Báo cáo biện pháp Phát huy tính tích cực thảo luận theo nhóm nhằm nâng cao kết quả học tập ở tiết học Toán lớp 7

Trên cơ sở đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động và độc lập sáng tạo của học sinh, tạo hứng thú trong rèn luyện đạo đức; tăng cường giáo dục kỹ năng sống, nâng cao điều kiện hỗ trợ học tập và hoạt động của học sinh tại lớp. Để làm được những yêu cầu đó, giáo viên phải khai thác được tối đa những ưu điểm của các phương pháp dạy học, khả năng học tập một cách thông minh, sáng tạo. Một trong những phương pháp đổi mới hiện được các trường từ tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, đến các trường đại học đánh giá mang lại hiệu quả cao là phương pháp thảo luận theo nhóm.

Chúng ta đều biết mỗi phương pháp dạy học đều có một lợi thế nhất định.Việc dạy học theo nhóm nhỏ cho phép học sinh có nhiều cơ hội tốt hơn để diễn đạt và khám phá ý tưởng của mình, mở rộng suy nghĩ, rèn luyện kĩ năng nói, kĩ năng giao tiếp. Học sinh phát huy được vai trò trách nhiệm cá nhân vừa có cơ hội để học tập từ các bạn qua cách làm việc hợp tác giữa các thành viên trong nhóm. Như vậy, tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm chính là tạo điều kiện cho tất cả học sinh tham gia vào bài học một cách chủ động và tạo được một môi trường xã hội thuận lợi để trẻ hình thành tính cách đồng thời phát triển kĩ năng sống của mình.

 

doc 33 trang Chí Tường 21/08/2023 2320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Phát huy tính tích cực thảo luận theo nhóm nhằm nâng cao kết quả học tập ở tiết học Toán lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Phát huy tính tích cực thảo luận theo nhóm nhằm nâng cao kết quả học tập ở tiết học Toán lớp 7

Báo cáo biện pháp Phát huy tính tích cực thảo luận theo nhóm nhằm nâng cao kết quả học tập ở tiết học Toán lớp 7
áo viên chủ động hơn trong các khâu tổ chức.
Thứ tư: tổ chức các nhóm hướng dẫn thực hiên:
­ Hướng dẫn ban đầu: đặt vấn đề, đề xuất cách giải quyết thống nhất vấn đề cần giải quyết.
­ Hướng dẫn thường xuyên, trong khi học sinh hoạt động nhóm giáo viên kiểm tra việc tổ chức hoạt động của các nhóm, nhắc nhở các em đi vào vấn đề chính, điều chỉnh sai sót.
­ Hướng dẫn kết thúc: Thảo luận giữa các nhóm để so sánh đối chiếu kết quả, ý thức thái độ, mức độ hoàn thành bài tập của các nhóm. Các nhóm nêu những đề xuất đưa ra kinh nghiệm để học tập lẫn nhau.
4. Những ví dụ cụ thể:
Ví dụ 1: Trong tiết 29: Luyện tập trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác góc – cạnh – góc .
Trong tiết 29 ta có thể tổ chức hoạt động nhóm 2 lần
+ Lần 1: GV chiếu bài toán.
“Cho ∆OAC, góc OAC = 1100 , OA < AC. Trên OC lấy điểm B sao cho OA = OB. Trên nửa mặt phẳng bờ OC chứa điểm A, vẽ tia Bm sao cho góc OBm bằng góc OAC. Tia Bx cắt tia OA tại D. Chứng minh AC = BD.”
Sau khi học sinh chứng minh được AC = AD.
 ­ Gọi I là giao điểm của AC và BD; với hình vẽ và giả thiết này các nhóm hãy thảo luận để đặt thêm các câu hỏi cho bài toán. 
­ Thời gian hoạt động nhóm : 3 phút.
­ Các nhóm cử thư ký ghi kết quả vào phiếu học tập của nhóm. Kết quả của mỗi nhóm sẽ được chiếu trên máy chiếu vật thể và đại diện nhóm sẽ trình bày.
Trong hoạt động nhóm này , học sinh được tự đặt thêm các câu hỏi cho bài toán. Các nhóm theo dõi đối chiếu , so sánh với các câu hỏi của các nhóm. Học sinh được vận dụng các kiến thức đã học, các dạng bài tập đã làm để hoàn thành nhiệm vụ của nhóm. Hoạt động này phát huy rất tốt tính tích cực, sáng tạo của học sinh đem lại cho tiết học hiệu quả rất cao.
Lần 2: Sau khi học sinh đưa ra được một số câu hỏi cho bài toán giáo viên chọn một số câu để cả lớp cùng chứng minh.
­ Nội dung : Viết sơ đồ phân tích đi lên chứng minh OI là phân giác của góc AOB.
­ Thời gian: 3 phút
­ Nhóm : 6 học sinh một nhóm.
­ Thư ký viết kết quả vào phiếu học tập rồi đưa lên máy vật thể để đại diện nhóm trình bày.
Trong hoạt động này học sinh đi tìm hướng chứng minh. Có hai cách để chứng minh OI là phân giác của góc AOB học sinh có thể so sánh kết quả giữa các nhóm.Khi các nhóm viết được sơ đồ có nghĩa học sinh đã hiểu bài, tìm được hướng chứng minh.Đối với học sinh lớp 7 để tìm được hướng chứng minh một bài hình là vô cùng khó khăn nhưng có hoạt động nhóm có sự bàn luận , trao đổi trong nhóm học sinh sẽ dễ dàng hơn khi chứng minh một bài hình.
Ví dụ 2: Tiết 61: Luyện tập cộng trừ đa thức một biến.
Trong bài này ta có thể cho học sinh hoạt động nhóm 3 lần:
+ Lần 1: Cho hai đa thức :
A(x) = x5 – 3x2 + 7x4 - 9x3 + x2 – x
B(x) = 7x4 – 6x3 + 4x2 + 4x3 –x5 – 
GV yêu cầu học sinh nghiên cứu các dạng câu hỏi trong các bài tập sách giáo khoa trang 45, 46.
- GV tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm.
­ Thời gian: 2 phút.
­ Hai bàn làm thành một nhóm.
­ Nội dung hoạt động nhóm: Em hãy đặt các câu hỏi cho bài tập trên. 
- GV mời đại diện ba nhóm trình bày kết quả.
- GV yêu cầu các nhóm còn lại bổ sung.
+ Lần 2: 
- GV tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm làm câu c :Tính giá trị của đa thức 
C(x) = - 2x5 + 7x3 + 6x2 + x - tại |x|= 1.
­ Thời gian : 3 phút.
­ Nhóm đôi: hai học sinh trong một bàn làm thành một nhóm.
­ Nội dung hoạt động nhóm: làm câu c
+Lần 3:
- GV tổ chức cho học sinh chơi trò “ Rung chuông vàng”.
- GV chia các đội chơi: sáu đội chơi.
- GV chọn học sinh lên điều khiển trò chơi và học sinh làm thư ký trò chơi.
­ Câu 1: Cho đa thức : A(x) = 2x4 + 3x3 – 2x4 –x + 9 – 2x3 
Xác định hệ số cao nhất, hệ số tự do của đa thức A(x)? 
­ Câu 2: Cho hai đa thức : P(x) = - 3x6 + 7x3 - 9x2 + 1
 Q(x) = 3x6 - 7x3 + 9x2 - 1
Tính P(x) + Q(x)
­ Câu 3: Cho g(x) = 7x5 - 2x4 - 2x +3
Tìm đa thức h(x) sao cho g(x) + h(x) = 0
­ Câu 4: Cho g(x) = 2x4 – x3 + 2x + 3
Tìm đa thức h(x) sao cho g(x) - h(x) = 0
­ Câu 5: Cho đa thức f(x) = x5 + x4 + x + 1
 Tính giá trị của đa thức f(x) tại x = -1
- GV giải quyết tình huống (nếu có ).
- Tổng kết trò chơi.
- GV nhận xét, đánh giá ý thức tham gia trò chơi của học sinh.
Ví dụ 3: Tiết 53: Tính chất ba đường trung tuyến
Trong bài này ta có thể cho học sinh hoạt động nhóm theo kĩ thuật mảnh ghép
Vòng 1: Nhóm chuyên sâu
+ Nhóm 1: gấp giấy, vẽ các đường trung tuyến, nhận xét mối quan hệ của 3 đường trung tuyến trong tam giác ABC
+ Nhóm 2: Vẽ ba đường trung tuyến của tam giác ABC, nhận xét mối quan hệ của ba đường trung tuyến và tính tỉ số độ dài các đoạn thẳng mà các đường trung tuyến định ra trên đường trung tuyến kia
+ Nhóm 3: Vẽ 3 đường trung tuyến của tam giác ABC, nhận xét mối quan hệ của ba đường trung tuyến và tính tỉ số độ dài các đoạn thẳng mà các đường trung tuyến định ra trên đường trung tuyến kia
Vòng 2: Nhóm mảnh ghép (3 phút)
- GV yêu cầu: 2 bạn của nhóm chuyên sâu 1 ghép với 3 bạn của nhóm chuyên sâu 2 và 1 bạn của nhóm chuyên sâu 3
- Nội dung: Nêu nhận xét về ba đường trung tuyến của tam giác?
GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả hoạt động của nhóm mình
GV yêu cầu các nhóm nhận xét kết quả của nhóm bạn và đưa ra câu hỏi cho nhóm bạn
Sau đây là ba tiết dạy lớp 7 tôi đã cho học sinh hoạt động nhóm:
Tiết 29: LUYỆN TẬP TRƯỜNG HỢP BẰNG NHAU THỨ BA 
 CỦA TAM GIÁC GÓC - CẠNH – GÓC
Giáo viên thực hiện: Trần Thị An
A.Mục tiêu 
* Kiến thức: Học sinh được củng cố và khắc sâu kiến thức về trường hợp bằng nhau góc –cạnh – góc.
* Kỹ năng : Rèn cho học sinh kỹ năng vẽ hình, viết giả thiết, kết luận, biết vận dụng các trường hợp bằng nhau của hai tam giác để chứng minh các đoạn thẳng bằng nhau, các góc bằng nhau,các đoạn thẳng song song,vuông góc.
* Thái độ : Rèn tính cẩn thận, yêu thích bộ môn, phát huy trí lực, bước đầu biết phân tích để tìm hướng chứng minh trình bày bài suy luận có căn cứ.
B.Chuẩn bị :
* Giáo viên : 
- Máy chiếu.
- Thước thẳng, e ke, compa, thước đo độ.
* Học sinh : Thước thẳng e ke, thước đo độ và học và làm các bài tập về nhà.
C.Tiến trình bài dạy: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG GHI BẢNG
Hoạt đông 1: Kiểm tra bài cũ ( 7 phút)
- GV chiếu câu hỏi kiểm tra bài cũ.
- GV gọi ba học sinh trả lời lần lượt từng hình vẽ.
- GV yêu cầu học sinh nhận xét câu trả lời của bạn.
- GV (?) Bạn nào có thể phát biểu cho cô trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác góc – cạnh – góc ?
- GV yêu cầu học sinh nhận xét.
- GV: Để giúp các con có kỹ năng tốt hơn trong việc chứng minh hai tam giác bằng nhau theo trường hợp góc- cạnh – góc , hôm nay chúng ta cùng học tiết 29: Luyện tập trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác góc- cạnh – góc. 
- Học sinh quan sát đề bài. 
- Lần lượt 3 HS trả lời câu hỏi ở ba hình.
-HS nhận xét câu trả lời của bạn.
-HS phát biểu
-HS nhận xét
Tiết 29: 
Luyện tập trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác góc – cạnh- góc.
Hoạt động 2: Luyện tập (30 phút)
- GV chiếu bài toán.
- GV yêu cầu 1 học sinh lên bảng vẽ hình và viết giả thiết kết luận . Các học sinh còn lại làm vào vở.
- GV (?) Để chứng minh AC = BD ta đi chứng minh điều gì ?
- GV (?) ∆OAC và ∆OBD ta đã có những yếu tố nào bằng nhau ?
- GV yêu cầu 1 học sinh lên bảng chứng minh bài toán theo sơ đồ. Các học sinh khác chứng minh vào vở.
- GV yêu cầu học sinh nhận xét bài trên bảng và chiếu bài của một số học sinh dưới lớp.
- GV chiếu bài giải mẫu.
- GV (?) Từ kết quả chứng minh 2 tam giác bằng nhau ở trên ta còn suy ra được điều gì nữa ?
- GV (?) : OD = OC (cmt)
 OA = OD (gt)
 Vậy OD – OA có bằng OC – OB không ?
- GV gợi ý: OD - OA bằng đoạn nào ? 
OC – OB bằng đoạn nào ?
- GV chốt: 
Vậy ta có thể chứng minh AD = BC.
- GV yêu cầu học sinh về nhà chứng minh lại vào vở. 
- GV tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm:
­Nội dung: Gọi I là giao điểm của AC và BD; với hình vẽ và giả thiết này các nhóm hãy thảo luận để đặt thêm các câu hỏi cho bài toán. 
­ Nhóm : 4 học sinh
­Thời gian: 3 phút
- GV: Gọi đại diện các nhóm trình bày.
- GV chốt lại các câu hỏi hợp lý.
- GV chọn 2 câu hỏi để học sinh tìm hướng chứng minh. 
 + Chứng minh IA = IB
 + OI là phân giác của góc OAB
- GV yêu cầu các nhóm
­Nội dung: tìm hướng chứng minh IA = IB.
­Nhóm: hai bàn
­Thời gian : 3 phút
- GV gọi đại diện các nhóm trình bày.
- GV chốt và chiếu sơ đồ phân tích đi lên.
- GV yêu cầu 1 học sinh lên bảng chứng minh. Các học sinh khác chứng minh vào vở.
- GV yêu cầu học sinh nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV chiếu bài làm trong vở của một số học sinh và yêu cầu nhận xét.
- GV chiếu bài giải mẫu.
- GV (?) Để chứng minh OI là phân giác của góc AOB ta phải chứng minh điều gì ?
- GV (?) Để chứng minh 
AOI = BOI ta phải chứng minh điều gì ?
- GV (?) ∆AOI và ∆BOI đã có yếu tố nào bằng nhau?
- GV hỏi: Để chứng minh ∆AOI = ∆BOI còn cách nào khác không?
-GV chiếu sơ đồ
-GV yêu cầu học sinh dựa vào sơ đồ chứng minh câu c vào vở, một học sinh lên bảng chứng minh.
- GV yêu cầu học sinh nhận xét phần chứng minh của bạn.
- GV chiếu vở của một số học sinh và yêu cầu học sinh nhận xét.
- GV chiếu bài giải mẫu.
- Học sinh đọc đề bài
- Một học sinh lên bảng vẽ hình. Học sinh còn lại vẽ hình vào vở.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh lên bảng chứng minh. Các học sinh khác làm bài vào vở.
- HS nhận xét.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- Học sinh hoạt động nhóm. 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- HS hoạt động nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- HS quan sát.
- HS chứng minh bài.
- HS nhận xét.
-HS nhận xét.
- HS quan sát.
-HS trả lời.
-HS trả lời
-HS trả lời
-HS trả lời.
-HS quan sát
- HS chứng minh vào vở, một HS lên bảng.
-HS nhận xét.
-HS nhận xét.
-HS quan sát.
Bài toán:
GT ∆OAC; OA<AC; OAC = 1100 
 B Î OC:OA = OB 
 OAC = OBD= 1100
KL AC = BD
- Chứng minh -
Xét ∆OAC và ∆OBD có:
 OAC = OBD(gt)
 OA = OB (gt)
 O chung
=>∆OAC = ∆OBD (g.c.g)
=> AC = BD (hai cạnh tương ứng)
b) Chứng minh IA = IB
Do ∆OAC = ∆OBD (cmt)
=> D1 = C1 (Hai góc tương ứng)
Ta có OAC+IAD = 1800 (Hai góc kề bù)
 OBD+IBC = 1800 (Hai góc kề bù)
 Mà OAC = OBD (gt)
 => IAD = IBC 
Xét ∆IAD và ∆IBC có 
 D1= C1 (cmt)
 AD = BC (cmt)
 IAD =IBC (cmt)
=>∆IAD = ∆IBC ( g.c.g)
=> IA = IB (Hai cạnh tương ứng) 
c) Nối O với I, Chứng minh OI là phân giác góc AOB.
Xét ∆AOI và ∆BOI có:
OA = OB (gt) 
IAO = IBO (gt) =>∆AOI = ∆BOI (c.g.c)
IA = IB (cmt)
=> AOI = BOI ( Hai góc tương ứng)
=> OI là phân giác của góc AOB
Hoạt động 3:Hướng dẫn về nhà (8 phút)
- GV: Nếu nối D với C; nối A với B, kéo dài OI cắt DC tại M, AB tại N; hãy đặt thêm câu hỏi khác cho bài toán?
- GV yêu cầu học sinh nêu cách chứng minh các câu hỏi đặt thêm.
- GV chốt: Qua bài tập trên ta thấy có thể dựa vào ba trường hợp bằng nhau của tam giác để chứng minh các đoạn thẳng bằng nhau, các góc bằng nhau, một đường thẳng là trung trực của một đoạn thẳng, hai đường thẳng song song.Với hình vẽ này chúng ta còn có thể đặt nhiều câu hỏi nữa, về nhà chúng ta suy nghĩ.
- GV chiếu yêu cầu về nhà.
- Học sinh trả lời.
-Học sinh nêu cách chứng minh
Tiết 61
LUYỆN TẬP 
CỘNG, TRỪ ĐA THỨC MỘT BIẾN
I) Mục tiêu: 
1) Kiến thức: 
Học sinh được củng cố kiến thức về đa thức một biến; cộng, trừ đa thức một biến.
2) Kĩ năng: 
Rèn kĩ năng sắp xếp đa thức theo lũy thừa tăng hoặc giảm của biến và tính tổng, hiệu, tính giá trị các đa thức một biến.
3) Thái độ:
Tích cực, chủ động tham gia các hoạt động của giờ học.
II) Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
Giáo viên:
+ Máy chiếu, máy projector.
+ Thước kẻ, phấn màu, bút dạ.
+ Phiếu học tập. 
Học sinh:
+ Bút dạ, thước kẻ.
+ Ôn tập quy tắc bỏ dấu ngoặc, quy tắc cộng (trừ) các đơn thức đồng dạng.
III) Phương pháp:
Gợi mở,vấn đáp.
Phát hiện, giải quyết vấn đề.
Hợp tác nhóm nhỏ.
Tổ chức trò chơi.
IV) Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: Thông qua hoạt động chữa bài tập về nhà, giáo viên kiểm tra việc làm bài ở của học sinh.
3. Dạy bài mới (35 phút):
Hoạt động 1: Chữa bài tập về nhà (5 phút)
* Mục tiêu: Thông qua việc chữa bài tập về nhà để củng cố kiến thức cộng, trừ đa thức một biến, tìm bậc,tìm hệ số tự do,hệ số cao nhất của đa thức một biến.
* Cách tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
- GV chiếu bài tập.
 Cho hai đa thức: 
 N= 15y3 + 5y2 - y5 - 5y2 - 4y3 – 2y
 M = y2 + y3 - 3y + 1- y2 + y5 - y3 + 7y5 
a)Tính N + M.
b)Tìm bậc,tìm hệ số tự do, hệ số cao nhất của đa thức N + M. 
- GV gọi một học sinh chữa bài trên bảng.
- GV chữa bài tập về nhà của một số học sinh.
- GV cho học sinh nhận xét bài làm của bạn.
- GV nhận xét, đánh giá, cho điểm một số bài làm của học sinh.
- Một học sinh lên bảng chữa bài tập. 
- Học sinh nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
I. Chữa bài tập về nhà:
Hoạt động 2: Luyện tập (30 phút )
* Mục tiêu: Học sinh được củng cố kiến thức về đa thức một biến, cộng trừ đa thức một biến và các câu hỏi liên quan. Rèn kỹ năng sắp sắp xếp đa thức theo lũy thừa tăng hoặc giảm của biến và tính tổng, hiệu, tính giá trị các đa thức một biến.
* Cách tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
- GV ghi đề bài lên bảng:
 Cho hai đa thức :
 A(x) = x5 – 3x2 + 7x4 - 9x3 + x2 – x
 B(x) = 7x4 – 6x3 + 4x2 + 4x3 –x5 – 
- GV yêu cầu học sinh nghiên cứu các dạng câu hỏi trong các bài tập sách giáo khoa trang 45, 46.
- GV nêu yêu cầu: Em hãy đặt các câu hỏi cho bài tập trên ?
- GV tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm.
 ­ Thời gian: 2 phút.
 ­ Hai bàn làm thành một nhóm.
- GV mời đại diện ba nhóm trình bày kết quả.
- GV yêu cầu các nhóm còn lại bổ sung.
- GV chốt lại các dạng câu hỏi và chọn ba câu hỏi để học sinh luyện tập trên lớp:
Tính A(x) –B(x)
Tìm đa thức C(x) 
sao cho C(x) +A(x) = B(x)
Tính giá trị của đa thức C(x) 
tại |x|= 1
- GV gọi hai học sinh lên bảng làm câu a,b.
- GV yêu cầu học sinh nhận xét bài làm của bạn.
- GV nhận xét, đánh giá bài làm của học sinh trên bảng.
- GV chiếu bài của học sinh làm bài tập dưới lớp và chữa bài sai (nếu có).
- GV nêu câu hỏi : Em có nhận xét gì về hệ số của hai đa thức A(x) –B(x) và C(x)?
- GV chốt kiến thức.
- GV tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm làm câu c
 ­ Thời gian : 3 phút.
 ­ Nhóm đôi: hai học sinh trong một bàn làm thành một nhóm.
- GV chiếu bài của các nhóm và yêu cầu học sinh nhận xét.
- GV chốt kiến thức.
- Học sinh ghi đề bài vào vở.
-Học sinh nghiên cứu các dạng câu hỏi trong các bài tập SGK.
- Học sinh hoạt động nhóm (bốn học sinh một nhóm).
- Các nhóm trình bày.
- Học sinh theo dõi bài làm của các nhóm.
- Hai học sinh lên bảng, học sinh còn lại làm bài vào vở..
- Học sinh nhận xét bài của bạn
- Học sinh nhận xét và sửa sai (nếu có).
-Học sinh trả lời câu hỏi.
- Học sinh hoạt động nhóm (Hai học sinh một nhóm).
-Học sinh theo dõi bài làm của các nhóm và nhận xét.
II) Luyện tập
Cho hai đa thức :
A(x) = x5 – 3x2 + 7x4 - 9x3 + x2 – x
B(x) = 7x4 – 6x3 + 4x2 + 4x3 –x5 – 
Tính A(x) –B(x)
Tìm đa thức C(x) 
sao cho C(x) +A(x) = B(x)
Tính giá trị của đa thức C(x) 
tại |x|= 1
4. Củng cố (7 phút) :
- GV tổ chức cho học sinh chơi trò “ Rung chuông vàng”.
- GV chia các đội chơi: bảy học sinh một đội.
- GV chọn học sinh lên điều khiển trò chơi và học sinh làm thư ký trò chơi.
­ Câu 1: Cho đa thức : A(x) = 2x4 + 3x3 – 2x4 –x + 9 – 2x3 
Xác định hệ số cao nhất, hệ số tự do của đa thức A(x)? 
­ Câu 2: Cho hai đa thức : P(x) = - 3x6 + 7x3 - 9x2 + 1
 Q(x) = 3x6 - 7x3 + 9x2 - 1
Tính P(x) + Q(x)
­ Câu 3: Cho g(x) = 7x5 - 2x4 - 2x +3
Tìm đa thức h(x) sao cho g(x) + h(x) = 0
­ Câu 4: Cho g(x) = 2x4 – x3 + 2x + 3
Tìm đa thức h(x) sao cho g(x) - h(x) = 0
­ Câu 5: Cho đa thức f(x) = x5 + x4 + x + 1
 Tính giá trị của đa thức f(x) tại x = -1
- GV giải quyết tình huống (nếu có ).
- Tổng kết trò chơi.
- GV nhận xét, đánh giá ý thức tham gia trò chơi của học sinh.
5. Dặn dò về nhà (2 phút) :
- Ôn tập cộng trừ đa thức một biến.
- Ôn tập tính giá trị của đa thức một biến.
- Hoàn thành câu c :Tính giá trị của đa thức C(x) tại |x| = 1 vào vở.
- Làm bài tập 51,52, 53 SGK, 39, 40, 41, 42 SBT
Các sile sử dụng trong tiết dạy:
GIÁO ÁN HÌNH HỌC 7
TIẾT 53. TÍNH CHẤT BA ĐƯỜNG TRUNG TUYẾN CỦA TAM GIÁC
 I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Học sinh biết khái niệm đường trung tuyến của tam giác và nhận thấy mỗi tam giác có ba đường trung tuyến
HS biết các tính chất ba đường trung tuyến của tam giác:
+ Biết ba đường trung tuyến của tam giác đồng quy tại một điểm, điểm đó gọi là trọng tâm của tam giác
+ Biết trọng tâm của tam giác cách mỗi đỉnh một khoảng bằng độ dài đường trung tuyến đi qua đỉnh ấy
2. Kĩ năng
Biết vẽ ba đường trung tuyến của tam giác và biết cách xác định trọng tâm của tam giác 
Biết vận dụng tính chất ba đường trung tuyến của tam giác để giải một số bài tập đơn giản
3. Thái độ
Tích cực, chủ động tham gia các hoạt động trong giờ học
4. Định hướng phát triển năng lực
Năng lực giao tiếp, năng lực tư duy, năng lực sử dụng ngôn ngữ
Năng lực đặt vấn đề giải quyết vấn đề, năng lực hoạt động nhóm
II. Phương pháp, kĩ thuật dạy học
Gợi mở,vấn đáp
Phát hiện, giải quyết vấn đề
Hợp tác nhóm nhỏ
Tổ chức trò chơi
Kĩ thuật mảnh ghép
II. Chuẩn bị
 1. Chuẩn bị của giáo viên
Máy tính, máy chiếu projector, phiếu học tập
Tam giác bằng giấy để gấp hình, giấy kẻ ô vuông mỗi chiều 10 ô
Thước thẳng có chia khoảng, compa, phấn màu
 2. Chuẩn bị của học sinh
Tam giác bằng giấy để gấp hình, giấy kẻ ô vuông mỗi chiều 10 ô
Thước thẳng có chia khoảng, compa
Ôn lại khái niệm trung điểm của đoạn thẳng và cách xác định trung điểm của đoạn thẳng bằng thước thẳng và gấp giấy (Toán 6)
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học
Ổn định tổ chức (1 phút)
Kiểm tra bài cũ: Lồng ghép trong quá trình dạy bài mới
Dạy bài mới (35 phút)
Đặt vấn đề: GV vẽ tam giác ABC và nêu câu hỏi: “Làm thế nào để chia tam giác ABC thành hai tam giác có diện tích bằng nhau?”
GV giới thiệu vào bài: Đoạn thẳng AM vừa xác định để chia tam giác ABC thành hai tam giác có diện tích bằng nhau được gọi là đường trung tuyến của tam giác ABC. Vậy đường trung tuyến của tam giác là gì? Và đường trung tuyến của tam giác có tính chất như thế nào? ® Vào bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1. Tìm hiểu đường trung tuyến của tam giác (10 phút)
*Mục tiêu: 
 Học sinh biết khái niệm đường trung tuyến của tam giác và nhận thấy mỗi tam giác có 3 đường trung tuyến
 Học sinh biết vẽ ba đường trung tuyến của tam giác
*Phương pháp tiến hành:
Đặt vấn đề và giải quyết vấn đề 
*Cách thức tiến hành:
GV kết nối lại ví dụ vào bài và nêu câu hỏi:
(?) Thế nào là đường trung tuyến của tam giác?
HS theo dõi
HS trả lời câu hỏi
1. Đường trung tuyến của tam giác
- ∆ABC: M∈BC; MB = MC
AM gọi là đường trung tuyến của ∆AB
GV: Đoạn thẳng AM nối từ đỉnh A đến trung điểm M gọi là đường trung tuyến xuất phát từ đỉnh A hoặc đường trung tuyến ứng với cạnh BC của tam giác ABC
HS theo dõi, lắng nghe, ghi bài
GV kéo dài đoạn AM và giới thiệu:
Đường thẳng AM cũng là đường trung tuyến của tam giác ABC vì đường thẳng AM chứa đoạn thẳng AM
HS theo dõi, lắng nghe
GV: Gọi một HS lên bảng vẽ một tam giác và tất cả các đường trung tuyến của tam giác đó, các HS khác vẽ hình vào vở
GV yêu cầu HS nhận xét trong tam giác có mấy đường trung tuyến và nêu cách vẽ đường trung tuyến của tam giác
1 HS lên bảng vẽ hình, các HS khác vẽ hình vào vở
HS trả lời, các HS còn lại theo dõi và nhận xét câu trả lời
(?) Các tam giác đặc biệt có mấy đường trung tuyến?
HS trả lời, các HS còn lại theo dõi và nhận xét câu trả lời
- Mỗi tam giác có ba đường trung tuyến
Hoạt động 2. Tìm hiểu tính chất ba đường trung tuyến trong tam giác (25 phút)
*Mục tiêu: 
Học sinh biết các tính chất ba đường trung tuyến của tam giác
Học sinh biết cách xác định trọng tâm của tam giác
Học sinh biết vận dụng tính chất ba đường trung tuyến của tam giác để giải một số bài tập đơn giản
*Phương pháp tiến hành: 
Đặt vấn đề và giải quyết vấn đề, tổ chức hoạt động nhóm, sử dụng kỹ thuật mảnh ghép
*Cách thức tiến hành:
GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm theo kĩ thuật mảnh ghép 
GV hướng dẫn HS di chuyển 

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_phat_huy_tinh_tich_cuc_thao_luan_theo_nhom.doc