Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp học sinh học tốt quy trình vẽ theo âm nhạc ở lớp 4, lớp 5
- Thông qua phương thức dạy học này tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận về một hình thức biểu đạt của nghệ thuật hiện đại - Mĩ thuật trừu tượng. Qua tác động của giai điệu âm nhạc với các giác quan, vận động của cơ thể, kích thích cảm hứng sáng tạo mĩ thuật theo tiết tấu nhịp điệu âm thanh. Tạo cơ hội giúp HS cảm nhận về mối quan hệ giữa giai điệu âm nhạc với hoạt động biểu đạt ngôn ngữ mĩ thuật phi hình thể. Từ đó rèn luyện cho học sinh năng lực thưởng thức mĩ thuật, cảm nhận cá nhân và trao đổi nhóm về bức tranh “Vẽ theo nhạc” và sự phối hợp với mĩ thuật ứng dụng trong đời sống. Rèn luyện trí tưởng tượng và khả năng thẩm mĩ, lựa chọn hình vẽ trừu tượng, sử dụng cho hình thức mĩ thuật mới (trang trí ứng dụng). Phát huy khả năng thực hành, áp dụng sáng tạo hình vẽ trừu tượng vào trang trí ứng dụng trong cuộc sống. Mang lại yếu tố thẩm mĩ cá nhân của học sinh.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp học sinh học tốt quy trình vẽ theo âm nhạc ở lớp 4, lớp 5
hẩm trang trí như: bưu thiếp, thiệp Mời hoặc bìa Sách, bìa Lịch Giáo viên sẽ khuyến khích học sinh: • Xây dựng ý tưởng từ khung màu, lựa chọn để tạo ra một bức tranh theo tưởng tượng, bìa sách, bưu thiếp hoặc thiệp mời; • Gợi mở và hỗ trợ học sinh thực hiện trang trí bìa sách, thiệp và các sản phẩm ứng dụng theo ý thích • Tạo cơ hội cho học sinh vận dụng kiến thức trang trí vào sản phẩm. - Mục tiêu của hoạt động 5 : Trình bày, thảo luận, đánh giá sản phẩm. Giáo viên sẽ khuyến khích học sinh: • Giúp Hs phát triển kỹ năng thuyết trình, giao tiếp và chia sẻ kinh nghiệm của quá trình thực hiện sản phẩm. • Nâng cao khả năng phân tích, đánh giá và tự đánh giá cho HS 1.2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh trước khi lên lớp Việc chuẩn bị cho một bài giảng có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nếu bài học được chuẩn bị tốt thì tiết dạy sẽ hiệu quả, thành công, ngược lại nếu chuẩn bị không tốt thì cả giáo viên và học sinh sẽ lúng túng mất thời gian và không hiệu quả. Vì vậy cả giáo viên và học sinh đều phải có sự chuẩn bị chu đáo cho một bài học. 1.2.1. Sự chuẩn bị đối với giáo viên. *Chuẩn bị về đồ dùng - Vật liệu: Giấy A0 hoặc A2, bọt biển, bút lông, bột màu nghiền, màu nước, bảng pha màu, băng dính, xô đựng nước. Bút dạ, bút sáp chì màu phù hợp với giấy A3, A4, A5 Lấy một mảnh giấy để lót bảng trước khi vẽ, điều này giúp làm sạch dễ dàng sau khi sử dụng màu nước hoặc màu bột nghiền. - Âm nhạc: Chọn nhiều thể loại nhạc khác nhau phù hợp với học sinh như: Nhạc có tiết tấu nhanh, tiết tấu chậm, nhạc không lời hay các bài hát mà các em đã được học ở môn âm nhạc... nhằm kích thích trí tưởng tượng phong phú của HS về các đường nét khác nhau. - Sản phẩm vẽ theo nhạc: Sản phẩm của giáo viên chuẩn bị và học sinh năm trước cũng giúp các em làm bài tốt hơn. * Soạn kĩ giáo án trước khi lên lớp Chuẩn bị giáo án từng bài dạy, xác định các hoạt động lên lớp, thời gian dự kiến cho từng hoạt động, soạn bài theo hướng đổi mới. Việc soạn bài kỹ đã định hướng cho từng bước lên lớp, phân chia thời gian cho từng hoạt động một cách hợp lý để học sinh vừa nắm được bài học vừa có nhiều thời gian để thực hành. 1.2.2. Sự chuẩn bị đối với học sinh Để có một tiết học tốt về môn Mĩ thuật nói chung và bài vẽ theo nhạc nói riêng, học sinh cần phải thực hiện tốt những nội dung sau: + Quan sát thực tế trước theo yêu cầu của bài học. + Mang đầy đủ đồ dùng học tập như: Sách học Mĩ thuật (Giấy khổ A0, giấy A4, giấy A3), bút chì, tẩy, thước kẻ, màu vẽ..... + Xem trước bài ở nhà để xác định được yêu cầu của bài. 2. Biện pháp thứ hai: Lựa chọn chủ đề phù hợp để áp dụng quy trình vẽ theo âm nhạc . Môn mĩ thuật ở Tiểu học theo phương pháp dạy học mới có nhiều chủ đề, nhưng chủ đề phù hợp với quy trình dạy vẽ theo âm nhạc nhất mà tôi đã áp dụng như: Các chủ đề về sắc màu, tĩnh vật, chân dung, con vật, tạo dáng và trang trí đồ vật.... Giai điệu âm nhạc sẽ giúp các em hào hứng trong tiết học, sáng tạo ra nhiều sản phẩm đẹp và phong phú. Những dạng bài này được áp dụng quy trình vẽ theo nhạc được học sinh rất thích, tập trung làm việc, các em sẽ cùng nhau thưởng thức âm nhạc, cùng nhún nhảy, vận động cơ thể theo giai điêu âm nhạc và thoải mái chọn nhiều màu sắc cùng một lúc để vẽ. Trong một thời gian ngắn, các em có thể tạo ra nhiều bức tranh hoặc nhiều đồ vật theo sự tưởng tượng phong phú của mình. Những bức tranh được áp dụng quy trình vẽ theo âm nhạc thường ấn tượng hơn, học sinh thích thú hơn tranh vẽ theo lối truyền thống. 3. Biện pháp thứ ba: Gây hứng thú với học sinh về vẽ theo âm nhạc ngay từ phần giới thiệu bài. Trong các chủ đề thì chủ đề nào cũng cần có phần giới thiệu hấp dẫn. Giới thiệu hay sẽ kích thích học sinh sự tò mò, hứng thú trong tiết học, khơi dậy sự ham mê tìm hiểu về cái mới của chủ đề. Trong bài dạy vẽ theo âm nhạc là bài cung cấp cho học sinh những kiến thức mới mẻ. Nên giáo viên cần chuẩn bị phần giới thiệu về vẽ theo âm nhạc trong lần đầu hướng dẫn quy trình này một cách thuyết phục. Nếu không có sự chuẩn bị kĩ phần giới thiệu sẽ khiến các em không hiểu quy trình vẽ theo âm nhạc và không thấy hứng thú vào tiết học. Vì vậy ở bài vẽ theo âm nhạc đầu tiên tôi sẽ tổ chức cho các em chơi trò chơi hoặc hát một bài hát phù hợp với chủ đề để giới thiệu. Sau khi HS khởi động chơi xong tôi cho các em nghe những bản nhạc du dương, trầm bổng và giới thiệu kỹ cho học sinh hiểu thế nào quy trình vẽ theo nhạc. Ví dụ 1: Ở chủ đề “Những mảng màu thú vị” (Chủ đề 1 sách Học mĩ thuật 4) Tôi tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Ghép tranh” Tôi chuẩn bị một bức tranh thật đẹp đã cắt thành nhiều miếng nhỏ giơ lên và giới thiệu: Hình 1 (đã cắt thành nhiều mảnh nhỏ) Hình 2 (hoàn chỉnh) Các em yêu quý! Trên tay của cô có một bức tranh đã cắt thành nhiều mảnh nhỏ. Em nào xưng phong lên bảng gắn lại bức tranh đó (sẽ có rất nhiều em học sinh thích được tham gia công việc này). Sau khi học sinh gắn hoàn chỉnh rồi giáo viên nói: Các em có biết không, đây chính là một cái túi xách rất đẹp, cái túi xách này đã được tạo ra từ quy trình vẽ theo âm nhạc đấy các em ạ. Các em có thích tạo ra các sản phẩm khác đẹp như thế này không? Vậy hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em học chủ đề “Những mảng màu thú vị”được áp dụng quy trình vẽ theo âm nhạc nhé. Thế là tiết học sẽ trở nên rất vui và gây hứng thú cho học sinh bước vào chủ đề mới . Ví dụ 2: Ở chủ đề 2 sách Học mĩ thuật lớp 4 “Chúng em với thế giới động vật” tôi chuẩn bị dán lên bảng một bức tranh đa sắc màu khổ giấy A0. Tranh đa sắc màu khổ A0 Tôi sẽ kích thích sự tò mò của học sinh bằng cách chỉ vào bức tranh và nói: “Cô thấy con hươu cao cổ, cô thấy một chú vẹt thật dễ thương, cô thấy đàn cá đang bơi lội tung tăng trong bức tranh của cô, còn các em thử tưởng tượng xem các em thấy những con vật gì trong bức tranh này nhé? Rất nhiều học sinh thích được lên bảng thể hiện. Tôi sẽ gọi 2- 3 học sinh lên bảng chỉ vào bức tranh theo sự tưởng tượng của mình. Sau khi học sinh đã tưởng tượng ra những con vật trong bức tranh đa sắc màu đó giáo viên sẽ dẫn dắt vào nội dung chủ đề. Ví dụ 3: Ở chủ đề: “Âm nhạc và màu sắc” (Chủ đề 3 sách Học mĩ thuật lớp 5) Tôi tổ chức cho học sinh hát theo nhạc bài “Những sắc màu của bé” Sau khi cả lớp hát xong giáo viên nói: Các em ạ. Cả lớp vừa thể hiện rất hay bài hát “Những sắc màu của bé” Bạn nào giỏi có thể cho cô biết trong bài hát nhắc đến những màu sắc nào? Những màu sắc đó được tác giả liên tưởng đến những bức tranh nào? Các em có muốn vẽ được những bức tranh đẹp như trong bài hát không? Hôm nay cô và các bạn cùng khám phá ở nội dung chủ đề “Âm nhạc và màu sắc” nhé. Ví dụ 4: Giáo viên cũng có thể cho học sinh xem 2 bức tranh vẽ theo phương pháp truyền thống và vẽ tranh theo phương pháp vẽ theo âm nhạc. Yêu cầu học sinh so sánh sự khác nhau giữa 2 bức tranh. Giới thiệu qua về cái hay, cái đẹp của tranh vẽ theo âm nhạc. Hỏi học sinh có muốn thư vẽ theo phương pháp mới này không? Sự tò mò muốn khám phá của tâm lý lứa tuổi sẽ thôi thúc các em sáng tạo cái mới. Nói chung nên bắt đầu dẫn dắt học sinh vào bài học một cách nhẹ nhàng, vui vẻ khơi gợi được trí tò mò, niềm vui thích khám phá cái lạ, cái đẹp thì nhất định các em sẽ hào hứng đón nhận, Từ đó quyết định thành công ban đầu của tiết dạy. 4. Biện pháp thứ tư: Nắm chắc quy trình vẽ theo âm nhạc và vận dụng một cách linh hoạt. Bài dạy nào cũng cần phải có quy trình. Quy trình đặt ra thường được nghiên cứu kĩ mỗi hoạt động trong quy trình đều nhằm vào đích đến là mục tiêu của bài học. Người giáo viên thực hiện đúng quy trình có thể nói sẽ cầm chắc đạt được mục tiêu của bài dạy. Bài dạy đổi mới, phương pháp sáng tạo giáo viên cần phải nắm chắc quy trình và vận dụng quy trình đó một cách linh hoạt nếu không sẽ bị mất phương hướng trong tiết dạy và sẽ lan man trong kiến thức mới muốn truyền đạt. Với bài dạy vẽ theo âm nhạc, giáo viên nắm chắc quy trình sẽ như một “nhạc trưởng giỏi” chủ động điều khiển mọi hoạt động nghệ thuật sáng tạo của học sinh một cách bài bản. Điều này tạo ra một nền tảng cần thiết để giúp các em kiến tạo được quy trình học tập khi học vẽ theo âm nhạc của mình. Trong bài vẽ theo âm nhạc thì quy trình chung thường có 4 hoạt động chính là: 4.1. Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu. 4.1.1 Hướng dẫn trải nghiệm hoạt động vẽ theo nhạc. - Trong hoạt động này giáo viên tạo nhóm: Khoảng 8-10 HS một nhóm vẽ trên giấy A0. (cũng có thể cho học sinh vẽ cá nhân hoặc nhóm nhỏ) Học sinh vẽ nhóm 8 Học sinh vẽ cá nhân - GV bật nhạc nhẹ nhàng, HS lắng nghe và cảm nhận giai điệu của âm nhạc. HS bắt đầu vẽ những nét màu trên giấy theo thứ tự các màu từ sáng đến đậm. (Nếu sử dụng màu bột nghiền hoặc màu nước thì chú ý hạn chế màu đen vì màu này dễ làm cho bức tranh bị xỉn màu). Âm nhạc tăng dần sang tiết tấu nhanh tạo cảm xúc mạnh mẽ cho HS. Các em chuyển động cơ thể và vẽ theo giai điệu của âm nhạc. - Hoạt động này kéo dài khoảng 5 đến 7 phút. Thực hiện quy trình này cần linh hoạt và sáng tạo với nhiều chất liệu màu, kích cỡ giấy, âm nhạc theo điều kiện của trường địa phương mình. Có thể thay nhạc bằng bài hát hoặc tiết tấu gõ đệm nhẹ nhàng, từ tiết tấu chậm đến nhanh, sôi nổi, mạnh mẽ... - Hoạt động kết thúc khi nhạc kết thúc. * Một số lưu ý khi vẽ theo nhạc: + Khi học sinh hòa theo âm thanh của bản nhạc hay bài hát hoặc tiếng vỗ tay, tiếng trống có nhịp điệu nhanh chậm, mạnh nhẹ, từng HS, các nhóm sẽ vận động vòng quanh bàn vẽ màu trên giấy tạo cảm xúc và vận động, nhún nhảy theo nhịp điệu, tiết tấu âm nhạc, vẽ theo cảm xúc, thể hiện các nét lượn cong, ngoằn ngoèo; nét thẳng ngang, dọc, chéo; hoặc dấu chấm, dấu phẩy, mạnh, nhẹ tùy theo giai điệu âm nhạc. + Kích thước nét vẽ có thể to, nhỏ, dài, ngắn khác nhau... + Khi vẽ, HS thực hiện động tác vẽ ngẫu hứng vào vị trí bất kỳ trên giấy vẽ (có thể vẽ trồng chéo lên các nét màu đã có). Cũng có thể vẽ theo động lệnh của giáo viên: Về đậm, nhạt hay nóng, lạnh... Trong trường hợp cần điều chỉnh cho bức vẽ hấp dẫn hơn. *Kết quả. Cuối hoạt động này học sinh có khả năng: • Nghe nhạc. • Sử dụng tất cả các giác quan để học tập. • Vẽ màu sắc, đường nét và các mảng màu dựa trên nền nhạc; • Kết nối âm nhạc, hội họa và hoạt động cơ thể. • Hợp tác trong suốt quy trình dạy - học mĩ thuật. Một số hình ảnh nghe nhạc và vẽ màu theo nhịp điệu của học sinh. 4.1.2. Hướng dẫn cảm nhận về màu sắc Học sinh cảm nhận và trao đổi thể hiện cảm xúc về bức tranh của nhóm Sau khi học sinh trải nghiệm hoạt động vẽ theo âm nhạc giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm để chia sẻ kinh nghiệm từ ý kiến ý cá nhân, bầu ra đại diện lên trình bày tác phẩm vẽ theo nhạc của nhóm hoặc cá nhân. Qua đó giúp học sinh hiểu biết nhiều hơn về màu sắc, đường nét. Hình ảnh HS nói về cảm nhận màu sắc của bản thân *Kết quả: Cuối hoạt động này học sinh có khả năng: • Biểu đạt được kinh nghiệm và ý kiến của bản thân; • Nghe tập trung vào những bài thuyết trình của bạn; • Nói về hình mảng, màu sắc và đường nét biểu cảm qua âm nhạc. HS quan sát bức tranh và suy nghĩ, đưa ra những nhận xét và chia sẻ cảm nhận về hoạt động vừa thực hiện. Các em tưởng tượng ra những hình ảnh đề tài từ bức tranh lớn đó. Ở hoạt động này giáo viên đặt các câu hỏi gợi mở. • Em có cảm nhận như thế nào trong suốt quá trình di chuyển xung quanh bàn và vẽ màu? • Em nghĩ như thế nào về bức tranh tập thể? Em thích gì trong bức tranh đó? • Em có nghĩ là bức tranh này lộn xộn không? Em có hứng thú với hoạt động vừa thực hiện không? • Trong khi quan sát tranh em liên tưởng tới hình ảnh gì? • Từ những hình ảnh đó em nghĩ đến những đề tài nào? **Kết luận: - Màu sắc, đường nét trong bức tranh vẽ theo giai điệu âm nhạc đẹp và sinh động. Có những bức tranh đường nét mền mại, màu sắc lung linh, huyền ảo. Có những bức tranh rực rỡ sắc màu, đường nét mạnh mẽ, khỏe khoắn, mang đến cho người xem những cảm xúc sự tưởng tượng khác nhau. - Có nhiều hòa sắc trong tranh: nóng lạnh, đậm nhạt, tương phản,... - Có thể tưởng tượng được những hình ảnh dựa trên những đường nét và màu sắc trên bức tranh. 4.1.3. Lựa chọn hình ảnh trong thế giới tưởng tượng. Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng một khung giấy,...(Có thể cắt dán giấy trắng để tạo thành khung hoặc sử dụng 2 mảnh giấy hình chưc L ghép lại để tạo thành khung) chọn phần tranh mình thích trên bức tranh lớn của nhóm. Dựa vào phần tranh đã chọn, gợi ý để học sinh cảm nhận về vẻ đẹp của đường nét, màu sắc và có thể tưởng tượng được những hình ảnh cụ thể trong bức tranh nhiều màu. * Kết quả. Cuối hoạt động này học sinh có khả năng: • Chọn được một phần bức tranh dựa theo 1chủ đề. • Sáng tác câu chuyện liên quan đến phần đã cắt khỏi bức tranh lớn. • Thuyết trình bức tranh đã chọn và kể câu chuyện sáng tác cho cả lớp. Mỗi học sinh dùng một khung giấy theo các hình tùy ý được trổ từ khổ giấy A4 và dịch chuyển trên bức tranh lớn để tìm kiếm phần màu sắc, đường nét mình thích rồi dán khung giấy vào vị trí đó trên bức tranh lớn. Học sinh tưởng tượng và lần lượt kể trước lớp về câu chuyện trong bức tranh mình đã lựa chọn. Giáo viên sử dụng câu hỏi nhằm gợi ý, phát triển trí tưởng tượng của học sinh. Ví dụ 1: Về một câu chuyện tưởng tượng: “Từ những đường nét và màu sắc này, như tôi đang nhìn thấy hàng cây xanh mướt, những con chim sắc màu sặc sỡ nhảy nhót và hát lứu lo trên cành cây, lá cây xào xạc và đung đưa theo gió trong nắng vàng rực rỡ,...” Ví dụ 2: Giáo viện có thể kể cho học sinh nghe một câu chuyện tưởng tượng khác: “ Ngày xửa, ngày xưa có một con chim hiếm sống ở nước ta. Người ta nói rằng nó đã quay lại. Giáo viên lấy camera là khung tìm hình được trổ ra từ giấy và đi tìm con chim đó, “chụp hình” và kể cho học sinh nghe về nguồn gốc, đặc điểm, điều kiện sống, thức ăn, hoàn cảnh khi nó được tìm ra...” Giáo viên chuẩn bị một số khung tìm hình được trổ ra từ giấy cho từng học sinh hoặc để các em tự làm các khung tìm hình của riêng mình tùy vào sở thích và lứa tuổi của học sinh. Với ví dụ trên, mỗi học sinh sẽ tìm cho mình một câu chuyện theo trí tưởng. Các em suy nghĩ và tự tìm ra cho mình những câu chuyện để kể. Các em sẽ lần lượt kể câu chuyện đó cho cả lớp, khi kết thúc mỗi câu chuyện, người kể sẽ chỉ định bức hình tiếp theo của bạn khác để trình bày và cứ thế tiếp tục, các em đều có cơ hội kể câu chuyện của mình. 4.2 Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện 4.2.1. Tạo bức tranh theo tưởng tượng. Giáo viên cho học sinh xem một số sản phẩm đẹp từ bức tranh đa sắc màu. Tranh phong cảnh Tranh bốn mùa Tranh tĩnh vật và chân dung Từ những bức tranh trên giáo viên gợi ý tạo cảm hứng cho học sinh liên tưởng đến một bức tranh hoặc một đồ vật nào đó từ bức tranh bức tranh lớn của nhóm. 4.2.2. Tạo các sản phẩm trang trí: Đồ vật và bìa sách... Đồ vật trang trí Trang trí bìa sách Qua những sản phẩm trên giáo viên sẽ khuyến khích học sinh: • Xây dựng ý tưởng, lựa chọn để tạo ra một bức tranh theo tưởng tượng, đồ vật hoặc bìa sách... • Gợi mở và hỗ trợ học sinh thực hiện trang trí các sản phẩm ứng dụng theo ý thích • Tạo cơ hội cho học sinh vận dụng kiến thức trang trí vào sản phẩm. * Kết quả. Cuối hoạt động này học sinh có khả năng: • Có ý tưởng hay, phù hợp với chủ đề để tạo được một bức tranh theo tưởng tượng, bìa sách, ... từ khung màu đã chọn; • Lựa chọn được cách sắp xếp hình ảnh minh họa và chữ viết phù hợp, sáng tạo trong trang trí. • Thảo luận về hiệu quả của các cách trình bày khác nhau. GV hướng dẫn và hỗ trợ các nhóm trang trí sản phẩm của mình với các câu hỏi mang tính chất gợi mở để HS chủ động, sáng tạo theo ý thích và khả năng riêng. Học sinh tự làm các sản phẩm của riêng mình một cách sáng tạo. Các em sẽ viết các chữ cái trang trí hoặc những dòng chữ viết tay thật đẹp tùy theo khả năng của từng em vào những vị trí phù hợp. Giáo viên đặt câu hỏi gợi mở. ? Em muốn tạo ra sản phẩm gì? ? Trong khung hình đã chọn, em muốn giữ lại và muốn lược đi chi tiết nào? Tại sao? ? Bố cục sản phẩm của em có theo những gì em muốn thể hiện không? Em có muốn thay đổi hay chỉnh sửa gì không? Từ những sản phẩm mà giáo viên đã chuẩn bị và những câu hỏi gợi mở giúp học sinh tưởng tưởng được một bức tranh phù hợp cho mình. 4.3. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành. Hướng dẫn học sinh cảm nhận, chọn hình ảnh và sáng tạo bức tranh biểu cảm từ bức tranh vẽ theo âm nhạc. HS tìm hình của riêng mình Giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ thêm đường nét, màu sắc vào bức tranh vẽ theo nhạc để tạo hình ảnh mới. 4.4. Hoạt động 4:Trình bày, thảo luận, đánh giá sản phẩm. HS tự đánh giá, nhận xét, đánh giá bức tranh của bạn Thông qua hoạt động này giúp HS phát triển kỹ năng thuyết trình, giao tiếp và chia sẻ kinh nghiệm của quá trình thực hiện sản phẩm, nâng cao khả năng phân tích, đánh giá và tự đánh giá cho HS giúp các em có kĩ năng giải thích, nhận xét, đánh giá các sản phẩm. Biết lắng nghe và phản hồi tích cực từ phần thuyết trình của các HS khác. - Tổ chức các nhóm HS trưng bày sản phẩm. Lần lượt từng HS lên giới thiệu sản phẩm và chức năng của sản phẩm. Thầy cô tiến hành các hoạt động như: • Học sinh tự đánh giá • Đánh giá giữa các cặp, nhóm • Kết hợp đánh giá của giáo viên và học sinh - Đánh giá giúp học sinh học tập và tiến bộ. • Em có hài lòng về tác phẩm? • Em có thấy ý tưởng của tác phẩm? • Em sẽ sử dụng sản phẩm này thế nào? • Chọn bức hình mẫu mà ý tưởng và chức năng hỗ trợ lẫn nhau ! - Giáo viên đánh giá học sinh : GV và HS thường xuyên trao đổi ý kiến về mục tiêu và kết quả của các hoạt động. và việc đánh giá cần được thực hiện trong suốt quy trình. Nó có tính giáo dục hơn khi giáo viên tiến hành đánh giá liên tục bằng cách ghi chép lại sự tiến bộ của học sinh và chụp các bức ảnh trong suốt quy trình và sản phẩm triển lãm cuối cùng. * Ý tưởng mở rộng. Quy trình dạy - học mĩ thuật: Trang trí lớp học của chúng ta giáo viên có thể xây dựng kế hoạch trang trí lớp học bằng cách tạo ra những khung cảnh học tập đầy cảm hứng trong phạm vi lớp học cùng với sự tham gia của học sinh. Mô tả các hoạt động dạy học giáo dục (Mục tiêu, nội dung, cách thức tổ chức, phương pháp, kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động của học sinh, hoạt động của giáo viên) theo tiến trình thực hiện sản phẩm dự thi. 5. Biện pháp thứ năm: Vận dụng dạy tốt quy trình vẽ theo âm nhạc ở lớp 4, lớp 5. Với sự cố gắng tìm tòi trong chuyên môn. Tìm hiểu phương pháp dạy mới của Đan Mạch để dạy tốt phân môn Vẽ theo âm nhạc trong trường tiểu học tôi nhận thấy. Sự hứng thú say mê học tập của các em học sinh được say mê hơn các em cuốn hút vào nội dung kiến thức của bài giảng. ở đây các em được thảo luận, được đưa ra những dự định ý tưởng của mình về nội dung kiến thức, được vận động, lắng nghe... Trong quá trình dạy học mĩ thuật. Tôi thấy rất thiết thực khi áp dụng quy trình vẽ theo âm nhạc vào tiết học tôi thấy thật sự cần thiết và rất quan trọng góp phần không nhỏ vào việc cung cấp tri thức cho học sinh cũng như tạo cảm hứng sáng tạo cho các học sinh. Bằng việc áp dụng các kỹ thuật hỗ trợ cho bài giảng như kỹ thuật lồng ghép đoạn phim hay việc chọn nhạc, chọn hình đã làm cho bài giảng trở nên sinh động hấp dẫn hơn. Giúp các em học tập tiếp thu bài hiệu quả nhất thông qua băng đĩa, bài giảng điện tử Trên đây tôi đưa ra một số biện pháp giúp học sinh học tốt quy trình vẽ theo âm nhạc ở lớp 4, lớp 5. Sau đây tôi xin đưa ra kế hoạch bài dạy cụ thể về chủ đề 7 lớp 4: Vũ điệu của màu sắc thể hiện cả nội dung và phương pháp tôi đã tiến hành. Minh họa bài giảng giáo án điện tử Giáo án minh họa KẾ HOẠCH BÀI DẠY MĨ THUẬT – LỚP 4 - Tuần 19,20 CHỦ ĐỀ 7: VŨ ĐIỆU CỦA MÀU SẮC (2 tiết) I. Mục tiêu: Học sinh biết cách lắng nghe và vận động theo giai điệu của âm nhạc, chuyển âm thanh và giai điệu thành những đường nét và màu sắc biểu cảm trên giấy. Nhận ra được các hòa sắc nóng, lạnh, tương phản, đậm, nhạt trong bức tranh vẽ theo nhạc. Từ đường nét, màu sắc trong bức tranh vẽ theo nhạc cảm nhận và tưởng tượng được những hình ảnh có ý nghĩa. Học sinh phát triển được trí tưởng tượng, sáng tạo trong quá trình tạo ra bức tranh biểu cảm mới. II. Phương pháp và hình thức tổ chức Phương pháp : Vẽ theo nhạc Hình thức tổ chức: - Hoạt động cá nhân - Hoạt động n
File đính kèm:
- bao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_hoc_tot_quy.doc