Báo cáo biện pháp Phát huy tính tích cực học tập của học sinh thông qua việc sử dụng trò chơi ô chữ trong giảng dạy sinh học 9
Thế kỷ XXI mở ra nhiều thử thách và vận hội đối với mỗi quốc gia, con người: hoặc là vươn lên để hội nhập, hoặc chịu tụt hậu. Bản chất của thế kỷ XXI là khoa học công nghệ và kỹ thuật thông tin, là những công nghệ cao, xã hội thông tin, kinh tế tri thức, toàn cầu hoá, đòi hỏi con người luôn phải tìm tòi, học hỏi, học mọi nơi, mọi lúc, học thường xuyên, học suốt đời mới mong hội nhập được. Phấn đấu để trở thành “xã hội học tập” là mục tiêu của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay: “Giáo dục- Đào tạo phải thực sự trở thành quốc sách hàng đầu. Bằng nhiều hình thức đa dạng đảm bảo cho mọi người được học Cải tiến chất lượng dạy và học, khắc phục những tiêu cực, yếu kém trong ngành Giáo dục để hoàn thành tốt việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn lực con người CNH-HĐH Đất nước” (Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VIII).
Điều đó, đòi hỏi mỗi chúng ta đều phải đầu tư và suy nghĩ để tìm ra những giải pháp tốt nhất và phải đổi mới phương pháp dạy học, giúp các tài năng- tương lại của đất nước mang ánh sáng trí tuệ, để xây dựng một đất nước phồn vinh theo kịp tốc độ phát triển như vũ bão của thời đại. Chính vì thế, nhiệm vụ cấp bách và cấp thiết phải làm là cần có một công cuộc cách mạng trong giáo dục để nâng cao chất lượng giáo dục nhằm đáp ứng cho nhu cầu phát triển KT-XH của đất nước.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Phát huy tính tích cực học tập của học sinh thông qua việc sử dụng trò chơi ô chữ trong giảng dạy sinh học 9
PHÒNG GD & ĐT QUẬN THANH XUÂN ------------------------ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH THÔNG QUA VIỆC SỬ DỤNG TRÒ CHƠI Ô CHỮ TRONG GIẢNG DẠY SINH HỌC 9” NĂM HỌC 2015-2016 MỤC LỤC Nội dung Trang A.ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3 II. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI 5 III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 5 IV. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 5 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÍ LUẬN: 5 II.XÂY DỰNG TRÒ CHƠI Ô CHỮ 7 III. MỘT SỐ VÍ DỤ CỤ THỂ 8 IV. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM 18 C.KẾT LUẬN 20 A.ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Thế kỷ XXI mở ra nhiều thử thách và vận hội đối với mỗi quốc gia, con người: hoặc là vươn lên để hội nhập, hoặc chịu tụt hậu. Bản chất của thế kỷ XXI là khoa học công nghệ và kỹ thuật thông tin, là những công nghệ cao, xã hội thông tin, kinh tế tri thức, toàn cầu hoá, đòi hỏi con người luôn phải tìm tòi, học hỏi, học mọi nơi, mọi lúc, học thường xuyên, học suốt đờimới mong hội nhập được. Phấn đấu để trở thành “xã hội học tập” là mục tiêu của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay: “Giáo dục- Đào tạo phải thực sự trở thành quốc sách hàng đầu. Bằng nhiều hình thức đa dạng đảm bảo cho mọi người được họcCải tiến chất lượng dạy và học, khắc phục những tiêu cực, yếu kém trong ngành Giáo dục để hoàn thành tốt việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn lực con người CNH-HĐH Đất nước” (Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VIII). Điều đó, đòi hỏi mỗi chúng ta đều phải đầu tư và suy nghĩ để tìm ra những giải pháp tốt nhất và phải đổi mới phương pháp dạy học, giúp các tài năng- tương lại của đất nước mang ánh sáng trí tuệ, để xây dựng một đất nước phồn vinh theo kịp tốc độ phát triển như vũ bão của thời đại. Chính vì thế, nhiệm vụ cấp bách và cấp thiết phải làm là cần có một công cuộc cách mạng trong giáo dục để nâng cao chất lượng giáo dục nhằm đáp ứng cho nhu cầu phát triển KT-XH của đất nước. Trên lĩnh vực giáo dục, đổi mới phương pháp dạy và học (PPDH) là một vấn đề đã được đề cập và bàn luận rất sôi nổi từ nhiều thập kỷ qua. Các nhà nghiên cứu PPDH đã không ngừng nghiên cứu , tiếp thu những thành tựu mới của lý luận dạy học hiện đại để đưa nền giáo dục nước ta ngày càng hiện đại hơn và mang tính thực tiễn nhiếu hơn, đáp ứng được nhu cầu học tập ngày càng cao của nhân dân. Những năm gần đây, định hướng đổi mới PPDH đã được thống nhất theo tư tưởng tích cực hoá hoạt động học tập HS dưới sự tổ chức hướng dẫn của GV : HS tự giác chủ động tìm tòi, phát triển, giải quyết nhiệm vụ nhận thức và có ý thức vận dụng linh hoạt, sáng tạo các kiến thức kỹ năng đã thu nhận được. Với mong muốn các em HS học tốt hơn môn Sinh học và ngày càng ham mê bộ môn này, bản thân mỗi người GV luôn luôn phải tìm ra các phương pháp phù hợp với từng đối tượng HS và kích thích lòng ham muốn học tập bộ môn Sinh học ở các em. Môn Sinh học ở trường THCS có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo của nhà trường THCS. Môn sinh học ở trường THCS là môn học có tính đặc thù, rất gần gũi với thiên nhiên (động vật, thực vật, môi trường, con người) và với chính bản thân học sinh. Môn học này cung cấp cho các em học sinh một hệ thống kiến thức phổ thông, cơ bản, thiết thực rất thực tế trong đời sống. Vì vậy việc phát huy khả năng tư duy, tính tự giác, tinh thần chủ động, tính tích cực, sáng tạo và vận dụng kiến thức vào thực tiễn là hết sức cần thiết trong học tập bộ môn Sinh học. Thông qua bài học các em có thể hệ thống, lôgic lại các kiến thức mà các em đã biết qua thực tế. Ngược lại,các em áp dụng được ngay kiến thức lĩnh hội vào thiên nhiên xung quanh mà các em đang sinh sống. Song làm được những điều trên không phải là dễ dàng. Như chúng ta đã biết, học sinh lứa tuổi THCS là lứa tuổi hiếu động ưa tìm tòi, sáng tạo, luôn thích thú những điều mới lạ, ít kiên trì và nhẫn nại. Do nội dung sách giáo khoa đã đổi mới, một số tiết thực hành luyện tập đã tăng nhưng môn học vẫn là mới mẻ cho học sinh, vả lại vấn đề đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên còn rất khác nhau. Để khắc phục và cải thiện tình hình về tâm lý cho học sinh cũng như chất lượng học tập của học sinh đối với bộ môn này, đồng thời nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn điều cấp thiết phải làm đó là đổi mới PPDH. Trong phạm vi đề tài này tôi chỉ xin đưa ra một vấn đề đổi mới PPDH mà bản thân tôi đã áp dụng để bạn bè đồng nghiệp cùng trao đổi, đó là “Phát huy tính tích cực học tập của học sinh thông qua việc sử dụng trò chơi ô chữ trong giảng dạy sinh học 9”. II. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI Trong đề tài này, tôi xin đề cập đến vấn đề “Phát huy tính tích cực học tập của học sinh thông qua việc sử dụng trò chơi ô chữ trong giảng dạy sinh học 9” (Phần II: Sinh vật và Môi trường) Việc sử dụng trò chơi ô chữ có thể áp dụng trong: Phần kiểm tra bài cũ. Phần củng cố bài. -Tiết luyện tập, ôn tập chương. III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đề tài này áp dụng đối với học sinh lớp 9 trung học cơ sở. IV. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH - Phương pháp nghiên cứu: + Phương pháp nghiên cứu lí luận. + Phương pháp nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm. + Phương pháp thực nghiệm sư phạm. Đề tài được tiến hành trong phần Sinh vật và Môi trường – sinh học lớp 9 ở các tiết dạy cụ thể sau: Bài 41.Môi trường và các nhân tố sinh thái Bài 47.Quần thể sinh vật Bài 49. Quần xã sinh vật Bài 50.Hệ sinh thái Bài 53. Tác động của con người đối với môi trường. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÍ LUẬN: Trò chơi với mục đích vốn có của nó là đẻ giải trí, để giảm bớt sự căng thẳng, nhưng khi sử dụng hợp lý trò chơi sẽ góp phần phát triển toàn diện như tác động tới tình cảm, tăng cường sự đoàn kết, tính tập thể, khả năng phản ứng nhanh, linh hoạt, óc quan sát và phán đoán, phát triển tính sáng tạo khéo léo ở người học. Việc sử dụng trò chơi trong dạy học ngày càng đa dạng, phong phú. Khi gắn bó trò chơi vào môn học sẽ góp phần làm cho kiến thức hàn lâm, khô khan hay trừu tượng trở nên đơn giản hơn, dễ hiểu, tiếp nhận hơn. Sử dụng trò chơi trong dạy học sinh học cũng không nằm ngoài mục đích đó. Hơn nữa sử dụng trò chơi trong dạy học sinh học còn có phần ưu thế hơn, hiệu quả hơn vì sinh học là môn học thực nghiệm, kiến thức gắn bó liền với thực tế, ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày. Có thể chia trò chơi một cách khại quát thành các chủ đề sau: - Tôi là ai. - Chọn đáp án đúng. - Giải ô chữ. - Đoán từ, cụm từ trong đoạn thông tin. - Chạy tiếp sức. - Ai nhanh nhất. Trong đó trò chơi giải ô chữ khá quen thuộc với học sinh và dễ chơi (các em đã được làm quen trên truyền hình). Trò chơi này góp phần phát triển kiến thức thực tế cho các em. Qua ô chữ, học sinh nhớ và khắc sâu được các kiến thức của bài học cũng như liên hệ thực tiễn vào cuộc sống. Tuy nhiên trò chơi ô chữ cũng có một số hạn chế : Hạn chế về việc rèn luyện năng lực diễn đạt viết, năng lực sáng tạo, năng lực lập luận, phân tích, lý giải về một vấn đề nào đó. Do vậy nên sử dụng trò chơi vào khi kiểm tra bài cũ hoặc củng cố bài hoặc trong các giờ ôn tập chương giúp học sinh hứng thú với giờ học và khắc sâu kiến thức hơn chứ không nên dùng trong các bài kiểm tra đánh giá học sinh. II.XÂY DỰNG TRÒ CHƠI Ô CHỮ Cánh xây dựng ô chữ: Việc xây dựng các ô chữ đố vui trong giảng dạy sinh học phổ thông cần đảm bảo: -Kiến thức phải bám sát chương trình, chỉ nên dung các kiến thức mà các em đã được học trên lớp. -Phải đảm báo sát mục tiêu của bài dạy - nên mở rộng thêm một số kiến thức có lien quan đến thực tế đời sống hàng ngày. - Trong một ô chữ nên có cả câu hỏi khó, câu hỏi dễ để kích thích sự tích cực của học sinh. - Có thể xây dựng ô chữ theo các chủ đề kiến thức hoặc theo từng bài học hay kiến thức tổng hợp tùy theo mục đích. - Ô chữ được xây dựng theo cấu trúc gồm một số từ hàng ngang và một từ hàng dọc (hoặc một từ khóa riêng). 2. Cách sử dụng ô chữ: Các ô chữ có thể sử dụng trong các bài dạy (khi kiểm tra bài cũ, củng cố bài hoặc trong giòi ôn tập, tổng kết chương), miễn sao nội dung kiến thức của các câu hỏi phải bám sát nội dung bài học, không mất quá nhiều thời gian và gây được hứng thú cho học sinh. Tuy nhiên khi sử dụng trò chơi trong giờ học có thể dẫn đến hiện tượng mất trật tự giáo viên phải hết sức lưu ý khâu tổ chức lớp. 3. Cách tổ chức: * Học sinh hoạt động theo nhóm: các đội lần lượt chọn câu hỏi, đội nào không trả lời được thì đội khác có quyền trả lời. - Ban giám khảo gồm một bạn ghi câu hỏi, một bạn ghi đáp án và ghi điểm các tổ - Ô chữ được kẻ trên bảng phụ hoặc trên máy tùy theo sự chuẩn bị của giáo viên - Tính điểm: + Hàng ngang 10 điểm + Câu hỏi phụ 10 điểm +Hàng dọc hoặc từ khóa 40 điểm ( Lưu ý sau ít nhất 2 từ hang ngang mới được đoán từ hàng dọc hoặc thừ chìa khóa). - Giáo viên tổng kết cho điểm các nhóm. *Cũng có thể tổ chức trò chơi trước cả lớp, học sinh nào có ý kiến trả lời nhanh nhất sẽ được chọn, phần thưởng có thể là một tràng pháo tay, một món quà nhỏ hay một điểm số nào đó III. MỘT SỐ VÍ DỤ CỤ THỂ PHẦN SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG Bài 41: MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI 1.Mục tiêu của ô chữ: Củng cố, khắc sâu kiến thức về nhân tố sinh thái, giới hạn sinh thái và khái niệm môi trường sống của sinh vật.. 2.Sử dụng ô chữ: Trong phần củng cố sau khi học xong bài hoặc kiểm tra bài cũ trước khi học bài 42 3. Ô chữ: Gồm 5 từ hàng ngang và một từ chìa khóa *Câu hỏi: -Hàng ngang 1:(14 chữ cái) Những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật gọi là gì? -Hàng ngang 2:(12 chữ cái) Không khí, đất, nước thuộc nhóm nhân tố sinh thái này? -Hàng ngang 3:(15 chữ cái) Khoảng chịu đựng của sinh vật đối với ảnh hưởng của các nhân tố vô sinh mà sinh vật có thể tồn tại, sinh trưởng và phát triển -Hàng ngang 4:(12 chữ cái) Điều kiện thích hợp nhất để sinh vật sinh trưởng và phát triển tốt? -Hàng ngang 5:(11 chữ cái) Điều kiên tối đa mà sinh vật có thể chịu đựng được? -Từ chìa khóa: Chỉ tất cả những gì bao quanh sinh vật. *Đáp án: -Hàng ngang 1:(14 chữ cái) NHÂN TỐ SINH THÁI => gợi ý từ khóa: T, I, Ô -Hàng ngang 2:(12 chữ cái) NHÂN TỐ VÔ SINH => gợi ý từ khóa: Ô, N, S -Hàng ngang 3:(15 chữ cái) GIỚI HẠN CHỊ ĐỰNG => gợi ý từ khóa: G,Ơ,N -Hàng ngang 4:(12 chữ cái) ĐIỂM CỰC THUẬN => gợi ý từ khóa: M,Ư -Hàng ngang 5:(11 chữ cái) GIỚI HẠN TRÊN => gợi ý từ khóa: R,G -Từ chìa khóa: MÔI TRƯỜNG SỐNG Bài 47: QUẦN THỂ SINH VẬT 1.Mục tiêu của ô chữ: Củng cố, khắc sâu kiến thức về nhân quần thể sinh vật, mối quan hệ của các sinh vật trong quần thể và những đặc trưng cơ bản của quần thể. 2.Sử dụng ô chữ: Trong phần củng cố sau khi học xong bài 47 hoặc kiểm tra bài cũ của bài 48 3. Ô chữ: Gồm 6 từ hàng ngang và một từ chìa khóa *Câu hỏi: -Hàng ngang 1:(5 chữ cái) Số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích -Hàng ngang 2:(12 chữ cái) Tỷ lệ giữ số lượng cá thể đực/cá thể cái -Hàng ngang 3:(8 chữ cái) Người ta dung biểu đồ này để biểu diễn thành phần nhóm tuổi của quần thể sinh vật. -Hàng ngang 4:(5 chữ cái) Quan hệ giữa các cá thể cùng loài để giúp nhau kiếm được nhiều thức ăn hơn, chống lại kẻ thù tốt hơn -Hàng ngang 5:(9 chữ cái) Ngoài quan hệ hỗ trợ các sinh vật cùng loài còn có quan hệ này -Hàng ngang 6:(6 chữ cái) Hiện tượng các sinh vật cùng loài có xu hướng sống gần nhau giúp nhau tìm thức ăn, chỗ ở, tự vệ và duy trì nòi giống. -Từ chìa khóa: Chỉ nhóm các sinh vật cùng loài, cùng sống trong một khu vực nhất định, ở một thời điểm nhất định. *Đáp án: -Hàng ngang 1:(5 chữ cái) MẬT ĐỘ => gợi ý từ khóa: T -Hàng ngang 2:(12 chữ cái) TỶ LỆ GIỚI TÍNH => gợi ý từ khóa: Ê -Hàng ngang 3:(8 chữ cái) THÁP TUỔI => gợi ý từ khóa: U -Hàng ngang 4:(5 chữ cái) HỖ TRỢ => gợi ý từ khóa: H -Hàng ngang 5:(9chữ cái) CẠNH TRANH => gợi ý từ khóa: N -Hàng ngang 6:(6chữ cái) QUẦN TỤ => gợi ý từ khóa: Q, -Từ chìa khóa: QUẦN THỂ Bài 49: QUẦN Xà SINH VẬT 1.Mục tiêu của ô chữ: Củng cố, khắc sâu kiến thức về quần xã sinh vật, mối quan hệ của các sinh vật trong quần xã và những dấu hiệu điển hình của một quần xã. 2.Sử dụng ô chữ: Trong phần củng cố sau khi học xong bài 49 hoặc kiểm tra bài cũ của bài 50 3. Ô chữ: Gồm 7 từ hàng ngang và một từ chìa khóa *Câu hỏi: -Hàng ngang 1:(15 chữ cái) quan hệ giữa các loài sinh vật tranh giành nhau thức ăn và các điều kiện khác của môi trường -Hàng ngang 2:(7 chữ cái) Con người thuộc nhóm nhân tố sinh thái này -Hàng ngang 3:(14 chữ cái) Số lượng cá thể trong quần xã luôn được khống chế ở mật độ nhất định phù hợp với khả năng của môi trường tạo nên trạng thái này trong quần xã. -Hàng ngang 4:(13 chữ cái) Một dấu hiệu điển hình của quần xã sinh vật -Hàng ngang 5:(9 chữ cái) Loài đóng vai trò quan trọng nhất trong quẫn xã -Hàng ngang 6:(10 chữ cái) Mức độ phân bố của các sinh vật trong quần xã -Hàng ngang 7:(11 chữ cái) Những đặc trưng mà chỉ có ở quần thể người -Từ chìa khóa: Là tập hợp những quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian nhất định và có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất. *Đáp án: -Hàng ngang 1:(15 chữ cái) QUAN HỆ CẠNH TRANH => gợi ý từ khóa: Q -Hàng ngang 2:(7 chữ cái) HỮU SINH => gợi ý từ khóa: S,U -Hàng ngang 3:(14 chữ cái) CÂN BẰNG SINH HỌC => gợi ý từ khóa: Â,I -Hàng ngang 4:(13 chữ cái) THÀNH PHẦN LOÀI => gợi ý từ khóa: Â,N -Hàng ngang 5:(9chữ cái) LOÀI ƯU THẾ => gợi ý từ khóa: T,A -Hàng ngang 6:(10 chữ cái) PHẠM VI RỘNG => gợi ý từ khóa: V,H -Hàng ngang 7:(11 chữ cái) KINH TẾ Xà HỘI => gợi ý từ khóa: X,N -Từ chìa khóa: QUẦN Xà SINH VẬT Bài 50: HỆ SINH THÁI 1.Mục tiêu của ô chữ: Củng cố, khắc sâu kiến thức về hệ sinh thái,chuỗi thức ăn, lưới thức ăn và các thành phần của hệ sinh thái. 2.Sử dụng ô chữ: Trong phần củng cố sau khi học xong bài 50 hoặc kiểm tra bài cũ của bài 51. 3. Ô chữ: Gồm 5 từ hàng ngang và một từ chìa khóa *Câu hỏi: -Hàng ngang 1:(8 chữ cái) Khu vực sống của quần xã -Hàng ngang 2:(7 chữ cái) Các loài sinh vật sản xuất -Hàng ngang 3:(10 chữ cái) Tập hợp nhiều chuỗi thức ăn có mắt xích chung liên kết lại -Hàng ngang 4:(14 chữ cái) Các sinh vật này sử dụng chất hữu cơ có nguồn gốc từ thực vật -Hàng ngang 5:(11 chữ cái) Một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau -Từ chìa khóa: là khái niệm chỉ quần xã và khu vực sống của quần xã *Đáp án: -Hàng ngang 1:(8 chữ cái) SINH CẢNH => gợi ý từ khóa: S,A -Hàng ngang 2:(7 chữ cái) THỰC VẬT => gợi ý từ khóa: T,H -Hàng ngang 3:(10 chữ cái) LƯỚI THỨC ĂN => gợi ý từ khóa: H,N -Hàng ngang 4:(14 chữ cái) SINH VẬT TIÊU THỤ => gợi ý từ khóa: Ê,I -Hàng ngang 5:(11chữ cái) CHUỖI THỨC ĂN => gợi ý từ khóa: H,I -Từ chìa khóa: HỆ SINH THÁI Bài 53: TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG 1.Mục tiêu của ô chữ: Củng cố, khắc sâu cho học sinh về các tác động tích cực và tiêu cực của con người đối với môi trường qua các thời kỳ xã hội loài người và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường 2.Sử dụng ô chữ: Trong phần củng cố sau khi học xong bài 53 hoặc kiểm tra bài cũ của bài 54. 3. Ô chữ: Gồm 5 từ hàng ngang và một từ chìa khóa B A T Ờ H I K Ỳ B A T Ơ H I K Y 1 H Á I Ư L Ợ M X Ó I Ò M N 2 P H Á Ừ R N G 3 H Á I Ư L Ợ M 4 V Ấ N Ề Đ D  N S Ố 5 Từ khóa: V Ấ N Ề Đ D  N S Ố *Câu hỏi và đáp án hàng ngang: (8 chữ cái). - Hàng ngang 1(8 chữ cái) : Con người đã tác động vào môi trường tự nhiên qua mấy thời kì ? ² Ba thời kì. ( Gợi ý từ chìa khoá: b, t, ơ) - Hàng ngang 2 (7 chữ cái) : Chỉ hoạt động của con người trong thời kì nguyên thuỷ làm tác động không đáng kể đến môi trường tự nhiên ? ² Hái lượm (Gợi ý từ chìa khoá: i, ư) - Hàng ngang 3(7 chữ cái):Một trọng những hoạt động của con người làm suy thoái trầm trọng môi trường tự nhiên ² Phá rừng(Gợi ý từ chìa khoá: a, r, g) - Hàng ngang 4(6 chữ cái): Chỉ hậu quả của con người gây ra với môi trường đất ²Xói mòn(Gợi ý từ chìa khoá: o, m, n) - Hàng ngang 5 (10 chữ cái): Một trong những việc mà nhà nước ta quan tâm để năng cao chất lượng cuộc sống của người dân²Vấn đề dân số(Gợi ý từ chìa khoá: v, ê, ô) - Chìa khóa(14 chữ cái): Chỉ việc cần làm của con người để khắc phục hậu quả gây ra với môi trường ? (Bảo vệ môi trường) IV. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM Sau khi áp dụng đề tài trong giảng dạy sinh học 9 tôi đã thu được kết quả như sau: -Kích thích được hầu hết các đối tượng học sinh đặc biệt là học sinh lười học bài cũ đã tích cực học bài ngay trên lớp thông qua các trò chơi cuối giờ. -Học sinh thông qua trò chơi các em được rèn luyện nhiều kỹ năng như kỹ năng hợp tác nhóm, kỹ năng giao tiếp và khả năng phản ứng nhanh nhạy qua mỗi trò chơi các em gần gũi nhau hơn, mạnh dạn trao đổi với nhau nhiều hơn -Các em cảm thấy hứng thú, khao khát thích và tự nguyện tham, luôn có thái độ tập trung vào bài, tự tin và chủ động lĩnh hội, phát huy kiến thức, tính tích cực học tập của các em được thể hiện rất rõ nét. Qua đó giúp học sinh có lòng ham mê, thích khám phá, thích học hỏi, tạo điều kiện để học sinh được hoạt động nhiều hơn, được thảo luận nhiều hơn và nhất là được suy nghĩ nhiều hơn, giúp các em nắm kiến thức chắc hơn, sâu hơn, nhớ lâu và hiểu bản chất vấn đề hơn. Thông qua đó các em yêu thích bộ môn Sinh học hơn. C.KẾT LUẬN Qua nghiên cứ đề tài bản thân tôi đã có được rất nhiều kinh nghiệm trong đổi mới phương pháp dạy học: -Xây dựng được các mô hình trò chơi cho học sinh -Tổ chức được nhiều trò chơi cho học sinh trong các giờ học đặc biệt là trò chơi ô chữ tong nhiều bài dạy. - Hệ thống trò chơi ngoài việc đảm bảo kiến thức cần truyền đạt và sự phong phú của kiến thức, sự vừa súc đối với nhiều đối tượng học sinh. Tuy nhiên, khi thiết kế và tổ chức các trò chơi, giáo viên mất rất nhiều thời gian để chuẩn bị cho một trò chơi, khi tổ chức trò chơi đôi khi dẫn đến hiện tượng mất trật tự trong lớp học do đó người giáo viên phải cần có lòng đam mê với nghề và khả năng tổ chức, quản lý lớp tốt để giờ học đạt hiệu quả cao. Qua việc tổ chức trò chơi học sinh hứng thú với bài giảng của giáo viên hơn, thọc tập tích cực chủ động hơn, mặc dù rất mong muốn có nhiều trò chơi hơn nữa để tổ chức cho các em song bản thân tôi mới chỉ thiết kế được một số lượng không nhiều, rất mong sự góp ý và bổ sung của các bạn bè đồng nghiệp để đề tại của tôi được phong phú và đầy đủ hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn!
File đính kèm:
- bao_cao_bien_phap_phat_huy_tinh_tich_cuc_hoc_tap_cua_hoc_sin.doc