợp với chức năng đẩy máu đến các cơ quan trong cơ thể.
I. Cấu tạo tim:
1. Cấu tạo ngoài.
- Tim hình chóp, có đỉnh ở dưới, đáy ở trên.
- Tâm nhĩ kích thước nhỏ (phần đáy tim)
- Tâm thất kích thước lớn ( phần đỉnh tim )
2. Cấu tạo trong:
- Tim 4 ngăn: 
 + Thành cơ tâm thất dày hơn thành tâm nhĩ (Tâm thất trái có thành cơ dầy nhất).
 + Giữa tâm thất với tâm nhĩ & giữa tâm thất với động mạch có van tim => Máu lưu thông theo một chiều. 
Hoạt động II: Tìm hiểu hoạt động co dãn của tim.
Mục tiêu: Học sinh nắm được & trình bày đặc điểm của pha trong chu kì co dãn của tim.
Hoạt động của GV
PTNLHS
Hoạt động của HS
Nội dung
 - GV : Treo tranh vẽ H7.3 SGK trang 56.
- GV : yêu cầu HS quan sát tranh trao đổi nhóm hoàn thành phiếu học tập số 2.
- GV: Đưa ra bảng chuẩn để HS đối chiếu.
- GV: Hơn lữa lượng máu nuôi tim lớn chiếm 1/10 lượng máu đi nuôi cơ thể trong khi đó khối lượng tim = 1/200 khối lượng cơ thể.
- GV: Treo sơ đồ kết quả điện tâm đồ tim của WAnhTôVen (Hà Lan) -> giải thích sơ đồ đó -> yêu cầu HS về nhà tìm hiểu thêm.
Chuyển ý: Khi tim co bóp đẩy màu vào mạc

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_phuong_phap_day_kien_thuc_giai_phau_hinh_t.doc