Báo cáo biện pháp Một số đổi mới trong phương pháp kiểm tra đánh giá môn toán cho học sinh trường THCS Quận Thanh Xuân

 Định nghĩa về đánh giá do Jean Marie De Ketele phát biểu : “ Đánh giá có nghĩa là : thu thập một tập hợp thông tin đủ thích hợp, có giá trị và đáng tin cậy và xem xét mức độ phù hợp giữa tập hợp thông tin này và tập hợp tiêu chí phù hợp với các mục tiêu định ra ban đầu hay điều chỉnh trong quá trình thu thập thông tin nhằm ra một quyết định”.

 Như vậy , đánh giá là một quá trình bắt đầu khi chúng ta ra một mục tiêu phải theo đuổi, và kết thúc khi chúng ta đã đề ra một quyết định có liên quan đến mục tiêu đó. Điều đó không có nghĩa là quá trình tổng thể kết thúc khi ra quyết định. Ngược lại, quyết định đánh dấu sự khởi đầu một quá trình khác cũng quan trọng như đánh giá : đó là quá trình đề ra những biện pháp cụ thể tuỳ theo kết quả đánh giá.

 Có 3 loại đánh giá :

 + Đánh giá định hướng ( có chức năng định hướng cho học sinh).

 + Đánh giá uốn nắn ( có chức năng chuẩn đoán những điểm yếu của học sinh để khắc phục ).

 + đánh giá xác nhận ( có chức năng quyết định sự thành công hay thất bại của học sinh.)

 

doc 34 trang Chí Tường 21/08/2023 8140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số đổi mới trong phương pháp kiểm tra đánh giá môn toán cho học sinh trường THCS Quận Thanh Xuân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số đổi mới trong phương pháp kiểm tra đánh giá môn toán cho học sinh trường THCS Quận Thanh Xuân

Báo cáo biện pháp Một số đổi mới trong phương pháp kiểm tra đánh giá môn toán cho học sinh trường THCS Quận Thanh Xuân
c của mỗi nội dung cần đạt kiểm tra.
Ví dụ về bảng hai chiều của một bài kiểm tra:
Nội dung
Mức độ
Nội dung 1 (kiến thức, kỹ năng cụ thể)
Nội dung 2
Nội dung 3
....
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Phân tích
Tổng hợp
Đánh giá
Từ các nội dung và mức độ yêu cầu qua những tiêu chí có thể giúp cho việc kiểm tra đánh giá chất lượng học tập môn học của học sinh đầy đủ chính xác phù hợp với mục tiêu học tập đề ra.
2.4. Lực lượng và thời điểm đánh giá:
Kiểm tra, đánh giá thành tích học tập môn học của học sinh luôn có những mục đích cụ thể đó là: xác nhận mức độ thành tích mà học sinh đạt được so với mục tiêu môn học đề ra; chỉ ra nguyên nhân đạt được thành tích, phán đoán khả năng phát triển của học sinh. Như vậy, hoạt động kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập các môn học của học sinh ngoài giáo viên dạy bộ môn học cần phải có sự tham gia của học sinh. Trong quá trình dạy học cũng như tổ chức thực hiện hoạt động kiểm tra, đánh giá cần lưu ý đến vai trò đánh giá của học sinh. Sau khi thực hiện một bài kiểm tra, tự các em có thể đánh giá được mức độ nắm kiến thức của mình, mức độ đạt được so với yêu cầu mà thầy cô đưa ra và có thể làm như vậy đối với bạn của mình.
Về thời điểm kiểm tra, hầu hết các bài kiểm tra từ 45 phút trở lên được quy định vào một thời điểm bắt buộc trong kế hoạch dạy học. Đối với kiểm tra miệng và kiểm tra 15 phút là những hình thức không bắt buộc cố định về thời điểm nên giáo viên có thể tập trung nhiều vào mục đích “tìm ra nguyên nhân” để điều chỉnh việc dạy học và giúp học sinh điều chỉnh việc học.
III. Một số vấn đề về đổi mới dạy học môn toán ở trường trung học cơ sở theo cải cách giáo dục:
1. Mục tiêu môn toán trường trung học cơ sở:
Những mục tiêu cụ thể của chương trình toán trung học cơ sở là:
a. Về kiến thức:
a. Cung cấp cho học sinh những kiến thức phương pháp toán học phổ thông cơ bản thiết thực 
	- Những kiến thức mở đầu về số (số tự nhiên đến số thực) các biểu thức về đại số về phương trình bậc nhất , bậc 2, hệ phương trình, bất phương trình về tương quan hàm số, về một vài hàm số đơn giản và đồ thị của chúng .
	- Một số hiểu biết ban đầu về thống kê
	- Những kiến thức ban đầu về hình học phẳng, quan hệ bằng nhau, quan hệ đồng dạng giữa hai hình phẳng, một số yếu tố về lượng giác, một số vật thể trong không gian 
	- Những hiểu biết ban đầu về 1 số PPTH: dự đoán và chứng minh, quy nạp, suy diễn, phân tích, tổng hợp,
 b. Về kỹ năng:
 - Tính toán và sử dụng bảng số 
 - Thực hiện các phép biến đổi các biểu thức 
 - Giải phương trình và bất phương trình bậc nhất 1 ẩn, giải phương trình bậc hai 1 ẩn 
 - Giải hệ phương trình bậc nhất 2 ẩn 
 - Vẽ hình, đo đạc, ước lượng 
 - Bước đầu hình thành khả năng vận dụng các kiến thức toán học vào đời sống và các môn học khác.
 - Rèn luyện khả năng suy luận hợp lí và lôgic, khả năng quan sát dự đoán, phát triển trí tưởng tượng không gian. Rèn luyện khả năng sử dụng ngôn ngữ chính xác, bồi dưỡng các phẩm chất của tư duy như: linh hoạt, độc lập, sáng tạo. Bước đầu hình thành thói quen tự học, diễn đạt chính xác và sáng sủa ý tưởng của mình và hiểu được ý tưởng của người khác. Góp phần hình thành các phẩm chất lao động khoa học cần thiết của người lao động mới.
 c. Về tình cảm, thái độ:
+ Có thái độ nghiêm túc, chăm chỉ, dần dần có hứng thú trong việc học tập môn toán
+ Có thái độ trung thực, tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác trong việc thu thập thông tin.
+ Có tinh thần hợp tác trong học tập, đồng thời có ý thức bảo vệ những suy nghĩ và việc làm đúng đắn.
+ Có ý thức vận dụng những điều đã học vào các hoạt động trong gia đình, cộng đồng và nhà trường.
Chương trình toán 6
Lớp 6 : 4 tiết/tuần x 35 tuần = 140 tiết
Số học (111 tiết )
STT
Nội dung
Số tiết
1
Ôn tập và bổ túc về số tự nhiên
39
2
Số nguyên
29
3
Phân số
43
Hình học ( 29 tiết )
STT
Nội dung
Số tiết
1
Đoạn thẳng
14
2
Góc
15
3. Những định hướng về phương pháp dạy học, thiết bị dạy học và đánh giá kết quả học tập của học sinh:
a. Định hướng về phương pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học toán:
+ Tăng cường các hoạt động học tập đa dạng của học sinh trên lớp.
+ Tăng cường công tác tìm tòi nghiên cứu, phát hiện và giải quyết vấn đề.
+ Coi trọng phương pháp tự học, tự nghiên cứu
+ Chú ý đặc biệt việc kết hợp học tập cá nhân với học tập theo nhóm.
b. Định hướng về thiết bị dạy học toán 6:
+ Xây dựng danh mục và tiêu chuẩn kỹ thuật cho các thiết bị dạy học môn toán nhằm đảm bảo cho việc đổi mới phương pháp dạy học môn toán 6 được tiến hành thuận lợi.
+ Cần đảm bảo những thiết bị tối thiểu cho giờ môn toán.
+ Cố gắng sử dụng những dụng cụ phổ biến và rẻ tiền.
+ Tạo điều kiện tốt cho việc sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại.
c. Định hướng về đánh giá, kết quả học tập của học sinh:
* Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh cần căn cứ vào mục tiêu của bộ môn. Mục tiêu này được cụ thể hoá bằng trình độ chuẩn của môn học.
*Mọi hoạt động học tập của học sinh cần được đánh giá thường xuyên và có kế hoạch. Để đánh giá đầy đủ kết quả học tập của học sinh phải coi trọng không những kiến thức mà cả kĩ năng và trong điều kiện cho phép, cả thái độ của họ. Cũng vì thế cần đánh giá kết quả học tập của học sinh trong suốt quá trình học tập thông qua những biểu hiện như:
+ Những phát biểu bằng lời trong việc kiểm tra miệng đầu giờ học, trong việc phát biểu trong tiết học và trong thảo luận, tranh luận.
+ Các bài kiểm tra viết 15 phút hay một tiết, vở bài tập ở nhà, các biên bản thí nghiệm thực hành, các bài báo cáo hay tham luận ngắn trước lớp.
+ Các kỹ năng tiến hành thực hành ở lớp, tác phong thái độ trong khi thực hành.
*. Đánh giá cao khả năng của học sinh vận dụng kiến thức và kỹ năng để xử lý và giải quyết sáng tạo những tình huống mới hoặc ít nhiều thay đổi. Những kiến thức tái hiện ở trình độ nhận biết, thông hiểu đã trình bày trong sách, những kĩ năng làm theo hay làm lại chỉ được đánh giá ở mức độ thấp hơn.
*. Tạo điều kiện để học sinh tự đánh giá kết quả học tập của mình và để các học sinh tự đánh giá kết quả học tập lẫn nhau.
*. Sử dụng hỗn hợp các loại phương pháp và công cụ kiểm tra, đánh giá khách quan: công khai việc đánh giá, nhận xét của giáo viên đối với học sinh và được học sinh chấp nhận; phối hợp kiểm tra bằng trắc nghiệm tự luận và trác nghiệm khách quan; kiểm tra không những trình độ nắm vững kiến thức và vận dụng kiến thức lý thuyết mà cả trình độ kỹ năng thực hành thí nghiệm.
CHƯƠNG II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Phân phối chương trình toán 6
Cả năm
148 tiết
Số học ( 118 tiết)
Hình học (30 tiết)
Học kì I
19 tuần 76 tiết
61 tiết
15 tuần đầu x 3 tiết =45 tiết
4 tuần cuối x 4 tiết = 16 tiết
15 tiết
15 tuần đầu x1tiết =15 tiết
4 tuần cuối x 0tiết =0 tiết
Học kì II
18 tuần 72 tiết
57 tiết
15 tuần đầu x 3 tiết = 45 tiết
3 tuần cuối x 4 tiết =12 tiết
15 tiết 
15 tuần đầu x 1tiết=15 tiết 
3 tuần cuối x 0 tiết =0 tiết
2. Mục tiêu của môn toán 6:
Vì kiểm tra là hình thức và phương tiện dùng để xác định được mức độ đạt được về kiến thức, kĩ năng và thái độ của học sinh so với mục tiêu của chương trình môn học, nên việc nắm chắc mục tiêu môn học là điều kiện tiên quyết có thể xây dựng thành công các đề kiểm tra và sử dụng các phương pháp kiểm tra hợp lý. Sau đây là tóm tắt các mục tiêu cơ bản của môn toán 6 đã được xác định trong chương trình toán THCS.
2.1. Về kiến thức :
+ Nhận biết và thông hiểu các khái niệm liên quan về tập hợp, lũy thừa với sỗ mũ tự nhiên, ước và bội, ước chung lớn nhất, bội chung nhỏ nhất, số nguyên tố, hợp số; số nguyên, giá trị tuyệt đối của số nguyên, số đối, bội và ước của số nguyên; điểm, đường thẳng, đoạn thẳng,tia, độ dài đoạn thẳng, trung điểm của đoạn thẳng; phân số, mặt phẳng, góc.
+ Nhận biết và nắm vững các phép tính trong tập hợp số tự nhiên, số nguyên và phân số; tính chất chia hết của một tổng, dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9; cách tìm ước chung, bội chung, ước chung lớn nhất, bội chung nhỏ nhất; phân tích các số ra thừa số nguyên tố; phân biệt được số nguyên âm và số nguyên dương; nắm vững các quy tắc tính trong tập số nguyên, quy tắc chuyển vế đổi dấu, quy tắc dấu ngoặc; cách tìm ước và bội của số nguyên; điều kiện hai phân số bằng nhau, tính chất cơ bản của phân số, quy tắc rút gọn, so sánh phân số, cách giải ba bài toán cơ bản về phân số và phần trăm; cách sử dụng các dụng cụ đo.
+ Biết được nhiều ứng dụng của tập hợp số tự nhiên, số nguyên, phân số, điểm, đường thẳng, đoạn thẳng, góc trong thực tế.
2.2. Kỹ năng :
+ Thực hiện đúng các phép tính đối với các biểu thức không phức tạp; biết vận dụng các tính chất của phép tính để tính nhẩm, tính nhanh một cách hợp lý; biết sử dụng máy tính bỏ túi để tính toán; biết áp dụng các tính chất,khái niệm, dấu hiệu vào bài tập cụ thể và liên quan.
+ Bước đầu vận dụng kiến thức đã học để giải thích các bài toán có lời văn và rèn kĩ năng trình bày bài cụ thể, cẩn thận, chính xác và hợp lý.
+ Sử dụng các dụng cụ đo và vẽ hình chính xác theo yêu cầu.
2.3 Thái độ :
+ Có ý thức vận dụng các kiến thức đã học vào giải bài toán thực tế và tích hợp vào các môn học khác.
+ Bước đầu có ý thức tự học, ý thức cân nhắc lựa chọn giải pháp hợp lý khi giải toán; ý thức rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
+ Tích cực tham gia các hoạt động tìm tòi, khám phá kiến thức mới và vận dụng kiến thức cũ.
 3. Thực trạng của công việc kiểm tra và đánh giá kiến thức môn toán 6 ở trường THCS  những năm trước đây:
3.1. Hiệu quả của việc thực hiện các loại hình kiểm tra được quy định trong kế hoạch dạy học chưa cao:
Các loại hình kiểm tra được quy định phải sử dụng hiện nay gồm :
+ Kiểm tra thường xuyên bao gồm kiểm tra miệng và kiểm tra lý thuyết dưới một tiết.
+ Kiểm tra định kỳ : bao gồm kiểm tra từ 1 tiết trở lên, kiểm tra giữa kì, kiểm tra học kì.
* Với hình thức kiểm tra thường xuyên là kiểm tra miệng thì các hình thức giáo viên sử dụng hiện nay chủ yếu là :
 + Đặt một câu hỏi về lý thuyết yêu cầu học sinh đứng tại chỗ trả lời và yêu cầu học sinh đó lên bảng để làm một bài tập về nhà hoặc bài tập mới rồi nhận xét và cho điểm. Với hình thức này thì trong thời gian chỉ có từ 5 đến 10 phút đầu giờ học sẽ kiểm tra được rất ít học sinh, đánh giá không được chính xác toàn bộ kiến thức và kĩ năng mà học sinh đã học được trong bài trước. Với các bài học mà nội dung dài thì thậm chí giáo viên còn bỏ qua bước kiểm tra để đảm bảo thời lượng tiết học.
 + Tổ chức một trò chơi nhỏ để kiểm tra bài cũ thông qua các câu hỏi trắc nghiệm. Tuy nhiên hình thức này chỉ có thể kiểm tra được phần nào mức độ kiến thức học sinh tiếp thu được và không kiểm tra được kĩ năng của học sinh, ngoài ra độ chính xác còn có thể không cao do học sinh còn trả lời theo dự đoán, cảm tính.
+ Có giáo viên thì kiểm tra bằng cách yêu cầu học sinh làm lại bài tập về nhà ra giấy trong thời gian 5 đến 10 phút rồi thu bài về chấm để đánh giá. Với cách làm này thì giáo viên có thể đánh giá được mức độ nắm vững kiến thức và kĩ năng trình bày bài, ý thức học của nhiều học sinh . Nhưng do không thể chấm ngay tại lớp nên cách kiểm tra này không đảm bảo tính hai chiều và cập nhật. Học sinh không thể biết được ngay mình còn vướng mắc, chưa vững phần nào trong bài vừa học để kịp thời sửa chữa, khắc phục.
* Với hình thức kiểm tra thường xuyên dưới 1 tiết thì hình thức chủ yếu là kiểm tra 15’ . Giáo viên sẽ ra một bài tập hoặc một câu hỏi lý thuyết về nội dung bài học cũ hoặc bài học vừa học xong để học sinh làm trong 15 phút và dựa vào kết quả bài làm của học sinh để đánh giá. Cách kiểm tra này đảm bảo yêu cầu và tiến độ kiểm tra của khung chương trình, tuy nhiên chỉ đánh giá được một phần kiến thức của một bài.
* Với hình thức kiểm tra định kì thì giáo viên thực hiện theo phân phối chương trình và theo lịch của nhà trường. Hình thức chủ yếu là kết hợp trắc nghiệm khách quan và tự luận ( 20% + 80%) hoặc 100% tự luận.
Ví dụ : Đề bài kết hợp trắc nghiệm và tự luận.
I. Phần trắc nghiệm ( 2 điểm )
 Điền dấu “X” vào ô trống cho thích hợp :
Câu
Đúng
Sai
a) Nếu một tổng của hai số chia hết cho 4 và một trong hai số đó chia hết cho 4 thì số còn lại chia hết cho 4.
b) Một số có chữ số tận cùng là 5 thì chia hết cho 5
c) Một số chia hết cho 2 là hợp số
d) 128 : 124 = 122
II. Bài tập tự luận ( 8 điểm )
1) ( 1 điểm ) Điền chữ số thích hợp vào dấu “*” để số 3*5 *chia hết cho 2,5,9
2) ( 2 điểm ) Tìm số tự nhiên x biết :
2x – 138 = 23.32. 
42x = 39 . 42 – 37 . 4
( 3 điểm ) Một trường tổ chức cho khoảng từ 700 đến 800 học sinh đi tham quan bằng ô tô. Tính số học sinh đi tham quan, biết rằng nếu xếp 40 người hay 45 người vào một xe thì không còn dư một ai.
4) ( 1 điểm ). Thực hiện phép tính rồi phân tích kết quả ra thừa số nguyên tố :
 142 + 52 + 22	
 5) Tìm tất cả các số tự nhiên a và b , sao cho tích a.b = 246 và a<b.
Đề bài 100% tự luận :( Bài kiểm tra học kì 1- thời gian 90’)
Bài 1 (2,5đ). Thực hiện phép tính:
a) 43.27 + 93.43 + 57.61 + 59.57 
b) (-12) + 532 + ( -18) + ( -532) 
c) [(32.52.43) :( 23.32)]. 20050
d) 150 – 824: [200 – 3.(10 – 2)2] 
Bài 2 (2,5đ). Tìm x, biết:
a) 128 – 3(x+4) =23
b) ½x½- 6 = 5
c) (5.x + 34).68 = 69.34
Bài 3 (2,0đ). 
 Hai bạn An và Bình cùng học một trường nhưng ở hai lớp khác nhau. An cứ 15 ngày lại trực nhật, Vinh cứ 24 ngày lại trực nhật. Lần đầu cả hai bạn cùng trực nhật một ngày. Hỏi sau ít nhất bao nhiêu ngày thì hai bạn lại cùng trực nhật?
Bài 4 (2,0đ). Trên tia Ax vẽ hai đoạn thẳng AM = 6cm và AN = 3cm.
So sánh AN và NM
N có là trung điểm của đoạn thẳng AM không? Vì sao?
Bài 5 (0,5đ). (Dành cho lớp A1, A2)
Tìm các số tự nhiên x, y sao cho: ( x – 3) (y + 5) =7
 Với các đề kiểm tra thế này đảm bảo được việc kiểm tra theo tiến độ, nhưng chỉ đánh giá được phần nào kiến thức và kĩ năng của học sinh mà giáo viên cho là quan trọng và hay gặp trong các đề thi. Do vậy mà nhiều nội dung bị bỏ qua không được kiểm tra, kết quả điểm số không phản ánh thực chất học tập của học sinh đối với môn học.
Khâu đánh giá bài kiểm tra ( chấm bài ) diễn ra phổ biến như sau : giáo viên khi ra đề đã hình thành phương án thang điểm cho cả bài kiểm tra nhưng rất ít người có phương án chi tiết tới từng yếu tố kiến thức cho từng câu hỏi. Với cách chấm “ vo” như vậy và khi trả bài nếu giáo viên không phân tích để học sinh nhìn thấy những sai lầm phổ biến của họ thì chắc chắn mục đích của công việc kiểm tra sẽ không đạt được.
3.2 Chưa thực hiện đầy đủ các chức năng của kiểm tra, đánh giá :
 Kiểm tra không chỉ đơn thuần là nguồn cung cấp thông tin phản hồi về quá trình dạy học mà còn là một cơ chế điều khiển hiệu quả quá trình này . “ Thi thế nào, học thế nào” là sự biểu hiện cụ thể chức năng này của đánh giá kết quả học tập nói chung và kiểm tra nói riêng. Đồng thời theo yêu cầu dạy học hiện này.
việc kiểm tra đánh giá còn góp phần quan trọng trong việc phát huy năng lực của học sinh, năng lực tự kiểm tra đánh giá.
Do chưa thấy được đầy đủ các chức năng trên của kiểm tra nên các đề kiểm tra hiện nay thường nhằm vào chức năng thứ nhất, coi nhẹ chức năng thứ hai của kiểm tra. Các giáo viên ra đề kiểm tra chủ yếu để đánh giá, phân loại học sinh chứ không để điều chỉnh quá trình học tập của học sinh cũng như quá trình giảng dạy của chính mình. Do đó các bài kiểm tra thường không toàn diện, hình thức, tạo điều kiện phát sinh những biểu hiện tiêu cực trong học tập ( học tủ, học lệch, học vẹt) cũng như trong khi kiểm tra, thi cử ( quay cóp, nhìn bài, trao đổi)
4. Những đặc điểm cơ bản của các đề kiểm tra định kỳ môn toán 6 hiện nay:
4.1. Cấu trúc chung của một đề kiểm tra truyền thống:
 Cho tới nay cấu trúc một bài kiểm tra toán 6 vẫn được ra dưới hình thức “ tự luận “, học sinh sẽ làm bài ra giấy, giáo viên chấm bài và sửa bài cho học sinh. Tùy theo yêu cầu mỗi bài kiểm tra và trình độ học sinh từng lớp, giáo viên sẽ có câu hỏi và bài tập phù hợp.
Ví dụ : Một bài kiểm tra 45’ dạng tự luận 100%
Câu 1:(2,0 điểm) 
a/ Phát biểu dấu hiệu chia hết cho 3
b/ Điền chữ số vào dấu * để số chia hết cho 3
Câu 2 (2,0 điểm) Tìm BCNN của 
	a/ 40;52
	b/ 42;70;180
Câu 3: (1,5 điểm) 	Tìm số tự nhiên x biết:	60 x ; 75 x và x < 10.
Câu 4: (3,5 điểm): Khối lớp 6 của một trường THCS có số học sinh trong khoảng từ 200 đến 300. Nếu chia số học sinh này vào các lớp mà mỗi lớp có 30em, 40 em hoặc 48 em đều vừa đủ. Tính số học sinh khối 6 của trường.
Câu 5: (1,0 điểm) Tìm số dư khi chia A cho 7, biết:
 A = 1 + 2 + 22+ 23+................+ 2195+ 2196
 Hoặc một đề bài kiểm tra ra theo kiểu có cả trắc nghiệm khách quan và tự luận như sau : 
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (2,0 điểm) Hãy đánh dấu (X) vào chữ cái đầu câu trả lời đúng.
1. Tập hợp Ư(10) là:
	A. Ư(10) ={1; 2; 5;10}	B. Ư(10) ={1;5; 0}	
C. Ư(10) ={0; 1; 2; 5;10}	D. Ư(10) ={2; 5}
2 Tập hợp B(15) là:
	A. B(15) ={1; 3; 5;15}	B. B(15) ={0; 1; 15; 30; 45; 60}
C. B(15) ={0; 15; 30; 45; 60;...}	 D. B(15) ={1; 15; 30; 45; 60}	
3. ƯCLN(11;33) = ? 
A. 11	B. 33	C. 1 	D. 0
4. BCNN(150;30) = ?
A. 1 	B. 30 	C. 4 500 	D. 150
5. Cho A là tập hợp các số chẵn, B là tập hợp các số lẻ. Tập hợp A giao tập hợp B là tập hợp nào sau đây ?
A. Tập hợp A	B. Tập hợp B	C. Tập hợp N	D. Tập hợp rỗng.
6 . Tổng 3.5.7+ 11.13.17 là số nguyên tố .Khẳng định trên đúng hay sai?
A. Đúng	 	B. Sai	
II. PHẦN TỰ LUẬN ( 8,0 điểm):
Bài 1 :(1,5 điểm) Cho các số 3564; 6531 ;6570; 1248.
Viết tập hợp A các số chia hết cho 3 trong các số trên.
Viết tập hợp B các số chia hết cho 9 trong các số trên.
Dùng kí hiệu thể hiện quan hệ giữa hai tập hợp A và B
Bài 2 : (2,0 điểm) Cho hai số 18 và 30.
Tìm ƯCLN (18,30 ), BCNN ( 18,30) 
Bài 3:(2,5 điểm): Số học sinh của một trường trong khoảng từ 150 đến 200 em. Khi xếp hàng tập thể dục mỗi hàng 12 em hoặc 15 em để vừa đủ. Hỏi trường đó có bao nhiêu học sinh? 
Bài 4 : (1,0 điểm ) Viết tập hợp A bằng cách liệt kê các phần tử.
4.2. Những ưu điểm và nhược điểm cơ bản của các đề kiểm tra toán 6 THCS hiện nay:
4.2.1 Ưu điểm :
Vì được cho dưới dạng tự luận ( tự luận kết hợp trắc nghiệm ) nên các bài kiểm tra toán 6 hiện nay có những ưu điểm sau :
+ Tạo điều kiện để học sinh bộc lộ khả năng diễn đạt, hướng tư duy, suy nghĩ bài làm, kĩ năng trình bày bài. Đây là ưu điểm mà phần trắc nghiệm khách quan không thể có được.
+ Dễ cho thấy quá trình suy nghĩ, mức độ kiến thức của học sinh, nhờ đó đánh giá được chính xác hơn kết quả của học sinh.
+ Soạn đề dễ hơn và mất ít thời gian hơn so với trắc nghiệm khách quan.
4.2.2. Nhược điểm
Tuy có nhiều ưu điểm như trên nhưng cách ra đề theo hình thức tự luận hiện nay lại có nhiều nhược điểm khiến nó không đảm bảo được các yêu cầu cơ bản của việc kiểm tra. Sau đây là những nhược điểm cơ bản nhất :
+ Thiếu tính hệ thống và toàn diện : Do số lượng câu hỏi rất hạn chế nên nội dung câu hỏi chỉ tập trung vào một số ít kiến thức và kĩ năng được xác định trong mục tiêu môn toán 6. Vì thế mà nội dung của đề kiểm tra không cao, không đảm bảo tính hệ thống và toàn diện.
+ Thiếu tính khách quan : Do đề kiểm tra chỉ có thể tập trung vào một số ít nội dung và một số dạng bài tập nhất định nên kết quả kiểm tra còn có phần mang tính may rủi. Đồng thời do hạn chế về số lượng câu hỏi trong thời lượng kiểm tra nhất định nên nội dung đề kiểm tra còn phụ thuộc vào ý chủ quan của người ra đề. Nhược điểm này dẫn đến những tiêu cực trong dạy học ( học tủ, quay cóp)và cả những tiêu cực trong việc dạy ( dạy tủ, thiên vị trong kiểm tra)
+ Việc cho điểm thường xuyên khá khó khăn, tốn thời gian. Điểm số có độ tin cậy thấp vì khó xác định chính xác và đơn nhất các tiêu chí đánh giá, cũng như có nhiều yếu tố ngẫu nhiên ( tâm trạng, sự mệt mỏi của người chấm, thứ tự bài chấm, chữ viết, cách trình bày.) ảnh hưởng đếnviệc cho điểm rộng hay chặt chẽ.
+ Không thể sử dụng các phương tiện hiện đại để chấm bài cũng như phân tích kết quả kiểm tra, đặc biệt là khi tiến hành một số lượng lớn học sinh.
=> Những nhược điểm trọn không những làm cho việc kiểm tra không cung cấp đủ và chính xác thông tin phản hồi về quá trình dạy của giáo viên và quá trình học của học sinh mà còn không có tác dụng điều khiển quá trình dạy học theo đúng yêu cầu và mục tiêu giáo dục.
Hiện nay việc đổi mới phươ

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_so_doi_moi_trong_phuong_phap_kiem_tra.doc