Báo cáo biện pháp Phân loại và phương giải bài tập hóa học định tính
Quá trình dạy học hóa học gồm 3 công đoạn là: dạy học bài mới; ôn tập, hệ thống hóa kiến thức và luyện tập; kiểm tra và đánh giá kết quả dạy học.
- Ở công đoạn dạy học bài mới ta nên phân loại bài tập hóa học theo nội dung để phục vụ cho việc dạy học và củng cố bài mới. Tên của mỗi loại có thể như tên của các chương trong sách giáo khoa.
- Ở công đoạn ôn tập, hệ thống hóa kiến thức và kiểm tra- đánh giá do mang tính tổng hợp, có sự phối hợp giữa các chương nên ta phân loại dựa trên các cơ sở sau:
+ Dựa vào tính chất hoạt động của học sinh.
+ Dựa vào chức năng của bài tập có thể chia thành bài tập đòi hỏi sự tái hiện kiến thức, bài tập rèn tư duy độc lập.
+ Dựa vào tính chất của bài tập có thể chia thành bài tập định tính và bài tập định lượng.
+ Dựa vào kiểu hay dạng bài.
+ Dựa vào khối lượng kiến thức có thể chia thành bài tập đơn giản hay phức tạp.
Tuy nhiên trong thực tế khi làm đề tài này tôi dựa chủ yếu vào nội dung, khối lượng kiến thức và dạng bài để phân loại. Với mỗi dạng bài tập tôi có đề ra các phương pháp giải phù hợp trong phần nội dung của đề tài.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Phân loại và phương giải bài tập hóa học định tính
2HCl CaCl2 + 2CO2 + 2H2O Bài 3: Trong công nghiệp người ta điều chế CuSO4 bằng cách ngâm Cu kim loại trong dung dịch H2SO4 loãng và sục oxi liên tục. Cách này có lợi hơn cách hòa tan Cu bằng H2SO4 đặc nóng hay không? Tại sao? Bài làm Cách 1: Xảy ra phản ứng: 2Cu + O2 + 2H2SO4 2CuSO4 + 2H2O (1) 1 1 1 (mol) Cách 2: Xảy ra phản ứng: Cu + 2H2SO4(đặc) CuSO4 + SO2 + 2H2O (2) 1 2 1 (mol) Từ 2 PT trên ta thấy cách 1 có lợi hơn cách 2 vì: + Tiết kiệm H2SO4: ở PT (1) để tạo ra 1 mol CuSO4 cần 1 mol H2SO4, trong khi đó ở PT (2) để tạo ra 1 mol CuSO4 cần 2 mol H2SO4 + Không gây ô nhiễm môi trường ( vì không tạo SO2) Bài 4: Cho luồng khí CO dư đi qua hỗn hợp A gồm CuO, Fe2O3, Al2O3( t0 cao), sau phản ứng thu được chất rắn B. Cho B vào dung dịch NaOH dư sau phản ứng lọc thu được chất rắn C và dung dịch D. Từ C và D hãy điều chế ra các kim loại trong A ban đầu. Bài làm Khi cho CO dư qua A thì xảy ra phản ứng: 3CO + Fe2O3 2Fe + 3CO2 CO + CuO Cu + CO2 Chất rắn B gồm Fe, Cu và Al2O3. Cho B vào dung dịch NaOH dư thì xảy ra phản ứng: 2NaOH + Al2O3 2NaAlO2 + H2O Chất rắn C gồm Fe và Cu, dung dịch D gồm NaOH dư và NaAlO2 Từ chất rắn C là hỗn hợp Fe, Cu điều chế từng kim loại Fe và Cu. Ngâm chất rắn C trong dung dịch HCl dư, Fe tan hết tạo dung dịch, lọc lấy chất rắn không tan sau phản ứng là Cu: Fe + 2HCl FeCl2 + H2 Cho NaOH dư vào phần nước lọc, lọc lấy kết tủa nung đến khối lượng không đổi rồi cho H2 đi qua được Fe tinh khiết: 2NaOH + FeCl2 Fe(OH)2 + 2NaCl Fe(OH)2 FeO + H2O FeO + H2 Fe + H2O Từ dung dịch D điều chế Al. Sục CO2 vào dung dịch D, lọc lấy kết tủa, nung đến khối lượng không đổi rồi điện phân nóng chảy được Al: CO2 + 2H2O + NaAlO2 Al(OH)3 + NaHCO3 2Al(OH)3 Al2O3 + 3H2O 2Al2O3 4Al + 3O2 b. Điều chế các chất mà không sử dụng hóa chất ngoài Bài 4: Từ các chất NaCl, CaCO3, H2O, không khí và các điều kiện cần thiết khác, hãy viết phương trình hóa học điều chế : NH3, Na2CO3, NaOH, nước Javen, clorua vôi. Bài làm Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn thu được NaOH và các nguyên liệu Cl2, H2: 2NaCl + 2H2O 2NaOH + Cl2 + H2 Sục khí Cl2 vào dung dịch NaOH được nước Javen: Cl2 + 2NaOH NaCl + NaClO + H2O Nước Javen Nung CaCO3 để thu CO2, lấy vôi sống điều chế clorua vôi: CaCO3 CaO + CO2 CaO + H2O Ca(OH)2 Cl2 + Ca(OH)2 CaOCl2 + H2O Hóa lỏng không khí rồi chưng cất phân đoạn sẽ thu được N2: Cho N2 phản ứng với H2 ở nhiệt độ cao: N2 + 3 H2 2NH3 Cho CO2 phản ứng với NaOH dư: CO2 + 2NaOH Na2CO3 + H2O Bài 5: Cho hỗn hợp rắn gồm FeS2, CuS, Na2O. Chỉ được dùng thêm nước và các điều kiện cần thiết (nhiệt độ, xúc tác,...). Hãy trình bày phương pháp và viết các PTPƯ hóa học xảy ra để điều chế FeSO4, Cu(OH)2. Bài làm Hòa tan hỗn hợp vào nước lọc, tách lấy chất rằn FeS2, CuS và dung dịch NaOH: Na2O + H2O 2NaOH Điện phân nước thu được H2 và O2: 2H2O 2H2 + O2 (1) Nung hỗn hợp FeS2, CuS trong O2 (1) dư đến phản hoàn toàn được hỗn hợp rắn Fe2O3, CuO và khí SO2: 4 FeS2 + 11O2 2Fe2O3 + 8SO2 2CuS + 3O2 2CuO + 2SO2 Tách lấy khí SO2 cho tác dụng với O2 (1) dư có xúc tác, sau đó đem hợp nước được H2SO4: 2SO2 + O2 2SO3 SO3 + H2O H2SO4 Lấy hỗn hợp rắn Fe2O3, CuO đem khử hoàn toàn bằng H2 (1) dư ở nhiệt độ cao được hỗn hợp Fe, Cu. Hòa tan hỗn hợp kim loại vào dung dịch H2SO4 loãng (2), được dung dịch FeSO4, phần không tan Cu tách riêng: Fe2O3 + 3H2 2Fe + 3H2O CuO + H2 Cu + H2O Fe + H2SO4 FeSO4 + H2 Cho Cu tác dụng với O2 (1) tạo ra CuO sau đó hòa tan vào dung dịch H2SO4(2) rồi cho tiếp dung dịch NaOH vào, lọc tách thu được kết tủa Cu(OH)2: 2Cu + O2 2CuO CuO + H2SO4 CuSO4 + H2O CuSO4 + 2NaOH Cu(OH)2 + Na2SO4 3. Bài tập áp dụng và nâng cao. Bài 1: Từ Cu và các chất tuỳ chọn, em hãy nêu 2 phương pháp trực tiếp và 2 phương pháp gián tiếp điều chế CuCl2 ? Viết các phương trình phản ứng xảy ra ? Hướng dẫn: C1: Cu + Cl2 CuCl2 C2: Cu + 2FeCl3 ® FeCl2 + CuCl2 C3: 2Cu + O2 2CuO CuO + 2HCl ® CuCl2 + H2O C4: Cu + 2H2SO4 đặc CuSO4 + 2H2O + SO2 CuSO4 + BaCl2 ® CuCl2 + BaSO4 ¯ Bài 2: Từ CuCl2, dung dịch NaOH, CO2. Viết phương trình hóa học điều chế CaO, CaCO3. Bài 3: Từ các dung dịch : CuSO4, NaOH , HCl, AgNO3 có thể điều chế được những muối nào ? những oxit bazơ nào ? Viết các phương trình hóa học để minh họa. Bài 4: Từ Fe nêu 3 phương pháp điều chế FeCl3 và ngược lại. Viết phương trình phản ứng xảy ra. Bài 5: Một hỗn hợp CuO và Fe2O3 . Chỉ được dùng Al và dung dịch HCl để điều chế Cu nguyên chất. Hướng dẫn : Cách 1: Cho hỗn hợp tan trong dung dịch HCl. Cho dung dịch thu được tác dụng với Al lấy kim loại sinh ra hoà tan tiếp vào dung dịch HCl Þ thu được Cu Cách 2: Hoà tan Al trong dung dịch HCl thu được H2. Khử hỗn hợp 2 oxit Þ 2 kim loại. Hoà tan kim loại trong dung dịch HCl Þ thu được Cu. Cách 3: Khử hỗn hợp bằng Al, Hoà tan sản phẩm vào dung dịch HCl Þ thu được Cu Bài 6: Từ Fe, S, NaCl, MgCO3, H2O (dụng cụ cần thiết và các điều kiện về nhiệt độ, áp suất, xúc tác có đủ), có thể điều chế được: a. Những chất khí nào? b. Những oxit axit và oxit bazơ nào? c. Những bazơ nào? Hãy viết các PTPƯ (ghi rõ điều kiên, nếu có) III. Dạng 3: Tách chất. 1. Phương pháp giải. Phương pháp loại bỏ: Phương pháp này dùng để tách một chất ra khỏi hỗn hợp khi chất cần tách khó hoặc không tham gia phản ứng hóa học. Sơ đồ tổng quát: Hỗn hợp A,B (Sơ đồ trên cho thấy: Khi có hỗn hợp A, B. Muốn tách A, ta cho hỗn hợp trên phản ứng với chất X, đảm bảo chỉ có X phản ứng với B tạo ra XB, còn lại thu được A) Phương pháp tái tạo: Dùng để tách các chất dễ dàng tham gia các phản ứng hóa học với một chất trong khi các chất khác trong hỗn hợp không phản ứng: Sơ đồ tổng quát: Một số chú ý : - Đối với hỗn hợp rắn : X thường là dung dịch để hoà tan chất A. - Đối với hỗn hợp lỏng ( hoặc dung dịch ): X thường là dung dịch để tạo kết tủa hoặc khí. - Đối với hỗn hợp khí : X thường là chất để hấp thụ A ( giữ lại trong dung dịch). - Ta chỉ thu được chất tinh khiết nếu chất đó không lẫn chất khác cùng trạng thái. 2. Bài tập áp dụng. Các dạng bài tập tách chất thường gặp: + Tách riêng 1 chất ra khỏi hỗn hợp( tinh chế chất) + Tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp a. Tách riêng 1 chất ra khỏi hỗn hợp( tinh chế chất) Bài 1: Có hỗn hợp A gồm dung dịch muối AlCl3, CuCl2. Hãy trình bày phương pháp thu hồi AlCl3 tinh khiết từ hỗn hợp trên. Bài làm Cho hỗn hợp A tác dụng với Al, sẽ xảy ra phản ứng sau: 2 Al + 3CuCl2 2AlCl3 + 3Cu Lọc bỏ kim loại Cu ta thu được dung dịch AlCl3 tinh khiết. Bài 2: Có hỗn hợp A gồm dung dịch muối ZnSO4, CuSO4. Hãy trình bày phương pháp thu hồi ZnSO4 tinh khiết từ hỗn hợp trên. Bài làm Cho hỗn hợp A tác dụng với Zn, sẽ xảy ra phản ứng sau: Zn + CuSO4 ZnSO4 + Cu Lọc bỏ kim loại Cu ta thu được dung dịch ZnSO4 tinh khiết. Bài 3: Có hỗn hợp A gồm các chất FeO, CuO, Cu, Fe, Ag. Hãy trình bày phương pháp thu hồi Ag tinh khiết từ hỗn hợp trên. Bài làm Oxi hóa hoàn toàn hỗn hợp A, lúc đó xảy ra phản ứng: 3Fe + 2O2 Fe3O4 2Cu + O2 2CuO 4FeO + 3O2 2Fe2O3 Ngâm hỗn hợp sau oxi hóa trong dung dịch HCl dư, Fe3O4, Fe2O3, CuO tan hết, lọc lấy chất rắn không tan là Ag: Fe3O4 + 8HCl 2FeCl3 + FeCl2 + 4H2O Fe2O3 + 6HCl 2FeCl3 + 3H2O CuO + 2HCl CuCl2 + H2O Bài 4: Cho hỗn hợp gồm các dung dịch: NaCl, Na2SO4, MgSO4, MgCl2, CaCl2 và Ca(HCO3)2. Làm thế nào để thu được muối ăn tinh khiết từ hỗn hợp trên? Bài làm Cho dung dịch BaCl2 dư vào hỗn hợp dung dịch A trên, lúc đó xảy ra phản ứng: BaCl2 + Na2SO4 BaSO4 + 2NaCl BaCl2 + MgSO4 BaSO4 + MgCl2 Lọc bỏ kết tủa, sau phản ứng thu được hỗn hợp B gồm: NaCl, MgCl2, CaCl2, Ca(HCO3)2 và BaCl2. Cho dung dịch Na2CO3 dư vào B: MgCl2 + Na2CO3 MgCO3 + 2NaCl CaCl2 + Na2CO3 CaCO3 +2 NaCl Ca(HCO3)2 + Na2CO3 CaCO3 + 2NaHCO3 BaCl2+ Na2CO3 BaCO3 + 2NaCl Lọc bỏ kết tủa, dung dịch gồm: NaCl, NaHCO3, Na2CO3 dư. Cho dung dịch HCl dư vào hỗn hợp trên: NaHCO3 + HCl NaCl + CO2 + H2O Na2CO3+ 2HCl 2NaCl + CO2 + H2O Cô cạn dung dịch sau phản ứng để nước và axit dư bay hơi hết ta thu được NaCl tinh khiết. Bài 5: Bằng phương pháp hóa học hãy tách SO2 ra khỏi hỗn hợp gồm các khí SO2, SO3, O2. Bài làm Cho hỗn hợp qua dung dịch NaOH dư, còn lại O2: SO2 + 2NaOH Na2SO3 + H2O SO3 + 2NaOH Na2SO4 + H2O Dung dịch thu được cho tác dung với dung dịch H2SO4 loãng: Na2SO3 + H2SO4 Na2SO4 +H2O + SO2 Ta thu được SO2 b. Tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp Bài 6: Cho hỗn hợp bột của các kim loại: Al, Fe, Cu, Ag. Hãy dùng phương pháp thích hợp để tách riêng từng kim loại ra khỏi hỗn hợp. Bài làm Tách Al bằng cách ngâm hỗn hợp trong dung dịch NaOH dư, Al tan hết tạo dung dịch. Lọc lấy chất rắn không tan là: Fe, Cu, Ag: 2Al + 2NaOH + 2H2O 2NaAlO2 + 3H2 Sục CO2 dư vào dung dịch thu được kết tủa Al(OH)3: NaAlO2 + CO2 + 2H2O Al(OH)3 + NaHCO3 Lọc lấy kết tủa, nung đến khối lượng không đổi rồi điện phân nóng chảy được Al: 2Al(OH)3 Al2O3 + 3H2O 2Al2O3 4Al + 3O2 Tách Fe bằng cách hòa tan hỗn hợp Fe, Cu, Ag trong dung dịch HCl dư, Fe tan hết tạo dung dịch. Lọc lấy chất rắn không tan là Cu, Ag. Fe + 2HCl FeCl2 + H2 Điện phân dung dịch FeCl2 ta thu được Fe: FeCl2 Fe + Cl2 Cho Cu và Ag phản ứng với O2 dư, chỉ có Cu bị oxi hóa: 2Cu + O2 2CuO Ngâm hỗn hợp CuO và Ag trong dung dịch HCl dư, CuO tan hết tạo thành dung dịch, lọc lấy chất rắn không tan là Ag: CuO + 2HCl CuCl2 + H2O Điện phân dung dịch CuCl2 thu được Cu: CuCl2 Cu + Cl2 Bài 7: Có hỗn hợp A gồm: MgO, Al2O3, SiO2. Làm thế nào để thu được từng chất tinh khiết trong A. Bài làm Ngâm hỗn hợp A trong dung dịch HCl dư: Al2O3 và MgO tan hết tạo thành dung dịch. Lọc lấy chất rắn không tan là SiO2: MgO + 2HCl MgCl2 + H2O Al2O3 + 6HCl 2AlCl3 + 3H2O Cho NaOH dư vào dung dịch sau phản ứng, thu được kết tủa B gồm Mg(OH)2 và dung dịch C gồm: NaOH dư, NaAlO2: MgCl2 + 2NaOH Mg(OH)2 + 2NaCl AlCl3 + 3NaOH Al(OH)3 + 3NaCl Al(OH)3 + NaOH NaAlO2 + 2H2O Lọc lấy B, nung đến khối lượng không đổi được MgO: Mg(OH)2 MgO + H2O Sục CO2 dư vào C được kết tủa Al(OH)3: NaAlO2 + CO2 + 2H2O Al(OH)3 + NaHCO3 Lọc lấy kết tủa, nung đến khối lượng không đổi được Al2O3: 2Al(OH)3 Al2O3 + 3H2O Bài 8: Bằng phương pháp hóa học, hãy tách từng chất ra khỏi hỗn hợp gồm NaCl, CaCl2, CaO. Bài làm Hòa tan hỗn hợp vào nước, xảy ra phản ứng: CaO + H2O Ca(OH)2 Sục khí CO2 vào dung dịch thu được gồm Ca(OH)2, CaCl2, NaCl để tách lấy kết tủa CaCO3 và dung dịch A gồm CaCl2 và NaCl: CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O Nung CaCO3 đến khối lượng không đổi được CaO: CaCO3 CaO + CO2 Cho Na2CO3 dư vào dung dịch A thu được kết tủa và dung dịch B: Na2CO3 + CaCl2 CaCO3 + 2NaCl Lọc lấy kết tủa, cho phản ứng với dung dịch HCl dư, cô cạn dung dịch được CaCl2: CaCO3 + 2HCl CaCl2 + CO2 + H2O Cho HCl dư vào dung dịch B, cô cạn dung dịch sau phản ứng được NaCl: Na2CO3+ 2HCl 2NaCl + CO2 + H2O 3. Bài tập áp dụng và nâng cao. Bài 1: Tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp gồm Cu, Al, Fe ( bằng phương pháp hóa học) Hướng dẫn: Hòa tan hỗn hợp vào dung dịch NaOH đặc dư, thì Al tan còn Fe, Cu không tan. Từ NaAlO2 tái tạo Al theo sơ đồ: NaAlO2 ® Al(OH)3 ® Al2O3 Al. Hòa tan Fe,Cu vào dung dịch HCl dư, thu được Cu vì không tan. Phần nước lọc tái tạo lấy Fe: FeCl2 ® Fe(OH)2 ® FeO ® Fe. ( nếu đề không yêu cầu giữ nguyên lượng ban đầu thì có thể dùng Al đẩy Fe khỏi FeCl2) Bài 2: Bằng phương pháp hóa học, hãy tách riêng từng chất khỏi hỗn hợp gồm CuO, Al2O3, SiO2. Hướng dẫn : Dễ thấy hỗn hợp gồm : 1 oxit bazơ, một oxit lưỡng tính, một oxit axit. Vì vậy nên dùng dung dịch HCl để hòa tan, thu được SiO2. Tách Al2O3 và CuO theo sơ đồ sau: Bài 3: Một hỗn hợp gồm các chất : CaCO3, NaCl, Na2CO3 . Hãy nêu phương pháp tách riêng mỗi chất. Hướng dẫn: Dùng nước tách được CaCO3 Tách NaCl và Na2CO3 theo sơ đồ sau: Bài 4: Một loại muối ăn có lẫn các tạp chất CaCl2, MgCl2, Na2SO4, MgSO4, CaSO4. Hãy trình bày cách loại bỏ các tạp chất để thu được muối ăn tinh khiết. Hướng dẫn : Chúng ta phải loại bỏ Ca, SO4, Mg ra khỏi muối ăn. - Cho BaCl2 dư để kết tủa hoàn toàn gốc SO4 : Na2SO4 + BaCl2 ® BaSO4 ¯ + 2NaCl CaSO4 + BaCl2 ® BaSO4 ¯ + CaCl2 MgSO4 + BaCl2 ® BaSO4 ¯ + MgCl2 - Bỏ kết tủa và cho Na2CO3 vào dung dịch để loại MgCl2, CaCl2, BaCl2 dư. Na2CO3 + MgCl2 ® MgCO3 ¯ + 2NaCl Na2CO3 + CaCl2 ® CaCO3 ¯ + 2NaCl Na2CO3 + BaCl2 ® BaCO3 ¯ + 2NaCl - Thêm HCl để loại bỏ Na2CO3 dư, cô cạn dung dịch thì được NaCl tinh khiết. Na2CO3 + 2HCl ® 2NaCl + H2O + CO2 Bài 5: Tách riêng mỗi chất ra khỏi hỗn hợp sau: a) Bột Cu và bột Ag. e) Hỗn hợp rắn: AlCl3, FeCl3, BaCl2 b) Khí H2, Cl2, CO2. g) Cu, Ag, S, Fe . c) H2S, CO2, hơi H2O và N2. h) Na2CO3 và CaSO3 ( rắn). d) Al2O3, CuO, FeS, K2SO4 i) Cu(NO3)2, AgNO3 ( rắn). Hướng dẫn: a) b) c) d) e) Cho hỗn hợp tác dụng với dung dịch NH3 dư ® dung dịch và 2 KT. Từ dung dịch ( BaCl2 và NH4Cl) điều chế được BaCl2 bằng cách cô cạn và đun nóng ( NH4Cl thăng hoa).Hoặc dùng Na2CO3 và HCl để thu được BaCl2. Hòa tan 2 kết tủa vào NaOH dư ® 1 dd và 1 KT. Từ dung dịch: tái tạo AlCl3 Từ kết tủa : tái tạo FeCl3 g) Sơ đồ tách : h) Cho hỗn hợp rắn Na2CO3 và CaSO3 vào nước thì CaSO3 không tan. Cô cạn dung dịch Na2CO3 thu đươc Na2CO3 rắn. i) Nung nóng hỗn hợp được CuO và Ag. Hòa tan rắn vào dung dịch HCl dư ® CuCl2 + Ag. Từ CuCl2 tái tạo Cu(NO3)2 và từ Ag điều chế AgNO3. IV. Dạng 4: Nhận biết. 1. Phương pháp giải Muốn làm bài tập nhận biết, trước tiên phải nhớ tính chất hóa học của các chất cần nhận biết. Sau đó xem chất nào có phản ứng nào cho hiện tượng rõ ràng (VD: có chất kết tủa, hoặc chất khí bay lên) mà các chất khác không có, ta sẽ nhận biết được chất đó. Cách trình bày một bài tập nhận biết gồm 3 bước: + Bước 1: Trích mẫu thử. + Bước 2: Chọn thuốc thử (tùy thuộc vào yêu cầu của đề bài). Cho thuốc thử vào mẫu thử, trình bày hiện tượng quan sát được từ đó tìm ra được hóa chất cần nhận biết. + Bước 3: Viết tất cả các phương trình phản ứng xảy ra. Lưu ý : - Nếu chất A là thuốc thử của chất B thì chất B cũng là thuốc thử của A. - Nếu chỉ được lấy thêm 1 thuốc thử, thì chất lấy vào phải nhận ra được một chất sao cho chất này có khả năng làm thuốc thử cho các chất còn lại. - Nếu không dùng thuốc thử thì dùng các phản ứng phân hủy, hoặc cho tác dụng đôi một. - Khi chứng minh sự có mặt của một chất trong hỗn hợp thì rất dễ nhầm lẫn. Vì vậy thuốc thử được dùng phải rất đặc trưng. 2. Bài tập minh họa Một số dạng bài nhận biết + Nhận biết với thuốc thử không hạn chế. + Nhận biết với thuốc thử hạn chế (có thể thuốc thử cho sẵn hoặc phải tìm). + Nhận biết mà không sử dụng thuốc thử ngoài. a. Dạng 1: Nhận biết với thuốc thử không hạn chế. Bài 1: Bằng phương pháp hóa học, nhận biết 4 ống nghiêm mất nhãn chứa 4 dung dịch: Na2CO3, NaOH, HCl, NaCl. Bài làm Lấy ra mỗi dung dịch một ít làm mẫu thử. Cho dung dịch HCl vào 4 mẫu thử, mẫu thử nào xuất hiện sủi bọt khí là dung dịch Na2CO3: PT: Na2CO3 + 2HCl 2NaCl + CO2 + H2O Cho quỳ tím vào 3 mẫu thử còn lại, mẫu thử nào: + Làm quỳ tím hóa xanh là dung dịch NaOH. + Làm quỳ tím hóa đỏ là dung dịch HCl. + Không làm quỳ tím chuyển màu là dung dịch NaCl. Bài 2: Có 4 lọ mất nhãn , mỗi lọ đựng một dung dịch sau: CuSO4, KCl, NaOH, Ca(OH)2. Hãy nhận biết mỗi lọ bằng phương pháp hoá học. Bài làm Lấy ra mỗi dung dịch một ít làm mẫu thử. Cho quỳ tím vào các mẫu thử, mẫu thử nào: + Làm quỳ tím hóa xanh là dung dịch: NaOH, Ca(OH)2.(1) + Không làm quỳ tím chuyển màu là dung dịch: KCl, CuSO4.(2) Dẫn khí CO2 lội qua hai mẫu thử nhóm 1: Nếu CO2 làm mẫu thử nào vẩn đục mẫu thử đó là dung dịch Ca(OH)2. Mẫu thử còn lại là dung dịch NaOH. PT: CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 ¯+ H2O Cho dung dịch BaCl2 vào 2 mẫu thử nhóm 2: Nếu mẫu thử nào xuất hiện kết tủa trắng, mẫu thử đó là dung dịch CuSO4. Mẫu thử còn lại là dung dịch KCl. PT: BaCl2 + CuSO4 BaSO4 ¯+ CuCl2 Bài 3: Cã 3 lä mÊt nh·n, mçi lä ®ùng mét dung dÞch kh«ng mµu sau: K2SO4, H2SO4(lo·ng), HCl. H·y nhËn biÕt chÊt ®ùng trong mçi lä b»ng phư¬ng ph¸p ho¸ häc? ViÕt c¸c phư¬ng tr×nh ho¸ häc. Bài làm Lấy ra mỗi dung dịch một ít làm mẫu thử. Cho quỳ tím vào các mẫu thử, mẫu thử nào: + Làm quỳ tím hóa đỏ là dung dịch: HCl, H2SO4.(1) + Không làm quỳ tím chuyển màu là dung dịch: K2SO4. Cho dung dịch BaCl2 vào 2 mẫu thử nhóm 1: Nếu mẫu thử nào xuất hiện kết tủa trắng, mẫu thử đó là dung dịch H2SO4. Mẫu thử còn lại là dung dịch HCl. PT: BaCl2 + H2SO4 BaSO4 ¯+ 2HCl Bài 4: Bằng phương pháp hóa học, nhận biết các khí có trong cùng một hỗn hợp gồm: CO, CO2, SO2, H2. Bài làm Cho hỗn hợp khí qua dung dịch nước Br2 dư, nước Br2 nhạt màu chứng tỏ hỗn hợp có khí SO2: SO2 + 2H2O + Br2 H2SO4 + 2HBr Cho hỗn hợp khí còn lại qua dung dịch nước vôi trong dư, thấy xuất hiện kết tủa chứng tỏ hỗn hợp có khí CO2: CO2 + Ca(OH)2 CaCO3¯ + H2O Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp khí còn lại, rồi làm lạnh đột ngột sản phẩm cháy, cho một vài tinh thể CuSO4 trắng vào, nếu màu trắng chuyển dần sang màu xanh chứng tỏ sản phẩm có hơi nước chất đem đốt ban đầu là H2. Dẫn sản phẩm cháy còn lại qua dung dịch nước vôi trong dư, nước vôi trong bị vẩn đục chứng tỏ sản phẩm cháy có CO2 chất đem đốt ban đầu là CO. 2H2 + O2 2H2O 2CO + O2 2CO2 xH2O + CuSO4 CuSO4.xH2O Trắng Xanh Ca(OH)2 + CO2 CaCO3¯ + H2O b. Dạng 2: Nhận biết với thuốc thử hạn chế (có thể thuốc thử cho sẵn hoặc phải tìm). Bài 5: Chỉ dùng H2O có thể phân biệt được 3 chất bột màu trắng BaO, Al2O3,MgO đựng trong 3 lọ mất nhãn được không? Nếu có hãy nhận biết. Bài làm Lấy ra mỗi chất rắn một ít làm mẫu thử. Hòa tan 3 mẫu thử vào nước, mẫu thử nào tan là BaO: BaO + H2O Ba(OH)2 Lấy dung dịch Ba(OH)2 cho vào 2 mẫu thử còn lại, mẫu thử nào tan là Al2O3: Ba(OH)2 + Al2O3 Ba(AlO2)2 + H2O Mẫu thử còn lại là MgO. Bài 6: Trong phòng thí nghiệm có dung dịch HCl, nước và các chất vô cơ cần thiết, hãy phân biệt các chất rắn sau: NaCl, Na2CO3, Na2SO4, BaCO3, BaSO4. Bài làm Lấy ra mỗi chất rắn một ít làm mẫu thử. Hòa tan các mẫu thử vào nước, phân biệt được hai nhóm: + Nhóm 1 tan gồm: NaCl, Na2CO3, Na2SO4 + Nhóm 2 không tan gồm: BaCO3, BaSO4 Cho dung dịch HCl vào 2 mẫu thử thuộc nhóm 2, mẫu thử nào sủi bọt khí là BaCO3, còn lại là BaSO4: BaCO3 + 2HCl BaCl2 + CO2 + H2O (1) Cho dung dịch HCl lần lượt vào nhóm 1, mẫu thử nào sủi bọt khí là Na2CO3: Na2CO3 + 2HCl ® 2NaCl + H2O + CO2 Lấy dung dịch BaCl2 thu được ở PT (2) cho vào hai mẫu thử còn lại, nếu thấy xuất hiện kết tủa trắng là Na2SO4, còn lại là NaCl: Na2SO4 + BaCl2 ® BaSO4 ¯ + 2NaCl Bài 7 (Đề thi HSG – Gia Lai): Chỉ được dùng quỳ tím, hãy nhận biết các dung dịch riêng biệt mất nhãn sau: NH4HSO4, BaCl2, Ba(OH)2, HCl, H2SO4, NaCl. Bài làm Lấy ra mỗi dung dịch một ít làm mẫu thử. Cho quỳ tím vào các mẫu thử, mẫu thử nào làm cho quỳ tím: + Chuyển thành màu đỏ đó là: NH4HSO4, HCl, H2SO4.(nhóm 1) + Chuyển thành màu xanh đó là: Ba(OH)2. + Không đổi màu đó là: BaCl2, NaCl.(nhóm 2) Cho Ba(OH)2 mới nhận được vào các dung dịch nhóm 1: + Dung dịch có khí thoát lên và kết tủa trắng là: NH4HSO4 NH4HSO4 + Ba(OH)2 BaSO4 ¯ + NH3 + 2H2O + Dung dịch có kết tủa trắng là: H2SO4 H2SO4 + Ba(OH)2 ® BaSO4 ¯ + 2H2O + Dung dịch còn lại là: HCl. Cho H2SO4 mới nhận được vào các dung dịch nhóm 2: + Dung dịch có kết tủa trắng là: BaCl2 H2SO4 + BaCl2 ® BaSO4 ¯ + 2HCl + Dung dịch còn lại là: NaCl. Bài 8:(Đề thi HSG TP Hà Nội 2008-2009) Có 5 lọ bị mất nhãn, mỗi lọ đựng riêng rẽ một trong các dung dịch không màu sau: HCl, NaOH, Ba(OH)2, MgCl2, MgSO4. Nếu chỉ dùng thêm dung dịch phenolphtalein làm thuốc thử, hãy trình bày chi tiết cách phân biệt 5 lọ trên (không trình bày dạng bảng hoặc sơ đồ) và viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra. Bài làm Lần lượt lấy dung dịch từ 5 lọ vào 5 ống nghiệm sạch riêng rẽ có đánh số để phân biệt. Cho dung dịch phenolphtalein vào cả 5 ống nghiệm trên, sẽ thấy có 2 ống chuyển sang màu hồng trong hai ống có chứa NaOH, Ba(OH)2 Lấy 1 trong 2 ống vừa chuyển thành màu hồng cho lần lượt vào 3 ống không chuyển mà
File đính kèm:
- bao_cao_bien_phap_phan_loai_va_phuong_giai_bai_tap_hoa_hoc_d.doc