Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 viết đúng và đẹp

- Muốn đổi mới phương pháp giảng dạy, giáo viên cần hiểu rõ ý đồ của vở tập viết. Cấu trúc mỗi bài gồm phần tập viết chữ cái và từ ứng dụng.

- Ở vở tập viết lớp 1, sau một bài học vần có một bài tập viết để học sinh rèn luyện cách viết các chữ vừa học.

- Các ký hiệu trong vở tập viết phải được học sinh nắm chắc như: đường kẻ ngang, đường kẻ dọc, quy định độ cao chữ cái, dấu chấm là điểm đặt bút đầu tiên của chữ, kí hiệu bài viết của tiết tập viết.

- Vở tập viết của Bộ giáo dục phát hành giúp học sinh không ngừng nâng cao về chất lượng chữ viết mà còn phối hợp với các môn học khác nhằm phát huy vai trò của phân môn tập viết. Chương trình tập viết lớp một gồm có:

 + Từ tuần 1 đến tuần 24: Sau mỗi bài học vần học sinh được luyện viết những chữ các em vừa học và khoảng 2 tuần có thêm 1 tiết tập viết.

 + Từ tuần 25 dến tuần 35: Mỗi tuần có 1 tiết tập viết, mỗi tiết 35 phút và học sinh được làm quen với chữ viết hoa.

 

doc 40 trang Chí Tường 20/08/2023 5161
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 viết đúng và đẹp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 viết đúng và đẹp

Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 viết đúng và đẹp
với mép bàn tạo thành một góc khoảng 15 độ. Khi viết độ nghiêng của nét chữ cùng với mép bàn sẽ tạo thành một góc vuông 90 độ.  Như vậy, dù viết theo kiểu chữ đứng hay kiểu chữ nghiêng, nét chữ luôn thẳng đứng trước mặt (chỉ khác nhau về cách để vở).
b.4 Cách trình bày bài: Học sinh nhìn và viết đúng theo mẫu trong vở tập viết; viết theo yêu cầu được giáo viên hướng dẫn tránh viết dở dang chữ ghi tiếng hoặc viết chòi ra mép vở không có dòng kẻ li; khi viết sai chữ, không được tẩy xoá mà cần để cách một khoảng bằng một con chữ o rồi viết lại.
3 Biện pháp thứ 3: Giúp học sinh nắm chắc tên gọi các thuật ngữ có liên quan trong quá trình hướng dẫn viết chữ 
Nếu không nắm chắc tên gọi các thuật ngữ trong quá trình hướng dẫn viết của giáo viên thì học sinh không thể nắm được cách viết. 
1.Đường kẻ dọc, đường kẻ ngang : 
- Tọa độ chữ được xác định trên đường kẻ ngang của vở tập viết. Mỗi đơn vị dòng kẻ trong vở gồm có 4 dòng kẻ ngang (1 dòng đầu đậm và 3 dòng còn lại được in nhạt hơn). Ta ký hiệu đường kẻ đậm đầu tiên là đường kẻ ngang số 1, các đường khác là 2, 3, 4, kể từ dưới lên trên.
Ví dụ
4
3
2
1
- Cách xác định tọa độ trên khung chữ phải dựa vào đường kẻ dọc, đường kẻ ngang và các ô vuông làm định hướng. Đây là một trong những điều kiện để dạy chữ viết thành một quy trình. Quy trình được thực hiện lần lượt bởi các thao tác mà hành trình ngòi bút đi qua tọa độ các chữ.
- Ngoài việc thống nhất các khái niệm về đường kẻ, ô vuông như trên, để việc tổ chức dạy tập viết có hiệu quả hơn, cần chú ý thêm một số thuật ngữ có liên quan:
2- Điểm đặt bút: Là điểm bắt đầu khi viết một nét trong chữ cái. Điểm đặt bút có thể nằm trên đường kẻ ngang, hoặc không nằm trên đường kẻ ngang.
Ví dụ:                                                                 
+ Điểm đặt bút của chữ b nằm trên đường kẻ ngang 2 .      
+ Điểm đặt bút chữ o không nằm trên đường kẻ ngang.
3 - Điểm dừng bút: Là vị trí kết thúc của nét chữ trong một chữ cái. Điểm dừng bút có thể trùng với điểm đặt bút hoặc không nằm trên đường kẻ ngang.
Ví dụ: + Điểm dừng bút của chữ o trùng với điểm đặt bút. 
 + Điểm dừng bút của chữ c nằm giữa dòng kẻ ngang 1 và 2 
4- Tọa độ điểm đặt bút hoặc dừng bút: Về cơ bản, tọa độ này thống nhất ở vị trí 1/3 đơn vị chiều cao chữ cái, có thể ở vị trí trên hoặc dưới đường kẻ ngang.
5- Viết liền mạch: Là thao tác đưa ngòi bút liên tục từ điểm kết thúc của nét đứng trước tới điểm bắt đầu của nét đứng sau.
Ví dụ: a nối với m   ->  am
x nối với inh  ->  xinh
=> Các nét bút viết liền mạch khi viết không nhấc bút. 
6- Kỹ thuật lia bút: Để đảm bảo tốc độ trong quá trình viết một chữ cái hay viết nối các chữ cái với nhau, nét bút được thể hiện liên tục nhưng dụng cụ viết (đầu ngòi bút, phấn) không chạm vào mặt phẳng viết (giấy, bảng). Thao tác đưa bút trên không gọi là lia bút.
Ví dụ:  b nối với a    ->  ba
=> Từ b -> a không viết liền được ta viết chữ b sau đó lia bút sang điểm bắt đầu của chữ a.
7- Kỹ thuật rê bút: Đó là trường hợp viết đè lên theo hướng ngược lại với nét chữ vừa viết. Ở đây xảy ra trường hợp dụng cụ viết (đầu ngòi bút, phấn) chạy nhẹ từ điểm kết thúc của nét đứng trước đến điểm bắt đầu của nét liền sau.
Ví dụ: Khi viết chữ p phải viết nét thẳng của chữ p sau đó không nhấc bút để viết mà rê ngược bút lên đường kẻ ngang thứ 2 để viết nét móc 2 đầu.
4. Biện pháp thứ 4 : Rèn kĩ các nét trước khi viết chữ
 Việc rèn chữ viết của học sinh trong nhà trường vô cùng quan trọng, để giúp học sinh viết đúng cỡ chữ, viết đẹp thì không thể coi nhẹ phần viết nét cơ bản. Có 13 nét cơ bản mà tôi yêu cầu học sinh phải nhớ và tập viết chính xác: nét ngang, nét thẳng, nét xiên trái, nét xiên phải, nét móc xuôi, nét móc ngược, nét móc hai đầu, nét cong trái, nét cong phải, nét cong kín, nét khuyết trên, nét khuyết dưới, nét thắt.
 Học sinh có viết đúng và đẹp các nét cơ bản thì chữ viết mới đúng và đẹp. Tuy nhiên trong chương trình tập viết lớp 1 chỉ có 1 tiết để giáo viên hướng dẫn các em viết các nét cơ bản. Bên cạnh đó sách giáo viên không có nội dung tham khảo cách dạy các nét cơ bản nên nhiều giáo viên khi dạy còn lúng túng. Chính vì vậy tôi xin đưa ra cách hướng dẫn học sinh viết một số nét tương đối phức tạp cần lưu ý rèn luyện cho học sinh trước khi cho các em luyện viết các chữ cái. 
a. Cách viết nét cong: 
 - Nét cong phải: Điểm đặt bút bên dưới dòng kẻ ngang thứ 3 một chút, đưa nét bút sang phải và lượn cong xuống cho đến đường kẻ ngang 1 rồi đưa bút về bên trái và lượn cong lên cho đến điểm dừng bút khoảng giữa dòng kẻ ngang 1 và 2. Điểm dừng bút lệch về phía trái so với điểm đặt bút một chút. 
- Nét cong trái: Điểm đặt bút bên dưới dòng kẻ ngang 3 một chút, đưa nét bút sang trái và lượn cong xuống chạm đến đường kẻ ngang 1 rồi đưa bút về bên phải và lượn cong cho đến điểm dừng bút khoảng giữa dòng kẻ ngang 1 và 2. Điểm dừng bút lệch về bên phải một chút so với điểm đặt bút. 
- Nét cong kín: Điểm đặt bút bên dưới dòng kẻ ngang 3 một chút, đưa nét bút sang trái và lượn cong xuống chạm dòng kẻ ngang 1, tiếp tục đưa bút về bên phải và lượn cong lên cho đến khi chạm điểm đặt bút.
 Lưu ý: Viết nét cong kín không nhấc bút, không đưa bút ngược chiều, không xoay tờ giấy, nét bút không viết nhọn quá, điểm đặt bút trùng với điểm dừng bút.
b. Cách viết nét móc: 
 - Nét móc xuôi: Điểm đặt bút từ dòng kẻ ngang 2 lượn sang bên phải về phía trên chạm dòng ngang 3 rồi kéo thẳng xuống chạm dòng ngang 1.
 - Nét móc ngược: Điểm đặt bút từ dòng ngang 3, kéo thẳng xuống gần đến dòng ngang 1 thì lượn cong nét bút sang bên phải về phía trên chạm đến dòng kẻ ngang 2 thì dừng lại. Độ rộng của nét bằng 1 ô li. 
- Nét móc hai đầu : Cách viết nét này là sự phối hợp cách viết nét móc xuôi và nét móc ngược. Cần lưu ý sao cho chiều rộng của đường cong trên gần gấp đôi chiều rộng của đường cong dưới. 
c. Cách viết nét khuyết: 
- Nét khuyết trên: Điểm đặt bút ở dòng kẻ ngang 2, đưa nét bút sang bên phải và lượn cong về phía trên chạm đường kẻ ngang trên của ô li thứ 5 tính từ dưới lên thì kéo thẳng xuống dòng kẻ ngang 1 thì dừng lại. 
- Nét khuyết dưới: Điểm đặt bút ở dòng kẻ ngang 3, kéo thẳng xuống qua 5 ô li thì lượn cong sang trái, đưa tiếp nét bút sang phải về phía trên chạm đến dòng kẻ ngang 2 thì dừng lại. 
 Lưu ý: độ rộng của nét khuyết là 1 ô li 
 - Từ những nét cơ bản này, học sinh viết sang các chữ rất dễ dàng vì đã định hướng được chữ cần viết gồm có những nét nào ghép lại. Tôi kết hợp dạy cho học sinh phân biệt độ cao, độ rộng của từng nhóm nét cơ bản.
Ví dụ : nhóm nét cong, nét móc thường có độ cao 2 ly, nhóm nét khuyết có độ cao 5 ly
- Mỗi một nét khi dạy tôi đều đưa ra hệ thống dấu chấm từ lúc đặt bút viết đến vị trí đưa bút đi qua rồi đển vị trí dừng bút lại .
- Sau giai đoạn rèn nét, tôi tách các em viết yếu và chưa chuẩn ngồi riêng để dễ kèm cặp nhất là đối với các em đã học viết trước quá nhiều theo sự hướng dẫn lệch lạc có hiện tượng “ cứng tay” cần phải quan tâm, uốn nắn nhiều hơn.
5.Biện pháp thứ 5 : Khi dạy tập viết giáo viên phải phối hợp các phương pháp dạy học để tiết học có hiệu quả
a. Phương pháp trực quan 
- Chữ mẫu là hình thức trực quan ở tất cả các bài tập viết, là điều kiện đầu tiên để các em viết đúng. Chữ viết mẫu phải đúng quy định, rõ ràng sạch đẹp. Chữ mẫu phải phóng to giúp học sinh quan sát tạo điều kiện phân tích hình dáng, độ cao độ rộng, các nét cơ bản.Giáo viên đưa mẫu chữ phóng to và dùng thước chỉ cho học sinh dễ quan sát từng nét. Chữ viết mẫu của giáo viên trên bảng chính là nội dung dạy học, là phương pháp trực quan, là mẫu mực cho học sinh noi theo. Do vậy chữ viết của giáo viên phải đúng, rõ, đẹp và ngay ngắn, đúng kỹ thuật, đúng quy trình. 
- Bằng phương pháp “ nêu gương ”, bản thân giáo viên cũng phải luôn cố gắng tự rèn luyện mình, thể hiện qua từng bài dạy, cách trình bày bảng rõ ràng, khoa học , đẹp nhằm gây ấn tượng tốt cho học sinh. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên luôn lưu ý kĩ và chỉnh sửa cho các em kịp thời. Khi chấm chữa giáo viên cũng thể hiện sự cẩn thận bằng cách gạch dưới con chữ sai hoặc nét sai rồi viết mẫu lại, ghi lời nhận xét rõ ràng dễ hiểu, chấm điểm chân phương giúp học sinh khắc phục nhanh chóng để viết tiến bộ hơn. Bản thân tôi luôn tích cực rèn chữ của mình để ngày càng hoàn thiện hơn. Hàng tháng tôi đều tích cực tham gia thi bài viết chữ đẹp do nhà trường tổchức. Sau đây là 1số bài thi của tôi : 
b. Phương pháp gợi mở, vấn đáp
 Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở đầu của tiết học.Giáo viên dẫn dắt học sinh tiếp xúc với các chữ cái sẽ học bằng 1 hệ thống câu hỏi, từ việc hỏi các nét, cấu tạo chữ cái, độ cao, kích thước chữ cái đến việc so sánh các nét giống nhau giữa con chữ đã học với con chữ đang phân tích.
c. Phương pháp luyện tập 
- Muốn viết đúng, viết đẹp học sinh chỉ có một con đường là luyện tập. Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện tập thực hành từ thấp đến cao, từ dễ để học sinh dễ dàng tiếp thu. Lúc đầu là việc viết đúng hình dáng, cấu tạo, kích thước các cỡ chữ, sau đó là viết đúng dòng và đúng tốc độ quy định. Việc rèn luyện kĩ năng viết chữ phải được tiến hành đồng bộ ở lớp cũng như ở nhà, phân môn tập viết cũng như ở các phân môn Tiếng Việt khác. Khi học sinh luyện tập viết chữ giáo viên cần luôn luôn chú ý uốn nắn để các em cầm bút đúng quy định. Bài viết đẹp phải đi kèm với tư thế ngồi đúng, rèn cho học sinh viết đẹp mà quên đi việc uốn nắn cách ngồi viết là một thiếu sót lớn của giáo viên.
- Muốn viết nhanh phải nắm được kĩ thuật viết liền mạch nghĩa là nét bút phải nối liền liên tục không bị đứt quãng giữa các nét trong một chữ. Thông thường viết một nét chữ nét bút liền mạch từ đầu đến cuối sau đó nhấc bút viết dấu phụ. Vị trí dấu thanh đặt bút trên hoặc dưới âm chính
* Lựa chọn các hình thức luyện tập trong quá trình rèn chữ viết cho HS
+ Luyện viết bảng con
+ Luyện viết trong vở tập viết
+ Luyện phải thường xuyên trong các môn học khác
- Muốn viết đúng và đẹp không phải ngày một, ngày hai mà làm được ngay, nó đòi hỏi phải có một quá trình rèn rũa lâu dài. Trước hết phải có sự dạy dỗ công phu của các thầy cô giáo theo một phương pháp khoa học và những kinh nghiệm đã được đúc kết cùng với sự kèm cặp thường xuyên, sâu sát của các bậc phụ huynh, sự nỗ lực kiên trì của mỗi học sinh.
- Quá trình dạy viết chữ trên lớp tôi đã kết hợp các phương pháp dạy học và được tiến hành như sau :
+ Đưa mẫu cho học sinh quan sát, phân tích hình dáng cấu tạo, độ cao chữ sắp viết . 
+ Phần hướng dẫn viết về cơ bản bao giờ cũng có hệ thống câu hỏi gợi mở như sau: (ví dụ dạy bài chữ b)
- Con chữ (b) gồm mấy nét? Là những nét nào?
- Nhận xét độ cao, chiều rộng của con chữ ?
- Chữ bé được viết bằng mấy con chữ? Đó là những con chữ nào? 
- Nhận xét độ cao của các con chữ? Vị trí dấu thanh?
 	Tùy từng bài mà giáo viên phải có hệ thống câu hỏi hợp lý với nội dung của bài viết.
- Viết mẫu trên bảng thật chậm, đúng theo quy tắc với nét chữ chuẩn và chân phương, học sinh sẽ tận mắt nhìn thấy tay cô dang viết từng nét chữ.
- Công việc cuối cùng là giáo viên dùng que chỉ đồ từng nét chữ đã viết mẫu trên bảng từ điểm bắt đầu đến điểm kết thúc của từng chữ thật chậm để học sinh quan sát quy trình viết của từng con chữ rồi thực hành luyện viết vào bảng con và vào vở. 
6. Biện pháp thứ 6: Phân loại các chữ cái thành các nhóm
 	Nếu cùng một lúc đòi hỏi các em viết đúng và đẹp ngay tất cả các loại chữ là không thực tế và khó thực hiện được (vì học sinh chưa nắm chắc kỹ thuật viết chữ này đã chuyển sang chữ khác). Do vậy tôi đã phân loại chữ viết thành các nhóm chữ có cấu tạo gần giống nhau về cách viết, mỗi tuần rèn một nhóm nhất định, rèn viết đúng, đẹp nhóm chữ này mới chuyển sang rèn nhóm chữ khác nên mỗi nhóm chữ học sinh được rèn rất tỉ mỉ và chi tiết. Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo các nét và mối quan hệ về cách viết các chữ cái, tôi chia ra các nhóm chữ như sau:
Nhóm 1: Gồm 9 chữ cái: m, n, i, u, ư, v, r, t, p
 	Trọng tâm rèn luyện là các nét móc: Móc ngược, móc xuôi, móc hai đầu. Độ cao các con chữ đều cao 2 ly, riêng con chữ (t ) cao 3 ly, chữ p cao 4 ly.Với nhóm chữ này học sinh hay mắc lỗi viết chưa đúng nét nối giữa các nét, nét móc thường bị đổ nghiêng, khi hất lên thường choãi chân ra nên không đúng. 
 	Để khắc phục nhược điểm trên ngay từ nét bút đầu tiên tôi đặt trọng tâm rèn luyện học sinh viết nét móc ngược, móc hai đầu thật đúng, thật ngay ngắn trước khi ghép các nét tạo thành chữ. Khi ghép chữ tôi luôn chú ý minh hoạ rõ nét điểm đặt bút, điểm dừng bút của mỗi nét để chữ viết cân đối, đẹp. Từ các nét cơ bản ở nhóm chữ thứ nhất được viết đúng kĩ thuật học sinh sẽ có cơ sở viết chữ ở nhóm thứ hai dễ hơn. 
Nhóm 2 : Gồm 6 chữ cái: l, b, h, k, y, g
 	Sáu chữ cái đều giống nhau ở nét cơ bản là nét khuyết (trên, dưới). Độ cao các con chữ đều cao 5 ly.
- Để viết đúng nhóm chữ này trước tiên phải dạy viết từ nét sổ thẳng, học sinh viết được nét sổ ngay ngắn mới tiến hành dạy viết nét khuyết. Ở nhóm chữ này học sinh hay viết sai điểm giao nhau của nét và chữ viết còn cong vẹo. 
- Để giúp học sinh viết đúng điểm giao nhau của các nét khuyết tôi luôn cho học sinh xácđịnh rõ điểm giao nhau của nét khuyết bằng 1 dấu chấm nhỏ. Với nét khuyết trên điểm chấm nhỏ là điểm giao nhau của đường kẻ dọc và đường kẻ ngang 3. Với nét khuyết dưới điểm chấm nhỏ là giao điểm của đường kẻ dọc và đường kẻ ngang 1. Rèn cho học sinh thói quen đưa bút từ điểm bắt đầu qua đúng điểm chấm rồi mới đưa bút lên tiếp thì viết mới đúng. 
 	Khi viết được các chữ cái ở nhóm 1, 2 học sinh viết các chữ cái khác có phần thuận lợi hơn.
Nhóm 3 : Gồm 14 chữ cái: a, ă, â, o, ô, ơ, d, đ , q, c, e, ê, x, s
 	Nhóm chữ này giống nhau ở nét cơ bản là nét cong (kín, hở). Độ cao các con chữ là 2 ly, riêng con chữ d, đ, q cao 4 ly. Loại chữ này nhiều người nghĩ là đơn giản nhưng thực tế hầu hết học sinh viết sai từ chữ o như chiều ngang quá rộng hoặc quá hẹp, nét chữ không đều, đầu to đầu bé. Chính vì vậy ở nhóm chữ này tôi xácđịnh cần dạy học sinh viết đúng chữ o để làm cơ sở cho viết đúng các chữ khác trong nhóm. Vậy thì o phải viết như thế nào cho đúng? Điểm đặt bút từ đâu? Chiều ngang chiếm tỉ lệ bao nhiêu so với chiều cao? Đó là việc làm rất khó để học sinh lớp 1 xác định được. Vì vậy khi dạy chữ o tôi kẻ 1 ô vuông trên bảng. Tôi chia mỗi cạnh của hình vuông ra làm 4 phần bằng nhau. Sau đó tôi nối các điểm để chia hình vuông đó ra thành các ô vuông nhỏ như hình 1.
Hình 1
Hình 2
Chữ o nằm trong khung hình chữ nhật của hình 2 sao cho chữ o cong đều ở 4 góc của hình chữ nhật và điểm đặt bút của chữ o trùng khít với điểm dừng bút. Và điểm này chính là điểm để viết thêm dấu của chữ ơ, điểm để nối các nét chữ khác khi viết. Viết được chữ o đúng học sinh dễ dàng viết đúng các chữ cái khác trong nhóm.
Sau khi chia các nhóm chữ, xác định trọng tâm cần dạy kĩ ở mỗi nhóm tôi luôn đặt ra một kế hoạch rèn chữ hàng tuần, hàng tháng một cách cụ thể. Mỗi tuần tôi rèn một nhóm chữ nhất định, rèn viết đúng loại chữ này thì mới chuyển sang loại chữ khác, loại chữ này viết đúng kĩ thuật mới chuyển sang rèn loại chữ khác rồi tiến tới rèn viết chữ đẹp nên học sinh rất say mê, phấn khởi, không căng thẳng lo lắng khi tập viết.
7. Biện pháp thứ 7 : Hướng dẫn cho học sinh những kĩ thuật viết đúng và đẹp
1. Để viết đúng phải chấm đúng điểm đặt bút khi viết
 Thế nào là viết đúng? Đúng theo chữ viết mẫu ở vở viết của học sinh, đúng về chiều cao (mấy ly?) độ rộng (mấy ô?) đúng từ điểm bắt đầu đến điểm kết thúc của các con chữ trong một chữ ở vị trí nào của ô. 
- Để thực hiện được điều đó tôi phải tốn rất nhiều thời gian trong việc viết mẫu cho học sinh. Chấm điểm đặt bút theo mẫu chữ vào vở để học sinh biết dựa và đó tự xác định điểm đặt bút, quy trình viết của từng nét, từng con chữ tiếp theo.
- Ở bảng con tôi cũng hướng dẫn học sinh xác định điểm đặt bút như ở vở tập viết để học sinh làm quen dần với việc xác định điểm đặt bút một cách thống nhất (ở bảng, vở)
 Như vậy với mỗi nhóm chữ tôi chỉ dạy chấm điểm các nét cơ bản, sau đó học sinh sẽ biết tự chấm điểm đặt bút ở các chữ khác cùng nhóm bằng cách tương tự.
Việc dạy học sinh chấm điểm đặt bút tưởng chừng rất khó khăn, rối mắt, nhưng chỉ sau 2 ngày dạy là học sinh đã biết tự xác định các điểm chấm một cách chính xác. Tuy nhiên ở 2 ngày đầu giáo viên phải thật sự vất vả. Khi đã chấm mẫu từng điểm trên bảng song, giáo viên phải kiểm tra điểm chấm của từng học sinh xem đã chấm đúng vị trí chưa? (Có thể cho học sinh đổi bảng tự kiểm tra) rồi mới tiến hành viết từng nét, từng con chữ. Việc chấm điểm đặt bút khi viết sẽ rút ngắn lời hướng dẫn dài dòng của giáo viên.
 - Khi học sinh có thói quen xác định đúng các nét trong một con chữ thì sẽ dễ dàng xác định đúng cách viết và khoảng cách các con chữ kết hợp trong một chữ sau này.
2. Hướng dẫn cho học sinh cách nối các con chữ 
 Theo kinh nghiệm của bản thân tôi thì việc hướng dẫn học sinh nhận ra cách nối nét sao cho đẹp là yếu tố quan trọng góp phần rèn nên chữ viết đẹp của học sinh. Bởi thế cho nên, tôi luôn giúp học sinh của tôi nhận ra điểm chưa đẹp khi nối nét mà trong các kiểu nối sau đây khi dạy cần phải lưu ý :
a.Trường hợp viết nối thuận lợi
- Đây là trường hợp các con chữ đứng trước và đứng sau đều có nét liên kết (gọi là liên kết hai đầu). Khi viết chỉ cần đưa tiếp nét bút từ điểm dừng bút của con chữ đứng trước nối sang điểm đặt bút của con chữ đứng sau một cách thuận lợi theo hướng dịch chuyển của nét bút từ trái sang phải. 
- Trường hợp nét móc cuối cùng của con chữ đứng trước nối với nét móc ( hoặc nét hất ) đầu tiên của con chữ sau. 
Lưu ý học sinh khi nối cần điều tiết về độ giãn giữa 2 chữ cái sao cho vừa phải , hợp lí để chữ viết đều nét và có tính thẩm mĩ.
Ví dụ : a – n , i – m , a – t , t – u
Nét nối của con chữ đứng sau là nét hất trong các chữ u, ư, i, t, yNét nối của con chữ đứng sau là nét móc trong các chữ n, m. Với các con chữ có nét hất việc thực hiện việc liên kết với nét kết thúc của con chữ đứng trước đơn giản hơn. 
Với các con chữ có nét móc việc thực hiện liên kết phức tạp hơn. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh cần điều tiết nét kết thúc của của con chữ đứng trước sao cho điểm liên kết với điểm đặt bút của con chữ đi sau cần tự nhiên, không có chỗ gãy. 
Trường hợp nét cong cuối cùng của chữ cái trước nối với nét móc ( hoặc nét hất) đầu tiên của chữ cái sau.
Ví dụ : e – m, c – ư , .
Lưu ý chuyển hướng ngòi bút ở cuối nét cong thấp và rộng ra một chút rồi mới nối sang nét móc (nét hất) để hình dạng 2 con chữ vẫn rõ ràng, điều chỉnh khoảng cách giữa 2 con chữ sao cho không quá gần hay quá xa.
Trường hợp nét thắt nối với con chữ e, ê.
 Ví dụ: b- e, v-ê
Trường hợp này để viết được nét nối là tương đối phức tạp. Khi viết nét thắt ta kéo dài nét thắt xuống 1 ô và đưa bút xuống dưới dòng kẻ ngang 2 sau đó mới nối với e, ê sao cho đầu chữ e, ê không quá hẹp. 
Trường hợp nét hất (nét móc) nối với e, ê.
Ví dụ: h- e, y – ê
Khi viết đến gần cuối nét móc (nét hất) ta hạ thấp nét bút sang phải nửa ô sau đó mới nối với con chữ e, ê để khoảng cách 2 con chữ không quá gần và đầu con chữ e, ê không quá hẹp. 
b.Trường hợp viết nối không thuận lợi: Đó là những trường hợp các con chữ nối với nhau mà ở vị trí liên kết không thể viết các nét nối từ điểm dừng bút của con chữ đứng trước với điểm đặt bút của con chữ đứng sau.
- Liên kết một đầu: Trường hợp nét móc (hoặc nét khuyết dưới, nét cong ) của chữ cái trước nối với nét cong của chữ cái sau.
Ví dụ : a – c , h – o , g – a
Ví dụ : x –o , e – o , 
Khi viết đến điểm dừng bút của con chữ đứng trước, lia bút sang bên phải một khoảng bằng độ rộng của con chữ thứ hai sau đó viết con chữ thứ hai sao cho lưng của con chữ thứ hai chạm vào điểm dừng bút của con chữ thứ nhất. 
- Không có liên kết: Trường hợp này cả hai con chữ đều không có nét liên kết. Khi viết phải tạo thêm nét liên kết ở điểm dừng bút của con chữ thứ nhất để nối sang con chữ thứ hai hoặc viết con chữ thứ nhất cách con chữ thứ hai một khoảng là nửa ô.
- Trường hợp khi viết phải tạo thêm nét liên kết ở điểm dừng bút của con chữ thứ nhất để nối sang con chữ thứ hai. Thường là trường hợp o, ô, ơ nối sang các con chữ 

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_1_viet.doc