Báo cáo biện pháp Một số biện pháp nâng cao kĩ năng giao tiếp cho học sinh thông qua hoạt động ngoài giờ chính khóa

- Giao tiếp là một quá trình hoạt động và trao đổi thông tin giữa người nói và người nghe nhằm đạt được mục đích nào đó.

- Kĩ năng giao tiếp là khả năng có thể bày tỏ ý kiến của bản thân theo hình thức nói, viết hoặc sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách phù hợp với hoàn cảnh và văn hóa, đồng thời biết lắng nghe, biết tôn trọng ý kiến của người khác ngay cả khi bất đồng quan điểm.

- Kĩ năng giao tiếp bao gồm các kĩ năng cơ bản sau:

+ Kĩ năng làm quen

+ Kĩ năng lắng nghe

+ Kĩ năng nói trước đám đông

+ Kĩ năng giải quyết xung đột

+ Kĩ năng khắc phục khó khăn trong giao tiếp

+ Kĩ năng giao tiếp trong gia đình, nhà trường và xã hội

 

doc 33 trang Chí Tường 20/08/2023 10120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp nâng cao kĩ năng giao tiếp cho học sinh thông qua hoạt động ngoài giờ chính khóa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp nâng cao kĩ năng giao tiếp cho học sinh thông qua hoạt động ngoài giờ chính khóa

Báo cáo biện pháp Một số biện pháp nâng cao kĩ năng giao tiếp cho học sinh thông qua hoạt động ngoài giờ chính khóa
ách ứng xử các tình huống giao tiếp và về nghệ thuật sư phạm để kĩ năng giao tiếp của mình ngày càng hoàn thiện hơn.
1.2.5 Sự chuẩn bị của học sinh:
	Để tạo điều kiện cho học sinh tham gia vào các hoạt động một cách tích cực nhất, luôn tự tin khi trả lời câu hỏi và bày tỏ ý kiến của mình trước các bạn, tôi luôn chú ý đến phần chuẩn bị của học sinh. Sự chuẩn bị của các em chính là cái “vốn” để các em tự tin tham gia vào các hoạt động, có kĩ năng nói trước đám đông,... Cuối mỗi giờ học, tôi thường dặn dò kĩ càng học sinh chuẩn bị cho giờ học tuần sau. Tôi nhắc nhở các em chuẩn bị tranh ảnh theo chủ đểm, nhắc nhở các em chuẩn bị những tiết mục văn nghệ phù hợp với nội dung của tuần tới.
 Ví dụ 1: Tháng 9 – Tuần 1 (Chủ điểm “Mái trường thân yêu của em”)
 Tôi yêu cầu các em tìm hiểu về:
+ Truyền thống của nhà trường: Truyền thống Dạy tốt, học tốt ; Đoàn kết; Tương thân tương ái...
+ Các phong trào của trường: Thể dục thể thao, văn nghệ, kế hoạch nhỏ...
Với những điều tìm hiểu được và tư liệu sưu tầm được, có thể tự tin giới thiệu về mình, trường mình trong phần chơi Tập làm hướng dẫn viên “Mời bạn đến thăm trường tôi”.
Ví dụ 2: Tuần 6 – Chủ điểm “Vòng tay bạn bè ”, tôi yêu cầu học sinh sưu tầm, tập kể một câu chuyện về Tấm gương bạn tốt.
 Kĩ năng giải quyết xung đột của học sinh tiểu học đặc biệt là học sinh lớp 4 còn kém. Xung đột này chính là những mâu thuẫn của các em khi bị bạn chê, khi bị bạn đánh giá thấp. Việc cho các em tập dần những màn kịch chính là cho các em được tập dần cách giải quyết các xung đột và cách xử lí hay nhất chính là “mẫu” để các em có thể gải quyết xung đột các trường hợp tương tự trong cuộc sống.
Ví dụ 3: Tháng 9 – Tuần 4 - Chủ điểm “ Mái trường thân yêu của em”: Tôi đưa ra trước nội dung tiểu phẩm “Đụng xe” để học sinh các tổ tập trước, đến giờ học thể hiện...
2. Biện pháp 2: Lựa chọn nội dung và địa chỉ giáo dục kĩ năng giao tiếp phù hợp cho mỗi giờ dạy
2.1 Mục tiêu:
Hoạt động ngoài giờ chính khóa là một bộ phận bắt buộc trong kế hoạch dạy học ở trường phổ thông đã được Bộ Giáo dục & Đào tạo  ban hành, là một  nội dung trong công tác quản lý của các cấp chỉ đạo và quản lý giáo dục. Hoạt động ngoài giờ chính khóa có quan hệ chặt chẽ với hoạt động dạy học, tạo điều kiện gắn lý thuyết với thực hành, thống nhất giữa nhận thức và hành động, góp phần quan trọng vào sự hình thành và phát triển nhân cách toàn diện của học sinh trong giai đoạn hiện nay.
Hoạt động ngoài giờ chính khóa là dịp đề học sinh củng cố kiến thức đã học trên lớp, biến tri thức thành niềm tin ở mỗi học sinh. Đây là điểm rất cơ bản của Hoạt ngoài giờ chính khóa, khác với hoạt động ngoại khoá môn học.
 2.2 Cách tiến hành:
 Nội dung cụ thể như sau:
Tháng
Chủ điểm
Tuần
Nội dung
Kĩ năng giao tiếp cơ bản được giáo dục
9
Mái trường thân yêu của em
1
Truyền thống trường em
- Làm quen
- Nói trước đám đông
2
Vẽ tranh đề tài: “Trường của em”
- Nói trước đám đông
3
Vui Trung Thu
- Khắc phục khó khăn
4
Đóng tiểu phẩm về: An toàn giao thông
- Giải quyết xung đột
10
Vòng tay bạn bè
1
Bạn bè xung quanh em
- Làm quen
- Khắc phục khó khăn
2
Nói về những người bạn của em
- Lắng nghe
- Nói trước đám đông
3
Chơi trò chơi về Tình bạn
- Làm quen
4
Giao lưu tình bạn
- Giải quyết xung đột
11
Biết ơn thầy, cô giáo
1
Nghe, kể chuyện về “Tình thầy trò”
- Lắng nghe
2
Vẽ tranh chào mừng: Ngày Nhà giáo Việt nam
- Nói trước đám đông
3
Vui học chào mừng ngày 20 – 11
- Kĩ năng giao tiếp trong nhà trường, gia đình và xã hội
4
Đóng tiểu phẩm theo chủ đề: “Tình thầy trò”
- Giải quyết xung đột
12
Uống nước nhớ nguồn
1
Tìm hiểu về những người anh hùng của quê hương em
- Lắng nghe
2
Kể chuyện về những người anh hùng dân tộc
- Lắng nghe
3
Chúng em nói về những người anh hùng của quê hương
- Nói trước đám đông
4
Chúng em học tập tác phong anh bộ đội
- Khắc phục khó khăn trong giao tiếp
1
Ngày Tết quê em
1
Tìm hiểu về Tết cổ truyền 
Việt Nam
- Nói trước đám đông
2
Kể chuyện về Ngày tết quê em
- Lắng nghe
- Nói trước đám đông
3
Vẽ tranh chủ đề “Ngày Tết”
- Nói trước đám đông
4
Đóng tiểu phầm về Ngày Tết
- Giải quyết xung đột
2
Em yêu Tổ quốc Việt Nam
1
Tìm hiểu những Làn điệu 
dân ca quê hương
- Nói trước đám đông
2
Tìm hiểu Lễ hội truyền thống quê em
- Lắng nghe
3
Tìm hiểu di tích lịch sử quê hương em
- Lắng nghe
- Nói trước đám đông
4
Tìm hiểu về các trò chơi dân tộc
- Khắc phục khó khăn trong giao tiếp
3
Yêu quý mẹ và cô giáo
1
Tìm hiểu về tấm gương phụ nữ tiêu biểu
- Nói trước đám đông
2
Làm bưu thiếp tặng, chúc mừng 8-3
- Nói trước đám đông
3
Kể chuyện về nữ đoàn viên tiêu biểu
- Lắng nghe
4
Đóng tiểu phầm theo chủ điểm “Yêu quý mẹ và cô giáo”
- Khắc phục khó khăn trong giao tiếp
4
Hòa bình và hữu nghị
1
Sưu tầm, trưng bày tranh ảnh về tình đoàn kết hữu nghị của các nước trên thế giới
- Làm quen
- Nói trước đám đông
2
Tìm hiểu về Quyền trẻ em
- Nói trước đám đông
- Kĩ năng giao tiếp trong NT, GĐ,XH
3
Gấp chim hòa bình
- Nói trước đám đông
4
Nghe, kể chuyện về chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử
- Lắng nghe
5
Bác Hồ kính yêu
1
Nghe kể chuyện về Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
- Lắng nghe
2
Chúng em hát mừng ngày
 Sinh nhật Bác
- Nói trước đám đông
3
Chia tay nghỉ hè
- Khắc phục khó khăn trong giao tiếp
Với việc xây dựng nội dung cho từng tuần cụ thể, các phần trong giờ Hoạt động ngoài giờ chính khóa mà tôi thực hiện đã thực sự lôi cuốn học sinh. Những nội dung ấy chính là những nội dung giao tiếp mà các em hướng tới trong giờ. Vì vậy các em rất hào hứng trao đổi, tham gia. Từ đó góp phần tích cực vào việc giáo dục kĩ năng giao tiếp cho các em.
3. Biện pháp 3: Rèn kĩ năng giao tiếp trong từng hoạt động.
3.1 Mục tiêu:
- Trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ, kỹ năng phù hợp. 
- Hình thành cho HS những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực.
- Tạo cơ hội thuận lợi để HS thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.
3.2 Cách tiến hành:
3.2.1 Đa dạng hóa các hình thức tổ chức 
3.2.2 Tổ chức các cuộc thi theo từng chủ đề:
 Đây cũng là phần mà các em có thể “trổ tài” giao tiếp của mình một cách dễ dàng nhất. Bởi vậy, tôi luôn chú ý “biến” các nội dung của chủ điểm thành các cuộc thi, các diễn đàn với tên gọi khác nhau (mang nội dung của từng chủ đề) như cuộc thi “Tìm hiểu truyền thống trường em”trong hoạt động 3 tuần 1
tháng 9 hay Hội thi khéo tay “Làm bưu thiếp tặng mẹ, cô giáo” trong giờ
Hoạt động tập thể tuần 27.
	Tuy nhiên, với mỗi cuộc thi tôi luôn chú ý nêu rõ thể lệ cuộc thi; chọn Ban
giám khảo công tâm. Cũng có những cuộc thi, tôi thành lập “Ban cố vấn” để giải đáp thắc mắc cho các em. Thông thường Ban giám khảo của cuộc thi là cán sự lớp (2 em) và cô giáo chủ nhiệm. 
Ví dụ 1: Tuần 1 – Chủ điểm “Mái trường thân yêu của em”
Tôi tổ chức cuộc thi “Tìm hiểu truyền thống trường em” 
	 + Mục đích: Giúp học sinh biết truyền thống nhà trường, từ đó có thể với những người xung quanh về trường mình; Rèn kĩ năng giải quyết xung đột; 
Nói trước đám đông cho học sinh.
 + Cách tổ chức: Giáo viên chuẩn bị 7 câu hỏi để học sinh tìm hiểu truyền thống nhà trường:
- Trường em được thành lập ngày, tháng, năm nào?
- Nêu tên cô hiệu trưởng của trường em?
- Nêu tên bài hát truyền thống của trường em.
- Trong những năm qua, trường em đã đạt được những thành tích gì về phong trào dạy và học?
- Trong phong trào văn nghệ, thể dục thể thao, trường ta đã đạt những thành tích gì?
- Liên đội của trường đã đạt được danh hiệu gì trong những năm qua?
- Liên đội trường ta đã thực hiện tốt những phong trào nào do Hội đồng đội phát động?
 Tôi tổ chức cho 4 đội (Đại diện cho 4 tổ) thi; Lần lượt từng đội bốc thăm trả lời. Người dẫn chương trình đưa ra phương án trả lời đúng để đối chiếu. Ban cố vấn sẽ giải đáp những thắc mắc mà hai đội đưa ra, từ đó những hiểu biết của các em sẽ vững chắc hơn.
 Ví dụ 2: Tuần 32 – Chủ điểm Hòa bình và hữu nghị - Nội dung: Quyền trẻ em
Tôi tổ chức “Diễn đàn trẻ em nói về trẻ em” (trong hoạt động 1).
+ Mục đích: Giúp trẻ em tự nói về mình, về việc thực hiện quyền và bổn phận trẻ em trong gia đình; Về cách đối xử của mọi người trong gia đình đối với các em Từ đó giúp các em hiểu và vận dụng tốt Quyền trẻ em trong cuộc sống hàng ngày; Rèn kĩ năng nói trước đám đông, kĩ năng giao tiếp trong nhà trường, gia đình và xã hội.
+ Cách thực hiện: Giáo viên chuẩn bị trước một số câu hỏi gợi ý cho các tình huống. Thông qua đó, học sinh sẽ liên hệ thực tế cuộc sống của mình.
Một số câu hỏi gợi ý: 
 - Em có được bố, mẹ quan tâm, đối xử công bằng không?
	 - Khi được bố mẹ quan tâm (hoặc không quan tâm), em cảm thấy như thế
nào? Kể chi tiết vài sự việc chứng tỏ điều đó. 
 - Ở trường em, các thầy cô giáo có vui tính không? 
- Có khi nào em thấy không hài lòng với cô giáo mà không dám nói?...
 Học sinh ngồi thành vòng tròn và từng cá nhân thổ lộ, đưa ra các thắc mắc đối với Ban cố vấn về việc thực hiện quyền trẻ em. Trong Diễn đàn đó, em Trịnh Nguyệt ở lớp tôi đã nói với cả lớp “Mẹ con chưa tôn trọng quyền trẻ em, chưa công bằng với con chỉ nuông chiều em trai của con, hay mắng con...”; Ban cố vấn (cô giáo) phân tích cho em hiểu: “Đó là mẹ muốn con là chị, lớn hơn, hiểu biết hơn em nên nhường em một chút. Mẹ vẫn chăm lo cho con đầy đủ. Như vậy là mẹ rất quan tâm đến con và mong muốn con hiểu biết hơn, tốt hơn...” Cứ như vậy, từng trường hợp mà các em đưa ra, Ban cố vấn (với vai trò là người đồng hành cùng học sinh) sẽ phân tích kĩ càng, cho các em những lời khuyên để các em hiểu cần phải vận dụng Quyền trẻ em một cách tốt nhất vào cuộc sống.
 Qua các cuộc thi, các diễn đàn trên, tôi đã giúp các em vận dụng và thể hiện hết các kiến thức mà mình cần tìm hiểu hoặc quan sát trong thực tế đời sống hàng ngày để “trổ tài” trước các bạn. Khi đó, các em như được nói hết tâm tư, nguyện vọng của mình (mà không chỉ là tìm hiểu kiến thức). Cùng với sự định hướng của giáo viên cho từng câu trả lời, từng nội dung thi, các em sẽ có được những kiến thức thực tế, cách ứng xử văn minh trong giao tiếp với bè bạn và mọi người xung quanh.
3.2.3 Tổ chức các trò chơi
Trò chơi là vui chơi có nội dung, có quy định, luật lệ mà người tự nguyện tham gia phải tuân thủ. Học sinh lớp 4 nói riêng và học sinh tiểu học nói chung, được tham gia vào các trò chơi là điều mà các em vô cùng thích thú. Sự vui nhộn, thoải mái của trò chơi là điểm mấu chốt tạo nên sức hấp dẫn của nó với học sinh. Nhìn các em chơi, ta cảm thấy như các em bay ra khỏi sự gò bó trong tiết học, bước vào một thế giới hoàn toàn khác. Bởi vậy, trong mọi giờ học tôi luôn chú ý tổ chức cho học sinh được chơi các trò chơi khác nhau. Mỗi giờ, tôi tổ chức cho các em chơi một hoặc nhiều trò chơi khác nhau: trò chơi vận dụng kiến thức, trò chơi “vui học”, trò chơi vận động, vui khỏe
Ví dụ 1: Tuần 5 – Chủ điểm “Vòng tay bạn bè ” 
Trong hoạt động 1 – Tôi tôi tổ chức trò chơi “Gặp bạn mới” để rèn kĩ năng làm quen cho học sinh (Qua phần giới thiệu bản thân và đề nghị được kết bạn)
Trong giờ học này, tôi cũng cho các em chơi các trò chơi “Ô chữ kì diệu”:
+ Mục đích: Giúp học sinh hiểu một số việc làm cần thể hiện trong Vòng
tay bạn bè; Rèn kĩ năng nói trước đám đông cho học sinh.
	+ Nội dung: Giáo viên chuẩn bị (thiết kế) một bảng ô chữ gồm 5 hàng
ngang (đều là những từ thuộc chủ đề) để tạo thành được ô chữ hàng dọc “CHIA SẺ” một việc làm không thể thiếu trong vòng tay bạn bè. Bảng ô chữ như sau:
+ Cách chơi: Học sinh lần lượt chọn từng ô chữ, lớp đoán ô chữ theo từng hàng. Mỗi ô chữ sẽ có một gợi ý để học sinh đoán dễ hơn (Ví dụ - Gợi ý cho hàng ngang số 5: Tên của một nhân vật trong câu chuyện về tình bạn: Sư tử và kiến càng). Nếu giải đúng ô chữ thì được thưởng một tràng pháo tay, không giải được ô chữ thì mất quyền chơi. Học sinh nào đọc được ô chữ hàng dọc (trước khi tất cả các ô hàng ngang được mở ra) thì được nhận 1 phần thưởng.
 Ví dụ 2: Tuần 11 – Chủ điểm “Biết ơn thầy, cô giáo” - Nội dung : Vui học chào mừng ngày 20 - 11 
 + Học sinh lần lượt chọn từng câu hỏi (trong bảng câu hỏi gồm 12 câu, các câu hỏi trong với các môn học khác nhau) sau đó trả lời câu hỏi. Nếu trả lời đúng thì được nhận phần thưởng; sai thì mất quyền chơi và nhường quyền trả lời cho học sinh khác.
Tôi tổ chức cho các em chơi các trò chơi vận động nhẹ nhàng “Đèn xanh đèn đỏ”, “Sóng đâu”, “Hoa nở hoa tàn”, “Làm theo tôi nói” để các em được thay đổi tư thế, thoải mái hơn.
Ví dụ 3: Trò chơi: “Đèn xanh, đèn đỏ” Tuần 4 – Nội dung: “Giáo dục An toàn giao thông”:
+ Mục đích: Làm thay đổi không khí học tập; Giúp học sinh nắm vững quy tắc đi đường theo tín hiệu đèn; Rèn kĩ năng giao tiếp trong nhà trường, gia đình và xã hội.
 + Cách chơi: Giáo viên yêu cầu tất cả học sinh trong lớp đứng tại chỗ. Khi quản trò hô “Đèn xanh” thì học sinh làm động tác quay tay và giậm châm tại chỗ, nói “dỉn”để mô tả xe đi trên đường. Khi quản trò hô “Đèn vàng” động
tác chậm hẳn lại; “Đèn đỏ” đứng im... Em nào thực hiện sai với quy định hoặc chậm thì bị phạm luật và bị phạt lò cò từ đầu đến cuối dãy.
 Tôi cũng luôn chú ý đưa vào các giờ hoạt động tập thể các trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học như trò chơi “Kéo cưa lừa xẻ”, “Chi chi chành chành”, “ Bịt mắt bắt dê” (Tuy nhiên, tôi cũng luôn chú ý kê bàn ghế cho phù hợp, tạo không gian hợp lí để học sinh chơi các trò chơi).
 Các trò chơi giúp học sinh thực hiện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ cũng được tôi sử dụng khá thường xuyên trong các giờ học như: “Thi tìm lời chúc tốt đẹp”; “Nói lời hay”; “Hãy thử đoán xem”; “ Đoán câu chọn bài”;“ Phóng viên nhỏ”...
 Để học sinh luôn có được những trò chơi mới mẻ trong các tiết học, tôi luôn chú ý đến việc mở rộng và sáng tạo thêm một số trò chơi mới phù hợp với từng chủ đề. Qua theo dõi trên truyền hình tôi mô phỏng, tạo một trò chơi mới tương tự sao cho phù hợp với chủ điểm và trình độ học sinh... Tuy nhiên khi “sáng tạo” một trò chơi cho các em, tôi luôn tuân theo quy trình tổ chức trò chơi cho trẻ em để việc tổ chức trò chơi mang lại hiệu quả cao. Đó là:
 + Bước 1: Lựa chọn trò chơi: Phân tích chủ đề, lựa chọn một trò chơi thích hợp.
 + Bước 2: Thiết kế trò chơi: Tên trò chơi, mục đích giáo dục, các phương tiện phục vụ cho trò chơi; Nội dung chơi, luật chơi; thang đánh giá, các giải thưởng.
+ Bước 3: Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức, thực hiện trò chơi.
+ Bước 4: Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi theo giáo án đã định sẵn.
Ví dụ 1: Tuần 15 - Chủ điểm “ Uống nước nhớ nguồn” - Nội dung “Tìm hiểu những người anh hùng của quê hương”: Tôi đã thiết kế trò chơi “Hình tượng người anh hùng tuổi trẻ” như sau:
+ Bước 1: Lựa chọn trò chơi: Tôi phân tích mục tiêu của giờ học và hướng đến một trò chơi để các em ghi nhớ sâu hơn về những người anh hùng tuổi trẻ với tư thế hiên ngang trước kẻ thù. 
+ Bước 2: Thiết kế giáo án trò chơi.
Đặt tên cho trò chơi: Hình tượng người anh hùng tuổi trẻ.
Mục đích: Giúp các em khắc sâu hình ảnh về những người anh hùng trẻ tuổi: Võ Thị Sáu, Lê Văn Tám, Nguyễn Văn Trỗi, Kim Đồng, Bế Văn Đàn (Đây là những người anh hùng mà các em đã biết qua các bài tập đọc hoặc các cuộc thi tìm hiểu mà Đội phát động)
Giáo dục các em về truyền thống và lòng tự hào dân tộc; Giáo dục học sinh tinh thần đoàn kết trong tập thể.
	+ Cách chơi: Mời 4 – 5 học sinh lên đứng thành hàng. Khi giáo viên nói tên
vị anh hùng nào thì học sinh làm các động tác thể hiện hình ảnh của người anh hùng ấy - Nói đến Lê Văn Tám - Làm động tác cầm ngọn đuốc; Nguyễn Văn Trỗi - hô: Việt Nam - Hồ Chí Minh; Võ Thị Sáu: Động tác lấy hoa cài lên mái tóc; Bế Văn Đàn: Quỳ xuống làm động tác làm giá súng; Kim Đồng: Đeo túi, đi liên lạc...
+ Luật chơi: Mỗi lượt chơi, học sinh phải làm “hình tượng” của 3 người anh hùng tuổi trẻ. Nếu làm đúng tất cả các động tác thì nhận được một phần thưởng. Nếu làm sai 1động tác thì mất quyền chơi.
- Các phương tiện phục vụ cho trò chơi: 1 chiếc túi vải kiểu miền núi, 1 vài bông hoa dại trắng; 1 đoạn gỗ buộc vải ở đầu (làm ngọn đuốc)
+ Bước 3: Chuẩn bị các điều kiện cần thiết và cho chơi thử trước để rút kinh nghiệm.
+ Bước 4: Tổ chức trò chơi cho học sinh trong hoạt động 2 theo chủ điểm “Tìm hiểu về người anh hùng của đất nước, quê hương” (Thực hiện như giáo án trò chơi đã thiết kế).
 Ví dụ 2: Trò chơi “Đấu trường 35”
 - Mục đích: Giúp học sinh được vận dụng kiến thức về nhiều mặt; Rèn kĩ năng nói trước đám đông và kĩ năng khắc phục khó khăn trong giao tiếp.
 - Cách thức: Lớp có sĩ số 46 HS thì phân công 4 HS đóng vai trò cố vấn, 1 học sinh đóng vai MC, 1 học sinh - người giám sát kết quả; còn lại 40 học sinh trong vai trò người chơi.
+ Mô phỏng hình thức Đấu trường 100 (Truyền hình).
+ Chuẩn bị bảng con (40 cái) để trình bày kết quả.
Bằng việc tổ chức cho học sinh được chơi nhiều trò chơi, phối hợp hiệu quả trò chơi dân gian và trò chơi mới cùng với sự sáng tạo khi tổ chức trò chơi cho học sinh, tôi đã giúp các em rèn luyện được các kĩ năng giao tiếp như kĩ năng nói trước đám đông, kĩ năng gải quyết những khó khăn trong giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ dưới nhiều hình thức khác nhau. Có thể nói: tôi đã tạo cho các em một “môi trường thân thiện” trong giờ Hoạt động tập thể.
	3.2.4 Tổ chức cho HS được tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ:
Với học sinh tiểu học, các hoạt động văn hóa văn nghệ giống như một “món ăn tinh thần” không thể thiếu được trong cuộc sống của các em. Các hoạt động múa, hát, đọc thơ, kể chuyện, diễn kịch, vẽ tranh làm cho các em thoải mái về tinh thần, tâm hồn bay bổng bớt đi những căng thẳng trong giờ học. Thấy được tác dụng tuyệt vời ấy, trong các giờ, tôi thường xuyên cho các em tham gia các hoạt động: Hát, đọc thơ, vè, đóng kịch, vẽ theo chủ đề. Tùy theo mục tiêu
của giờ hoạt động tập thể, tôi cho các em tham gia các hoạt động văn hóa nghệ
 thuật phù hợp, tạo hứng thú cho các em.
Ví dụ 1: Tuần 18, 19, 20 – Chủ điểm: “Ngày Tết quê em”, tôi tổ chức cho các em hát, đọc thơ, kể chuyện, về ngày Tết; Tuần 31- Chủ điểm : “Hòa bình và hữu nghị” tôi cho các em biểu diễn văn nghệ về tình đoàn kết thiếu nhi quốc tế.
Ví dụ 2: Tuần 29 – Chủ điểm: “Hòa bình và hữu nghị”, tôi cho các em sưu tầm, trưng bày và giới thiệu tranh, ảnh về thiếu nhi các nước trên thế giới.
Ví dụ 3: Tuần 33 – Chủ điểm “Bác Hồ kính yêu”: Tôi lồng ghép nội dung cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” vào ngay trong tiết học này bằng cách tổ chức cho các em thi kể chuyện về tấm gương đạo đức của Bác Hồ; những câu chuyện về tình cảm, sự quan tâm của Bác Hồ với thiếu nhi. Qua mỗi câu chuyện đó, tôi cho các em rút ra bài học bổ ích cho bản thân từ những lời căn dặn của Bác, từ cách ứng xử, giao tiếp mẫu mực của Bác và khắc sâu hình ảnh vị lãnh tụ vĩ đại nhưng vô cùng giản dị. Tấm gương đạo đức sáng ngời của Bác mãi mãi là ngọn đuốc soi sáng cho mọi thế hệ người Việt Nam. 
 Những hoạt động văn hóa nghệ thuật trong các giờ hoạt động tập thể đã làm phong phú và sâu sắc hơn kiến thức về mỗi chủ điểm. Không những thế, khi tham gia các hoạt động ấy các em sẽ mạnh dạn hơn, tự tin khi trình bày ý kiến trước đám đông, giải quyết tốt khó khăn trong giao tiếp. Đó chính là điều kiện giúp các em có khả năng thích ứng tốt với xã hội và hòa nhập với mọi người xung quanh.
 Với việc tổ chức các cuộc thi, tổ chức cho học sinh được chơi các trò chơi và tham gia các hoạt động văn hóa nghệ thuật, tôi đã làm cho các giờ Hoạt động tập thể trở nên thực sự hấp dẫn và lôi cuốn học sinh tạo môi trường giao tiếp thuận lợi nhất cho các em.
4. Biện pháp 4: Sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực
4.1 Mục tiêu:
Thực tế cho thấy có những phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy học chiếm ưu thế trong việc phát huy tính tích cực của học sinh. Những phương pháp kĩ thuật dạy học ấy chính là những phương pháp dạy học có thể dùng để giáo dục kĩ năng sống nói chung và kĩ năng giao tiếp cho các em trong quá trình tổ chức các hoạt động của giờ học. Đó chính là những phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học tích cực. Để giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh, tôi thường sử dụng các

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_nang_cao_ki_nang_giao_tie.doc