Báo cáo biện pháp Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng bảo vệ môi trường cho đội viên, nhi đồng
Theo “Luật Bảo vệ Môi trường” của Việt Nam có định nghĩa: Môi trường là tất cả những gì bao quanh con người, bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, sự phát triển của con người và thiên nhiên.
Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động, thực vật, đất, nước.môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hoá các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm phong phú.
Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định. ở các cấp khác nhau như: Liên Hợp Quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể,.môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng bảo vệ môi trường cho đội viên, nhi đồng
ng phiếu khảo sát, được tiến hành trên 19 khách thể là giáo viên chủ nhiệm - phụ trách chi đội, lớp nhi đồng. Kết quả thu thập được thống kê tại bảng 2: Bảng 2: Bảng thống kê thực trạng công tác nhằm nâng cao kĩ năngbảo vệ môi trường cho đội viên, nhi đồng tại Liên đội. Nội dung khảo sát Tỉ lệ phần trăm Giáo viên nhận thấy tầm quan trọng của công tácbồi dưỡng kĩ năng bảo vệ môi trường cho đội viên, nhi đồng. 100% Giáo viên có xây dựng chương trình bồi dưỡng kĩnăng bảo vệ môi trường cho đội viên nhi đồng. 100% Giáo viên thường xuyên bồi dưỡng kĩ năng bảovệ môi trường cho đội viên, nhi đồng. 62% Đánh giá bảng thống kê: 100% các giáo viên đều đồng tính cho rằng công tác bồi dưỡng kĩ năng bảo vệ môi trường cho đội viên, nhi đồng là rất cần thiết. Nhưng trên thực tế giảng dạy và quản lí lớp, có một bộ phận không nhỏ - chiếm 62% các GV đã bỏ qua hoặc làm sơ sài, không thường xuyên nội dung giáo dục này mặc dù 100% giáo viên có xây dựng chương trình bồi dưỡng kĩ năng bảo vệ môi trường cho đội viên, nhi đồng. 2.2.3. Đánh giá thực trạng. Ưu điểm. Công tác bồi dưỡng kĩ năng bảo vệ môi trường cho đội viên, nhi đồng được ban giám hiệu nhà trường quan tâm và đưa vào nội dung chương trình giảng dạy thuộc phân môn “Giáo dục nếp sống thanh lịch văn minh” và “Hoạt động giáodục ngoài giờ lên lớp”. Ngoài ra, công tác cũng được sự tham mưu của các đồng chí giáo viên tổng phụ trách đã có kinh nghiệm nhiều năm. Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm – phụ trách chi đội, lớp nhi đồng nhà trường thực hiện tương đối đầy đủ nội dung giáo dục này, thường xuyên nhắc nhở, theo dõi đôn đốc đội viên, nhi đồng trong công tác bảo vệ môi trường. Ban chỉ huy liên đội, chi đội có năng lực, thông minh, nhiệt tình, sáng tạo. Bất cập và nguyên nhân. Hầu hết các đội viên, nhi đồng còn chưa có hoặc còn hạn chế về kĩ năng bảo vệ môi trường. Công tác bồi dưỡng kĩ năng bảo vệ môi trường còn chưa thực sự đảm bảo về chuẩn yêu cầu và chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Nguyên nhân. Nguyên nhân khách quan: Trường có diện tích không lớn, nằm trong vùng kinh tế mới, mật độ dân cư cao nhưng trình độ dân trí chưa cao, số lượng học sinh kháđông dẫn tới khó khăn trong việc bao quát, sát sao từng học sinh trong từng nội dung giáo dục. Ngoài ra, đặc điểm dân cư như vậy cũng làm công tác bồi dưỡng kĩ năng bảo vệ môi trường cho đội viên, nhi đồng chưa đạt được sự thống nhất giữa các lực lượng giáo dục. Nguyên nhân chủ quan là do tâm sinh lí học sinh lứa tuổi tiểu học chưa hoàn thiện, chưa có tính chủ định trong hoạt động, vì vậy việc tiếp thu và hình thành kĩ năng còn hạn chế, công tác bồi dưỡng kĩ năng bảo vệ môi trường cho đội viên, nhi đồng chưa được toàn bộ giáo viên chủ nhiệm – phụ trách chi đội, lớp nhi đồng quan tâm, chú trọng trong giảng dạy. 3. Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng bảo vệ môi trường cho đội viên, nhi đồng tại liên đội. 3.1. Nhóm biện pháp nhằm thay đổi thái độ về bảo vệ môi trường. 3.1.1. Biện pháp đầu tư trang thiết bị bảo vệ môi trường. Mục đích. Từ việc nhìn những đồ dùng, dụng cụ, thiết bị bảo vệ môi trường sinh động, đáng yêu, các đội viên, nhi đồng sẽ vui thích, hứng thú, hăng hái, tự nguyện hơn khi tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường. Nội dung. Đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh tiểu học đó là dễ bị chú ý bởi những đồvật có màu sắc sặc sỡ, kiểu dáng ngộ nghĩnh, vì vậy việc đầu tư các thiết bị, dụng cụ có hình ảnh sinh động là một trong những biện pháp khả quan nhằm tích cực hóa hoạt động bảo vệ môi trường của đội viên, nhi đồng trong nhà trường. Các sản phẩm như thùng rác, chổi, hót rác, xô tưới nước được thiết kế có hình dáng các con vật, các nhân vật hoạt hình [3,32,hình 1,2,3] nên được mua bổ sung, thay thế những đồ dùng đã cũ, hỏng hoặc còn thiếu. Kết hợp với công tác tuyên truyền của nhà trường, chắc chắn mỗi đội viên, nhi đồng đều thêm yêu thích, sử dụng những đồ dùng này, qua đó nâng cao ý thức và kĩ năng bảo vệ môi trường. Cách thực hiện Giáo viên tổng phụ trách tham mưu với ban giám hiệu nhà trường nhằm đầu tư các trang thiết bị, dụng cụ bảo vệ môi trường mới, sinh động. Bố trí, phân chia hợp lí các dụng cụ này tại sân trường hoặc các chi đội, lớp nhi đồng. Kết hợp tuyên truyền, hướng dẫn, khuyến khích đội viên, nhi đồng sử dụngthường xuyên các dụng cụ, đồ dùng này trong công tác bảo vệ môi trường. (Hình ảnh hót rác, thùng rác, chổi quét rác hình con vật) 3.1.2.Tổ chức các hội thi, triển lãm nhằm nâng cao thái độ vui thích, tự nguyện khi tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường. Hội thi 1000 đèn lồng thắp sáng ước mơ. Mục đích: đội viên, nhi đồng tự làm đồ chơi, đồ dùng học tập từ vỏ chai, quả bóng nhựa bị hỏng hay từ giấy màu và nguyên vật liệu khác. Từ đó các em sẽ cảm thấy vui thích, hứng thú trong việc tận dụng lại những đồ dùng đã cũ, hỏng để tái chế thành các sản phẩm thú vị, thiết thực. Nội dung: đội viên, nhi đồng làm đèn lồng từ phế liệu như vỏ chai, bóng nhựa hỏng.nhân dịp Tết Trung thu. Cách tiến hành: Phát động trong toàn trường phong trào tự làm đèn lồng trung thu bằng nguyên vật liệu sẵn có đã qua sử dụng. Nhân ngày Tết Trung Thu nhà trường đã tổ chức trưng bày và chấm, trao giải cho các đèn lồng sáng tạo. Đồng thời, thông qua hội thi, khuyến khích thêm học sinh làm nhiều đồ chơi, đồ dùng học tập khác từ việc tái chế nguyên vật liệu đã cũ, hỏng không chỉ trong dịp Tết Trung thu mà có thể thực hiện thường xuyên. (Hình ảnh đèn lồng tái chế của học sinh ) Hội thi “Em yêu màu xanh quê hương”. Mục đích: Giúp các đội viên, nhi đồng có thái độ đúng đắn từ việc hiểu được tầm quan trọng của cây xanh trong việc điều hòa khí hậu, bảo vệ tài nguyên đất nước cũng như động vật cũng có vai trò quan trọng trong việc làm cân bằng sinh thái, đối với con người. Từ đó giáo dục đội viên, nhi đồng có ý thức trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh, bảo vệ các loài động vật, nuôi dưỡng ý thức tự giác bảo vệ môi trường sống cho con người. ( Hình ảnh tranh vẽ em yêu màu xanh quê hương) Nội dung: vẽ tranh theo chủ đề “Em yêu màu xanh quê hương” Cách tiến hành: phát động phong trào vẽ tranh theo chủ đề “Em yêu màu xanh quê hương” tới 100% đội viên, nhi đồng trong nhà trường. Yêu cầu phong trào được sự hướng dẫn và theo dõi của giáo viên bộ môn mĩ thuật, giáo viên chủ nhiệm và giáo viên tổng phụ trách nhằm giúp học sinh hiểu được ý nghĩa và chủ đề vẽ tranh này nhằm hướng tới môi trường. Sau đó các sản phẩm được nghiệm thu, đánh giá, trao giải trước toàn trường. Triển lãm các sản phẩm tái chế từ các vật liệu đã qua sử dụng. Mục đích: Từ việc cảm nhận được cái hay, cái đẹp từ những sản phẩm tái chế, triển lãm giúp học sinh có ý thức tận dụng nguyên vật liệu đã qua sử dụng để tạo thành các sản phẩm có ích,vừa mang lại lợi ích kinh tế, vừa góp phần bảo vệ môi trường. Nội dung: Triển lãm các sản phẩm tái chế từ các vật liệu đã qua sử dụng của học sinh tự làm hoặc do giáo viên, học sinh sưu tầm vào gần cuối năm học. Cách tiến hành: Với hoạt động này, giáo viên tổng phụ trách phát độngngay từ đầu năm học và đến gần cuối năm sẽ tổ chức một cuộc triển lãm với quymô lớn. Ba chi đội là một gian hàng trưng bày toàn bộ sản phẩm của các em. Ban giám khảo sẽ đi chấm các gian hàng và trao giải thưởng cho những gian hàng sáng tạo nhất. 3.2 Nhóm biện pháp nhằm thay đổi kiến thức về bảo vệ môi trường. 3.2.1.Xây dựng kế hoạch mang tính hệ thống với nội dung bồi dưỡng kĩ năng bảo vệ môi trường. Mục đích. Xây dựng kết hợp thực thi kế hoạch cụ thể từng tháng với nội dung về bảo vệ môi trường. Giúp các nội dung bảo vệ môi trường không bị chồng chéo, có tính hệ thống, đồng bộ xuyên suốt năm. Nội dung. Thời gian Nội dung thực hiện Người thựchiện Tháng 9 - Phát động phong trào “Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực” - Học nội quy trường - lớp -Tuyên truyền nội dung giáo dục môi trường trong buổi họp phụ huynh đầu năm - Phân công chăm sóc “Công trình măng non” - Đăng ký chăm sóc di tích lịch sử - Tổ chức cho học sinh ký cam kết thực hiện tốt nội quy trường, lớp, bảo vệ môi trường. - Xây dựng lớp học bồi dưỡng kĩ năng bảo vệ môi trường cho các cán bộ phụ trách chi đội, cán bộ phụ trách sao nhi đồng (dựa theo danh sách Ban chỉ huy chi đội và danh sách đội ngũ Phụ trách sao nhi đồng” - Tổ chức chương trình: “Một nghìn đèn lồng thắp sáng ước mơ” Giáoviên Học sinh Tháng 10 - Tuyên truyền phong trào “Kế hoạch nhỏ” - Chăm sóc “Công trình măng non” - Chăm sóc di tích lịch sử Chiều thứ sáu hàng tuần vệ sinh trường, lớp. - Bắt đầu lớp học bồi dưỡng kĩ năng bảo vệ môi trường 1 buổi/1 tuần với nội dung: Phân loại rác thải và cách tái chế rác thải - Thi đua Phân loại rác thải trong sinh hoạthằng ngày Giáoviên Học sinh Tháng 11 Chăm sóc “Công trình măng non” Chăm sóc di tích lịch sử Chiều thứ sáu hàng tuần vệ sinh trường, lớp Tiếp tục lớp học bồi dưỡng kĩ năng bảo vệ môi trường 1buổi/1tuần với nội dung: Tiết kiệm nhiên liệu – cách bảo vệ môi trường thiết thực. Phát động phong trào “Tiết kiệm Điện” Tổ chức hội thi “Em yêu màu xanh quê hương” Hội thu “Kế hoạch nhỏ” – đợt 1 Giáoviên Họcsinh Tháng 12 Chăm sóc “Công trình măng non Chăm sóc di tích lịch sử địa phương Chiều thứ sáu hàng tuần vệ sinh trường, lớp Tiếp tục lớp học bồi dưỡng kĩ năng bảo vệ môi trường 1 buổi/1 tuần với nội dung: Trồng và chăm sóc cây xanh Phát động phong trào “Tiết kiệm Nước” Giáoviên Học sinh Tháng 1 + 2 Phát động phong trào “Tết trồng cây” Hội thi “ Em chăm sóc công trình măng non” Chăm sóc di tích lịch sử địa phương Chiều thứ sáu hàng tuần vệ sinh trường, lớp Sơ kết thi đua Tiếp tục tuyên truyền - phối hợp với phụ huynh trong buổi họp cuối học kì I Giáo viên chủ nhiệm – phụ trách chi đội, lớp nhi đồng cho đội viên, nhi đồng đọc lại bản cam kết. Vệ sinh lớp học trước khi nghỉ Tết NguyênĐán Giáo viên Học sinh Tháng 3 Chăm sóc “Công trình măng non” Chăm sóc di tích lịch sử địa phương Chiều thứ sáu hàng tuần vệ sinh trường, lớp Tiếp tục lớp học bồi dưỡng kĩ năng bảo vệ môi trường 1 buổi/1 tuần với nội dung: Tiết kiệm nhiên liệu – cách bảo vệ môi trường thiết thực. Hưởng ứng chương trình “Giờ trái đất” Giáo viên Học sinh Tháng 4 Chăm sóc “Công trình măng non” Chăm sóc di tích lịch sử Chiều thứ sáu hàng tuần vệ sinh trường, lớp Hội thu “Kế hoạch nhỏ” - đợt 2 Tổ chức triển lãm sản phẩm tái chế từ phế liệu. Giáo viên Học sinh Tháng 5 Chăm sóc “Công trình măng non” Chiều thứ sáu hàng tuần vệ sinh trường, lớp Vệ sinh lớp học trước khi nghỉ hè Tổng kết, đánh giá, khen thưởng Giáo viên P.H. HS Học sinh Cách tiến hành: Giáo viên tổng phụ trách xây dựng nội dung kếhoạch ngay từ đầu năm học, triển khai thực hiện kế hoạch trên toàn bộ các chi đội, lớp nhi đồng, vận động sự tham gia đông đảo của 100% đội viên nhi đồng. 3.2.2. Phổ biến các kiến thức về kĩ năng bảo vệ môi trường vào các tiết chào cờ đầu tuần. Mục đích: Tuyên truyền, phổ biến các kiến thức về kĩ năng bảo vệ môi trường, kiến thức về trách nhiệm bảo vệ môi trường, tác dụng của việc bảo vệ môi trường hay tác hại của việc làm gây ô nhiễm môi trường.tới tất cả các đội viên, nhi đồng. Nội dung: Thông qua các tiết chào cờ đầu tuần, giáo dục môi trường được tổ chức hết sức đa dạng với các nội dung và hình thức rất phong phú và phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học. Giáo viên tổng phụ trách, giáo viên phụ trách chi đội, lớp nhi đồng cho học sinh tuyên truyền kiến thức bảo vệ môi trường bằng các câu chuyện, bài viết, tiểu phẩm hoặc cũng có thể tổ chức cho học sinh biểu diễn thời trang có nội dung bảo vệ môi trường. Qua đó, giáo dục học sinh thấy được các kiến thức bảo vệ môi trường, trách nhiệm của mình với biện pháp bảo vệ môi trường. (Hình ảnh thời trang tái chế bằng giấy, nilon) Việc đưa nội dung giáo dục bảo vệ môi trường lồng ghép các tiết sinh hoạt chào cờ đầu tuần rất có hiệu quả, giúp các em nắm kiến thức về môi trường một cách nhẹ nhàng, không khô khan. Từ đó, các em có thái độ và hành vi đúng đắn với việc bảo vệ môi trường, có suy nghĩ đúng đắn trước những sự việc xảy ra trong thực tế và thấy được trách nhiệm của chính mình, mặc dù đó có thể là những hành động chưa lớn nhưng cũng sẽ hình thành cho các em tinh thần trách nhiệm trước môi trường đang bị đe dọa. (Kịch: “Tiếng kêu cứu của môi trường) Cách thực hiện: Giáo viên tổng phụ trách đề xuất với ban giám hiệu nhà trường phân công từng chi đội, lớp nhi đồng lần lượt theo tuần phụ trách nội dung sinh hoạt dưới cờ có sự hỗ trợ của giáo viên tổng phụ trách. Các chi đội, lớp nhi đồng thực hiện nội dung sinh hoạt dưới cờ theo kếhoạch. 3.3.Nhóm biện pháp nhằm thay đổi kĩ năng về bảo vệ môi trường. 3.3.1.Tổ chức các trò chơi để đội viên, nhi đồng thực hiện các hành động bảo vệ môi trường. Trò chơi 1: Chiến sĩ môi trường. Mô phỏng trò chơi tương tự ném bóng vào rổ. Hoàn cảnh: Trái đất tươi đẹp của chúng ta đang bị một lực lượng “Ô nhiễm” xâm nhập và chống phá, gây nhiều hiện tượng xấu như: Suy thoái tài nguyên, ô nhiễm nước, không khí và chúng khiến cho con người chúng ta thiếu ý thức bảo vệ môi trường, xả rác bừa bãi, lãng phí tài nguyên vô tội vạ. Chính vì vậy mà các chiến sĩ môi trường chúng ta phải nhanh chóng thực hiện sứ mạng cao cả là bảo vệ môi trường. Và nhiệm vụ đầu tiên đó là Tiêu diệt những tên Lính “Ô nhiễm” này bằng việc bỏ rác vào thùng! Số lượng: Ta chia người chơi thành 2 nhóm, mỗi nhóm nhiều nhất 10 bạn. Bố trí: Một Giỏ rác có cắm hình một tên Lính và một bức tường ảo (có thể dùng dây nilong căng ngang) cách tên Lính 1 khoảng vừa đủ khó để ném trúng vào giỏ. Cách chơi: Mỗi nhóm sẽ là một tiểu đội, xếp thành 1 hàng dọc trước bức tường ảo, phí sau sẽ có một giỏ chai nhựa (tượng trưng cho kho lựu đạn). Khi có hiệu lệnh bắt đầu, Chiến sĩ xếp đầu hàng sẽ chạy vòng ra phía kho đạn để lấy 1 quả lựu đạn, truyền cho đồng đội đứng cuối hàng, đồng đội này sẽ truyền cho các đồng đội phía trên trong tiểu đội mình đến người cuối cùng sẽ ném thật chính xác vào mục tiêu (ném vào giỏ xem như đã giết được một tên Lính). Sau khi ném xong, chiến sĩ này sẽ chạy vòng về kho đạn để tiếp tục thực hiện như chiến sĩ trước. Sau 1 phút 30 giây. Tiểu đội nào giết được nhiều Lính hơn sẽđược thưởng. Trò chơi 2: Thám tử“Xanh” Mô phỏng trò chơi Liên hoàn. Hoàn cảnh: Tại Thành phố của chúng ta bị bọn “Ác quỷ pollution” tấn công, chúng mê hoặc những người thân chúng ta khiến họ có những hành động vô thức gây nguy hại đến môi trường sống như: xả rác bừa bãi, lãng phí điện nước, ... khiến môi trường sống chúng ta b ị ô nhiễm trầm trọng. Các thám tử nhí chúng ta có sứ mạng tìm đến chỗ “Vị Tiên ý thức” mang các thông điệp xanh đến nơi mọi người nhằm tuyên truyền đến những người xung quanh, giúp mọi người có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ sự sống đang dần bị đe dọa, muốn thế các thám tử phải vượt qua những thử thách mà những tên “Ác quỷ pollution” tạo ra. Khi những thông điệp này hoàn tất thì các bạn đã cứu được bố mẹ của mình cũng như tất mọi người giúp họ ý thức bảo vệ môi trường và âm mưu của bọn Ác quỷ sẽ sụp đổ. Số lượng: Ta chia thành 2 nhóm, mỗi nhóm nhiều nhất 10 bạn. Bố trí: Xây dựng các chướng ngại vật như: bẫy hố (dùng thùng giấy hoặc các vật có hình khối), hệ thống đường hầm (sườn làm bằng dây chì hoặc cây vuốt dẹt + phủ đường hầm bằng bao bố hoặc dán giấy Rô-ki), hệthống kẽm gai (đan lưới bằng dây thừng). Cách chơi: Giai đoạn 1: Tìm đến vị tiên ý thức. Các thám tử sẽ làm việc cùng nhau theo nhóm (khoảng 5 người). Đầu tiên, chúng tôi sẽ đưa cho bạn một cẩm nang với dòng chữ: “ Hãy đi theo con đường bạn đang đứng. Đến gặp vị tiên ý thức để được hướng dẫn cách cứu nhữngngười thân của bạn”. Trên đường đi các thám tử sẽ gặp những ngã rẽ, tại đó bạn buộc phải trả lời các câu hỏi. Nếu trả lời đúng bạn sẽ đi tiếp theo hướng dẫn, nếu sai các bạn sẽ chết theo lời nguyền của Ác quỷ (tức rời khỏi cuộc chơi). Giai đoạn 2: Mang thông điệp xanh về thành phố. Các thám tử sẽ nhận được hộp đựng các thông điệp Xanh của Vị Tiên ý thức, tuy nhiên, chúng không may bị bọn Ác quỷ làm phép tách ra từng chữ. Với trí tuệ một thám tử tài ba, một dũng sĩ môi trường kiệt xuất. Các bạn sẽ ghép những chữ ấy lại thành một thông điệp đúng để tuyên truyền cho mọi người. Nếu bạn thành công, bạn sẽ cứu được không những người thân của bạn mà còn cả những người trong Thành phố. Giáo viên hướng dẫn và tổ chức các trò chơi về môi trường trong tiết chào cờ, trong các buổi sinh hoạt sao, sinh hoạt Đội. Thông qua trò chơi khắc sâu hơn nữa ý thức bảo vệ môi trường cho đội viên, nhi đồng. 3.3.2.Tổ chức các phong trào có giám sát, kiểm định, khen thưởng, tuyên dương. Phong trào: Một phút sạch trường. Mục đích: Vệ sinh trường lớp hàng tuần, tạo thói quen thực hiện các hành động bảo vệ môi trường cho tất cả đội viên, nhi đồng. Nội dung: Tất cả đội viên nhi đồng theo hiệu lệnh quy định sẽ làm vệ sinhtrường lớp tại khu vực đã được phân công. Lao động vệ sinh gồm: lau cửa kính, lau bảng, quét lớp, nhặt rác tại sân trường và bồn cây măng non, tưới cây,. Giáo viên tổng phụ trách xây dựng kế hoạch cụ thể cho cả năm học, đẩy mạnh tuyên truyền như xây dựng các khẩu hiệu, hình ảnh về bảo vệ môi trường, tiến hành tuyên truyền giáo dục, tổ chức các buổi học ngoài giờ về bảo vệ môi trường....nhằm giúp phong trào đạt hiệu quả cao. Cách tiến hành: Giáo viên tổng phụ trách quy định rõ ràng thời gian cố định mỗi tuần, trong giờ ra chơi, khi có tín hiệu (có thể là một bài hát, tiếng trống.) đội viên, nhi đồng toàn trường sẽ tham gia tổng vệ sinh lớp học và sân trường. Phong trào này giúp các em hình thành thói quen thực hiện việc làm bảo vệ môi trường, giúp đội viên, nhi đồng hiểu rõ bảo vệ môi trường không phải là điều gì đó to lớn mà chính là bảo vệ ngôi nhà, mái trường và lớp học của các em được sạch sẽ, lành mạnh hơn, nhờ đó không chỉ nâng cao ý thức trong bảo vệ môi trường mà vấn đề đạo đức, ý thức học tập của các đội viên, nhi đồng cũng được nâng cao. (Hình ảnh tổng vệ sinh trường, lớpcủa học sinh) Phong trào: Kế hoạch nhỏ. Mục tiêu: Thu gom giấy loại, vỏ lon bia và hiểu được ý nghĩa của phong trào đó là bảo vệ môi trường. Nội dung: Giáo viên tổng phụ trách phát động, hướng dẫn thực hiện phong trào thu gom giấy vụn, vỏ lon ngay từ đầu năm học. Giáo viên hướng dẫn đội viên, nhi đồng: mỗi khi sử dụng xong giấy loại, vỏ sữa, lon nhôm các em sẽ bỏ ra thùng đựng riêng để tiết kiệm, khuyến khích đội viên, nhi đồng thu gom thật nhiều để khi có đợt tổng thu kế hoạch nhỏ, đội viên, nhi đồng sẽ nộp những gì đã thu gom được, với những cá nhân thu gom được nhiều sẽ được tuyên dương, khen thưởng bằng các danh hiệu “Kiện tướng kế hoạch nhỏ” hoặc “Đại kiện tướng kế hoạch nhỏ” (Ảnh thu gom vỏ lon làm phong traog kế hoạch nhỏ) Bên cạnh đó, giáo viên tổng phụ trách nêu tác dụng của phong trào này đối với việc bảo vệ môi trường: nếu tiết kiệm giấy loại, vỏ lon nhôm hay các loại rác thải sẽ góp phần giảm thiểu sự cạn kiệt tài nguyên, sẽ giúp tái chế nhiều sản phẩm khác, giảm ô nhiễm môi trường. Hơn nữa, giúp đội viên, nhi đồng hiểu được: từ những thứ tưởng chừng như bỏ đi nhưng có ý nghĩa lớn đối với xã hội, giúp xã hội có môi trường trong lành hơn. (Một số hình ảnh tái chế do học sinh tự làm) Cách tiến hành: Giáo viên tổng phụ trách chia 2 đợt thu gom vào tháng 12 và tháng 4. Tiến hành thu gom từng lớp có ghi rõ số lượng làm căn cứ thi đua cho từng đội viên, nhi đồng và từng chi đội, lớp nhi đồng. Tổ chức buổi sinh hoạt dưới cờ để tổng kết, trao thưởng, nêu ý nghĩa lớn lao của phong trào, khuyến khích việc thu gom giấy vụn, vỏ lon hằng ngày để thực hiện phong trào tốt hơn. Phong trào: Cùng nhau phân loại rác. Mục tiêu: Hình thành và bồi dưỡng kĩ năng phân loại rác cho đội viên, nhi đồng nhằm tạo dựng thói quen phân loại rác góp phần bảo vệ môi trường. Nội dung: Từ việc trang bị kiến thức từ tháng 10, phong trào “Cùng nhau phân loại rác” sẽ được triển khai ngày sau khi các đội viên, nhi đồng đã có kiến thức phân biệt rác vô cơ – rác hữu cơ – chất thải nguy hại. Phong trào diễn ra thường xuyên trong suốt cả năm học để các kĩ năng được đội viên, nhi đồng thực hiện sẽ trở thành thói quen hằng ngày. ( Hình ảnh phân loại ráccủa học sinh ) Cách thực hiện: Giáo viên tổng phụ trách dán chữ để phân biệt các thùng đựng
File đính kèm:
- bao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_nham_nang_cao_ki_nang_bao.docx