Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giảng dạy giúp học sinh lớp 1 yêu thích môn âm nhạc

Âm nhạc là môn nghệ thuật có tác động mạnh mẽ tới đời sống tình cảm của con người, đòi hỏi người học có sự yêu thích say mê và một chút năng khiếu. Thông qua những câu hát tiếng nhạc, lời ca, các động tác vận động minh họa giúp các em nhận thức những hình tượng âm thanh, giai điệu, kích thích cảm xúc của các em, giúp các em cảm thụ những giai điệu đẹp qua từng bài hát, điệu nhạc. Đối với các em học sinh lớp 1, hoạt động học tập chưa có đối tượng cụ thể. Các em lĩnh hội kiến thức chủ yếu dựa vào trực quan và thực hành. Học sinh luôn hiếu động, dễ nhớ nhưng cũng nhanh quên. Nhu cầu nhận thức của học sinh tiểu học đang phát triển. Hành vi và thói quen đạo đức đang hình thành. Vì vậy học sinh rất thích các hoạt động tập thể sôi nổi như múa hát.

 Giáo viên âm nhạc là người hình thành cho các em những cơ sở ban đầu trong việc tiếp thu âm nhạc và phát triển những học sinh có năng khiếu thật sự để sớm bồi dưỡng các em trở thành nhân tài. Xuất phát từ thực trạng giảng dạy âm nhạc cho học sinh lứa tuổi tiểu học, vấn đề học và kết quả học tập của các em là hết sức quan trọng, điều đó không chỉ phụ thuộc vào chương trình giảng dạy phù hợp mà còn phụ thuộc vào phương pháp giảng dạy của giáo viên. Hơn nữa còn phụ thuộc vào ý thức học tập, khả năng cảm thụ của học sinh cùng sự quan tâm chăm sóc, tạo điều kiện của gia đình và toàn xã hội.

 

doc 30 trang Chí Tường 20/08/2023 4300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giảng dạy giúp học sinh lớp 1 yêu thích môn âm nhạc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giảng dạy giúp học sinh lớp 1 yêu thích môn âm nhạc

Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giảng dạy giúp học sinh lớp 1 yêu thích môn âm nhạc
nhạc. Qua học hát, học sinh được rèn luyện về tai nghe, trí nhớ âm nhạc, phát triển nhạc cảm và làm quen với việc thể hiện đúng cao độ, trường độ. Để có một tiết học âm nhạc hiệu quả, gây ấn tượng tốt và tạo hứng thú cho học sinh trước tiên giáo viên phải xây dựng nề nếp học tập ngay từ bài học đầu tiên. Cụ thể như xác định thái độ, mục tiêu, ý thức học tập đối với phân môn âm nhạc. Muốn thực hiện được điều trên, giáo viên phải nắm vững các phương pháp và các bước trong giảng dạy để truyền thụ lại cho các em kiến thức của bài học cũng như phát triển được năng khiếu tiềm ẩn trong học sinh.
 Ở lớp 1, dạy âm nhạc cho các em chủ yếu là dạy hát, thông qua dạy hát để giáo dục âm nhạc. Trong giờ học, học sinh được tập hát sao cho đúng giai điệu, tiết tấu những bài hát phù hợp với lứa tuổi. Đó là 12 bài hát có cấu trúc ngắn gọn, giai điệu đơn giản, tính chất bài nhẹ nhàng vui tươi, nội dung lành mạnh, được sắp xếp từ dễ đến khó và tầm cữ giọng rất phù hợp với học sinh lớp 1. Đồng thời các em được làm quen với hát tập thể, biết hát đồng đều và hòa giọng cùng các bạn. Học sinh được dạy hát kết hợp vận động theo bài hát, hát kết hợp gõ đệm nhịp nhàng theo nhịp, phách và tiết tấu với các loại nhạc cụ gõ như song loan, mõ, thanh phách, trống con Bên cạnh đó các em được nghe và biết cách phân biệt âm thanh cao thấp hay dài ngắn với tốc độ khác nhau.
 Thông qua việc tập hát và các hoạt động kết hợp với âm nhạc giúp các em phát triển năng lực nghe nhạc, cảm thụ âm nhạc, giáo dục cho học sinh những tình cảm trong sáng lành mạnh, phát triển năng lực trí tuệ, làm cho đời sống tinh thần các em phong phú, giúp các em phát triển toàn diện mọi mặt.
Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lí học sinh lớp 1
 Học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp1 nói riêng là một thực thể hồn nhiên, ngây thơ và trong sáng. Ở mỗi em tiềm tàng khả năng phát triển về trí tuệ, lao động, rèn luyện và hoạt động xã hội để đạt một trình độ nhất định về lao động nghề nghiệp, về quan hệ giao lưu và chăm lo cuộc sống cá nhân, gia đình. Trẻ em ở lứa tuổi này đang hình thành và phát triển cả về mặt sinh lý, tâm lý, xã hội các em đang từng bước gia nhập vào xã hội thế giới của mọi mối quan hệ. Do đó, các em chưa đủ ý thức, phẩm chất và năng lực như một công dân trong xã hội, mà các em luôn cần sự bảo trợ, giúp đỡ của người lớn, của gia đình, nhà trường và xã hội. Học sinh lớp 1 dễ thích nghi, tiếp nhận cái mới và luôn hướng tới tương lai. Nhưng cũng thiếu sự tập trung cao độ, khả năng ghi nhớ và chú ý có chủ định chưa được phát triển mạnh, tính hiếu động, dễ xúc động còn bộc lộ rõ nét. Trẻ nhớ rất nhanh và quên cũng nhanh.Vì vậy, việc sử dụng đồ dùng dạy học là phương tiện quan trọng để tổ chức sự chú ý cho học sinh. Nhu cầu hứng thú có thể kích thích và duy trì chú ý không chủ định cho nên giáo viên cần tìm cách làm cho giờ học hấp dẫn để lôi cuốn sự chú ý của học sinh. Trí nhớ có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống và hoạt động của con người, nhờ có trí nhớ mà con người tích lũy vốn kinh nghiệm đó vận dụng vào cuộc sống. Tư duy của học sinh lớp 1 là tư duy cụ thể, dựa vào những đặc điểm trực quan của đối tượng và hiện tượng cụ thể. Trong sự phát triển tư duy ở học sinh tiểu học, tính trực quan cụ thể vẫn còn thể hiện ở các lớp đầu cấp và sau đó chuyển dần sang tính khái quát ở các lớp cuối cấp. Trong quá trình dạy học và giáo dục, giáo viên cần nắm chắc đặc điểm này. Vì vậy, trong dạy học, giáo viên cần đảm bảo tính trực quan thể hiện qua dùng người thực, việc thực, qua dạy học hợp tác hành động để phát triển tư duy cho học sinh. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh phát triển khả năng phân tích, khả năng phán đoán và suy luận qua hoạt động với thầy, với bạn.
 Học sinh lớp 1 thường có nhiều nét tính cách tốt như hồn nhiên, ham hiểu biết, lòng thương người, lòng vị tha. Tình cảm là một mặt rất quan trọng trong đời sống tâm lý, nhân cách của mỗi người. Đối với các em, tình cảm có vị trí đặc biệt vì nó là khâu trọng yếu gắn nhận thức với hoạt động của trẻ em. Tình cảm tích cực sẽ kích thích trẻ em nhận thức và thúc đẩy trẻ em hoạt động. Tình cảm học sinh tiểu học được hình thành trong đời sống và trong quá trình học tập của các em. Việc học tập của các em còn bị chi phối bởi yếu tố gia đình, điều kiện địa lý và các yếu tố xã hội khác đòi hỏi nhà trường, gia đình, xã hội cần có sự kết hợp chặt chẽ để tạo động lực học tập cho học sinh.
Chuẩn bị và sử dụng đồ dùng dạy học âm nhạc có hiệu quả
 Để tạo được sự hứng khởi cho học sinh, việc sử dụng đồ dùng dạy học trong mỗi tiết dạy là không thể thiếu đối với mỗi giáo viên nói chung và giáo viên âm nhạc nói riêng. Đối với tôi, khi bước lên bục giảng thì không thể thiếu các đồ dùng như : Đàn phím điện tử, tranh ảnh minh họa bài hát, tranh ảnh tác giả, mõ, thanh phách hay song loan, bảng phụ chép lời ca bài hát, đạo cụ múa cho học sinh.Có những tiết học tôi sử dụng máy chiếu projector, dạy bằng bài giảng powerpoint. Một tiết học với rất nhiều đồ dùng như vậy sẽ khiến học sinh hứng thú học tập và không khỏi háo hức chờ xem giáo viên sẽ hướng dẫn các con thực hành như thế nào với các đồ dùng âm nhạc đó.
 Muốn sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả, giáo viên phải có sự chuẩn bị kĩ càng trước khi lên lớp. Trước tiên phải đọc và tìm hiểu kĩ giáo án của tiết học đó trong giờ sinh hoạt chuyên môn của tổ khối chuyên môn, giáo viên trong tổ đưa ra những đánh giá, nhận xét giáo án, thắc mắc về những chỗ khó, những nút thắt từ đó đi tới thống nhất một phương pháp giảng dạy hoàn chỉnh. Sau đó, giáo viên phải có sự chuẩn bị đồ dùng dạy học trước một tuần mới để khi lên lớp giáo viên tự tin và nắm chắc kiến thức cũng như nắm vững các hoạt động cần tới đồ dùng giảng dạy.
 Ví dụ: Tiết 20- Lớp 4: Ôn tập bài “ Chúc mừng”- Tập đọc nhạc số 5.
Trong tiết học trên gồm hai phần, phần thứ nhật là ôn bài hát đã học tôi sử dụng đàn phím điện tử, song loan ,mõ, tranh minh họa bài hát.Phần thứ hai là học tập đọc nhạc, tôi sử dụng bảng phụ bài TĐN để học sinh quan sát rõ hơn, đàn piano , trống con để học sinh gõ đệm. Trong mỗi tiết học tôi tích cực khai thác và sử dụng triệt để những đồ dùng dạy học nhà trường đã có, ngoài ra tôi còn dành thời gian tìm tòi và sáng tạo thêm nhiều đồ dùng tự làm phục vụ công tác giảng dạy đạt hiệu quả tốt hơn.
Qua những tiết dạy , tôi nhận thấy học sinh rất thích thú với môn học vì mỗi tiết học các em đều được khám phá tìm hiểu những kiến thức mới, vận dụng linh hoạt trên các loại nhạc cụ gõ đệm, được nghe và kể lại những câu truyện qua các bức tranh giáo viên cung cấp, hát kết hợp vận động với các đạo cụ biểu diễn như: hoa vẫy, quạt,Các em luôn hào hứng và phối hợp tốt với giáo viên trên lớp, không những vậy các em còn tự tin biểu diễn cho ông bà cha mẹ xem những bài hát mà cô giáo dạy trên lớp.
Tổ chức linh hoạt và sáng tạo các hoạt động dạy và học:
Để cụ thể, tôi xin trình bày một giờ học âm nhạc của học sinh khối lớp 1
Tiết 7: Học bài hát “ Tìm bạn thân” ( lời 2)
 Như đã nói ở trên, sự chuẩn bị của giáo viên là một bước qua trọng góp phần đáng kể tạo nên sự thành công của một giờ học.
Ở bài này tôi đã dạy học sinh bằng bài giảng điện tử power point do mình tự soạn.
Tiết âm nhạc lớp 1C năm học 2016-2017
1) Về phần ôn lời 1
- Giáo viên tập hát chuẩn xác bài hát, có sắc thái biểu cảm để hát mẫu cho học sinh nghe. Ngoài ra, giáo viên còn chuẩn bị một đôi phách, 1 mõ và 1 trống nhỏ để học sinh biểu diễn trước lớp.
- Đàn phím điện tử là nhạc cụ không thể thiếu trong mỗi giờ học âm nhạc, nó được sử dụng trong suốt tiết học, tôi đã ghi âm lại giai điệu bài “Tìm bạn thân” vào bộ nhớ đàn để tay có thể chỉ huy học sinh hát, gõ đệm mẫu và thực hiện các động tác phụ họa.
2) Về phần tập vận động phụ họa
Ngoài 4 động tác phụ họa lời 1 mà tiết trước đã dạy, giáo viên chuẩn bị thêm 4 động tác phụ họa cho lời 2 tương ứng với 4 câu hát.
Động tác 1: Đưa ngón trỏ của hai tay vào má, nhún chân nhịp nhàng sang hai bên. Động tác tương ứng câu hát 1.
Động tác 2: Hai bàn tay đan chéo đặt trước ngực, đầu hơi nghiêng, chân nhún nhịp nhàng sang hai bên (thực hiện về bên trái trước). Động tác tương ứng với câu hát 2.
Động tác 3: Vỗ tay và nghiêng nhẹ sang hai bên (thực hiện về bên trái trước). Động tác tương ứng với câu hát 3.
Động tác 4: Hai tay đưa lên cao rồi vòng xuống khoanh trước ngực, đầu nghiêng bên trái. Động tác tương ứng với câu hát 4.
3) Về phần trò chơi âm nhạc
 Giáo viên chuẩn bị ba câu hỏi và lấy tên trò chơi là “Ai nhanh nhất?”: Học sinh nào đoán được tên của 3 bài hát tương ứng với 3 dữ liệu tôi đưa ra sẽ được tuyên dương và có phần thưởng nhỏ mang tính chất động viên khuyến khích.
Câu hỏi 1: Chuẩn bị đánh sẵn một nét nhạc mà học sinh đã được học lưu vào bộ nhớ đàn.
Câu hỏi 2: Gõ 1 tiết tấu trong 1 bài mà học sinh đã được học.
Câu thứ 3: Chuẩn bị một bức tranh minh họa cho bài hát đã học.
 Phương pháp dạy môn âm nhạc cho học sinh tiểu học là một khoa học sư phạm. để giảng dạy tốt bộ môn này, giáo viên cần có những kiến thức âm nhạc vững vàng và biết vận dụng sáng tạo, linh hoạt các phương pháp dạy học để đạt được thành công trong tiết dạy của mình. Khi đã xác định được rõ mục tiêu và chuẩn bị chu đáo, tôi rất tự tin để bắt đầu tiết học.
C/ Dạy bài mới
 Trước khi vào bài mới tôi cho Học sinh khởi động (hát kết hợp vận động) một bài hát quen thuộc để học sinh có tâm thế vui tươi và hứng khởi khi bắt đầu tiết học.
Hoạt động 1: Ôn lời 1 bài “ Tìm bạn thân”
Giáo viên hát mẫu lời 1 cho học sinh nghe để các em nhớ lời ca, giai điệu của bài.
Sau đó giáo viên cho học sinh ôn luyện dưới các hình thức: đồng ca, lĩnh xướng, đối đáp theo tổ, nối tiếp theo tổ. Đồng thời giáo viên bật bản nhạc đã ghi sẵn trong đàn và đảm nhận vai trò chỉ huy để học sinh hát. Trong phần ôn này, học sinh bắt buộc phải nhìn theo tay giáo viên điều khiển chỉ đạo, vừa phối hợp ăn ý cùng các bạn để tạo nên phần trình bay rất tổng thể mà lại chi tiết, qua thực hiện, tôi nhận thấy học sinh rất hứng thú với cách luyện tập trên. Sau phần ôn luyện, giáo viên chỉ ra những điểm mạnh cần phát huy, những điểm yếu cần khắc phục của từng tổ và cả lớp trên tinh thần động viên nhắc nhở nhẹ nhàng. Học sinh cảm thấy rất vui và thoải mái.
Khi các con đã ôn nhuần nhuyễn, giáo viên cho học sinh hát kết hợp gõ đệm. Giáo viên có thể đặt câu hỏi với học sinh: “Trong giờ học trước các con đã được hát kết hợp gõ đệm theo mấy hình thức?” hay “ Bạn nào giỏi có thể hát kết hợp gõ đệm câu hát 1?”. Sau đó tôi hướng dẫn học sinh luyện gõ đệm theo tiết tấu và nhịp. Đây là một hình thức rèn luyện về nhịp điệu, tiết tấu rất tốt. Gõ đệm giúp các em khắc sâu tiết tấu của bài hát một cách hứng thú và dễ dàng.
Ôn lại các động tác vận động phụ họa cho học sinh, giờ trước các em đã được vận động lời 1, trong giờ học này cô và học sinh cùng vận động để giúp học sinh gợi nhớ lại các động tác.
Hoạt động 2: Học hát lời 2 “ Tìm bạn thân”
Để học sinh nắm được lời ca giai điệu lời 2, tôi hát mẫu với đàn cho học sinh nghe.
Sau đó, tôi hỏi học sinh lời ca giai điệu lời 2 có gì giống và khác với lời 1. lời 2 có giai điệu giống lời 1, chỉ khác lời ca. tôi hướng dẫn cả lớp đọc lời ca tiết tấu lời 2.
Sau khi học sinh đọc tốt tiết tấu lời ca, tôi hướng dẫn học sinh hát lời 2, vì đã học tốt lời 1 nên lời 2 học sinh chỉ cần ghép lời ca nên không mất nhiều thời gian.
Tiếp theo tôi chỉ huy cả lớp ôn toàn bộ bài hát, để tránh sự lặp đi lặp lại nhàm chán, tôi thay đổi nhiều hình thức hát như sau:
Lời 1: Mỗi tổ hát 1 câu hát nối tiếp nhau.
Lời 2: Lĩnh xướng: một học sinh hát câu hát 1+ 2
 Đồng ca: cả lớp hát câu hát 3+4
 Khi học sinh đã thuộc cả bài hát, giáo viên cho học sinh hát kết hợp gõ đệm. Ngoài thanh phách, các nhạc cũ gõ như trống con, song loan, sắc-xô tôi thường cho học sinh sử dụng kết hợp trình bày biểu diễn trong giờ học để các em làm quen với nhiều âm sắc khác nhau. Khi các em đã gõ đệm thành thạo, tôi lại yêu cầu học sinh phải lưu ý về mặt biểu cảm, biểu diễn: khi hát hay gõ đệm, các em không chỉ đứng yên mà chân phải nhún theo nhạc nhịp nhàng, hát câu 1 các em gõ phách và đầu nghiêng nhẹ sang trái, câu hát 2 lại nghiêng sang bên phải. Thực hiện như vậy cho đến hết bài trông cả lớp thật sôi động và đáng yêu hơn nhiều.
Hình ảnh học sinh lớp 1D hát kết hợp gõ đệm song loan (Năm học 2016-2017)
 Học sinh lớp 1C hát kết hợp đạo cụ biểu diễn đầy màu sắc(Năm học 2016-2017)
Hoạt động 3: Tập vận động phụ họa và biểu diễn
 Sau khi học sinh đã nắm vững bài hát và gõ đệm tốt, tôi hướng dẫn các em một vài động tác phụ họa. Vì đặc điểm của học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 1 nói riêng là các em ưa thích hoạt động. Nếu cả tiết học chỉ ngồi nghiêm khiến các em căng thẳng, gò bó nên sẽ không tạo được hứng thú học tập ở các em. 
 Tôi nhận thấy khi học sinh hát kết hợp vận động phụ họa khiến các em thích thú và học rất nhanh những động tác mà giáo viến hướng dẫn. Đặc biệt còn có nhiều em còn sáng tạo thêm một vài động tác mới rất đẹp và phù hợp. Do đó, đây còn là một hình thức để phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc của học sinh.
 Sau khi hướng dẫn cả lớp vận động (2 lần), tôi thay đổi hình thức biểu diễn, các em không vận động tại chỗ nữa mà sẽ biểu diễn trước lớp. Tôi cho các em thi đua giữa các: tổ- nhóm, nhóm nam- nữ, một bạn vận động cả lớp hát và gõ đệm, Sau đó tôi cho các em khác nhận xét từng phần biểu diễn của các bạn. Đa số các em nhận xét to rõ ràng, tương đối tốt, các em đã chỉ ra được những bạn hát đúng hát hay, múa đẹp, những bạn còn sai sót.
 Sau đó tôi gọi biểu diễn trước lớp theo tinh thần xung phong. Đa số các em rất hào hứng và thích được lên biểu diễn trước lớp. Với hình thức này, các em rèn luyện được tính bạo dạn, tự tin thể hiện và khả năng biểu diễn trước đám đông.
Trò chơi âm nhạc
 Như đã chuẩn bị, tôi giới thiệu học sinh trò chơi và cách chơi trò “ Ai nhanh nhất?”. Phần trò chơi như một phần kiểm tra kiến thức đã học và cũng rèn luyện thẩm âm tiết tấu cho học sinh. Học sinh của tôi luôn hào hứng với phần trò chơi và các em nhận biết âm thanh giai điệu cũng như tiết tấu rất tốt.
 Trò chơi âm nhạc là hình thức chẳng những giúp học sinh ghi sâu giai điệu của bài hát mà còn rèn luyện và phát triển tai nghe nhạc cho các em. Nếu những trò chơi trong giờ học cảu các em thể hiện tốt thì sự thành công của giờ học càng cao. Các em được tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng, thoải mái và hào hứng.
Củng cố và dặn dò
 Kết thúc tiết học giáo viên củng cố lại kiến thức toàn bài cho học sinh bằng một số câu hỏi: Nội dung bài học ngày hôm nay là gì? Bài hát “ Tìm bạn thân” là sáng tác của nhạc sĩ nào?
 Sau đó giáo viên rút ra bài học nhắc nhở học sinh: “Với giai điệu vui tươi nhịp nhàng, bài hát “ Tìm bạn thân” như lời nhắc nhở các em hãy trở thành học sinh chăm ngoan, biết yêu quí bạn bè để tình bạn đó thật đẹp và các em luôn là bạn tốt của nhau”.
 Giáo viên dặn học sinh về nhà hãy nghĩ thêm nhiều động tác đẹp cho bài hát và biểu diễn cho ông bà, bố mẹ thưởng thức.
 Cuối cùng giáo viên bắt nhịp học sinh biểu diễn lại bài hát.
Xây dựng phong trào “ Em yêu âm nhạc”
 Phần này đòi hỏi giáo viên phải đầu tư nhiều công sức và có những biện pháp, hình thức tổ chức hấp dẫn sinh động. Giáo viên tổ chức những nhóm hay tổ tập hát và thi đua trong các giờ truy bài. Để làm được điều đó cần có sự phối hợp với giáo viên chủ nhiệm các lớp, cần tham mưu đề xuất với các giáo viên tổ, khối và ban giám hiệu để xây dựng phong trào này.
 Tôi đã thu được kết quả tốt khi xây dựng thử nghiệm phong trào này. Các anh chị sao đỏ đóng vai trò phụ trách từng lớp, nắm rõ thi đua của các khối lớp 1. Trong giờ truy bài, học sinh sẽ được các anh chị sao đỏ hướng dẫn ôn luyện bài hát dưới nhiều hình thức. Tổ nào hăng hái, hát to rõ ràng, hát đúng giai điệu, múa đều đẹp được sao đỏ ghi vào nhật kí, giáo viên âm nhạc phối hợp cùng tổng phụ trách sẽ tổng hợp kết quả của từng lớp theo tháng để bầu ra tổ nào và lớp nào có tinh thần học tập tốt nhất, và sẽ có những món quà động viên kết quả học tập của học sinh.
Tổ chức các cuộc thi âm nhạc để kỉ niệm các ngày lễ lớn và phối hợp với các tổ chức mở chương trình giao lưu âm nhạc:
 Việc tổ chức các cuộc thi hay giao lưu âm nhạc, tạo sân chơi cho các con luôn là biện pháp hữu hiệu và hoàn hảo để tạo hứng thú cho tất cả học sinh toàn trường đối với môn âm nhạc. Học sinh sẽ được tập luyện các động tác minh họa, tập hát nhiều hơn, vận động nhiều hơn giúp các con phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần. Quan trọng hơn, khi học sinh luyện tập cùng nhau, các em sẽ nảy sinh tình cảm yêu thương, đoàn kết.Có như vậy học sinh mới tích cực rèn luyện để đạt được kết quả cao trong những kì cuộc, từ đó tạo sự yêu thích, hứng thú tập luyện. Đó chính là kết quả mà tôi muốn học sinh đạt được.
 Dưới đây là một số hình ảnh học sinh của trường tham gia các chương trình hội diễn văn nghệ do UBND phường và Quận tổ chức:
Học sinh tham gia hội diễn văn nghệ do UBND phường tổ chức
 Học sinh tham gia hội diễn văn nghệ do Quận tổ chức.
Tiết mục hát đồng ca của học sinh khối 1 trong lễ sơ kết HK1 
năm học 2016-2017
Học sinh biểu diễn trong chương trình giáng sinh năm học 2016-2017
Giảng dạy hiệu quả tiết tăng cường âm nhạc
 Trong các tiết tăng cường âm nhạc, tôi thường đan xen nhiều nội dung và đa dạng về bài hát để tạo sự hứng thú và mới lạ cho học sinh.
Nội dung các tiết tăng cường như sau:
Ôn bài hát đã được học trong tiết chính khóa
Tập biểu diễn các bài hát đã học
Học hát ca khúc mới theo chủ đề từng tháng.
Dạy hát ca khúc do giáo viên nhà trường sang tác 
Thường thức âm nhạc ( nghe nhạc, kể chuyện âm nhạc)
Phối hợp với gia đình giúp phát triển khả năng âm nhạc trong mỗi học sinh:
 Để rèn luyện phần hát và biểu diễn cho học sinh lớp 1, bên cạnh tổ chức các giờ dạy thật chu đáo giáo viên cần gặp gỡ trao đởi với phụ huynh học sinh, hướng dẫn và tư vấn để phụ huynh biết cách giúp đỡ, kèm cặp đối với những em còn hát nhỏ, hát yếu và phát triển động viên đối với những em có năng khiếu âm nhạc. Hàng tuần, hàng tháng thông qua sổ liên lạc giáo viên và phụ huynh trao đổi có những phương pháp dạy học, bồi dưỡng cụ thể phù hợp với từng đối tượng học sinh.
Thường xuyên bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ:
 Trong sinh hoạt chuyên môn, hầu hết giáo viên thường lưu ý rất kĩ âm nhạc khối 4- 5 hơn vì chương trình của khối 4-5 khó hơn. Tuy nhiên, không vì vậy mà chúng ta lại bỏ qua hay bàn sơ sài các khối lớp nhỏ, đặc biệt là khối 1. Vì vậy cần phải đổi mới sinh hoạt chuyên môn sao cho hiệu quả, thiết thực, tập trung vào chất lượng bài soạn, nâng cao chất lượng giáo án, trao đổi góp ý, phổ biến kinh nghiệm giảng dạy.
 Bên cạnh đó, giáo viên cần tăng cường dự giờ, học hỏi chuyên môn nghiệp vụ của đồng nghiệp để trau dồi thêm kiến thức, kĩ năng sư phạm. Đây cũng là hình thức giao lưu học hỏi hiệu quả cao và nhẹ nhàng, không gò bó.
 Dự tiết chuyên đề âm nhạc cấp quận tại trường Tiểu học Ngọc Lâm
 Ngoài ra, ban giám hiệu trường rất quan tâm tới trình độ tin học của giáo viên trong trường. Giáo viên thường xuyên được bồi dưỡng, củng cố và nâng cao trình độ công nghệ thông tin để mỗi tiết dạy của giáo viên luôn mới mẻ trong mắt học sinh, từ đó gây hứng thú đối với mỗi tiết học.
 Dưới đây là một số hình ảnh giáo viên môn chuyên tự bồi dưỡng và nghiên cứu tin học ứng dụng vào bài giảng trên lớp:
V. Kết quả thực hiện
 Qua thực hiện giảng dạy và áp dụng các biện pháp trên, tôi luôn nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của học sinh toàn trường cũng như học sinh khối 1. Các em rất yêu thích môn âm nhạc. Đến cuối học kì I năm học 2016-2017, khối 1 trường tôi thu được kết quả như sau:
Học sinh yêu thích môn âm nhạc
Đa số học sinh hát đúng lời ca giai điệu, hát to rõ ràng và đều giọng.
Các em sử dụng thành thạo các nhạc cụ gõ như phách, mõ, song loan, trống con, sắc-xô.
Học sinh trình bày tự tin, thoải mái không chỉ trông giờ âm nhạc mà còn trong rất nhiều tiết học chính khóa, chuyên đề, hội giảng khác.
Đặc biệt có nhiều em có thể bồi dưỡng làm nòng cốt văn nghệ của trường.
Tiết mục biểu diễn trước cờ của lớp 1A
Dưới đây là bảng đánh giá mức độ hoàn thành môn âm nhạc của khối 1năm học 2016- 2017:
BẢNG ĐÁNH GIÁ GIỮA HKI
STT
LỚP
SỐ HS
HTT
HT
CHT
1
1A
39
6
33
0
2
1B
41
8

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_giang_day_giup_hoc_sinh_l.doc