Báo cáo biện pháp Nâng cao vai trò của Hội đồng tự quản ở Mô hình trường học mới thông qua công tác chủ nhiệm

Mô hình trường học mới là mô hình thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo nguyên tắc lấy học sinh làm trung tâm. Giáo viên không trực tiếp cung cấp kiến thức có sẵn trong sách. Học sinh tự thảo luận theo nhóm, phân công nhiệm vụ cho nhau và khi gặp vấn đề khó mới yêu cầu sự trợ giúp của giáo viên. Đặc biệt với mô hình này, học sinh sẽ có nhiều cơ hội thể hiện mình, chủ động hơn trong mọi hoạt động học tập cũng như sinh hoạt, trên tinh thần hợp tác cùng nhau. Học sinh được hình thành ba năng lực và tám phẩm chất, đó là những nhân tố rất quan trọng giúp hình thành những con người “Nhân đức vẹn toàn”

Học sinh ở Trung học cơ sở, lứa tuổi vị thành niên, về tâm sinh lý là lứa tuổi có biến động rất mạnh. Vì thế, mức độ ổn định trong quá trình hình thành nhân cách chưa cao. Các em dễ nghe lời cha mẹ, thầy cô giáo, người lớn tuổi, song lại cũng rất dễ nhiễm các tác động tiêu cực từ gia đình, bạn bè, xã hội, đặc biệt trong thực tế xã hội hiện nay, cơ hội cái xấu tác động vào quá trình rèn luyện nhân cách, vào tư tưởng, tình cảm của các em là rất nhiều. Bởi vậy nếu không có nề nếp tốt từ trong gia đình, ở trường lớp học sinh sẽ rất dễ có những thay đổi bất thường, tiêm nhiễm những tệ nạn xã hội rất nhanh, nhiều khi đi ngược lại mong muốn của người lớn.

 

doc 57 trang Chí Tường 20/08/2023 7120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Nâng cao vai trò của Hội đồng tự quản ở Mô hình trường học mới thông qua công tác chủ nhiệm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Nâng cao vai trò của Hội đồng tự quản ở Mô hình trường học mới thông qua công tác chủ nhiệm

Báo cáo biện pháp Nâng cao vai trò của Hội đồng tự quản ở Mô hình trường học mới thông qua công tác chủ nhiệm
 thư góp ý (Điều em muốn nói): 
Tôi đã tận dụng những mảnh gỗ vụn và ghép lại thành một ngôi nhà nhỏ xinh. Đây là nơi chứa đựng những nội dung các em học sinh viết ra để chia sẻ những niềm vui hay mong muốn nhận được sự giúp đỡ, hay cần sự hổ trợ, với những vấn đề cá nhân các em gặp phải. Giờ sinh hoạt lớp tôi cùng các em ngồi lại với nhau thảo luận các vấn đề các em gặp phải rồi tìm hướng giải quyết.
e) Ngày em đến lớp: 
Tôi đã tận dụng những tờ lịch cũ, kẻ theo mẫu treo ở nơi thích hợp trong lớp học, hướng dẫn học sinh tự điền đánh dấu ngày đi học của mình giúp các em thấy được việc đi học là tự giác,vui vẻ thoải mái. Đi học là cần thiết, phải đi học đúng giờ, có trách nhiệm trong học tập.
f) Góc sinh nhật
GV có thể trao đổi với HS trong lớp về cách xây dựng góc sinh nhật. Có thể là chùm bóng với 12 quả tương ứng với 12 tháng trong năm và trên mỗi quả bóng ghi tên các bạn có ngày sinh trong tháng. GV hãy để các em tự trao đổi và thống nhất cách thực hiện.
Các HS có thể lên kịch bản cho một chương trình văn nghệ, trò chơi... GV hãy để cho các HS trong lớp chúc mừng bạn mình và nên gợi ý HS sử dụng các công cụ khác như hòm thư cá nhân để hiện tình cảm với bạn mình trong ngày sinh nhật của các em. GV nên tạo điều kiện cho HS được mừng sinh nhật nói về bản thân mình về những thay đổi khi một tuổi mới đến với em.
g) Góc sáng tạo
Đây là nơi HS trưng bày những sản phẩm đẹp mà các em đã làm được. Ví dụ: sản phẩm thủ công , mỹ thuật, các bài văn hay,  nhằm động viên khuyến khích sự khéo léo của HS.
h) Góc thư viện: 
Thư viện là công cụ hỗ trợ đắc lực cho GV và HS trong việc dạy và học.Với mỗi chủ đề hay bài học, GV cần tham khảo thêm tư liệu và chủ đề cho bài học đó trong thư viện để bổ sung, làm giàu thêm kiến thức cho mình để hoàn thành bài học. Với các học sinh khá giỏi, các em có thể tìm hiểu sâu hơn, mở rộng hơn nội dung bài học qua những tài liệu có trong thư viện.
Góc thư viện
1.5. Lập sơ đồ lớp
	Học theo mô hình THM, bàn ghế sẽ được sắp xếp cho HS ngồi đối diện nhau. HS tự thảo luận, tự tìm khúc mắc và tự đưa ra phương án giải quyết. Mỗi nhóm có 6 học sinh, ngồi quây tròn, mỗi bạn đều được đặt câu hỏi cho các bạn khác trả lời. Vì thế việc sắp xếp chỗ ngồi cho HS như thế nào cho hiệu quả thật không dễ chút nào. Tôi đã lập sơ đồ lớp căn cứ vào những tiêu chí sau:
- Học lực: xếp xen kẽ học sinh yếu kém với HS khá giỏi trong cùng một nhóm và ngồi cạnh nhau để cùng hoạt động nhóm đôi hay chính là mô hình “đôi bạn cùng tiến”. Luôn động viên khích lệ những đôi bạn này và có sự khen thưởng kịp thời nếu tiến bộ.
- Thể chất: Học sinh thấp bé ngồi trước, cao ngồi sau. Để đảm bảo cho mắt cân đối mỗi tuần tôi cho HS đổi chỗ theo một vòng tròn trong một nhóm.
- HĐTQ, phụ trách các ban, các nhóm trưởng thường ngồi giữa nhóm hoặc ngồi vị trí ngoài để đi lại thuận lợi.
- Ý thức: Học sinh hay mất tập trung, nói chuyện riêng tôi cho ngồi gần bàn giáo viên.
	Với cách ngồi học theo nhóm như trên, với không gian lớp chưa đủ rộng, bàn ghế chưa thuận tiện cho HS nên mỗi tuần ngoài việc chuyển vị trí của mỗi bạn trong nhóm, tôi còn chuyển vị trí của các nhóm trong lớp theo vòng tròn. Việc làm của tôi như vậy đã được sự hưởng ứng rất nhiều từ HS và PHHS.
Sơ đồ lớp 6A3
1.6. Xây dựng tiêu chí đánh giá, xếp loại
Để Hội đồng tự quản hoạt động tốt, có hiệu quả... không chỉ dựa vào người chỉ huy mà còn cần có những nguyên tắc hoạt động của nó. Với một lớp học, dù ở bất cứ mô hình học nào thì ngoài những qui định chung của nhà trường cần có những qui định riêng của lớp học được xây dựng dựa trên cơ sở qui định chung của nhà trường.
Ngay từ đầu năm học, trong tiết sinh hoạt lớp tôi đã cho HS thảo luận và xây dựng Cây nội qui lớp học và các loại sổ sách theo dõi. Việc lấy ý kiến của HĐTQ và HS là vô cùng quan trọng vì các em sẽ thấy mình được tôn trọng.
Ví dụ: Tôi đưa ra những nội dung về nền nếp và học tập để HS thảo luận,
có những nội dung sau khi thảo luận có sự điều chỉnh như:
- Ăn quà : trừ 5 điểm giảm xuống trừ 2 điểm
- Mang và sử dụng điện thoại: trừ 5 điểm lên trừ 10 điểm
- Tổng điểm là 100 điểm/tuần.
Ví dụ: Mẫu sổ theo dõi thi đua của nhóm trưởng
Nhóm tuần ..... ( Từ ngày...... tháng..... ® ngày...... tháng... )
Họ tên nhóm trưởng:...
Nội dung
Chi
My
Lâm
Vũ
Quân
Hân
Nề nếp
-2đ
Truy bài, chào cờ 
Trực nhật 
Thu nộp muộn 
Ăn quà 
-5đ
Khăn đỏ, đồng phục 
Nói chuyện/làm việc riêng 
Nói tục, chửi bậy 
Muộn/nghỉ không phép 
Ra khỏi chỗ giờ 5’ 
Khóa xe cá nhân 
Phá hoại của công 
-10đ
Ghi sổ đầu bài
Đánh nhau
Mang và sử dụng điện thoại
Học tập
-2đ
Thiếu đồ dùng, sách vở 
-5đ
Thiếu bài tập
Không ghi bài 
Không hợp tác 
Điểm kém
-10đ
Không làm bài tập
Không học bài 
Cộng
+1đ
Hăng hái, điểm tốt....
Tổng
Tự xếp loại
Nhóm trường xếp loại
Chủ tịch HĐTQ xếp loại
GVCN xếp loại
Ghi chú: Từ 90 - 100đ: Hoàn thành xuất sắc (HTXS) 
 Từ 80 - 89đ: Hoàn thành tốt (HTT) 
 Từ 70 - 79đ: Hoàn thành (HT) 
 Dưới 70đ: Chưa hoàn thành (CHT) 
 Điểm trung bình nhóm:Xếp thứ:.
Việc xếp loại (XL) hàng tuần (hay tháng) theo qui trình: cá nhân tự XL nhóm trưởng XL chủ tịch HDDTQ XL GVCN XL. Nhóm trưởng tập hợp điểm vào cuối ngày thứ 6 hàng tuần và báo về chủ tịch HĐTQ. Điểm trung bình nhóm được tính bằng tổng điểm các thành viên trong nhóm/ số thành viên và xếp theo thứ tự từ cao đến thấp.
Khích lệ, động viên HS bằng những hình thức phù hợp để HS có điều kiện sửa sai, không chán nản, thất vọng theo chiều hướng tiêu cực. Ví dụ: Trong tuần 3, em Long xếp loại ở mức hoàn thành nhưng xét thấy em có nhiều tích cực trong giờ học nên nâng em lên mức hoàn thành tốt.
Ngoài việc các nhóm trưởng theo dõi các thành viên, thì mỗi thành viên trong nhóm lại có một sổ cá nhân riêng. Trong đó các em sẽ tự nhận xét quà trình học tập, phẩm chất, năng lực hàng ngày của mình. Cuối tuần nộp lại sổ cho nhóm trưởng nhận xét và đối chiếu xem thành viên đó có tự nhận xét trung thực hay không. Cuối cùng nộp cho GVCN kí, nhận xét và gửi về cho phụ huynh. Từ đó HS của tôi cũng rèn được tính tự giác, trung thực cao.
(Phụ lục 5: Sổ theo dõi cá nhân)
2. Cách thức thực hiện
2.1. Bồi dưỡng phẩm chất, kĩ năng cho Hội đồng tự quản
a) Phẩm chất
Như đã nói ở trên, Hội đồng tự quản là những HS có những phẩm chất, đức tính sau:
- Tự tin, nhanh nhẹn, chăm chỉ
- Học giỏi, giao tiếp tốt
- Có ý chí nghị lực vươn lên
- Gương mẫu, hết lòng vì công việc của lớp
- Khiêm tốn, hòa đồng luôn giúp đỡ, công bằng với mọi người
- Có tố chất lãnh đạo;
- Được tập thể lớp tín nhiệm.
Để HĐTQ phát huy được hết phẩm chất đó, ngay từ đầu năm học, sau khi thành lập xong HĐTQ HS, tôi đã dành một buổi để bồi dưỡng phẩm chất cho các em. Hình thành và phát triển cho HĐTQ những phẩm chất đạo đức, tình cảm đạo đức trong sáng. Hướng cho các em biết yêu quí cái tốt, cái đẹp, biết ghét cái xấu, cái lỗi thời; mong muốn vươn lên trở thành con ngoan, trò giỏi, trở thành người công dân tốt.
 Trước tiên tôi giao nhiệm vụ cho mỗi thành viên của HĐTQ, nêu cao vai trò của các em đối với lớp học. Các em là đại diện cho một tập thể, sự tiến bộ hay đi lên của lớp phụ thuộc rất nhiều vào HĐTQ. Trước hết các thành viên trong HĐTQ phải gương mẫu đoàn kết, cùng chung chí hướng. Nếu HĐTQ không gương mẫu trong mọi việc thì khi quản lí lớp sẽ gặp nhiều khó khăn. 
Ví dụ: Nội bộ mâu thuẫn sẽ dẫn đến cản trở trong lúc làm nhiệm vụ; hay trưởng ban Quyền lợi HS mất trật tự thì sẽ không nhắc nhở kỉ luật các bạn được... Khi đi ở hành lang tôi đã từng nghe HS trò chuyện với nhau : “ Đấy bạn ý là trưởng ban học tập mà còn thiếu bài như thế thì mình vi phạm cũng chả sao!”. Đúng vậy ở lứa tuổi THCS, các em hay có tính bắt chước, thậm chí đố kị với bạn, luôn nghĩ mình phải bằng hoặc hơn bạn. Với những trường hợp đó, một mặt tôi sẽ gặp riêng nhắc nhở trưởng ban học tập ; mặt khác tôi sẽ vẫn xử lí nghiêm khắc với em, thậm chí phạt gấp đôi, ba lần để các em làm gương cho lớp. Có như thế các em không ỷ lại, tự điều chỉnh hành vi của mình cho đúng và tập thể lớp nhìn vào đấy để không so bì. Nhưng bên cạnh đó GVCN cũng khen thưởng, động viên kịp thời với những HS làm tốt để các em có động lực phấn đấu.
Đồng thời thông qua các giờ sinh hoạt trên lớp, tôi muốn góp phần trong việc hình thành nhân cách của học sinh, bằng việc sử dụng xử lý các tình huống, trò chơi đóng vai...Từ đó các em biết tự sửa sai, học tập và làm theo gương tốt một cách nhẹ nhàng, thoải mái. Các em tham gia với một tinh thần hào hứng, đoàn kết giúp đỡ cho tập thể lớp càng gần gũi, gắn bó hơn. Chính vì vậy các em biết tôn trọng và giữ gìn danh dự cho tập thể lớp .
Trên thực tế, thời gian đầu một số em bầu ra Hội đồng tự quản của lớp vẫn còn dựa trên những ý kiến chủ quan của cá nhân như quí bạn này nên bầu bạn ý, vì bạn này hiền nên bầu bạn... hoặc bầu bạn A nhưng khi bạn A làm nhiệm vụ, nhắc nhở thì không nghe. Nhiệm vụ GVCN của tôi luôn phải lường trước những sự việc xảy ra, phân tích cho các em hiểu rằng: Hội đồng tự quản HS được thành lập tất cả là do học sinh, vì học sinh. Một khi các em đã bầu bạn thì các em phải tôn trọng, nghe theo sự điều hành, quản lí của bạn. Để lời nói của HĐTQ có trọng lượng trước tập thể, các bạn phục tùng làm theo, GVCN phải làm tư tưởng trước lớp: giao quyền cho HĐTQ xử lý những sai phạm của tập thể (ghi sổ báo lại cho GVCN) hoặc những vấn đề chung của lớp cần hỏi ý kiến của bạn Chủ tịch, phó chủ tịch HĐTQ như thế nào ? Để từ đó các em có “uy” trước tập thể (công việc này không nên giao hẳn mà GVCN phải giám sát, nếu sai phải uốn nắn, còn đúng thì cứ thế mà làm). Có như thế các HĐTQ mới có chỗ dựa mà mạnh dạn lãnh đạo lớp. 
Thời gian đầu vẫn có những HS trong HĐTQ xin “nghỉ việc” vì ngại khổ, đụng chạm dễ làm mích lòng bạn bè, ảnh hưởng đến việc học  Như trường hợp em Tạ Chí Nguyên được bầu làm Chủ tịch HĐTQ, thời gian đầu các em bạn rất nghe theo sự điều hành của Nguyên những sau một khoảng thời gian đã quen trường , quen lớp, bản thân Nguyên cũng hiền lành, hay cả nể nên một số bạn khác chống đối khi em làm nhiệm vụ em khiến em nản lòng. Trường hợp này tôi sẽ tôi đã gặp riêng phân tích cho em hiểu rằng: Việc các bạn không nghe em không phải do lỗi của em, bản thân Nguyên đã rất cố gắng phát huy hết phẩm chất của người chỉ huy lớp, tôi ghi nhận điều đó. Em phải vượt lên dư luận trong lớp, ngày càng khẳng định mình bằng hành động và lời nói để khiến các bạn nể phục. Nếu em xin từ chức điều đó chứng tỏ em nhút nhát, không dám vượt qua khó khăn, vượt qua chính bản thân mình, cứ như thế mỗi lần vấp ngã trong cuộc sống em sẽ càng ngày càng lùi dần. Không quan trọng em vấp ngã bao nhiêu lần mà quan trọng là em sẽ làm gì sau mỗi lần vấp ngã. GVCN luôn sẵn sẵn lắng nghe, giúp đỡ các em trong quản lí lớp. Còn về phía những HS kia, tôi cũng sẽ nhắc nhở chung trước lớp, yêu cầu HS làm bản cam kết không chống đối khi HĐTQ làm nhiệm vụ. Từ đó em Nguyên tự tin hơn khi làm nhiệm vụ, 
b) Kĩ năng
* Kĩ năng giao việc: 
Giao việc mang tính chất giao nhiệm vụ cho các thành viên trong lớp, ban, nhóm. Uỷ quyền mang tính sự vụ, giao nhiệm vụ và trách nhiệm quyền hạn.
- Lợi ích của giao việc
+ Nhiều công việc được thực hiện trong cùng thời gian sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoàn thành mục tiêu.
+ Trách nhiệm HS được xác định và nâng lên, HS trở nên quan tâm và có trách nhiệm.
+ Sự phân công trách nhiệm quyền hạn rõ ràng sẽ giúp cho việc kiểm tra GV đạo bớt khó khăn hơn.
+ Nếu không biết giao việc dẫn các thành viên tự làm, hỏng nhiều và GV phải xử lý sự vụ nhiều hơn.
+ Học sinh trưởng thành tiến bộ. Chất lượng học tập của từng cá thể được đánh giá chính xác hơn.
- Hướng dẫn cho Hội đồng tự quản một số câu, lệnh mẫu khi giao việc, nhiệm vụ cho nhóm, lớp thực hiện. Yêu cầu câu lệnh mẫu phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu tránh câu dài, rườm rà, khó hiểu. 
Ví dụ: Yêu cầu hoạt động này đã rõ xin mời các bạn làm việc; Xin mời các bạn làm việc; Mời bạn đánh giá nhận xét kết quả; Mời bạn A hỗ trợ bạn B...(lưu ý sau khi giao nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm, lớp cần rà soát xem tất cả các bạn đã hiểu nhiệm vụ, yêu cầu đối với bản thân mình chưa).
* Kĩ năng quan sát: 
Đây là một trong những kĩ năng rất quan trọng, quyết định tới hiệu quả làm việc của Hội đồng tự quản lớp học. Giáo viên cần đề xuất với HĐTQ mục đích, nhiệm vụ và biện pháp quan sát.Trong mỗi giờ học hay một hoạt động nào đó Chủ tịch Hội đồng, các Phó chủ tịch, các trưởng ban, các nhóm trưởng cần theo dõi sát sao, chặt chẽ, bao quát được từng thái độ, cử chỉ, hành động, việc làm của mỗi thành viên trong lớp. Nắm được bạn này, bạn kia đang làm gì? Có làm việc lớp giao cho không? Tích cực hay thờ ơ? Những thái độ của bạn nếu có ảnh hưởng lớn tới kết quả công việc thì cần ghi chép để làm minh chứng cho đánh giá, nhận xét.
Ví dụ: Thông qua giáo viên bộ môn Anh tôi được biết một lần trong giờ thảo luận Tiếng Anh, nhóm Minh Huệ được cô giáo khen vì có kết quả nhanh và chính xác. Nhưng trong quá trình quan sát, trưởng ban học tập thấy rằng ở nhóm đó có bạn An học rất giỏi môn Anh. Do đó mỗi khi hoạt động nhóm các bạn thường ỷ lại vào em, chưa tích cực trong việc thảo luận. Thấy được điều đó trưởng ban Học tập báo cáo với cô giáo bộ môn Anh để cô nhắc nhở các bạn và cũng là để công bằng trong lớp. 
 Một yếu tố nữa tạo điều kiện thuận lợi rất tốt cho Hội đồng tự quản trong quá trình quan sát, bao quát lớp mà giáo viên chủ nhiệm cần chú ý đó là bố trí vị trí chỗ ngồi cho các thành viên trong Hội đồng tự quản làm sao mỗi thành viên vừa học bài của mình vừa quan sát được tất cả các bạn trong nhóm, trong lớp đang làm gì trong mỗi giờ học. 
* Kĩ năng hướng dẫn, nêu vấn đề, giúp đỡ, hỗ trợ: 
Hội đồng tự quản thay mặt cho GV kiểm tra, giám sát, động viên, đôn đốc các bạn phát huy tốt tính tự học, tự giác, tự trao đổi, tự giải quyết vấn đề. Các thành viên Hội đồng tự quản vận dụng kĩ năng quan sát thấy bạn khó khăn về vấn đề gì thì hỗ trợ, giúp đỡ. Nhưng hỗ trợ, giúp đỡ phải đảm bảo hiệu quả, khoa học và chính xác. Khi giúp đỡ, hỗ trợ cần sử dụng phương pháp nêu vấn đề cho bạn mình, xem bạn khúc mắc chỗ nào, muốn làm được trước hết phải làm gì? Cuối cùng như thế nào? (Kĩ năng này cần lưu ý thành viên Hội đồng tự quản tránh bảo bạn ngay kết quả đúng, nếu làm như vậy sẽ không có tác dụng).
Kĩ năng trên rất cần thiết đặc biết với các nhóm trưởng. Công việc chính của nhóm trưởng đó là: Thay giáo viên điều hành các bạn hoạt động nhóm. Xác định được mục tiêu của hoạt động nhóm. Phân công nhiệm vụ cho công bằng giữa các thành viên trong nhóm.
Một điều quan trọng nữa đó là nhóm trưởng phải biết tự mình làm thế nào để huy động được sự tham gia của mọi thành viên vào giải quyết nhiệm vụ nhóm và phải tạo ra những tương tác đa chiều giữa các thành viên trong nhóm. Hướng dẫn các bạn biết cách tìm kiếm hỗ trợ và giải quyết được một số khó khăn gặp phải. Biết quản lí và sử dụng thời gian hiệu quả, biết sử dụng và bảo quản tài liệu học tập. Biết tổ chức và quản lí công việc. Biết giơ thẻ khi đã hoàn thành công việc và biết giơ thẻ cứu trợ khi không tự giải quyết được công việc. Vậy làm thế nào để có các nhóm trưởng làm được điều này. Qua trải nghiệm, tôi đã tự rút ra được một số biện pháp như sau:
Cách 1: Vào cuối hoặc đầu mỗi buổi học giáo viên cần mời các nhóm trưởng ngồi lại tạo thành một nhóm và hướng dẫn các em cụ thể  từng bước một.
Ví dụ:  Sau khi đã ghi xong đề bài nhóm trưởng điều khiển các bạn đọc mục tiêu:
- Nhóm trưởng nói to đủ cho cả nhóm nghe (Mời các bạn đọc mục tiêu. Bạn nào đọc xong thì giơ tay lên)
- Nhóm trưởng nói: Mình mời bạn A đọc mục tiêu thứ nhất
- Mời bạn B đọc mục tiêu thứ hai.
(Sau khi các bạn trong nhóm mình đọc xong thì giơ thẻ hoàn thành lên để GV biết đến kiểm tra).
Cách 2: Đối với những nhóm còn yếu, nhóm trưởng làm việc còn lúng túng. Vì vậy, người giáo viên phải là người “làm mẫu” và đóng vai trò là một nhóm trưởng chứ không phải vai trò là một người giáo viên.
Ví dụ:  Bài “Phép nhân phân số”  (hướng dẫn học toán lớp 6 - tập 2 trang 38)
Hoạt động A: Đố bạn phát biểu lại được qui tắc nhân hai phân số đã học ở tiểu học. Em nghe và sửa lỗi (nếu có)
Nhóm trưởng (tức giáo viên làm mẫu) làm việc như sau:
+ Mời các bạn thảo luận theo nhóm 2: Bạn A với bạn B là một nhóm, bạn C với bạn D là một nhóm.
+ Các nhóm hãy tự phát biểu qui tắc nhân hai phân số đã học ở Tiểu học cho nhau nghe, đồng thời cho ví dụ minh họa, nghe bạn đọc và sửa lỗi nếu có cho bạn.
+ Sau khi các nhóm làm xong, nhóm trưởng điều khiến đặt câu hỏi và đố bạn trong nhóm trả lời, sau đó  mời bạn khác nhận xét và cuối cùng đi đến ý kiến thống nhất chung cả nhóm. Giơ thẻ hoàn thành báo để cô giáo viên kiểm tra. Hoặc trong các bài khác ngoài nội dung câu hỏi sách giáo khoa khi đã hoàn thành nhóm trưởng phải biết nêu thêm một số câu hỏi để kiểm tra xem các thành viên trong nhóm có nắm được kiến thức hay không.
Cách 3: Giáo viên chọn ra một số học sinh học giỏi, nhanh nhẹn trong học tập xếp cho các em này ngồi vào một nhóm để giáo viên huấn luyện khi học sinh đã biết việc và biết cách điều hành nhóm rồi thì chia các bạn này đến mỗi nhóm mỗi bạn làm nhóm trưởng các nhóm.
Cách 4:  Hoặc có thể cho nhóm làm tốt làm mẫu thảo luận một hoạt động nào đó và các nhóm còn lại chú ý để học tập theo. GV cũng không quên động viên, tuyên dương kịp thời các nhóm làm tốt .
Một điều nữa cần phải lưu ý đó là vị trí đứng của giáo viên khi các nhóm thảo luận cũng hết sức quan trọng. Qua kinh nghiệm giảng dạy, tôi nhận thấy giáo viên nên đi xung quanh bốn bức tường của lớp vì vừa có thể bao quát các nhóm, vừa đánh giá đúng nhóm nào làm nhanh nhất, chậm nhất, nhóm nào giơ thẻ hoàn thành lên trước hay lên sau hay nhóm nào giơ thẻ cần cứu trợ, để từ đó giáo viên kịp thời đến kiểm tra hay giúp đỡ.
 Nhìn chung để hướng dẫn Hội đồng tự quản làm tốt kĩ năng này đòi hỏi cả một quá trình phấn đấu, rèn luyện không phải ngày một ngày hai mà làm được. Để có một thành viên có thể hướng dẫn được bạn điều đầu tiên phải có kiến thức bài học hoặc kinh nghiệm, thứ hai biết cách nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. Thực tế đã có nhiều trường hợp thành viên Hội đồng tự quản bảo luôn kết quả để bạn viết vào cho xong nhiệm vụ.
* Kĩ năng nhận xét, đánh giá: 	
Mỗi thành viên trong Hội đồng tự quản cần nắm được cách nhận xét, đánh giá bạn trong các hoạt động. Giáo viên đưa ra lời nhận xét mẫu, hướng dẫn các em học hỏi cách làm của thầy cô. Khi bạn làm đúng, có thái độ tích cực, tiến bộ thì nhận xét những ý như thế nào và khi bạn làm chưa đúng, chưa tốt thì nhận xét như thế nào. Nhận xét cần ngắn gọn, đúng ý, nhẹ nhàng, cởi mở và thiện cảm. Sau mỗi lần bạn được đánh giá, nhận xét bạn cảm thấy mình được người khác giúp đỡ mình và sau đó bạn thể hiện thái độ cầu thị, thân thiện và tiến bộ. Có thể những lời nhận xét như: Hôm nay bạn rất cố gắng, tiếp tục phát huy nhé bạn!, Phần này cậu trình bày chưa rõ lắm, tớ sẽ giúp cậu...
2.2. Hướng dẫn Hội đồng tự quản thông qua một số hoạt động giáo dục.
2.2.1. Trong giờ sinh hoạt lớp 
Tiết sinh hoạt lớp là tiết quan trọng nhất trong một tuần không nên sinh hoạt qua loa, chiếu lệ. Vì làm như thế các em sẽ có thói quen xem thường và dễ tái diễn các sai phạm, hành vi xấu. Thời lượng chỉ có 45 phút mà công việc lớp trong tuần có rất nhiều thì làm sao giải quyết, chuyển tải hết! Vấn đề này GVCN phải tập cho lớp việc đánh giá, xếp thi đua trước. Nội dung một tiết sinh hoạt gồm ba phần:
- Phần 1 sơ kết tuần, triển khai công tác tuần tới.
- Phần 2 sinh hoạt theo chủ đề. 
- Phần 3: Tổng kết, đánh giá, dặn dò.
Vào chiều thứ 6 hàng tuần, GVCN họp cùng HĐTQ để nghe báo cáo tình hình và kiểm tra phần chuẩn bị nội dung sinh hoạt theo chủ đề đã được phân công từ tuần trước. Cụ thể:
a) Chuẩn bị
Các bộ phận thống kê sổ sách theo dõi, lần lượt báo cáo với GVCN theo mẫu có sẵn những ưu điểm, nhược điểm trong phạm vi mình quản lí, những vấn đề đã xử lí được, những vấn đề còn khó khăn cần sự giúp đỡ của cô. Nhóm trưởng báo cáo kết quả thi đua của các thành viên cho chủ tịch HĐTQ; nhận xét sổ cá nhân của các thành viên rồi chuyển tới GVCN. Từ đó GVCN nhận xét tuần và nêu kế hoạch tuần tới, chuẩn bị nội dung sinh hoạt theo chủ đề triển khai đến từng bộ phận. Thư kí lớp ghi lại 

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_nang_cao_vai_tro_cua_hoi_dong_tu_quan_o_mo.doc