Báo cáo biện pháp Phát huy tính tích cực, chủ động, hình thành năng lực thực hành sáng tạo trong phân môn vẽ trang trí của môn Mĩ thuật ở trường THCS Khương Đình - Quận Thanh Xuân
Mỗi người mỗi nghề đều mang những đặc thù, đặc trưng riêng sao cho phù hợp với năng lực sở trường của mình. Nghề dạy học được coi là một nghề cao quý bởi sản phẩm chủ yếu là nhân cách con người. Muốn trở thành con người hữu ích đều phải trải qua sự giáo dục của nhà trường.
Dạy học đã khó, dạy học mĩ thuật lại càng khó hơn. Bởi ngoài việc dạy học sinh những kiến thức cơ bản thì việc học mĩ thuật còn đem lại niềm vui cho mọi người, làm cho mọi người nhìn ra cái đẹp, thấy cái đẹp của chính mình, xung quanh mình để cuộc sống trở nên gần gũi đáng yêu hơn.
Dạy và học mĩ thuật ở trường THCS không nhằm đào tạo ra họa sĩ hay người làm nghệ thuật mà nhằm giáo dục thị hiếu thẩm mĩ cho học sinh, chủ yếu cho học sinh tiếp xúc, làm quen và thưởng thức cái đẹp, tập tạo ra cái đẹp, vận dụng cái đẹp vào trong cuộc sống hàng ngày cho bản thân, gia đình và xã hội. Để làm được điều này cần hiểu về cách nhìn, cách cảm nhận, cách lý giải sự vật hiện tượng của học sinh hay nói cách khác là “ngôn ngữ tạo hình” trong bộ môn mĩ thuật.
Trong các năm qua, những thay đổi trong cách dạy học của giáo viên còn rất chậm với nhiều khó khăn. Có một lí do là giáo viên sẽ rất khó thay đổi cách dạy học khi đã trở thành thói quen vì vậy dẫn đến tình trạng học sinh tiếp thu kiến thức một cách thụ động, không phát huy được tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Phát huy tính tích cực, chủ động, hình thành năng lực thực hành sáng tạo trong phân môn vẽ trang trí của môn Mĩ thuật ở trường THCS Khương Đình - Quận Thanh Xuân
ó tốt hơn không. - Phương pháp so sánh và chứng minh: + So sánh kết quả trước và sau khi tiến hành thực nghiệm áp dụng các giải pháp đã đề ra. + Chứng minh một số giải pháp đưa ra áp dụng nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Mĩ thuật ở trường THCS Khương Đình đã thành công. - Phương pháp thống kê: Thống kê bằng biểu bảng. Tính phần trăm nhằm đánh giá thực trạng và thấy được hiệu quả của việc áp dụng một số giải pháp để nâng cao chất lượng dạy và học môn Mĩ thuật PHẦN II: NỘI DUNG 1.Một số khái niệm. Nghệ thuật trang trí là một phần không thể thiếu trong việc giáo dục thẩm mĩ cho học sinh nói chung và chương trình mĩ thuật bậc THCS nói riêng. Đối với người dạy và người học cần phải nắm vững kiến thức cơ bản về trang trí mới phát huy và nâng cao được năng lực sáng tạo, óc thẩm mĩ vốn có trong mỗi người và uốn nắn được thị hiếu cho đúng hướng. 2. Thực trạng của vấn đề. 2.1. Quan điểm, nhận thức , vai trò của môn Mĩ thuật trong nhà trường. * Ban giám hiệu Thấy được vai trò của môn Mĩ thuật ở trường THCS Khương Đình không chỉ là vẽ mà lấy hoạt động mĩ thuật để nâng cao hiểu biết cho học sinh giúp các em có thêm kiến thức, kỹ năng trong quá trình hoàn thiện nhân cách Đức - Trí - Thể - Mĩ nên Ban giám hiệu luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để việc dạy và học môn Mĩ thuật đạt được kết quả cao. * Giáo viên và học sinh trong nhà trường. - Quan điểm của giáo viên đối với môn Mĩ thuật: nhiều giáo viên cho rằng đó là môn phụ nên chưa thực sự có cách nhìn nhận đúng về bộ môn. Môn Mĩ thuật giúp phát huy trí tưởng tượng, sáng tạo , làm giàu cảm xúc thẩm mĩ cho học sinh trên cơ sở cung cấp kiến thức và rèn luyện kĩ năng cơ bản về vẽ. Từ những kiến thức kĩ năng cơ bản đó học sinh có khả năng cảm thụ được vẽ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống xung quanh qua những hình tượng được khái quát hoá, điển hình hoá bằng ngôn ngữ đặc trưng của hội hoạ là hình mảng, đường nét, màu sắc đậm nhạt được bố cục theo nguyên tắc của nghệ thuật trang trí. Qua đó giúp cho học sinh biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống và các môn khác ở trường phổ thông. - Quan điểm, nhận thức, vai trò của học sinh đối với môn Mĩ thuật đối với môn Mĩ thuật nói chung và phân môn Vẽ trang trí nói riêng. Nhiều em có năng khiếu thì rất thích môn Mĩ thuật nhưng có những em không thích môn Mĩ thuật do nhiều lí do như: không có năng khiếu, môn Mĩ thuật chỉ là môn phụ...Điều đó làm ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả dạy và học tập môn Mĩ thuật nói chung và phân môn Vẽ trang trí nói riêng. * Phụ huynh Nhiều phụ huynh chưa hiểu rõ về bộ môn này và cho rằng đó là môn phụ nên chưa coi trọng, chưa quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho con em mình học, đồ dùng học tập chuẩn bị chưa đầy đủ, điều đó làm ảnh hưởng đến tâm lí, chất lượng và hiệu quả học tập. 2.2. Cơ sở vật chất: - Chưa có phòng bộ môn riêng dành cho môn Mĩ thuật. - Chưa có các thiết bị , đồ dùng dạy học như: bục để vật mẫu, vải nền... 2.3. Giáo viên giảng dạy. Giáo viên được đào tạo cơ bản, chính quy và còn trẻ nên có sự nhiệt tình , yêu nghề. Là một giáo viên vừa mới ra trường nên được đào tạo và lĩnh hội các phương pháp dạy học mới phù hợp và hiệu quả hơn. Tuy nhiên tuổi nghề còn ít nên kinh nghiệm vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học chưa đạt kết quả cao. Do đó, hiệu quả của việc dạy học chưa cao, học sinh chưa có hứng thú nhiều với phân môn Vẽ trang trí, kết quả học tập chưa cao. 3. Một số giải pháp để nâng cao chất lượng dạy học phân môn Vẽ trang trí ở trường THCS . 3.1. Phương pháp quan sát. - Phương pháp quan sát là thông qua việc ngắm nhìn, tìm hiểu đối tượng để phân tích, so sánh về: Cấu trúc, màu sắc tỉ lệ, hình ảnh của mẫu. Giúp học sinh biết và cảm nhận vẻ đẹp của đối tượng, làm cơ sở thực hiện bài vẽ. Nhưng thực tế khi vận dụng phương pháp này vào tiết dạy đa số HS rất lười quan sát hoặc nếu có thì quan sát không có định hướng rõ ràng lầm tưởng với cách nhìn đơn thuần dẫn đến hiểu đối tượng một cách hời hợt, không tập trung, thiếu sự phân tích, so sánh. Vì vậy giáo viên cần lưu ý giới hạn nội dung quan sát, tập trung sự chú ý của học sinh vào đối tượng quan sát, định hướng rõ vấn đề và phân tích so sánh. - Phương pháp quan sát thường được áp dụng trong hoạt động quan sát nhận xét, giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát phân tích nhận xét các tư liệu tham khảo cho bài học như tranh ảnh từ sách báo, bài vẽ trang trí của hoạ sĩ hoặc của học sinh. Cuối tiết học giáo viên cùng học sinh thực hiện hoạt động quan sát nhận xét để đánh giá kết quả của bài học, từ đó học sinh có thể rút kinh nghiệm cho bài học sau. 3.2 Phương pháp trực quan. - Dạy mĩ thuật chủ yếu là bằng đồ dùng dạy học. Dạy trên những gì học sinh nhìn thấy. Vì vậy khi dạy học môn vẽ trang trí giáo viên cần phải lựa chọn đồ dùng dạy học, tranh dạy học điển hình có tính chắt lọc chọn lựa, rõ nội dung, có tính thẩm mĩ, khuôn khổ hợp lý để học sinh dễ quan sát. - Dạy học bằng đồ dùng dạy học giúp học sinh lĩnh hội tri thức nhanh, nhớ lâu và hứng thú hơn. Song trên thực tế, một số giáo viên dạy mĩ thuật ở trường THCS còn bộc lộ những số thiếu sót sau: + Chưa khai thác hết lợi thế của đồ dùng dạy học. + Sử dụng đồ dùng dạy học chưa có trọng tâm, chưa thực sự chú ý đến tính thẩm mĩ của nó: chưa chọn lọc được mẫu đẹp về hình về cấu trúc và màu sắc.. + Trình bày đồ dùng dạy học chưa khoa học. + Ít sử dụng kết quả học tập của học sinh làm đồ dùng dạy học. - Để sử dụng đồ dùng dạy học mĩ thuậtở THCS có hiệu quả, giáo viên cần phải chú ý: + Có cách trình bày đồ dùng dạy học khác nhau tùy theo nội dung bài dạy + Trình bày cùng 1 lúc để học sinh có cách nhìn bao quát về nội dung bài học. + Trình bày theo trình tự bài giảng để học sinh theo dõi từng phần của nội dung. + Sau khi giới thiệu đồ dùng dạy học theo từng nội dung, giáo viên phải cất đi để học sinh tập trung vào nội dung khác. Cuối cùng trình bày tổng thể để chốt lại nội dung tổng quát của bài dạy. - Giáo viên cần có kế hoạch sưu tầm bài vẽ trang trí của học sinh để làm tư liệu giảng dạy. Sau khi có tư liệu, cần phân loại từng bài dạy sao cho sát đối tượng, đúng với nội dung yêu cầu của từng bài dạy. Chính những bài vẽ của học sinh mới là là minh chứng sinh động cho bài dạy, bởi chúng sát nội dung, yêu cầu bài học, phù hợp với khả năng học sinh, vì vậy có tác dụng khích lệ động viên các em học tập. 3.3 Phương pháp vấn đáp. GV sử dụng hệ thống câu hỏi để thực hiện trao đổi, gợi mở cho HS về nội dung nhằm khai thác một nội dung,một vấn đề nào đó của bài học. Tạo điều kiện cho HS bộc lộ những hiểu biết về đối tượng. Suy nghĩ, tìm tòi và giải quyết được bài tập nâng cao chất lượng bài vẽ bằng khả năng của mình. Cần kết hợp nhuần nhuyễn giữa phương pháp thuyết trình và phương pháp vấn đáp. Lời giảng đan xen với câu hỏi, tạo điều kiện cho học sinh được chủ động nghe-suy nghĩ-dự đoán-chờ đợi thông tin mới. Với phương pháp vấn đáp giáo viên có thể tìm hiểu được mức độ tiếp thu bài học của học sinh, biết được kiến thức lĩnh hội của học sinh để có sự điều chỉnh hoặc bổ sung kịp thời. 3.4. Phương pháp gợi mở. Có hiệu quả cao khi sử dụng trong dạy học phân môn vẽ trang trí. Giáo viên dùng lời nhận xét, câu hỏi gợi mở để học sinh quan sát, nhận xét, suy nghĩ, so sánh đối chiếu và tự điều chỉnh, sửa chữa bài vẽ của mình. Phương pháp này rất phù hợp với việc hướng dẫn học sinh làm bài tập, vì nó phát huy được khả năng độc lập suy nghĩ, tìm tòi, tính tích cực học tập của mọi học sinh. Sử dụng phương pháp gợi mở giáo viên tạo điều kiện cho học sinh tự suy nghĩ, tự tìm hiểu để tìm đến kiến thức bài học. 3.5.Phương pháp nêu vấn đề. Đây cũng là một trong những phương pháp dạy học theo phương pháp tích cực. Giáo viên hoặc học sinh đưa ra một vấn đề chung cho các nhóm hoặc các thành viên thảo luận để đi đến thống nhất, kết luận chung. Từ một vấn đề được đặt ra nhiều học sinh được tham gia thảo luận, trình bày ý kiến của mình. Ví dụ : Làm thế nào để trang trí được một một mặt nạ đẹp và độc đáo? Từ một vấn đề đặt ra như vậy học sinh có thể tự tìm đến những nội dung yêu cầu của bài học “Tạo dáng và trang trí mặt nạ”. Sau khi giải quyết vấn đề đặt ra học sinh lại một lần nữa khẳng định kiến thức mình đã tìm đến thông qua kết quả và quá trình thực hành. 3.6. Phương pháp trò chơi. Sử dụng phương pháp trò chơi giáo viên sẽ tạo được tính tích cực hoạt động thi đua học tập giữa các nhóm, các cá nhân. Phương pháp này gây được hứng thú học tập cho học sinh, tạo ở các em sự háo hức chờ đón để được học phân môn vẽ trang trí. Giáo viên là người đóng vai trò chỉ đạo tổ chức các hoạt động chơi mà học để đạt được hiệu quả cao nhất. 3.7. Phương pháp làm việc theo nhóm: Phương pháp này phát huy được tính tích cực, chủ động, mọi học sinh đều được tham gia học tập. Xây dựng cho học sinh tinh thần tập thể, ý thức cộng đồng với công việc chung, đồng thời hình thành ở học sinh phương pháp làm việc khoa học, tự lập kế hoạch và làm việc theo kế hoạch. * Hình thành học tập: +Giao bài tập +Giao câu hỏi theo phiếu bài tập, giao bài cho từng nhóm học sinh thảo luận. * Tổ chức: +Chia nhóm. Có thể đặt tên cho nhóm. +Cử nhóm trưởng và thư ký ghi chép +Vị trí của nhóm * Tiến hành: +Nhận bài tập. +Nhóm trưởng nêu yêu cầu. +Các thành viên thảo luận hoặc cùng làm. +Nhóm trưởng hoặc đại diện thay mặt nhóm trình bày. +Các nhóm hoặc cá nhân khác góp ý, bổ sung, tranh luận, đánh giá. +Giáo viên nhận xét, bổ sung, tổng kết, đánh giá.-Làm việc theo nhóm tạo điều kiện cho nhiều học sinh được tham gia vào quá trình nhận thức, mặt khác giúp học sinh tích cực tự giác học tập hơn. Góp ý, trao đổi, tranh luận sẽ là cơ sở tốt cho sự hình thành và phát triển khả năng tư duy, phân tích ở học sinh. -Với các bài vẽ trang trí, phương pháp này có thể thực hiện ở đầu tiết học qua phần quan sát nhận xét, hoặc cuối tiết học để nhận xét đánh giá kết quả bài học. -Tùy theo yêu cầu của các loại bài, từng bài cụ thể và từng thời điểm nhất định mà giáo viên vận dụng phương pháp làm việc theo nhóm sao cho phù hợp, có hiệu quả nhất. 3.8. Phương pháp luyện tập: Phân môn vẽ trang trí lấy thực hành làm hoạt động chính và chỉ có trên cơ sở thực hành thì nhận thức lý thuyết mới rõ dần. Học vẽ trang trí, học sinh phải được làm nhiều bài tập, có thể là các bài tập sẽ trùng lặp nội dung, yêu cầu, cách tiến hành, song mỗi bài học sinh phải tìm ra cách vẽ khác nhau: về khai thác nội dung yêu cầu bài học, tìm hoạ tiết, bố cục, xây dựng hình tượng, cách xử lý màu, đậm nhạt. Trong phân môn vẽ trang trí cần chú trọng hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sau để thực hiện tốt phương pháp luyện tập: +Kĩ năng tư duy tạo hình. +Kĩ năng vẽ hình, chỉnh hình. +Kĩ năng vẽ đậm nhạt và vẽ màu. +Kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế. Hướng dẫn học sinh làm bài, giáo viên cần tìm ra những thiếu sót về bố cục, vẽ hình, vẽ màu, gợi ý cho các em suy nghĩ và tự tìm ra cách sửa chữa, điều chỉnh theo khả năng, phù hợp với từng dạng bài của mỗi em. Cần có kế hoạch làm việc với từng loại học sinh; giỏi, khá, trung bình, yếu kém. Mỗi loại học sinh đều có yêu cầu, gợi ý riêng và cách bổ sung khác nhau. Giáo viên làm việc với từng học sinh, góp ý, khích lệ mỗi em hoàn thành bài vẽ bằng khả năng của mình. Giáo viên cũng cần cho học sinh luyện tập với những hình thức mới lạ nhưng mang tính thực tiễn và ứng dụng cao hơn bằng cách sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau. Ví dụ như dây thừng, hoa cỏ khô, giấy màu, giấy báotrong bài “Trang trí báo tường”, trang trí trên mặt nạ thật trong bài “Trang trí mặt nạ”, thiết kế quần áo trong bài “Tạo dáng và trang trí thời trang 3.9.Phương pháp trực quan kết hợp với phương pháp phân tích. Các bài học của phân môn vẽ trang trí thường không nặng về lý thuyết nhưyêu cầu của phân môn là phải giúp cho các em khắc sâu kiến thức, nhớ lâu. Vì vậy phương pháp trực quan kết hợp với phương pháp phân tích là một giải pháp phù hợp trong việc dạy học phân môn vẽ trang trí. Tuy không có điều kiện tiếp xúc trực tiếp những công trình, sản phẩm, nhưng thông qua tranh ảnh, bài vẽ trang trí và được phân tích cụ thể học sinh sẽ tiếp thu nội dung kiến thức bài học một cách dễ dàng hơn. 3.10. Trang bị cơ sở vật chất phù hợp với đặc thù của bộ môn. + Trang bị mẫu vật thật để minh hoạ, giới thiệu phù hợp với nội dung của bài trang trí. + Tranh , ảnh minh hoạ, hình hướng dẫn các bước vẽ. + Phòng học kê bàn ghế theo mục đích, ý tưởng của bài dạy. + Trang bị sự hỗ trợ của Công nghệ thông tin: máy chiếu 4. Thực nghiệm Kết quả điều tra với hai lớp không áp dụng các giải pháp nâng cao hiệu quả dạy và học phân môn Vẽ trang trí ở khối 7 THCS Khương Đình – Quận Thanh Xuân. Bảng 1: Kết quả điều tra trước khi thực hiện giải pháp TT Lớp Sĩ số Thái độ (%) Thích Bình thường Không thích 1 9A1 51 24 70 6 2 9A3 38 19 71.4 9,6 * Tiến hành thực nghiệm áp dụng các giải pháp cho khối 9 ở trường THCS thông qua một tiết dạy cụ thể. 3.2. Bài dạy áp dụng các giải pháp cho khối 9: Bài 2: TẠO DÁNG VÀ TRANG TRÍ THỜI TRANG( tiết 1) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Năng lực hình thành Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát nhận xét GV gọi 2 HS lên bảng. GV yêu cầu HS nhận xét về cách kết hợp của bạn. =>Túi xách là một trong những phụ kiện của trang phục, giúp cho bộ trang phục thêm hấp dẫn và “thời trang” hơn. Để thiết kế được một trang phục đẹp theo ý thích của mình chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay. Nhưng trước hết em hãy cho biết “thời trang” là gì? - Thời trang có tác dụng như thế nào với cuộc sống con người? GV treo một số tranh ảnh về trang phục của các vùng miền, các dân tộc của Việt Nam và trang phục truyền thống của các nước trên thế giới. - Thời trang của các dân tộc có giống nhau không? GV cho HS xem hình ảnh các trang phục khác nhau : trang phục dạ hội, trang phục thể thao, trang phục dạo phố, trang phục biểu diễn... - Em có nhận xét gì về kiểu dáng của những một số mẫu thời trang trên? - Các họa tiết ? - Hình thức trang trí? - Màu sắc? -Chất liệu trong trang trí thời trang như thế nào? GV tổng kết các câu trả lời của HS =>HS: Thời trang là lĩnh vực rộng,bao gồm cách ăn mặc,trang điểm thịnh hành trong một thời gian nào đó, kết hợp các vật dụng như đồng hồ, túi xách... =>HS: Thời trang làm cuộc sống con người thêm đẹp,văn minh. => HS: Mỗi dân tộc có một thị hiếu khác nhau, mang bản sắc đặc trưng của dân tộc mình. => HS trả lời =>HS: chất liệu rất đa dạng và phong phú : lụa, cotton, voan, da Trò chơi “FASHIONITA” Có 4 hình ảnh các trang phục khác nhau về phong cách, lứa tuối và 4 hình ảnh túi xách. Em hãy ghép túi xách sao cho phù hợp với trang phục trên I.Quan sát nhận xét Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách tạo dáng và trang trí thời trang Gv chiếu các bước tạo dáng áo GV chiếu một vài cách trang trí trang phục _Gv: Tùy theo phong cách mà trang trí cho thích hợp. Gv cho HS quan sát một số bản thiết kế thời trang của các nhà thiết kế nổi tiếng, hình ảnh thời trang từ rau củ, hoa, giấy. II.Cách tạo dáng và trang trí thời trang 1.Tạo dáng áo -Tìm hình dáng chung. -Kẻ trục và tìm dáng áo(tỉ lệ và đường nét của các phần chính). -Tìm các nét chi tiết (cổ áo, tay áo và những đường nét cụ thể) 2.Trang trí: -Tìm các mảng trang trí (có thể vẽ hoạ tiết kín thân hoặc đường diềm ở tay cổ, tà, gấu áo,... hay sữ dụng hình mảng trang trí ở những vị trí thích hợp.) -Chọn hoạ tiết: hoa lá, các con vật,hình mảng ... -Vẽ màu phù hợp (Màu sắc của nền và màu sắc của hoạ tiết cần hài hòa) Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh thực hành Gv chia lớp thành 4 nhóm,mỗi nhóm sẽ tạo dáng và trang trí hai trang phục theo các chủ đề: Nhóm 1: trang phục truyền thống Nhóm 2: trang phục dạ hội Nhóm 3: trang phục công sở Nhóm 4: trang phục dạo phố Gv gợi ý Hs cách tạo dáng và sắp xếp họa tiết Gv khuyến khích Hs thể hiện tính sáng tạo của mình. Tạo dáng và trang trí thời trang theo chủ đề được phân công. III.Thực hành Năng lực thực hành sáng tạo Hoạt động 4: Đánh giá nhận xét Gv đính bài trang trí của 4 nhóm lên bảng,gợi ý Hs nhận xét về: +Hình dáng +Họa tiết. +Màu sắc. Gv tổng kết,bổ sung. Hs nhận xét theo cảm nhận của riêng mình. Củng cố, dặn dò -Chuẩn bị chotiết học sau: Tạo dáng và trang trí thời trang (tiết 2) + Mỗi nhóm chuẩn bị 2 bộ trang phục theo chủ đề đã phân công để trình diễn. + Thiết kế 2 bộ trang phục bằng các chất liệu tự chọn (giấy báo, giấy gói hoa, nilon...) chọn mẫu từ bài vẽ trên. + Chuẩn bị bài thuyết trình, nhạc cho phần trình bày sản phẩm của nhóm mình Bài 3: TẠO DÁNG VÀ TRANG TRÍ THỜI TRANG (tiết 3) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Năng lực hình thành *Ổn định tổ chức lớp.( 2 phút) * Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS cho tiết học này ( túi xách, trang phục, phụ kiện) Nhóm trưởng báo cáo Hoạt động 1: Củng cố kiến thức (10 phút) *Vào bài: GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi có liên quan đến kiến thức bài học trước. - Chia lớp làm 2 đội Red – đội Blue. - Mời 1 HS điều khiển trò chơi, 1 HS làm thư kí, 1 HS làm kĩ thuật viên máy tính. . GV nhận xét phần tham gia trò chơi của HS. HS trả lời HS trả lời HS trả lời HS trả lời HS trả lời I.Quan sát nhận xét II.Cách vẽ *Cách tham gia trò chơi “Rung chuông vàng”: Trên màn hình là các câu hỏi kiểm tra kiến thức. Với mỗi câu trả lời đúng, bạn sẽ được 10 điểm. Nếu trả lời sai, bạn sẽ phải nhường quyền trả lời cho đội bạn. - Trong thời gian 5 giây, đội nào có tín hiệu trước sẽ giành được quyền trả lời. Câu 1 : Bạn hãy cho biết đây là trang phục của vùng miền nào? MC: Áo tứ thân là một trang phục của phụ nữ miền Bắc Việt Nam. Được sử dụng như trang phục hàng ngày cho đến đầu TK 20. Ngày nay, áo tứ thân chỉ được mặc trong các dịp lễ hội truyền thống và biểu diễn trên sân khấu. Câu 2: Theo bạn trang phục trên có phù hợp để đi lễ chùa không? Vì sao? MC: Đình chùa là chốn linh thiêng, trang trọng. Trang phục hợp mốt chưa chắc đã hợp với không gian Phật đường, bạn nên chọn trang phục giản dị, kín đáo, màu sắc nhã nhặn khi đi lễ chùa. Câu 3: Theo bạn ngành công nghiệp thời trang có ảnh hưởng tới môi trường không? MC: Đằng sau vẻ đẹp xa xỉ là tiếng kêu cứu thảm thiết của rừng xanh.Mỗi năm có khoảng 50 triệu động vật có lông bị giết hại để phục vụ cho ngành công nghiệp thời trang. Trong đó, 80% số lượng lông thú ra đời từ các trại nuôi thú công nghiệp. Câu 4: Bạn có biết ở Hà Nội có làng nghề dệt vải truyền thống nào không? MC: Làng lụa Vạn Phúc thuộc quận Hà Đông, là 1 làng nghề dệt lụa tơ tằm đẹp nổi tiếng có từ ngàn năm trước, thu hút khách cả trong nước lẫn ngoài nước đến thăm quan và mua sắm. Lụa Hà Đông từng được chọn may trang phục cho triều đình. Câu 5: Bạn hãy cho biết trường THCS Khương Đình đã có quy định như thế nào về trang phục của học sinh khi đến trường? MC: Nhà trường có quy định cụ thể về đồng phục: -Mùa hè: áo sơ mi, quần âu, đi giày hoặc dép quai hậu. -Mùa đông: Mặc áo đồng phục mùa đông -Những ngày có giờ Thể dục mặc đồng phục thể thao, đi giày. - Năng lực tư duy Năng lực giải quyết vấn đề Năng lực biểu đạt Năng lực hợp tác Hoạt động 2: Hướng dẫn HS trình bày sản phẩm theo nhóm (20 phút) GV yêu cầu HS quan sát phần trình bày của các nhóm khác để làm bài tập thảo luận nhóm. Các nhóm trình diễn và thuyết trình sản phẩm của nhóm. Nhóm 1: trang phục truyền thống và trang phục vùng miền Nhóm 2: trang phục dạ hội Nhóm 3: trang phục công sở Nhóm 4: trang phục dạo phố - Mỗi nhóm trình diễn 2 bộ trang phục có túi xách hay phụ kiện kèm theo ( nguyên liệu tái chế) và 2 bộ trang phục tự sưu tầm ở nhà. HS từng nhóm lên thuyết minh và trình diễn sản phẩm theo chủ đề. III. Thực hành - Năng lực hợp tác - Năng lực biểu đạt Hoạt động 3: Hướng dẫn HS đánh giá, nhận xét (12 phút) Qua phần trình bày sản phẩm của các nhóm,GV yêu cầu HS các nhóm khác nhận xétsản phẩm của các bạn theo tiêu chí: + Tạo dáng và trang trí + Màu sắc + Phong cách trình diễn + Chủ đề và thuyết trình GV yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày và nhận xét =>Qua những ý kiến nhận xét của HS, GV
File đính kèm:
- bao_cao_bien_phap_phat_huy_tinh_tich_cuc_chu_dong_hinh_thanh.docx