Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm giúp giáo viên khối lớp 1 rèn đọc đúng trong phân môn Tập đọc

Môn Tiếng Việt ở trường phổ thông có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện d­íi bốn dạng hoạt động, tương ứng với chúng là bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Đọc là một dạng hoạt động ngôn ngữ, là quá trình chuyển dạng thức chữ viết sang lời nói có âm thanh và thông hiểu nó (ứng với hình thức đọc thành tiếng), là quá trình chuyển trực tiếp từ hình thức chữ viết thành các đơn vị nghĩa không có âm thanh (ứng với đọc thầm).

Đọc không chỉ là công việc giải một bộ mã gồm 2 phần chữ viết và phát âm, nghĩa là nó không phải chỉ là sự “®¸nh vÇn” lên thành tiếng theo đúng như các ký hiệu chữ viết mà còn là một quá trình nhận thức để có khả năng thông hiểu những gì được đọc. Trên thực tế, nhiều khi người ta đã không hiểu khái niệm “đọc” một cách đầy đủ. Nhiều chỗ người ta chỉ nói đến đọc như nói đến việc sử dụng bộ mã chữ âm còn việc chuyển từ âm sang nghĩa đã không được chú ý đúng mức.

 

doc 36 trang Chí Tường 20/08/2023 3381
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm giúp giáo viên khối lớp 1 rèn đọc đúng trong phân môn Tập đọc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm giúp giáo viên khối lớp 1 rèn đọc đúng trong phân môn Tập đọc

Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm giúp giáo viên khối lớp 1 rèn đọc đúng trong phân môn Tập đọc
 thơ dài. 
 Tóm lại qua khảo sát kết quả cho thấy số em đọc ngắt nhịp thơ sai chiếm tỉ lệ cao so với ngắt giọng cuối dòng thơ. Vì vậy muốn các em đọc tốt một bài thơ, vấn đề đáng quan tâm nhất khi dạy đọc thơ là "ngắt nhịp thơ".
CHƯƠNG III 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN ĐỌC ĐÚNG CHO HỌC SINH
 Rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 1, tiêu chuẩn hàng đầu là đọc đúng. Hơn nữa để có tiết dạy thành công thì sự chuẩn bị của người thầy là hết sức cần thiết. Bởi vì giáo viên là người đóng vai trò tổ chức tiết học, hướng dẫn học sinh lĩnh hội kiến thức. Do đó nếu không có sự chuẩn bị kĩ càng thì tiết học không thể có hiệu quả. Vì vậy việc làm đầu tiên của mỗi giáo viên trước khi lên lớp là soạn giáo án, lập kế hoạch cụ thể cho từng bài dạy. Giáo án soạn phải rõ ràng, chi tiết, hệ thống câu hỏi phải phù hợp với nhận thức của học sinh, khai thác đúng nội dung bài. Trong quá trình soạn giáo án thì một phần không thể thiếu trong mục tiêu là giáo viên cần đặt ra yêu cầu luyện đọc cho học sinh. Yêu cầu luyện đọc càng cụ thể, chi tiết bao nhiêu thì việv tiến hành giờ dạy càng hiệu quả bấy nhiêu. Để xác định mục tiêu luyện đọc, chúng ta phải trả lời được các câu hỏi:
Những từ nào học sinh cần phát âm đúng? (rèn đọc đúng)
Học sinh cần đọc bài trong thời gian bao lâu? (rèn đọc nhanh)
Học sinh cần hiểu nội dung bài nói gì?(rèn đọc hiểu)
Bài được đọc với giọng điệu như thế nào? (rèn đọc diễn cảm)
Chính vì thế, để giúp học sinh đọc đúng, tôi đã áp dụng các biện pháp sau: 
1. Biện pháp 1: Rèn kĩ năng đọc đúng chính âm 
 - Trong giờ tập đọc, ngoài việc rèn cho học sinh kĩ năng đọc to, rõ ràng, đọc đúng các từ trong bài đọc giáo viên phải biết lựa chọn những âm, vần mà học sinh lớp mình còn đọc sai nhiều( do ảnh hưởng của tiếng địa phương) để hướng dẫn học sinh đọc đúng. Cụ thể học sinh địa bàn tôi dạy thường đọc sai các từ chứa phụ âm đầu l-n, s/x, các tiếng chứa vần ươu - ưu, ac - at, oc -ooc, uôm - uông ...
 Biện pháp khắc phục : 
 1.1.Hướng dẫn học sinh cách phát âm : Luyện đọc đúng phải rèn luyện cho học sinh thể hiện chính xác âm vị Tiếng Việt. Chú ý vị trí của lưỡi, độ mở của miệng khi phát âm. Cụ thể : 
+ l : đầu lưỡi và răng, cong lưỡi luồng hơi bật mạnh qua miệng.
+ n : Lưỡi thẳng luồng hơi bật mạnh qua cả lưỡi và mũi. Nếu bịt mũi lại sẽ không phát được âm
+ ươu : thân lưỡi cong miệng tròn tạo cho luồng hơi khó khăn hơn khi thoát ra còn khi phát âm vần ưu độ tròn của miệng hẹp hơn.
+ Ac : Khi phát âm thân lưỡi cong xuống.
+At: khi phát âm ta nâng đầu lưỡi chạm lợi của hàm trên.
+ iu – ưu, iêu – ươu ( lưu ý khi phát âm âm tròn môi và âm không tròn môi)
Cánh tiến hành: 
1.1.1. Rèn đọc đúng phụ âm đầu :
Học sinh đọc sai s và x 
X đọc là xờ không đọc là sờ
Xe ô tô không đọc là Se ô tô 
S đọc là sờ không đọc là xờ
Su su không đọc là xu xu
 Giáo viên phải đọc mẫu thật chuẩn 
	 X phát âm nhẹ 
	 S phát âm nặng, đọc cong lưỡi (phụ âm đầu lưỡi – răng)
 Giáo viên cần cho học sinh lyện s và x trong bài tập đọc “Mưu chú Sẻ” (sách giáo khoa lớp 1 tập II)
1.1.1.2. Học sinh đọc sai “tr” thành “ch”
- Cho học sinh phát âm “ch” là âm vốn có thật rõ ràng. Sau đó cho học sinh phát âm “cha”, “cho”, “chúng”, “chanh”, “chân”, “châm”, “chưa”, “chắc” ...
- Tiếp đó cho học sinh phát âm “t” (âm “t” làm âm trung gian, có cùng phương thức phát âm và tiêu điểm cấu âm đầu lưỡi – lợi gần với vị trí của “ch” và “tr”. -Giáo viên hướng dẫn học sinh đặt vị trí đầu lưỡi và lưỡi quặt. 	
- Cho học sinh bật hơi mạnh để phát âm “tr” sau đó đưa về âm tiết như: “tra”, “trúng”, “tranh”, “trâm”, “trưa”, “trắc”. 
- Cuối cùng giáo viên giúp học sinh đặt từ vào ngữ cảnh:
 Cha (mẹ)	- Tra (hạt)
 Cho (bánh)	- Tro (bếp)
	Chanh (quả)	- Tranh (đấu)
	Chân (tay)	- Trân (trọng)
	Chưa (xong)	- Trưa (buổi trưa)
 Từ đó giúp học sinh cần phát âm đúng để người nghe hiểu rõ mục đích nói đúng và khi đọc cần phát âm đúng để người nghe hiểu rõ nội dung văn bản. 
1.1.1.3. Học sinh đọc “l” thành “n” và “n” thành “l”
 Ở Phúc Đồng – Long Biên việc phát âm sai l và n là phổ biến nên việc sửa l/n là việc làm cần thiết song không thể một sớm một chiều mà thanh toán được, bởi trẻ tiếp cận với quá nhiều người nói ngọng. Muốn sửa cho học sinh phát âm chuẩn hai âm này đòi hỏi giáo viên phải kiên trì và sửa cho các em mọi lúc mọi nơi, phải có sự giúp đỡ lẫn nhau để cùng khắc phục, phải có phương pháp, cách thức luyện tập tốt nhất. Trong thực tế học sinh hay đọc (nói) âm n thành âm l, có học sinh khác lại đọc (nói) nhầm lẫn âm l thành n. 
 Trước tiên phải cho học sinh biết bộ phận phát âm chủ yếu của người là khoang miệng, lưỡi, lợi, môi, răng... Muốn phát âm đúng, trước hết cần thấy sự giống nhau và khác nhau của hai âm này. 
+ Điểm giống nhau: cả l và n đều là âm đầu lưỡi – lợi (hàm trên) 
+ Điểm khác nhau: l là âm khe bên (âm xát), n là âm tắc.
 Muốn phát âm đúng âm l thì phải nâng mặt lưỡi cong lên, chặn luồng khí đi lên mũi, đồng thời hai bên lưỡi hạ xuống để luồng không khí từ phổi lên phải lách qua hai bên, cọ xát vào thành má, qua miệng mà thoát ra ngoài. 
 Khi phát âm n, hai bên lưỡi phải áp sát vào hai bên miệng, đồng thời lưỡi con hạ xuống làm cho không khí từ phổi lên không hoàn toàn qua đường miệng mà phải có một phần qua mũi để thoát ra ngoài. Có cảm giác lưỡi hơi thụt về phía sau, đè xuống. 
 Giáo viên phát âm mẫu l – n để học sinh phân biệt qua thính giác. Sau đó yêu cầu học sinh phát âm đúng l – n, phải tiến hành từng bước: từ luyện âm, luyện tiếng đến luyện câu, luyện đoạn, luyện bài. 
 Luyện phát âm từng âm l và n nhiều lần.
 Luyện phát âm theo thứ tự: âm l trước, âm n sau, rồi đảo lại trật tự nhiều lần.
 Tốc độ ban đầu phát âm chậm sau nhanh dần.
 n (nờ) - na, no, nô, nơ...
 Tiếp đó cho học sinh phát âm l (lờ) lo, la, lô, lơ...
Giáo viên ghép từ vào văn cảnh để học sinh có ý thức đọc đúng, hiểu đúng. 
 Ví dụ: Quả na – bao la, ăn no – lo lắng, nô nức – sông lô...
Sau đó cho học sinh luyện những bài tập luyện chính âm l – n 
 Một số bài luyện chính âm l – n 
Lên non mới biết non cao 
 Nuôi con mới biết công lao mẹ hiền
Một cây làm chẳng lên non 
 Ba cây chụm lại lên hòn núi cao. 
Con cò, con vạc, con nông
 Ba con cùng béo vặt lông con nào
 Vặt lông con cốc cho tao 
 Tao nấu, tao nướng, tao xào, tao ăn.
Lời nói chẳng mất tiền mua 
 Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. 
Lúa nếp là lúa nếp nàng
 Lúa lên lớp lớp lòng nàng nâng nâng.
1.1.2. Rèn đọc đúng phần vần:
Học sinh ở địa bàn chúng ta (Phúc Đồng) hay phát âm sai các vần sau:
 anh thành ăn - bát canh – bát căn
 ach thành ắt - vách ngăn - vắt ngăn
 ươu thành ưu hoặc iêu - con hươu - con hiêu
 ưu thành iu - về hưu - về hiu
 ay thành ây: nhảy dây đọc thành nhẩy dây
 áo bẩn đọc thành áo bửn
Ngay ở các bài dạy anh, ach, ươu giáo viên cần cho học sinh phát âm chuẩn:
 Ví dụ:
“Cành chanh” không phải là “cằn chăn” 
“Có cánh” không phải là “có cắn” 
“Có cành” không phải là “có cằn” 
	(Trích bài 57: Ang – Anh – TVL1T1)
Ví dụ:
“Cuốn sách” không phải là “cuốn sắt”
“Viên gạch” không phải là “viên gặt”
“Cây bạch đàn” không phải là “cây bặt đàn” 
	(Trích bài 81: Ach – TVL1T1)
Ví dụ:
“Trái lựu” không phải là “trái lịu”
“Hươu sao” không phải là “hiêu sao” 
	(Trích bài 42: ưu – ươu TVL1T1) 
 	Thực tế khi học sinh đọc vần sai thì khi ghép vào tiếng cũng sai, vậy thì muốn học sinh đọc đúng tiếng có vần hay sai thì đòi hỏi giáo viên phải hướng dẫn học sinh đọc vần đúng. Việc làm đầu tiên giáo viên cần sử dụng phương pháp luyện theo mẫu để rèn cho học sinh theo đúng chuẩn chữ viết. Sau đó dùng kiến thức ngữ âm học để phân tích sự khác nhau cơ bản lỗi phát âm và chuẩn âm. Có thể sửa lỗi này bằng cách khi phát âm phải kết thúc bằng yếu tố ngậm miệng ở phụ âm cuối kèm theo tốc độ phát âm nhanh. Trong các nguyên âm đôi, yếu tố đầu bao giờ cũng rõ hơn. Ta có thể sử dụng điều này để sửa lỗi: Đọc lướt, chuyển từ nguyên âm đôi thành nguyên âm đơn. 
 	Ví dụ: “Rượu” là phát âm đúng đối lập với “rựu” giáo viên cho học sinh phát âm “ư” trước sau đó tạo nên sự đối lập giữa các âm tròn môi và không tròn môi bằng cách cho một loạt từ mười - tươi - rươi - dưới - rựu - rượu. Sự tương phản này giúp học sinh nhanh nhận biết và dễ phát âm. 
1.1.3. Rèn đọc đúng thanh điệu :
 	 - Đối với học sinh lớp 1 các em hay ngọng thanh ngã nên khi đọc tiếng sai hẳn chữ ghi âm .
 Ví dụ : ăn cỗ các em đọc sai thành ăn cố hay ngõ xóm các em đọc sai thành ngó xóm .
 Ví dụ : Từ cỡ trong câu :	
 	 Lá dày , cỡ bằng bàn tay , xanh thẫm
 (TV-L1T2)
 Học sinh đọc là :
 Lá dày, cớ bằng bàn tay, xanh thẫm
 	Giáo viên giúp học sinh từ đúng từ “cỡ”
 Ví dụ: Từ “giữa” và từ “sững” trong câu: “Ngay giữa sân trường, sừng sững một cây bàng”. (TV1tập2) học sinh đọc thành “Ngay giứa sân trường, sừng sựng một cây bàng”. Giáo viên cần giúp học sinh đọc đúng từ “Giữa và sững” để câu văn không sai nghĩa .
 Như chúng ta biết thanh ngã có âm vực cao, độ cao bắt đầu gần ngang thanh huyền. Đường nét vận động bị gãy giữa do quá trình phát âm có hiện tượng tắc thanh hầu. Nên người ta có thể dùng thanh huyền để tạo mức độ cao lúc bắt đầu. Kết hợp với thanh nặng có yếu tố tắc ngậm giống hiện tượng tắc thanh hầu của thanh ngã. Cuối cùng dùng thanh sắc để tạo đường nét vút cao.
 Cụ thể giáo viên hướng dẫn học sinh nối các thanh trong một phát âm : Má. Cho học sinh luyện tập và làm thao tác này nhanh hơn nhưng phải giữ đúng nguyên tắc: Độ dài từ huyền đến nặng luôn dài hơn từ nặng đến sắc. Thanh ngã (~)sẽ được tạo thành. Sau đó cho học sinh phát âm chắc các tiếng có cùng thanh ngã cùng vần với tên gọi thanh .
 Bã, đã, gĩa, xã,hã,... 
 Rồi đến chắp tiếng cùng thanh, cùng loại âm tiết với tên gọi thanh .
 Ví dụ : Ngỡ, khẽ, cũ, cỗ, giỗ,...
 Ở khâu luyện phát âm đúng này chúng ta nên dùng biện pháp làm mẫu thật nhiều lần với đủ loại âm tiết để học sinh có sự tự điều chỉnh trong quá trình phát âm theo.
1.2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập để củng cố cách viết các cặp âm vần dễ lẫn 
 - Không chỉ luyện đọc đúng từ trong giờ tập đọc mà trong các tiết tăng cường Tiếng Việt tôi cũng luôn đưa ra những bài tập phân biệt phụ âm đầu và vần để giúp các em phát âm tốt hơn.
Thí dụ: Dạng bài tập điền vần hoặc điền phụ âm đầu
+ 1: Điền l hay n?
....o.....ắng	 , 	...o...ờ , ....ớ....ẽ , ....ỏo...ức
 + 2. Điền ưu hay ươu?
 b.... điện bầu r.......
 cây ngải c... chim kh....
 + 3. Điền ac hay at?
 Bãi c.... con h.....
 Trẻ l.... chẻ l....
 + điền d hay r, gi ?
 ...a dẻ cặp ...a ...a đình
 dịu ...àng ...íu rít ...ảng bài. 
Ngoài ra, sau khi học sinh làm xong bài tập giỏo viờn phải yờu cầu các em kiểm tra và đọc. Nếu các em đọc sai giáo viên phải kịp thời uốn nắn ngay. Phần luyện đọc từ nếu giáo viên làm tốt, hướng dẫn học sinh đọc kỹ sẽ giúp cho các em đọc trơn bài đọc tốt hơn.
2. Biện pháp 2: Rèn kĩ năng đọc đúng các bài văn xuôi : 
 	Đối với các các bài văn xuôi khi đọc học sinh lớp 1 thường mắc khuyết điểm: đọc không liền mạch, rời rạc, bỏ tiếng, ngắt nghỉ tự do không rõ ý, hay vấp váp ê a. Chưa biết lên giọng ở cuối các câu hỏi, hạ thấp giọng ở câu trả lời...V× vËy giáo viên cần chú träng rèn cho các em biết ngắt, nghỉ hơi cho đúng. Cần phải dựa vào nghĩa cña c©u v¨n và các dấu câu để ngắt hơi cho đúng. Khi đọc không được tách một từ ra làm hai, tức là không ngắt hơi trong một từ. Việc ngắt hơi phải phù hợp với các dấu câu, nghØ h¬i ít ở dấu phẩy, nghỉ lâu hơn ở dấu chấm. Đối với những câu văn dài cần hướng dẫn học sinh ngắt hơi cho phù hợp. Cụ thể: Ở một vài tuần đầu khi học sinh mới bước sang phần tập đọc, trong mỗi bài tôi thường tìm và đưa ra câu văn dài khó đọc (chép ra bảng phụ) sau đó hướng dẫn học sinh cách ngắt nghỉ -> đọc mẫu -> hướng dẫn học sinh đọc cá nhân - > đồng thanh cả lớp. Những tuần tiếp sau khi học sinh đã quen với phương pháp học tập đọc tôi cho học sinh tự tìm những câu văn dài, nêu cách đọc, tự thể hiện cách đọc. Sau đó yêu cầu học sinh nhận xét đúng sai -> Nếu học sinh xác định cách ngắt nghỉ và đọc chưa tốt -> giáo viên giúp học sinh sửa và luyện đọc lại. Đối với học sinh lớp 1 giáo viên cũng chưa nên hỏi nhiều quá về việc tại sao các em lại ngắt giọng như vậy mà nếu thấy đúng thì giáo viên công nhận ngay, còn nếu sai thì sửa cho các em và giải thích để các em thấy rõ hơn. Sau khi xác định ngắt giọng ở mỗi câu văn dài bao giờ giáo viên cũng phải nhấn mạnh cho các em thấy tầm quan trọng trong việc ngắt, nghỉ đúng ở các câu văn, đoạn văn. Muốn xác định cách ngắt giọng đúng thì phải dựa vào nghĩa vào các tiếng, từ, dấu câu.
VÝ dụ: Bài “Trường em”
Câu dài trong bài cần hướng dẫn cách ngắt nghỉ hơi là: 
“ ë trường / có cô giáo hiền như mẹ, có nhiều bè bạn / thân thiết như anh em”.
Vớ dụ 2: Bài “ Cái nhãn vở”
Giữa trang bìa là một chiếc nhãn vở /trang trí rất đẹp.
Ví dụ: Bài “ Bàn tay mẹ “
Hằng ngày, đôi bàn tay của mẹ /phải làm biết bao nhiêu là việc.
Bước sang chủ điểm về “ Thiên nhiên đất nước” tôi bắt đầu tập cho học sinh tự tìm câu văn dài, tự nêu cách ngắt nghỉ và luyện đọc. Học sinh đó phỏt hiện ra cõu dài trong bài là ngắt giọng như sau :
Ví dụ : bài “ Mưu chú sẻ” HS đã lựa chọn và tìm ra câu văn : “ - Thưa anh, tại sao một người sạch sẽ như anh / trước khi ăn sáng lại không rửa mặt?
 Tôi đó nhận xét và bổ sung thêm cách nghỉ hơi cho các em như sau:
“- Thưa anh, tại sao một người sạch sẽ như anh / trước khi ăn sáng / lại không rửa mặt. // ”
Tôi giải thích cho học sinh thấy rõ chúng ta nên ngắt nghỉ để khi đọc con làm rõ được ý của câu văn. Ngoài ra, ®ối với những bài có lời thoại, giáo viên phải hướng dẫn kỹ học sinh cách lên giọng cuối câu hỏi và h¹ thÊp giọng cuối câu kể (câu trả lời).
§ể tiết học nhẹ nhàng, không nhàm chán mà lại nhiều em được luyện đọc thì giáo viên phải tổ chức đọc theo nhiều hình thức khác nhau như đọc cá nhân, đọc theo nhóm, theo tæ hoặc đồng thanh. Những hình thức này còn giúp giáo viên kiểm soát được khả năng đọc của toàn thể học sinh trong lớp.
3. Biện pháp 3: Rèn kĩ năng đọc đúng các văn bản thơ :
 Qua khảo sát thấy rằng phần lớn các em chỉ biết ngắt giọng cuối dòng thơ, chưa biết ngắt nghỉ theo nhịp thơ. Vì vậy giáo viên nên lưu ý giúp các em ngắt nhịp đúng tạo điều kiện để các em đọc thơ tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn. 
 	Thơ là tiếng nói của tình cảm, là sự phản ánh con người và thời đại một cách cao đẹp, thơ rất giàu chất trữ tình. Vì vậy khi đọc thơ cần thể hiện được tình cảm của tác giả gửi gắm trong từng dòng thơ, nhịp thơ để truyền cảm xúc đến người nghe. Vì vậy đọc thơ phải đọc đúng dòng thơ, vần thơ, thể thơ để thể hiện sắc thái, tình cảm. Khi dạy bài tập đọc là thơ thì một công việc không thể thiếu được đối với giáo viên và học sinh đó là ngắt nhịp câu thơ. Thực tế cho thấy học sinh mắc lỗi ngắt nhịp là do không tính đến nghĩa chỉ đọc theo áp lực của nhạc thơ. Học sinh tìm được trong bài có những dấu câu thì ngắt nhịp . Do vậy khi dạy những bài đọc thơ ở giai đoạn đầu tôi thường chép lên bảng các câu thơ và hướng dẫn cách ngắt giọng 
 Ví dụ : Bài “ Tặng cháu” 
 Tôi giới thiệu cho học sinh biết để nắm được nội dung bài và cảm nhận được lời nhắn nhủ, điều mà Bác Hồ mong muốn ở các cháu thiếu nhi, những mầm non tương lai của đất nước, các con cần phải đọc đúng theo nhịp thơ. Cụ thể tôi hướng dẫn các em ngắt như sau :
 	 Tặng cháu
Vở này/ ta tặng cháu yêu ta
Tỏ chút lòng/yêu cháu gọi là
Mong cháu/ ra công mà học tập
Mai sau /cháu giúp nước non nhà.
-Lưu ý : Khi hướng dẫn học sinh rèn đọc giáo viên nên rèn cho học sinh có nếp học tập đọc. Đối với học sinh tôi thường hướng dẫn các em có thói quen thao tác như sau ; khi cô hướng dẫn cách ngắt giọng ở trên bảng hoặc nêu các từ cần nhấn giọng... các em phải tự thể hiện cách ngắt giọng và gạch chân những từ cần nhất giọng vào sách giáo khoa. Hình thức học này sẽ giúp các em nhớ lâu và về nhà các em có cơ sở để tự luyện đọc.
Đến giai đoạn sau (khoảng từ giữa học kỳ II trở đi) tôi đã để học sinh nhìn vào sách, nghe cô đọc mẫu và tự ghi lại cách ngắt giọng ở từng câu thơ. Sau ®ã t«i hái l¹i häc sinh: c¸c con võa nghe c« ®äc mÉu, con thÊy c« thÓ hiÖn ng¾t nhÞp ë nh÷ng chç nµo? Nếu học sinh nói đúng giáo viên công nhËn ngay và cho các em luyÖn ®äc. Nếu học sinh nói sai giáo viên sửa lại cho học sinh.
Ví dụ : Bài “ Chuyện ở lớp” Tôi hướng dẫn học sinh ngắt nhịp như sau :
Mẹ /có biết ở lớp
Bạn Hoa / không học bài
Sáng nay / cô giáo gọi
Đứng dậy / đỏ bừng tai..
Mẹ / có biết ở lớp
Bạn Hùng / cứ trêu con
Bạn Mai / tay đầy mực
Còn bôi bẩn / ra bàn...
Vuốt tóc con, mẹ bảo:
Mẹ / chẳng nhớ nổi đâu
Nói mẹ nghe / ở lớp
Con đã ngoan / thế nào?
 Ngoài việc hướng dẫn học sinh rèn đọc ngắt nghỉ cuối mỗi dòng thơ, theo nhịp thơ thì còn có một số bài thơ viết theo thể thơ tự do. Nội dung bài thơ gợi tả đặc điểm của các con vật, sự vật hay ở những điểm nhịp thơ gợi được không khí vươn lên sôi động, tràn trề sức sống của mọi vật tôi thường hướng dẫn học sinh đọc liền mạch theo kiểu đọc vắt dòng: 
 VÝ dô : Bµi “ ß...ã ...o” T«i h­íng dÉn häc sinh ®äc ng¾t nhÞp, nghØ h¬i vµ nhÊn giäng nh­ sau;
Ò...ó...o
Ò ...ó ..o
Tiếng gà / Tiếng gà. //
Giục quả na / Mở mắt / Tròn xoe. //
Giục hàng tre / Đâm măng / Nhọn hoắt. //
Giục buồng chuối / Thơm lừng /Trứng cuốc //
Giục hạt đậu / Nảy mầm //
Giục bông lúa / Uốn câu //
Giục con trâu / Ra đồng //
Giục đàn sao / Trên trời / Chạy trốn//
Gọi ông trời/ Nhô lên / Rửa mặt //
Ôi bốn bề / Bát ngát / Tiếng gà //
Ò ... o ...o
Ò ...ó ...o .
 Trần Đăng Khoa.
 Tóm lại: muốn rèn luyện kỹ năng đọc giáo viên xác định và ví mình như một người thầy thuốc có tài chẩn đoán đúng bệnh của bệnh nhân thì chữa trị mới có hiệu quả, phải nắm được mặt mạnh, mặt yếu của bệnh nhân. Phát huy mặt mạnh và có biện pháp tích cực phù hợp giúp các em kịp thời sửa chữa điểm yếu, thì chắc chắn các em sẽ tiến bộ hơn hơn rút ngắn thời gian mà chất lượng sẽ cao hơn.
4. Biện pháp 4: Vận dụng sáng tạo các phương pháp dạy học để rèn đọc đúng cho học sinh
 Để có được kĩ năng rèn đọc cho học sinh và giảng dạy tốt phân môn tập đọc giáo viên cần phải nắm vững và vận dụng thành thạo các phương pháp dạy tập đọc. 
4.1. Phương pháp đàm thoại:
	Đàm thoại là một trong những biện pháp quan trọng nhất của người giáo viên dạy văn. Nó có vẻ nhẹ nhàng hơn vì đã có sẵn câu hỏi trong sách giáo khoa. Tuy vậy giáo viên không thể chỉ hạn chế vào những câu hỏi có sẵn mà cần tìm tòi thêm hoặc biến tấu, mổ xẻ câu hỏi khó hoặc gợi mở để giúp hiểu yêu cầu của câu hỏi và nhằm phát triển tư duy cho các em.
	Đàm thoại là hệ thống câu hỏi và trả lời, những tính chất và đặc trưng của việc sử dụng biện pháp này rất khác nhau. Nó tùy thuộc vào từng giai đoạn trong tiến trình công việc của người giáo viên.
4.2. Phương pháp trực quan và trò chơi:
 4.2.1. Trực quan:
	Việc sử dụng các phương tiện trực quan như tranh, ảnh, vật thật, bảng... là phương tiện kỹ thuật, tạo điều kiện xây dựng ở học sinh những biểu tượng cụ thể. kích thích duy trì sự chú ý và duy trì sự hứng thú đối với bài học, giúp các em lĩnh hội bài một cách có ý thức. Có thể sử dụng phương tiện trực quan nhằm mục đích minh họa, cụ thể hóa lời trình bày của giáo viên và là nguồn cung cấp tri thức mới.
* Cách tiến hành:
 - Lựa chọn một cách thích hợp các phương tiện sao cho phù hợp với mục đích và nhiệm vụ dạy học của bài học đề ra: xem trong trường hợp nào thì dùng vật thật, các vật tượng trưng hoặc các vật tạo hình; trong trường hợp nào thì dùng chúng hỗn hợp với nhau; lúc nào thì dùng các vật ở trạng thái động; lúc nào thì ở trạng thái tĩnh cần chuẩn bị chu đáo về số lượng và kiểm tra lại tình trạng của chúng.
 - Giải thích mục đích trình bày trực quan, trình bày theo một trình tự nhất định tùy theo yêu cầu của bài giảng, dùng đến đâu lấy ra đến đó, sử dụng xong thì cất ngay nhằm tránh sự phân tán của học sinh. 
 - Các phương tiện trực quan có thể sử dụng suốt giờ học tùy theo mục đích của bài. Nếu sử dụng đầu giờ nhằm mục đích giới thiệu bài, sử dụng trong giờ nhằm mục đích minh họa bài, sử dụng cuối giờ nhằm mục đích củng cố bài.
 - Các phương tiện dạy học trực quan phản ánh trung thực vật hiện tượng. Học sinh cần phải quan sát đầy đủ, rõ ràng có thể phân theo nhóm quan sát. các vật tượng trưng tạo hình này nên tránh các gam màu sặc sỡ, gay gắt vì gây ấ

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_so_kinh_nghiem_giup_giao_vien_khoi_lop.doc