Báo cáo biện pháp Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học kể chuyện cho học sinh lớp 1
Bậc Tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân, là bậc học chủ yếu dành cho trẻ em trong độ tuổi từ 6 -> 11 tuổi.
Bậc Tiểu học tạo ra những cơ sở ban đầu rất cơ bản và bền vững cho trẻ em tiếp tục học lên bậc học trên; hình thành những cơ sở ban đầu, đường nét ban đầu của nhân cách. Những gì thuộc về tri thức, kỹ năng, hành vi và lòng nhân ái được hình thành và định hình ở học sinh Tiểu học sẽ đi theo suốt cuộc đời mỗi em. Nếu ở Tiểu học đặt nền móng vững chắc và đúng hướng thì các lớp sau chỉ là củng cố và phát triển các tố chất ở trẻ. Chính vì lẽ đó mà ở bất cứ quốc gia nào cũng coi trọng giáo dục Tiểu học và đòi hỏi mỗi chuẩn mực chứa đựng những yếu tố khoa học, tính phổ cập, tính nhân văn, tính thời đại và tính dân tộc.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học kể chuyện cho học sinh lớp 1
dùng trực quan, ít thay đổi hình thức dạy để tạo ra động cơ giao tiếp cho học sinh (tạo cơ hội giao tiếp cho học sinh) 3.2 Đối với học sinh: - Học sinh chưa có ý thức rèn luyện kỹ năng kể chuyện một cách tự giác. - Khả năng sản sinh ngôn bản nói, khả năng nghe và đánh giá cách kể chuyện của bạn còn chưa được phát huy. - Đối với học sinh lớp 1, kỹ năng đọc chưa tốt, vốn từ chưa nhiều, khả năng diễn đạt hạn chế nên các em chưa mạnh dạn, ngại nói trước đông người, kể còn ấp úng. - Học sinh chưa có tính kiên trì cao, chóng chán thường có tư tưởng ngượng ngập khi nói trước tập thể hoặc kể cho xong.... nên giáo viên còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc rèn kỹ năng kể cho học sinh. Mặt khác, chương trình kể chuyện ở khối lớp 1 cho thấy các văn bản truyện được đưa vào giảng dạy thường dao động từ 120 -> 300 chữ, chỉ được in trong sách giáo viên. Trong sách giáo khoa trình bày bằng tranh kèm theo câu hỏi gợi ý. Câu chuyện được cô kể cho học sinh nghe rồi học sinh kể lại. So với sách giáo khoa cũ thì chương trình mới nhẹ nhàng hơn vì văn bản truyện ngắn, bên cạnh đó học sinh còn có thêm điểm tựa là tranh minh họa, câu hỏi gợi ý dưới tramh. Những tranh này có tác dụng hỗ trợ trí nhớ, trí tưởng tượng, tạo cho các em hứng thú quan sát, kích thích sự sáng tạo trong lời nói, tăng sức hấp dẫn cho giờ kể chuyện. Tuy nhiên tranh minh họa thường không bao quát hết nội dung từng đọan truyện mà chỉ là điểm tựa, là gợi ý để học sinh kể. Trong thực tế dạy tiết kể chuyện ở lớp 1C, tôi thấy nhiều học sinh kể còn ấp úng, kể như đọc văn bản, vừa kể vừa nhớ lại máy móc từng câu, từng chữ trong văn bản. Có học sinh chưa nắm vững cốt truyện, còn quên một số tình tiết hoặc kể lại không đúng trình tự. Phần lớn các em kể trước lớp còn phụ thuộc quá nhiều vào gợi ý của cô. Chính vì vậy các em chưa biết biến thành của riêng mình. Qua theo dõi tôi thấy có những em khi kể trong nhóm thì tương đối tốt nhưng khi kể trước lớp thì rất lúng túng, nét mặt căng thẳng. Những hạn chế này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dạy và học kể chuyện. - Tóm lại qua việc nghiên cứu chương trình kể chuyện lớp 1 SGK Tiếng Việt tập 1,2, Sách giáo viên, đồ đùng dạy phân môn kể chuyện, thực trạng việc dạy và học kể chuyện ở lớp 1 tôi nhận thấy việc dạy kể chuyện và rèn luyện kỹ năng kể chuyện cho học sinh lớp 1 còn gặp nhiều khó khăn, bất cập. Vấn đề đặt ra đối với giáo viên khối lớp 1 là phải nghiên cứu tìm ra các biện pháp nhằm khắc phục những bạn chế của chương trình, sách giáo khoa và đồ dùng học tập để nâng cao chất lượng dạy môn kể chuyện. Ý thức được điều này và qua nhiều năm công tác giảng dạy lớp 1 tôi đã suy nghĩ tìm tòi và đưa vào áp dụng một số biện nhằm tạo cho học sinh niềm say mê và hứng thú học tập. Sau đây tôi xin trình bày một số biện pháp mà tôi đã áp dụng vào trong quá trình dạy phân môn kể chuyện ở khối lớp 1. CHƯƠNG III MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC KỂ CHUYỆN KHỐI LỚP 1 1. Biện pháp điều tra thực tế học sinh sau đó dựa vào đặc điểm tâm sinh lý, quá trình nhận thức, căn cứ vào nội dung chương trình đặt ra yêu cầu kể chuyện với học sinh theo từng giai đoạn cụ thể. Để nâng cao chất lượng và tìm ra phương pháp rèn kỹ năng kể chuyện cho học sinh lớp 1, ngay từ đầu năm tôi đã tiến hành một cuộc điều tra với tất cả học sinh trong lớp (Tiến hành điều tra trong các tiết hoạt động tập thể). Nội dung điều tra. + Con có thích nghe kể chuyện không? - 100% học sinh trong lớp trả lời là rất thích nghe kể chuyện. + Con đã được nghe kể chuyện gì? Hãy kể cho cô và các bạn cùng nghe. Với các câu hỏi như trên kết quả cho thấy. MỨC ĐỘ KỂ HAY XÚC TÍCH BIẾT KỂ BẰNG LỜI CỦA MÌNH KỂ ÍT, ẤP ÚNG KỂ ĐƯỢC TÊN TRUYỆN, TÊN NHÂN VẬT KHÔNG KỂ ĐƯỢC Lớp Số HS % Số HS % Số HS % Số HS % Số HS % 1C 0 0 1 2,5 15 37,5 12 30 12 30 Qua điều tra cho thấy việc kể lại một câu chuyện đối với học sinh lớp 1 là rất khó khăn, điều này xuất phát từ nguyên nhân thực tế là do đặc điểm nhận thức ở giai đoạn trước khi vào lớp 1 của trẻ em, hơn nữa khi ở gia đình hoặc khi ở trường mầm non hầu hết người lớn mới chỉ quan tâm đến việc kể cho các em nghe, cung cấp cho các em biết chứ ít khi đặt ra yêu cầu về việc kể lại câu chuyện cho nên các em chưa mạnh dạn kể được theo yêu cầu của tôi. Xuất pháp từ thực tế này, căn cứ vào nội dung chương trình, vào đặc điểm tâm lý và quá trình nhận thức của học sinh tôi đặt ra yêu cầu kể chuyện đối với học sinh theo từng giai đoạn sau: * Giai đoạn 1: Với các câu chuyện trong bài ôn tập (11,16,21,27,31) chỉ yêu cầu học sinh nhớ được nội dung chính và hiểu được ý nghĩa của truyện, nhớ tên các nhân vật, một số tình tiết chính của truyện, khuyến khích học sinh có khả năng kể lại được 1 vài tính tiết chính của truyện. Bước đầu cho học sinh làm quen với việc kể phân vai. * Giai đoạn 2: Các câu chuyện trong các bài ôn tập (37, 43, 51, 59, 67, 75, 83, 90,103). Ngoài các yêu cầu như ở giai đoạn 1. Giáo viên nâng lên 1 chút: Yêu cầu học sinh kể được vắn tắt nội dung của một đoạn truyện theo tranh. Khuyến khích học sinh có kĩ năng kể phân vai theo các nhân vật trong chuyện (giáo viên có thể là người dẫn chuyện). * Giai đoạn 3: Bắt buộc từ tuần 25 yêu cầu học sinh ít nhất phải kể được 1 đoạn truyện, khuyến khích học sinh có khả năng kể phân vai, kể toàn bộ câu chuyện. Tuy nhiên cho phép một số học sinh có khả năng hạn chế đạt được yêu cầu ở mức độ thấp hơn là nhớ nội dung truyện, tên các nhân vật và kể được ít nhất 1 tình tiết chính của truyện. 2. Biện pháp chuẩn bị trước của giáo viên và học sinh: 2.1. Đối với học sinh: - Việc chuẩn bị bài trước khi đến lớp là đòi hỏi chung của tất cả các môn học. Tuy nhiên với môn kể chuyện thì nó đặc biệt cần thiết. Cái khó của học sinh lớp 1 là phải kể lại câu chuyện ngay sau khi nghe cô kể, mà muốn kể hay, kể đúng thì đòi hỏi học sinh phải nhớ nội dung tình tiết của truyện. Việc nhớ nội dung, tình tiết của toàn bộ câu chuyện không phải học sinh nào cũng làm được. Để hỗ trợ cho giờ Kể chuyện tôi thường nhắc chuẩn bị bài trước ở nhà. Vì văn bản truyện chỉ được in trong sách giáo viên không được in trong sách giáo khoa của HS. Sách giáo khoa chỉ có tranh minh hoạ với câu hỏi dưới tranh nên tôi thường hướng dẫn, nhắc nhở các em quan sát kĩ mỗi bức tranh để nắm được nội tranh, nhân vật trong truyện... Ngoài việc hướng dẫn HS chuẩn bị nội dung, quan sát tranh, tôi còn hướng dẫn các em chuẩn bị một số câu hỏi cho phần giao lưu, trao đổi với các bạn. Ví dụ: Câu hỏi giao lưu với bạn kể: - Trong câu chuyện này bạn thích nhân vật nào? - Nếu ở vào tình huống như nhân vật... bạn sẽ làm gì? * Câu hỏi giao lưu với bạn nghe: - Bạn sẽ làm gì để học tập nhân vật chính trong câu chuyện. - Theo bạn câu chuyện khuyên chúng ta điều gì? Với việc hướng dẫn học sinh chuẩn bị như vậy tôi thấy học sinh kể tốt hơn, mạnh dạn, tự tin hơn trong giờ kể chuyện. 2.2. Đối với giáo viên: 2.2.1. Chuẩn bị đồ dùng dạy học: Theo tôi tiết kể chuyện cho Hs lớp 1 thuộc kiểu bài “ Nghe - Kể lại câu chuyện vừa được nghe kể trên lớp’, SGK đã có những bộ tranh làm điểm tựa cho HS khi kể theo nhóm. Ngoài ra, trong bộ đồ dùng dạy học lớp 1 cũng có những bức tranh phóng to tranh trong sách giáo khoa dùng cho giáo viên và học sinh khi kể trước lớp. Tuy nhiên với với những truyện mà số lượng hình ảnh minh hoạ có nhiều hơn so với tranh trong SGK, khi kể giáo viên khéo léo gợi mở và hướng học sinh kể kết hợp các hình ảnh minh hoạ với nội dung của từng đoạn truyện. Đối với tiết kể chuyện theo tranh, để tiết dạy hiệu quả, hấp dẫn, kích thích sự hứng thú của học sinh thì đồ dùng sử dụng hiệu quả nhất đó là tranh minh hoạ. Nếu không có tranh ảnh minh hoạ thì chắc chắn hiệu tiết dạy sẽ không cao. Với những câu chuyện ở giai đoạn 1 giáo viên chưa được cung cấp tranh nên khi họp tổ nhóm chuyên môn, các thành viên trong tổ đã phối kết hợp với nhau vẽ, quét tranh theo mẫu trong sách giáo khoa. Vì vậy giờ học nào chúng tôi cũng có đầy đủ đồ dùng học tập. 2.2.2. Nghiên cứu kỹ truyện để hiểu và nhớ nội dung truyện từ đó xác lập được kĩ thuật kể cho văn bản truyện. Như đã nói ở trên, nghe kể chuyện vốn là niềm say mê, là nhu cầu tâm lý của các em học sinh lớp 1, đồng thời là một yêu cầu của chương trình giảng dạy. Vậy giáo viên phải làm gì để nâng cao hiệu quả giờ dạy, để thắp sáng niềm say mê đó của học sinh. Theo tôi nghĩ, điều trước tiên trong dạy học phân môn Kể chuyện là phần kể của giáo viên. Để tạo đuợc hứng thú nghe kể chuyện cho HS giáo viên phải rèn giọng kể, biết sử dụng giọng kể cho linh hoạt, tuỳ theo nội dung, tuỳ theo lời nói của nhân vật. Muốn vậy giáo viên cần đọc kĩ văn bản cho thật hiểu, thật nhớ trước khi kể để xác lập được kĩ thuật kể cho văn bản đó. Giáo viên có kể hay mới thu hút học sinh, mới giúp được học sinh hiểu và cảm nhận được những giá trị về nội dung, tư tưởng, tình cảm mà câu chuyện muốn đề cập đến để rồi các em sẽ kể lại được những gì mình đã cảm nhận được. - Để kể được hay điều trước tiên yêu cầu giáo viên phải nhớ nội dung câu chuyện. Nếu giáo vên không nhớ được nội dung truyện, khi kể cho học sinh không rời mắt khỏi quyển sách thì làm sao có thể yêu cầu học sinh kể lại được truyện và hiểu đúng “ Thế nào là kể chuyện”. Bởi lẽ lúc đó các em sẽ nhầm tưởng kể chuyện là đọc truyện. Thêm vào đó chỉ nhớ nội dung truyện, thuộc truyện giáo viên mới có thể biến ngôn ngữ của tác giả trong truyện thành một câu chuyện hấp dẫn qua ngôn ngữ kể của mình, mới xử lý tốt mọi tình huống sư phạm trong tiết dạy. - Nghiên cứu kỹ truyện giáo viên mới có giọng kể linh hoạt, phù hợp với nội dung, lời nói của từng nhân vật, làm cho lời kể mới thực sự hấp dẫn học sinh. Mỗi câu chuyện tuỳ theo nội dung sẽ có giọng kể riêng. Chọn được giọng điệu kể thích hợp để tạo cho người kể một ưu thế. Có nhiều giọng điệu: Tha thiết, trang trọng, âu yếm, dịu dàng, châm chọc, chanh chua, ác độc, mệt mỏi, chế diễu..... Trong kể chuyện cần tránh lối kể với chất giọng đều đều, buồn buồn hoặc giữ một giữ một giọng điệu suốt buổi sẽ tạo cho người nghe một tâm trạng chán ngán, buồn ngủ hoặc căng thẳng. - Có nghiên cứu kỹ truyện giáo viên mới chọn được nhịp điệu kể nhanh hay chậm: dồn dập, gấp gáp hay hiền hoà, khoan thai.... phù hợp với nội dung hay từng tình tiết trong truyện. Đặc biệt có nghiên cứu kĩ truyện thì giáo viên mới tận dụng, phát huy được ưu điểm và khắc phục được những nhược điểm của chương trình của sách giáo khoa, của sách giáo viên và của đồ dùng học tập. Đặc biệt là khắc phục được nhược điểm nội dung của truyện không đồng nhất với tranh minh hoạ. Hơn nữa, có nghiên cứu kĩ truyện giáo viên mới chia nội dung truyện thành từng đoạn, mỗi đoạn gắn với từng tranh minh hoạ một cách phù hợp, mới xác định được tình tiết chính của từng đoạn truyện, mới xây dựng được hệ thống câu hỏi gợi ý để làm cơ sở hướng dẫn học sinh kể lại từng đoạn truyện theo tranh và kể lại được toàn bộ câu chuyện. Mặt khác khi dạy kể chuyện cho học sinh lớp 1 giáo viên phải kể không chỉ bằng lời mà phải kể kết hợp với chỉ tranh. Ngoài ra giáo viên còn phải biết kể chỉ tranh và kết hợp với phương pháp trực quan phi ngôn ngữ như: Cử chỉ, điệu bộ, nét mặt khi kể. Nói như vậy không có nghĩa là giáo viên phải thể hiện như một nghệ sĩ trên truyền hình. Nhưng tôi thiết nghĩ chỉ khi kể kết hợp với cử chỉ điệu bộ đơn giản thì học sinh mới thực sự nắm bắt được nội dung câu chuyện ngay từ lần kể đầu tiên của giáo viên và cũng từ đó câu chuyện càng hấp dẫn các em hơn. Có thể nói là ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ khi kể chuyện là điều vô cùng quan trọng mà giáo viên phải chuẩn bị cho mỗi câu chuyện -> từ đó mới có thể thu hút học sinh trong giờ học kể chuyện. Nếu không nghiên cứu truyện không xác định được nội dung, tình tiết chính của từng đoạn truyện theo tranh thì giáo viên không thể kể hay, không thể sử dụng hợp lý động tác của tay, của điệu bộ, dáng đi, ánh mắt. Ngoài việc sử dụng hợp lý động tác của tay, của điệu bộ, dáng đi, của ánh mắt thì việc ngắt giọng tâm lý, ngắt giọng với chủ ý gây ấn tượng với người nghe, các thủ pháp mở đầu câu chuyện, thêm tình tiết cho văn bản truyện giáo viên cũng phải đặt biệt quan tâm. + Biết mở đầu câu chuyện là một thủ thuật tạo hứng thú, tạo sự mong chờ, kích thí trí tò mò của các em. Ví dụ: Khi dạy truyện “ Trí khôn” ta có thể giới thiệu như sau: “ Có một con Hổ rất tò mò muốn biết trí khôn là gì, con Người để trí khôn ở đâu ? Các em có biết người để trí khôn ở đâu không? Để biết được điều này cô trò chúng ta cùng tìm hiểu qua câu chuyện Trí khôn nhé.” + Biết ngừng giọng, đặt câu hỏi cuốn hút, dẫn dắt học sinh đi từ tình tiết này sang tình tiết khác, tránh sự nhàm chán, mất tập trung cũng là một trong những điều giáo viên cần quân tâm. Ví dụ: Khi dạy kể chuyện “ Bông hoa cúc trắng”. Khi kể đến đoạn cụ già xem bệnh cho mẹ cô bé xong, sau lời căn dặn của cụ “ Bệnh của mẹ cháu nặng lắm! Cháu hãy đi đến gốc đa đầu rừng, hái cho ta một bông hoa trắng thật đẹp về đây để ta làm thuốc.” Ta có thể ngừng giọng, đặt câu hỏi cuốn hút học sinh như sau: Sau lời căn dặn của cụ các em thử đoán xem: Cô bé có hái được bông hoa trắng hay không? Hoặc sau khi kể đến đoạn: Cô bé đưa tay định hái bông hoa. Bỗng cô nghe văng vẳng bên tai tiếng cụ già “Mỗi cánh của bông hoa sẽ là một ngày mẹ cháu được sống thêm”. Giáo viên có thể ngừng giọng đặt câu hỏi: Các con thử đoán xem cô bé sẽ làm gì khi nghe ông cụ nói như vậy. Để biết được điều này các con lắng nghe tiếp đoạn sau nhé. + Việc lựa chọn thêm các tình tiết, phù hợp với nội dung, tạo được sự hứng thú, tạo được không khí vui tươi cho lớp học cũng đòi hỏi giáo viên phải nghiên cứu kỹ nội dung truyện. 3. Biện pháp sử dụng hiệu quả tranh minh hoạ và lời tóm tắt truyện: Một trong những biện pháp dạy kể chuyện đó là “Sử dụng đồ dùng trực quan”. Biện pháp này đòi hỏi giáo viên phải biết khai thác tranh minh hoạ với mục đích làm cho học sinh nhớ truyện, đồng thời khơi gợi trí tưởng tượng, sự sáng tạo của các em. Sau khi kể chuyện lần 1, giáo viên sẽ kể lại chuyện lần 2, kể từng đoạn kết hợp giới thiệu các hình ảnh trong từng tranh. Bằng cách này, học sinh sẽ được rèn kĩ năng nghe. Khi học sinh kể từng đoạn truyện theo tranh, lời giới thiệu các hình ảnh trong tranh của giáo viên cũng sẽ là gợi ý để các em kể chuyện tự nhiên, sáng tạo, không máy móc, rập khuôn từng câu từng chữ câu chuyện đã nghe. Thật vậy, việc kể chuyện hay và hấp dẫn của giáo viên mới chỉ là cái ban đầu thu hút học sinh, giúp học sinh phần nào ghi nhớ nội dung truyện. Còn phần tóm tắt truyện theo tranh minh hoạ với học sinh lớp 1 theo tôi lại càng quan trọng hơn. Học sinh không thể nhớ nổi đâu là nội dung chính, đâu là tình tiết chính của truyện nếu như giáo viên cứ tóm tắt dài dòng, miên man, vừa mất thời gian lại không giúp học sinh nhớ được nội dung của truyện, dễ làm các em bắt chước lời kể của mình. 3.1. Để sử dụng hiệu quả tranh minh hoạ tôi thường tiến hành như sau: - Ở lần kể thứ hai: Kể kết hợp với tranh minh hoạ tôi tiến hành theo các yêu cầu sau: - Khi kể không nhất thiết cứ vào đầu đoạn là treo tranh. Trong lần kể thứ hai nếu chi tiết nào trong tranh liên quan đến nội dung lời kể thì cần tận dụng ở múc cao nhất. Cụ thể vừa kể bằng lời vừa chỉ cho các em xem chi tiết đó trên tranh vẽ. Ví dụ: Khi kể câu chuyện Thỏ và Sư Tử. Bức tranh thứ nhất vẽ hình một con thỏ và 1 con sư tử. Nếu ngay từ đầu câu chuyện lúc mới kể giới thiệu về một con sư tử hống hách mà đã treo tranh lên thì bức tranh sẽ làm các em không tập trung vào lời kể của cô giáo phải đợi đến lúc kể về việc Thỏ cố ý đến muộn thì mới nên cho tranh xuất hiện. - Một chi tiết nhỏ nhưng có ý nghĩa rất lớn đó là phải chỉ tranh bằng que nhọn. Không nên dùng thước, kể cả thước kẻ cạnh vuông, vì thước quá to, không xác định rõ chi tiết cần chú ý đến tranh, che lấp mất hình vẽ trên tranh. Tối kị là dùng tay, nhất là cả bàn tay xoè ra, chỉ trên tranh. 3.2.Sử dụng hiệu quả “ Lời tóm tắt truyện”: - Đối với học sinh lớp 1, để giúp các em nắm được nội dung truyện kể lại nội dung từng đoạn truyện bằng lời của mình thì giáo viên phải nghiên cứu tóm tắt từng đoạn truyện bằng lời lẽ ngắn gọn phải nghiên cứu kỹ truyện, chia đoạn, đặt tên cho từng đoạn truyện xác định được tình tiết chính của đoạn -> Sau đó thiết lập được hệ thống câu hỏi gợi ý để học sinh dựa vào đó tập kể lại từng đoạn truyện hoặc cả câu chuyện. Ví dụ: Truyện “ Hổ” - Sách Tiếng Việt tập 1 Tranh 1: - Tên đoạn 1: Hổ xin mèo truyền võ nghệ - Tình tiết chính: + Mèo nổi tiếng là thầy dạy võ cao siêu. + Hổ to lớn nhưng không biết võ nghệ + Hổ cậy mình có dáng giống mèo, đến xin mèo dạy võ - Câu hỏi gợi ý: + Mèo là con vật có khả năng gì nổi trội? + Hổ là con vật như thế nào? + Hổ nghĩ gì mà đến xin học mèo ? Nói tóm lại việc dùng tranh minh hoạ, hình ảnh minh hoạ đúng lúc đúng chỗ sẽ là điểm tựa cho học sinh ghi nhớ nội dung truyện và kể lại được từng đoạn truyện. Song để học sinh kể được thì lời tóm tắt của giáo viên theo tranh phải thật sự ngắn gọn, cô động, đảm bảo nội dung chính của truyện. Với mỗi tranh minh hoạ, các tình tiết chính của truyện nên kể tóm tắt bằng 1 - 2 câu (hoặc 3câu). Điều này phù hợp với học sinh lớp 1 đặc biệt là đối tượng học sinh kể còn ấp úng, kể được tên nhân vật. Còn đối với đối tượng có khả năng kể, các em sẽ biết dựa vào nội dung chính đó kể bằng lời của mình, thêm các tình tiết làm đoạn kể thêm sinh động, hấp dẫn. 4. Biện pháp hướng dẫn học sinh tập kể chuyện: 4.1. Giúp học sinh xác định đối tượng nghe kể: Khi dạy Kể chuyện, tôi giúp học sinh ý thức được các em đang kể chuyện cho ai, đang làm cho ai bị cuốn hút chinh phục bởi câu chuyện các em kể. Để chinh phục được người nghe các em phải nhìn vào mắt người nghe khi kể, phải kể sao cho to, rõ để các bạn trong lớp ai cũng nghe thấy, lại phải kể thật tự nhiên như đang kể cho người thân hoặc bạn bè của mình. 4.2. Giúp học sinh bình tĩnh, tự tin khi kể chuyện: Trong giờ kể chuyện tôi thường xuyên quan tâm đến tất cả các đối tượng học sinh, kể cả những học sinh yếu kém cũng có cơ hội được rèn luyện và thành công, để các em có niềm tin vào bản thân tạo đà cho những cố gắng tiếp theo. Vì nếu không đạt được thành công đứa trẻ sẽ sợ những giờ học này và cuối cùng giờ học kể chuyện sẽ là giờ trổ tài của một số học sinh khá giỏi. Vậy để phần kể của các em đạt được kết quả thì bản thân các em phải bình tĩnh tự tin khi kể. Để làm được điều đó, tôi cố gắng tạo ra bầu không khí học tập thân mật, cởi mở trong các giờ học. Mỗi khi gọi học sinh lên kể chuyện thì các bạn và ngay cả cô giáo phải ngồi ngay ngắn, chăm chú lắng nghe. Điều đó sẽ tạo cho người kể có tâm lí rằng: “ Mình kể rất hay và mọi người đều muốn nghe mình kể”. Và mỗi khi có học sinh kể hay, chẳng ai bảo ai, tất cả đều nổ một tràng pháo tay cổ vũ. Những lúc đó, tôi thấy nét mặt các em rạng rỡ hẳn lên. Đến giờ kể chuyện, các em không còn cảm thấy “ bị “ gọi lên kể chuyện mà các em đều cảm thấy vui vẻ thích được kể cho cô và các bạn nghe. Với học sinh kể tốt, tôi khuyến khích động viên các em bộc lộ và phát huy khả năng của mình bằng những lời nhận xét ngắn gọn như: “Con có giọng kể hay lại biết kết hợp với điệu bộ, cử chỉ. Con cố gắng phát huy điều đó nhé.”.Nhưng đối với những học sinh kể chưa được thành công, tôi nêu nhược điểm của các em bằng cách khéo léo, tế nhị sao cho mỗi em vẫn cảm thấy mình đã đạt được ít nhiều thành công, được cô và các bạn ghi nhận. Bằng những lời động viên khen ngợi như vậy tôi thấy học sinh của mình thêm tự tin, phấn khởi và ngày càng tiến bộ. 4.3. Giúp học sinh kể chuyện có sáng tạo: Trong thực tế, tôi thấy học sinh khi kể chuyện thường máy móc nhớ lại từng chi tiết, từng lời của cô hoặc kể như đọc nên câu chuyện chưa hay, chưa cuốn hút người nghe. Do vậy, tôi giúp các em hiểu: Thường là khi kể, giọng kể chậm rãi hơn đọc và không cần bắt buộc phải chính xác từng câu, từng từ khi đọc. Các em có thể thêm hoặc bớt từ ngữ nhưng từ ngữ đó phải hợp lí, trong sáng, giản dị, dễ hiểu, phù hợp để không làm thay đổi nội dung câu chuyện. Để giúp học sinh làm được điều đó, tôi nhắc các em phải tập trung, thật chú ý khi nghe cô kể để nắm chắc nội dung, tình
File đính kèm:
- bao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_nham_nang_cao_chat_luong.doc