Báo cáo biện pháp Một số biện pháp nhằm tăng hiệu quả dạy học theo chủ đề tích hợp trong môn Hoá học

 Theo cách tiếp cận tích hợp liên môn, giáo viên tổ chức chương trình học tập xoay quanh các nội dung học tập chung: các chủ đề, các khái niệm và kĩ năng liên ngành hoặc liên môn. Họ kết nối các nội dung học tập chung nằm trong các môn học để nhấn mạnh các khái niệm và kĩ năng liên môn. Tích hợp liên môn còn được hiểu như là phương án trong đó nhiều môn học liên quan được kết lại thành một môn học mới với một hệ thống những chủ đề nhất định xuyên suốt qua nhiều cấp lớp. Thí dụ Hoá học, Địa lý, Lịch sử, Sinh học, Giáo dục công dân, Vật lý, được tích hợp thành môn “Nghiên cứu xã hội và môi trường” ở chương trình giáo dục bậc tiểu học tại Anh, Úc, Singapore, Thailand.

Môn Hóa học với đặc điểm là gắn liền với kĩ thuật và lao động sản xuất. Nó có nhiều khả năng giáo dục kĩ thuật tổng hợp cho học sinh cả về lý thuyết lẫn thực hành. Những kiến thức các em thu được trong chương trình đều mang tính ứng dụng cao trong thực tiễn. Khi các em hiểu biết và giải thích được các hiện tượng thiên nhiên, các quá trình sản xuất thì sẽ hình thành hứng thú tìm tòi, ham thích học tập, khao khát khám phá. Các em sẽ chủ động trong việc học tập của mình và có ý thức tự tìm lấy kiến thức bằng cách đọc sách báo tham khảo, chú ý quan sát hiện tượng xung quanh mình Từ đó sẽ nâng cao được kiến thức, rèn luyện tác phong tự học đồng thời phát triển tư duy khoa học biện chứng. Trong chương trình Hóa học THCS, kiến thức cơ bản nhất là hệ thống các kiến thức các khái niệm hóa học, các quy luật được phát triển theo một trình tự logic chặt chẽ. Các kiến thức này đặt nền móng cho việc tiếp tục học lên THPT hoặc vào các trường trung học chuyên nghiệp - dạy nghề có liên quan với hóa học hoặc ra đời, hoà nhập với cộng đồng, tham gia lao động sản xuất và các công việc trong các ngành nghề khác. Khoa học kĩ thuật ngày càng hiện đại, lượng thông tin ngày một tăng lên nhanh chóng, vì vậy, những kiến thức phổ thông cũng cần phải cập nhật, đổi mới. Ngoài việc cải cách thay SGK theo chu kì từng giai đoạn, thì người giáo viên cũng cần phải thường xuyên cập nhật tri thức, tìm kiếm, tích luỹ thông tin khoa học hóa học và các môn học thuộc các lĩnh vực tự nhiên. Qua quá trình dạy học, học sinh phải hiểu, nhớ và vận dụng được theo nguyên lí giáo dục đi đôi với thực hành, lí luận kết hợp với thực tiễn, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, việc giảng dạy môn Hóa học phải quán triệt tinh thần giáo dục kĩ thuật tổng hợp.

 

doc 28 trang Chí Tường 21/08/2023 3280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp nhằm tăng hiệu quả dạy học theo chủ đề tích hợp trong môn Hoá học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp nhằm tăng hiệu quả dạy học theo chủ đề tích hợp trong môn Hoá học

Báo cáo biện pháp Một số biện pháp nhằm tăng hiệu quả dạy học theo chủ đề tích hợp trong môn Hoá học
hiện tích hợp trong nội bộ môn học (ví dụ Tiếng Việt - Văn học, Tập làm văn trong môn Ngữ văn), tích hợp các mặt giáo dục khác trong các môn học phù hợp (ví dụ giáo dục dân số, môi trường trong môn sinh học, địa lí).
          Tóm lại, để đạt  được mục tiêu đào tạo chung với những yêu cầu trên của dạy học tích hợp và sử dụng hiệu quả, mỗi giáo viên chúng ta cần có nhiều cố gắng nỗ lực tìm tòi nắm vững yêu cầu kiến thức và kĩ năng cơ bản của từng bài học cụ thể, từ đó tìm tòi, lựa chọn phương pháp thích hợp trong quá trình dạy học. Cần đầu tư cho khâu chuẩn bị bài dạy chính là khâu thiết kế dạy học để có thể phát huy tối đa năng lực tìm tòi sáng tạo của học sinh.Thành công của bài dạy chính là sau bài học học sinh sẽ có đủ kiến thức và năng lực để tự  khám phá những tình huống mà đời sống đặt ra cho các em.
3. GIẢI PHÁP  VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
3.1. Xác định mục tiêu học tập
Thời lượng quy định 45 phút trên lớp quả là một thử thách, một áp lực không nhỏ cho giáo viên đứng lớp. Vì vậy, trước hết giáo viên phải nắm được trọng tâm kiến thức bài dạy để truyền thụ.
Muốn nắm được kiến thức trọng tâm, cần nghiên cứu, chuẩn bị bài thật chu đáo. Một bài soạn cho một tiết dạy 45 phút nhưng khâu chuẩn bị nhiều khi hết cả buổi, thậm chí cả ngày. Biến kiến thức trong SGK, trong sách hướng dẫn thành kiến thức của mình bằng cách hiểu, cách diễn đạt của mình (hệ thống câu hỏi chuẩn bị sẵn hoặc khi cần, có những câu hỏi bật ra trong thực tế dạy trên lớp...), kiến thức sâu rộng, không bó hẹp, máy móc trong sách giáo khoa.
Cần quan niệm rõ:  Mục tiêu dạy học là hướng tới mục tiêu học tập bộ môn của trò (chứ không phải của giáo viên), giáo viên phải hình dung sau khi học xong bài học, học sinh  phải có kiến thức, kĩ năng, thái độ gì, ở mức độ như thế nào. Mục tiêu đề ra là cho HS, thông qua các hoạt động học tập tích cực, vì thế khi xác định mục tiêu học tập cần:
          - Lấy trình độ học sinh chung của cả lớp làm căn cứ, nhưng phải hình dung thêm yêu cầu phân hoá đối với những nhóm học sinh có trình độ kiến thức và tư duy khác nhau để mỗi học sinh được làm việc với sự nỗ lực trí tuệ vừa với sức mình.
           - Chú trọng đồng đều đến các lĩnh vực: kiến thức, kĩ năng, tư duy và thái độ. Mỗi lĩnh vực giáo viên nên cụ thể hoá các mức độ sao cho có thể đánh giá được càng cụ thể càng tốt, qua đó có được thông tin phản hồi về nhận thức của học sinh sau mỗi nội dung dạy học.
           - Tránh xây dựng các mục tiêu chung chung cho nhiều bài học, quá khái quát cho  nhiều nội dung dạy học, hoặc xa rời nội dung và phương pháp dạy học, hoặc mang nặng tính chủ quan của giáo viên.
          - Mục tiêu học tập phải tạo nên sự gắn kết giữa nội dung và phương pháp dạy học, là cơ sở để giáo viên chủ động đổi mới các hình thức tổ chức giáo dục làm cho việc học tập của học sinh trở nên lý thú, có hiệu quả thiết thực.
3.2. Các giải pháp và tổ chức thực hiện
Trong học tập nói riêng, trong nghiên cứu nói chung, việc tạo ra hứng thú có giá trị rất lớn với hiệu quả công việc.  Để đạt đến các mục tiêu dạy học thông qua phương pháp dạy học tích cực, giáo viên phải chủ động dự kiến các hoạt động học tập của học sinh trong tiết học.
Hoạt động chuẩn bị cho một giờ dạy học đối với giáo viên thường được thể hiện qua việc chuẩn bị giáo án. Đây là hoạt động xây dựng kế hoạch dạy học cho một bài học cụ thể, thể hiện mối quan hệ tương tác giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học sinh nhằm đạt được những mục tiêu của bài học.
Căn cứ trên giáo án, có thể vừa đánh giá được trình độ chuyên môn và tay nghề sư phạm của giáo viên, vừa thấy rõ quan niệm, nhận thức của họ về các vấn đề giáo dục như: Mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục, cách sử dụng phương pháp dạy học, thiết bị dạy học, hình thức tổ chức dạy học và cách đánh giá kết quả học tập của học sinh trong mối quan hệ với các yếu tố có tính chất tương đối ổn định như kế hoạch, thời gian, cơ sở vật chất và đối tượng học sinh. Chính vì thế, hoạt động chuẩn bị cho một giờ học có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng, quyết định nhiều tới chất lượng và hiệu quả giờ dạy học.
Để làm được điều đó, trước hết phải đa dạng hóa các hình thức dạy học bộ môn, khắc phục tính đơn điệu, nghèo nàn trong việc áp dụng các phương pháp và hình thức dạy học, kích thích học sinh ham học môn Hóa học nói chung và các giờ học của các môn học khác nói chung. Với đề tài này, tôi xin đưa ra những giải pháp sau:
Thứ nhất:   Xác định nội dung chủ đề  dạy học và hình dung các công việc  nội dung kiến thức của chủ đề.
Ví dụ: Để học sinh nắm được kiến thức của bài 44  - Tiết 54:  Rượu etylic -trong môn Hóa học lớp 9 một cách tốt hơn và có thể vân dụng vào thực tiễn cuộc sống của các em, tôi đề xuất một phương pháp dạy bài này theo phương pháp tích hợp kiến thức của nhiều môn học khác trong chương trình bậc THCS. Trong bài này tôi tích hợp chủ yếu kiến thức của môn Địa lý, môn Vật lí , môn Sinh học và GDCD để thiết kế bài. Tôi đã vận dụng kiến thức liên môn vào bài “Rượu etylic” như sau:
* Môn Vật Lí lớp 6: 
Bài 26: Sự bay hơi và sự ngưng tụ
Bài 27: Sự bay hơi và sự ngưng tụ (tiếp)
- HS hiểu được trong quá trình sản xuất rượu etylic đã xảy ra đồng thời 2 quá trình, đó là sự bay hơi và sự ngưng tụ của chất lỏng.
* Môn Địa lí lớp 8: 	
Bài 48: Thiên nhiên châu Đại Dương
Bài 50: Đặc điểm tự nhiên ở Ô-xtrây-lia
- Qua việc tìm hiểu sản xuất rượu vang ở Margaret River, Tây Nam nước Úc, HS hiểu hơn về thiên nhiên, khí hậu, sự phát triển kinh tế vùng của châu Đại Dương.
* Môn Sinh học 8: 	
Bài 18: Vận chuyển máu qua hệ mạch. Vệ sinh hệ tuần hoàn
Bài 30: Vệ sinh hệ tiêu hóa
Bài 54: Vệ sinh hệ thần kinh
- Qua tìm hiểu tác hại của rượu dối với sức khỏe con người, HS hiểu được tác hại của việc uống nhiều rượu tác động và ảnh hưởng khủng khiếp như thế nào đến hệ tuần hoàn (tắc nghẽn mạch máu, gây ra hiện tượng nhồi máu cơ tim có thể đột tử bất cứ lúc nào), hệ tiêu hóa (gây ra các vết loét trên thành ruột, cuối cùng tạo các khối u ác tính; gây chứng co thắt tụy, sưng viêm tuyến tụy; phá hủy niêm mạc và thành dạ dày, gây ung thư dạ dày; gây tình trạng gan nhiễm mỡ, xơ gan, ung thư gan), hệ thần kinh (phá hủy các tế bào não), làm tăng tốc độ thoái hóa và già hóa cơ thể.
* Môn Giáo dục công dân 8: 	
Bài 9: Góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng động dân cư
Bài 13: Phòng chống tệ nạn xã hội
- Sau khi hiểu được các tác hại của rượu đối với cơ thể, bản thân mỗi HS sẽ ý thức được việc uống nhiều rượu nguy hiểm như thế nào. Từ đó mỗi em sẽ tự trở thành một tuyên truyền viên tích cực, vận động ngay chính những người thân trong gia đình (đặc biệt là bố, các chú, các bác, anh trai, ...) không uống nhiều rượu. Nếu có uống thì chỉ nên uống chừng mực, và đặc biệt khi đã uống bia rượu thì không được tham gia điều khiển các phương tiện giao thông.
* Môn Công nghệ 8: 	
Bài 17: Vai trò của cơ khí trong đời sống và sản xuất
- HS hiểu được vai trò quan trọng của các loại máy móc trong quá trình sản xuất rượu.
Môn Vật lí
Cơ sở sản xuất rượu bằng cách kết hợp phương pháp vật lí với hóa học. 
Môn Sinh học
Tác hại của rượu bia đối với sức khỏe con người.
Môn Hóa học
Câu tạo, tính chất, ứng dụng và điều chế rượu etylic.
Rượu với cuộc sống 
của chúng ta
Công nghệ thông tin và truyền thông
Sử dụng phần mềm trình bày văn bản, làm poster, tờ rơi, video, khai thác, sử dụng thông tin 
Công nghệ
Vai trò của các loại máy móc sản xuất rượu.
Giáo dục công dân
Ý thức và trách nhiệm mỗi con người trong việc sử dụng rượu bia đối với sức khỏe. 
Môn Địa lí
Tìm hiểu những làng nghề, vùng sản xuất rượu ở Việt Nam và thế giới.
Ý nghĩa của bài học
 Uống rượu là một thú vui của con người, nhưng trước tiên nó là một sinh hoạt văn hóa, phương tiện giao tiếp, một sinh hoạt giữa người với người, như cố nhân có câu “Trà tam rượu tứ” hoặc “Rượu ngon phải có bạn hiền”. Xuất phát là như thế, nhưng tại sao vui hay buồn họ đều tìm đến rượu, tại sao khi buồn không đi ăn phở, không đi chơi hay gặp gỡ bạn bè. Vấn đề ở chỗ rượu làm con người hưng phấn để thúc đẩy giao tiếp xã hội hiệu quả hơn.
Rượu vốn có vai trò văn hóa của nó, nhưng việc lạm dụng rượu gây ra những tác hại đối với xã hội. Trong những năm gần đây, tình trạng uống rượu tăng lên nhiều, cũng có thể do hoàn cảnh xã hội, hoạt động kinh tế cũng giống như hoạt động xã hội đều gia tăng dồn dập nhiều hơn khiến cho việc uống rượu gia tăng hơn. Tiệc rượu mang tính chất ngoại giao, cũng đóng vai trò văn hóa quan trọng và tính xã hội ngày càng phức tạp thì việc uống rượu cũng phức tạp.
Không thể cấm đoán uống rượu, bởi vì rượu là một nhu cầu, là một tập quán trong giao tiếp xã hội. Rượu là một hiện vật trong đời sống lễ nghi của con người. Những hội hè đình đám, những dịp quan trọng, hôn lễ, tang tế, báo hiếu thì đều cần đến rượu. Ở nông thôn nước ta, đặc biệt là nông thôn vùng Nam Bộ, rượu còn là phương thức bày tỏ lòng hiếu khách. Và nói chung, các dân tộc khác trên thế giới cũng vậy, mời uống rượu là để thể hiện lòng hiếu khách của chủ nhà. Tuy nhiên, rượu lại có tác hại rất lớn đối với cơ thể.
Có nhiều nguyên nhân khiến người ta uống rượu, nhưng có thể quy về hai nhóm chính: những nguyên nhân thuộc về xã hội và những nguyên nhân thuộc về cá nhân. Vấn đề là một khi tham gia vào bàn rượu, mỗi người hãy tôn trọng giá trị văn hóa của rượu mà giới hạn liều lượng uống và đừng lạm dụng rượu cho những mục đích xấu.
	Vấn đề tưởng chừng như chỉ thuộc về các cơ quan chức năng có thẩm quyền được nhìn dưới con mắt của học sinh, có sự tham vấn của học sinh qua việc tìm hiểu quy trình sản xuất rượu, lợi ích và tác hại của rượu với đời sống con người nhưng đồng thời cũng đặt ra cho người lớn chúng ta nhiều suy nghĩ.
Việc giải quyết những mặt của vấn đề cũng đòi hỏi học sinh phải có kiến thức nền tảng chắc chắc, vận dụng linh hoạt. Ví dụ: Rượu cháy được, vậy khi sử dụng cồn để nướng thức ăn (nướng mực), chúng ta cần lưu ý những điều gì? Uống rượu bia có hại cho sức khỏe con người. Vậy khi uống rượu cần chú ý uống bao nhiêu là thích hợp? Và uống rượu có hại nhưng tại sao người ta vẫn cần sản xuất rượu? Phải chăng rượu có những vai trò to lớn nào khác?....
Bài học này cũng đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức nhiều môn học cũng như các kĩ năng trong cuộc sống, từ đó tạo nên một sản phẩm có màu sắc nghệ thuật. Ví dụ để chuẩn bị cho một buổi trình chiếu trước cả lớp, các em cần chuẩn bị: địa điểm, thời gian, các phương tiện hỗ trợ (máy chiếu, dụng cụ trực quan, ), các nội dung thuyết trình, tập luyện để thuyết trình hiệu quả, lấy ý kiến đánh giá của người nghe, ...
Đồng thời việc đưa ra những nhận định, đánh giá, tranh biện, thuyết trình giúp học sinh được khẳng định mình, mạnh dạn hơn giao tiếp, học cách giải quyết công việc qua việc lập kế hoạch, tìm đối tác, đàm phán, thỏa thuận để đạt được mục đích giải quyết vấn đề.
Việc thực hiện đề tài học tập cũng là cơ hội để học sinh phát triển các loại hình trí thông minh của mình như trí thông minh tự nhiên, trí thông minh ngôn ngữ, trí thông minh logic - toán học, trí thông minh không gian, năng lực tương tác, 
Như vậy bài học nhằm mục đích thay đổi nhận thức của con người về rượu, trải nghiệm thực tế và tạo cho các em hứng thú và một động lực mới trong học tập.
Thứ hai:  Xác định mục tiêu của bài học
Việc xác định chính xác mục tiêu của bài học giúp cho giáo viên tập trung được vào những kiến thức chủ yếu, tránh sự dàn trải, hời hợt. Đồng thời, giúp học sinh tiếp thu kiến thức chắc chắn, sâu sắc hơn.
Đối với bài “Rượu etylic” tôi xác định mục tiêu như sau:
Kiến thức
Biết được những tính chất vật lí của rượu, hiểu được độ rượu và cách tính độ rượu.
Biết được công thức phân tử và hiểu được công thức cấu tạo của rượu etylic.
Hiểu được những tính chất hóa học của rượu etylic và viết được phương trình hóa học minh họa. 
Hiểu được những ứng dụng và cách sản xuất rượu ở Việt Nam và thế giới.
Kĩ năng
Rèn kĩ năng viết PTHH thể hiện tính chất hóa học của rượu etylic.
Rèn kĩ năng quan sát, làm thí nghiệm, nhận xét hiện tượng. 
Đặc biệt GV rèn cho HS những kĩ năng của thế kỉ 21 cần hướng tới:
Làm việc nhóm hiệu quả, cùng tìm cách giải quyết vấn đề, phân chia công việc hợp lí, có trách nhiệm với các công việc trong nhóm được giao.
Đưa ra giả thuyết, tìm những dẫn chứng thích hợp để chứng minh giả thuyết đó; vận dụng các kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề thực tiễn, đưa ra những ý kiến của mình (đồng tình, phản bác, ) về những thông tin mà các nhóm nêu lên.
Thu thập và tìm kiếm thông tin từ các nguồn khác nhau và xử lí các thông tin thu nhận.
Tổ chức báo cáo sản phẩm để giới thiệu trước cả lớp về những nội dung thu nhận được.
Phát triển kĩ năng trình bày vấn đề và thuyết trình trước đám đông.
Định hướng phát triển năng lực
Năng lực tự học.
Năng lực giải quyết vấn đề
Năng lực thực hành.
Năng lực giao tiếp, thuyết trình.
Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
Năng lực hợp tác nhóm.
Năng lực sử dụng công nghệ thông tin..
Thái độ
Thông qua tìm việc tìm hiểu vai trò của rượu và quá trình sản xuất rượu, học sinh có ý thức tuyên truyền cho các thành viên trong gia đình bảo vệ sức khoẻ, không uống nhiều bia rượu.
Qua báo cáo sản phẩm, tuyên truyền, nâng cao ý thức của mọi người về việc sử dụng rượu bia.
Tích cực giải quyết vấn đề, hỗ trợ các thành viên trong nhóm giải quyết vấn đề bằng nhiều cách khác nhau.
Hứng thú với phương pháp học tập theo dự án và trải nghiệm, thấy được vai trò của môn khoa học trong đời sống, từ đó say mê học tập và nghiên cứu
Thứ ba:  Xác định phương pháp của tiết dạy
      	Qua thực tế giảng dạy cho thấy việc xác định phương pháp dạy học đối với mỗi bài dạy, tiết dạy có ý nghĩa quan trọng trong quá trình nhận thức của học sinh. Giúp các em tích cực hoạt động để tự phát hiện và chiếm lĩnh các tri thức, kĩ năng mới, hình thành thái độ tích cực dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ của giáo viên.. Chẳng hạn trong bài này tôi đã sử dụng rất nhiều phương pháp
Phương pháp trực quan.
Phương pháp thực hành.
Phương pháp hoạt động nhóm.
Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề.
Phương pháp thuyết trình.
Phương pháp sơ đồ tư duy.
Kĩ thuật “công đoạn”.
Thứ tư: Chuẩn bị các phương tiện dạy học
a. Đối với giáo viên
- Loa đài, máy tính, projector.
- Giáo án, bài giảng trình chiếu.
- Phiếu học tập nhóm.
- 5 bộ dụng cụ, hóa chất. Mỗi bộ gồm:
Hóa chất: Hóa chất: rượu etylic, natri.
Dụng cụ: 1 khay nhựa, 1 giá gỗ, 1 kẹp gỗ, 1 bát sứ, 1 bật lửa, 1 ống nghiệm, 1 lọ thủy tinh đựng rượu, 1 thìa thủy tinh, giấy lọc đựng mẩu Na.
- Phiếu khảo sát kết quả học tập sau giờ học.
b. Đối với học sinh
Nhóm 1: Sưu tầm vai trò của rượu etylic đối với cuộc sống.
Nhóm 2: Sưu tầm những tác hại khủng khiếp của rượu bia đối với sức khỏe con người..
Nhóm 3: Sưu tầm quy trình sản xuất rượu etylic từ tinh bột hoặc đường.
Nhóm 4: Sưu tầm quy trình sản xuất rượu vang ở nước ngoài.
c. Học liệu, nguồn tài liệu tham khảo
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo các bộ môn Vật lý 6, Sinh học 8, Địa lý 8, Công nghệ 8, Giáo dục công dân 8 và Hóa học 9.
 - Chuẩn kiến thức và kĩ năng các bộ môn Vật lý 6, Sinh học 8, Địa lý 8, Công nghệ 8, Giáo dục công dân 8 và Hóa học 9.
- Tài liệu liên quan đến bài giảng: một số video, clips đã được kiểm định, báo “Sức khỏe với đời sống”, “Công nghệ với đời sống”,...
d. Các ứng dụng công nghệ thông tin
- Phần mềm soạn giảng Power Point, hệ soạn thảo văn bản Office Word.
- Phần mềm cắt video, clips.
- Máy vi tính kết nối internet, máy chiếu, máy quay phim, máy chụp ảnh .
Thứ năm: Chuẩn bị phương án kiểm tra đánh giá học sinh sau bài học
PHIẾU KHẢO SÁT
Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng.
Câu 1: Thể tích rượu etylic nguyên chất có trong 650 ml rượu 400 là:
A. 225 ml.	B. 259 ml.	C. 260 ml.	D. 360 ml.
Câu 2: Độ rượu là:
Số ml rượu nguyên chất có trong 100 ml dung dịch rượu.
Khối lượng rượu nguyên chất có trong 100 ml dung dịch rượu.
Khối lượng rượu nguyên chất có trong 100 gam dung dịch rượu.
Số ml rượu nguyên chất có trong 100 gam dung dịch rượu.
Câu 3: Công thức cấu tạo của rượu etylic là:
A. CH3 - O - CH3. 	B. CH3 - CH2 - OH. 	
C. CH3 - OH. 	D. CH3 - CH2 - CH2 -OH.
Câu 4: Rượu etylic phản ứng được với Natri vì:
Trong phân tử có nguyên tử oxi.
Trong phân tử có nguyên tử oxi và nguyên tử hiđro.
Trong phân tử có nguyên tử oxi, hiđro, cacbon.
Trong phân tử có nguyên tử oxi liên kết với nguyên tử hiđro tạo thành nhóm hiđroxit –OH.
Câu 5: Chất nào phản ứng được với Natri?
A. CH3 - O - CH3 	B. CH3 - CH2 - OH 	
C. CH3 - OH 	D. CH3 - O - CH3
Câu 6: Biết oxi chiếm 20% thể tích không khí. Thể tích không khí cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 9,2 gam rượu là:
8,96 lít.	B. 67,2 lít.	C. 13,44 lít.	D. 53,76 lít.
Câu 7: Thực hiện 2 thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: cho từ từ mẩu Natri vào ống nghiệm đựng rượu etylic.
Thí nghiệm 2: cho từ từ mẩu Natri vào ống nghiệm đựng nước.
Thí nghiệm 1 có phản ứng xảy ra mãnh liệt hơn thí nghiệm 2.
Thí nghiệm 2 có phản ứng xảy ra mãnh liệt hơn thí nghiệm 1.
Cả 2 thí nghiệm có phản ứng xảy ra như nhau.
Thí nghiệm 1 xảy ra phản ứng, còn thí nghiệm 2 không xảy ra phản ứng.
Câu 8: Rượu etylic được sản xuất bằng cách:
Thủy phân saccarozơ.	B. Thủy phân đường mantozơ.
C. Lên men tinh bột hoặc đường.	D. Khí etilen hợp nước trong môi trường axit.
Câu 9: Cho mẩu natri vào rượu etylic thấy thoát ra 3,36 lít khí. Khối lượng rượu etylic tham giam phản ứng là:
6,9 gam.	B. 13,8 gam.	C. 3,45 gam.	D. 4,6 gam.
Câu 10: Điều chế rượu etylic bằng cách lên men đường glucozơ. Khối lượng riêng của rượu etylic nguyên chất là 0,8 g/ml. Hiệu suất phản ứng lên men rượu là 75,89%. Để thu được 80 lít rượu 120 thì khối lượng glucozơ cần dùng là bao nhiêu? Biết phản ứng xảy ra như sau:
C6H12O6 ® 2 C2H6O + 2 CO2 
9,9 kg.	B. 19,8 kg.	C. 29,7 kg.	D. 39,6 kg.
HƯỚNG DẪN CHẤM PHIẾU KHẢO SÁT
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
C
A
B
D
B, C
B
B
C, D
B
B
Thứ sáu:  Tổ chức các hoạt động dạy và học trên lớp
Hoạt động 1: Tìm hiểu tính chất vật lí của rượu etylic
- Mục tiêu:
HS biết được những tính chất vật lí của rượu, hiểu được độ rượu và cách tính độ rượu.
Rèn kĩ năng quan sát, tự nghiên cứu SGK.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Mực độ 
nhận thức
Năng lực HS
Nội dung cần đạt
· Quan sát lọ đựng rượu trong khay thí nghiệm của nhóm, bằng những kiến thức của mình, kết hợp thông tin SGK, hãy cho biết rượu etylic có những tính chất vật lí nào?
® GV chiếu kiến thức chuẩn.
GV chiếu. Trên các chai rượu, người ta thường ghi 450, 600, .... 450, 600 được gọi là độ rượu.
GV chiếu cách pha chế rượu 450.
Độ rượu là gì?
GV chiếu và hỏi: Nếu gọi Đr là độ rượu, Vr là thể tích rượu eytic, Vhh là thể tích hỗn hợp rượu và nước; hãy suy ra công thức tính độ rượu.
GV giới thiệu thêm: Để xác định độ rượu 1 cách nhanh chóng, trong kĩ thuật người ta sử dụng 1 dụng cụ gọi là rượu kế hoạt động trên nguyên tắc trọng lượng, dựa vào lực đẩy của chất lỏng. Nếu độ rượu càng cao, dung dịch rượu càng nhẹ, rượu kế càng chìm sâu.
GV chiếu nội dung bài tập.
HS quan sát, nghiên cứu SGK, kết hợp hiểu biết cá nhân, phát biểu.
HS khác bổ sung.
HS lên bảng hoàn thành sơ đồ.
HS quan sát
HS quan sát.
HS trả lời. HS khác bổ sung.
HS trả lời. HS khác bổ sung.
· HS lắng nghe.
HS làm bài tập cá nhân.
1 HS lên bảng làm.
HS khác nhận xét.
- Biết được các một số tính chất vật lí của rượu etylic.
- Hiểu được độ rượu là gì.
- Hiểu được công thức tính độ rượu.
- Vận dụng công thức độ rượu để tính toán.
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực tư duy
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực tư duy
I. Tính chất vật lí  
- Chất lỏng, không màu, sôi ở 78,30C;
- Nhẹ hơn nước, tan vô hạn trong nước;
- Hòa tan được nhiều chất như iot, benzen;
Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo phân tử của rượu etylic
Mục tiêu : Biết được công thức phân tử và hiểu được công thức cấu tạo của rượu etylic.
· Hãy viết các công thức cấu tạo ứng với công thức phân tử là C2H6O.
· GV nhấn mạnh công thức cấu tạo của rượu etylic.
· GV chốt kiến thức.
HS viết công thức cấu tạo.
1 HS lên bảng làm.
· HS hoàn thành sơ đồ tư duy.
- Hiểu cách viết công thức cấu tạo dựa vào công thức phân tử.
- Năng lực tư duy
II. Cấu tạo phân tử
- Công thức cấu tạo thu gọn:
CH3 – CH2

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_nham_tang_hieu_qua_day_ho.doc