Báo cáo biện pháp Một số biện pháp để dạy tốt phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 3

Đọc là một kĩ năng quan trọng hàng đầu của con người. Không biết đọc, con người không thể tiếp thu nền văn minh của nhân loại, không thể sống một cuộc sống bình thường. Nhờ biết đọc, con người có thể tự học, học nữa, học mãi, học suốt đời. Chính vì vậy, dạy học ở các lớp đầu cấp Tiểu học là rất quan trọng.

Đọc là hoạt động nhận tin. Hoạt động đọc chỉ xảy ra khi người đọc nắm được chữ viết. Đọc là dùng mắt và cơ quan thị giác để chuyển các kí hiệu chữ viết trong văn bản thành dòng âm thanh ngôn ngữ vang lên trong không khí hoặc trong đầu, sau đó dùng các thao tác tư duy để người đọc thông hiểu nội dung văn bản.

Tập đọc có nhiệm vụ quan trọng nhất là hình thành và phát triển năng lực cho học sinh. Năng lực đọc được tạo nên từ bốn kĩ năng như là bốn yêu cầu chất lượng của đọc. Đó là đọc thành tiếng (đọc đúng, đọc nhanh), đọc thầm, đọc hiểu, đọc diễn cảm. Chúng được rèn luyện và hỗ trợ cho nhau.

 Dạy Tập đọc chính là bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm và tâm hồn lành mạnh, trong sáng, tình yêu cái đẹp, cái thiện và thái độ ứng xử đúng mực trong cuộc sống cho các em. Nó còn tạo hứng thú đọc sách và yêu thích Tiếng Việt. Thông qua dạy tập đọc, làm cho học sinh thấy thích học, thích đọc, yêu thích sách.

 Không những thế, đọc đúng, đọc hay, hiểu văn bản giúp học sinh có phương pháp học tốt. Từ đó, các em sẽ có hiểu biết sâu sắc về thực tế cuộc sống, văn học, cảm xúc của mỗi người càng thêm phong phú, chân thật.

 

doc 36 trang Chí Tường 20/08/2023 3901
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp để dạy tốt phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp để dạy tốt phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 3

Báo cáo biện pháp Một số biện pháp để dạy tốt phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 3
, các em sẽ không thể hiện được cái hay, cái đẹp của tác phẩm tới người nghe, làm cho người nghe thấy khó chịu giống như khi ăn cơm gặp phải hạt sạn vậy. Để giúp các em sửa ngọng, tôi hướng dẫn các em phát âm và phân tích như sau: Khi đọc âm l, đầu lưỡi cong lên chạm vào răng hàm trên, luồng hơi đi mạnh hơn và thoát ra đằng miệng và hai bên lưỡi. Khi đọc âm n, đầu lưỡi cần chạm vào răng hàm dưới, mặt lưỡi phía trên chạm vào hàm ếch. Khi luồng hơi đi ra, hàm dưới hạ xuống để luồng hơi thoát ra đằng mũi. Sau mỗi lần hướng dẫn, tôi yêu cầu các em đọc từng từ để các em phải đọc đúng. Ngoài ra, tôi còn sửa ngọng cho các em bằng cách trực quan hoá sự mô tả âm vị và hướng dẫn học sinh quan sát, tự kiểm tra mình đang phát âm nào. /n/ là một âm mũi, khi phát âm, sờ tay vào mũi sẽ thấy mũi rung. Còn khi phát âm /l / mũi không rung. Sau đó, luyện cho học sinh phát âm /l/ bằng cách bịt chặt mũi đọc: la, lô, lo, lu, lư. Khi bịt chặt mũi, học sinh không thể phát âm các tiếng: na, nô, no , nu, nư. Hay tôi yêu cầu các em quay mặt vào nhau từng đôi một và đọc các từ có chứa l và n. Học sinh sẽ quan sát lưỡi của bạn khi đọc và sẽ biết bạn đọc đúng hay sai để sửa cho bạn.
	Ví dụ 1: Bài “Nhớ lại buổi đầu đi học” - TV 3/tập 1 - trang 51, học sinh thường đọc sai các từ: nao nức, nảy nở, lần này, nép.
	Ví dụ 2: Bài “Ông ngoại” - TV 3/tập 1 - trang 34, học sinh thường đọc sai các từ: lặng lẽ, năm nay, loang lổ.
 	3.3. Đối với học sinh đọc ngắt nghỉ không đúng.
- Luyện đọc đúng còn bao gồm cả việc đọc đúng tiết tấu, đọc đúng chỗ ngắt, nghỉ hơi, ngữ điệu câu. Học sinh phải biết dựa vào quan hệ ngữ pháp giữa các tiếng, từ để ngắt hơi đúng. 
Ví dụ 1: Bài “Ông ngoại” - TV 3/tập 1 - trang 34, giáo viên cần luyện cho học sinh không đọc tách một từ ra làm hai trong câu "Những cơn gió nóng mùa/ hè đã nhường chỗ cho luồng khí mát/ dịu mỗi sáng.” 
Ví dụ 2: Bài “Cô giáo tí hon” - TV 3/tập 1 - trang 17, cần hướng dẫn học sinh không đọc tách từ chỉ loại với danh từ nó đi kèm trong câu "Bé đưa mắt nhìn đám/ học trò, tay cầm nhánh/ trâm bầu nhịp nhịp trên tấm bảng.”
Ví dụ 3: Bài “Nắng phương Nam” - TV 3/tập 1 - trang 94, học sinh không được đọc tách giới từ với danh từ đi sau nó trong câu "Chợ hoa trên/ đường Nguyễn Huệ đông nghịt người"; hay không được đọc tách từ "là" với danh từ đi sau nó trong câu "Hôm nay đã là/ hai mươi tám Tết".
- Ngoài ra, dựa vào quan hệ cú pháp, học sinh phải biết ngắt hơi đúng ranh giới của cụm từ. 
Ví dụ 1: Bài “Nhà rông ở Tây Nguyên” - TV 3/tập 1 - trang 127, cần đọc "Nhà rông thường được làm bằng các loại gỗ bền/ chắc như lim, gụ, sến, táu.” mà không đọc "Nhà rông thường được làm bằng các loại gỗ bền chắc/ như lim, gụ, sến, táu ".
- Việc ngắt hơi phải phù hợp với các dấu câu: nghỉ ít ở dấu phẩy, nghỉ lâu hơn ở dấu chấm. Tuy nhiên, khi đọc một văn bản, ngoài việc ngắt giọng dựa vào các dấu câu, học sinh còn cần phải nắm được các quan hệ ngữ pháp để đọc đúng chỗ ngắt giọng. Thực tế cho thấy, khi đọc các bài văn xuôi, học sinh thường mắc lỗi ngắt giọng ở những câu dài có cấu trúc ngữ pháp phức tạp.
Ví dụ: Bài “Nhớ lại buổi đầu đi học” - TV 3/tập 1 - trang 51, cần chú ý khi đọc câu dài “Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.” Với các câu phức tạp như vậy, giáo viên dùng bảng phụ viết sẵn câu văn, gọi học sinh nêu cách ngắt trên bảng phụ như sau: “Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy/ nảy nở trong lòng tôi/ như mấy cánh hoa tươi/ mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.” Sau khi đánh dấu chỗ ngắt hơi, giáo viên cho các học sinh khác nhận xét, tìm ra chỗ chưa phù hợp và điều chỉnh (nếu có).
- Ngoài ra, đọc đúng bao gồm cả một số tiêu chuẩn của đọc diễn cảm như đọc đúng các ngữ điệu câu: lên giọng ở câu hỏi, hạ giọng ở cuối câu kể, thay đổi giọng phù hợp với tình cảm cần diễn đạt trong câu cảm. Với câu cầu khiến cần nhấn giọng phù hợp để thấy rõ các nội dung cầu khiến khác nhau. Ngoài ra còn phải hạ giọng khi đọc bộ phận giải thích của câu.
Ví dụ 1: Bài “Chú ở bên Bác Hồ” - TV 3/tập 2 - trang 16, với các câu hỏi , khi đọc cần cao giọng ở cuối câu.
- Chú bây giờ ở đâu?
Chú ở đâu, ở đâu?
Trường Sơn dài dằng dặc?
Trường Sa đảo nổi, chìm?
Hay Kon Tum, Đắk Lắk?
	Ví dụ 2: Bài “Cậu bé thông minh” - TV 3/tập 1 - trang 4, lời của người dẫn chuyện xen kẽ giữa lời của nhân vật cần đọc hạ giọng xuống thấp hơn: 
	- Muôn tâu Đức Vua - cậu bé đáp - bố con mới đẻ em bé, bắt con đi xin sữa cho em. Con không xin được, liền bị đuổi đi.
4. BIỆN PHÁP 4: RÈN CÁCH NGẮT GIỌNG BIỂU CẢM, CÁCH NGẮT NHỊP THƠ.
 	4.1. NGẮT GIỌNG BIỂU CẢM.
	Ngoài việc dạy học sinh cách ngắt giọng thể hiện đúng quan hệ ngữ pháp, tôi còn dạy học sinh biết cách ngắt giọng biểu cảm. Đó là chỗ ngừng lâu hơn bình thường hoặc chỗ ngừng không do logic mà do ý đồ của người đọc nhằm gây ấn tượng về cảm xúc. Các dấu câu cũng là biểu hiện ngắt giọng logic. Cũng có khi sự ngừng giọng thể hiện sự ngập ngừng không muốn nói hay thể hiện sự xúc động. Ngắt giọng biểu cảm là phương tiện tác động đến người nghe, thiên về cảm xúc. Ngắt giọng biểu cảm là những chỗ ngừng, chỗ lắng, sự im lặng có tác dụng truyền cảm, tập trung sự chú ý của nghe vào sau chỗ ngừng góp phần tạo hiệu quả nghệ thuật cao.
	Ví dụ 1: Bài “Giọng quê hương”- TV 3/tập 1 - trang 76, có bốn câu có dấu ba chấm nhưng mỗi chỗ có dấu ba chấm lại đọc một cách khác nhau để thể hiện một dụng ý khác nhau:
	- Xin lỗi. Tôi quả thật chưa nhớ ra anh là ... ( giọng ngạc nhiên, hơi kéo dài để thể hiện sự lúng túng)
	- Mẹ tôi là người miền Trung... Bà qua đời đã hơn tám năm rồi. ( đọc giọng nghẹn ngào, xúc động, dừng lại hơi lâu ở dấu 3 chấm để thể hiện sự xúc động)
	Ví dụ 2: Bài “Trận bóng dưới lòng đường” - TV 3/tập 1 - trang 54”, dấu ngắt quãng lại thể hiện sự hối hận trước lỗi lầm mà Quang và các bạn đã gây ra: 
	- Ông ơi... cụ ơi...! Cháu xin lỗi cụ. (giọng ngập ngừng, hối hận) 
 4.2. NGẮT NHỊP THƠ.
	Sau khi học sinh đã đọc đúng, để giúp học sinh đọc hay, đọc diễn cảm tôi tiến hành rèn cho học sinh cách ngắt nhịp thơ. Ngay từ đầu năm học, tôi đã cho các em làm quen với các kí hiệu đọc.
- Ngắt hơi : / 	( ghi sau ngay từ cần ngắt )
- Nghỉ hơi : // 	( ghi sau từ cần nghỉ hơi )
- Nhấn giọng : 	_ 	( gạch dưới từ cần nhấn )
- Kéo dài : 	 ( ghi dưới từ kéo dài )
- Lên cao giọng : 	 	( ghi bên phải từ cần lên cao )
- Hạ thấp giọng : 	( ghi bên phải từ cần hạ giọng )
- Đọc vắt sang : 	C	( ghi nối liền giữa 2 dòng thơ )
	Nhịp thơ chính là đặc trưng cơ bản để phân biệt thơ với văn xuôi. Thơ có nhịp ngắn: 2/2/2 thể hiện sự dồn dập, có nhịp dài 4/4 thể hiện sự sâu lắng. Thơ lục bát phổ biến ngắt nhịp 2/4, 2/4/2 hoặc 2/2/4, 3/3, 3/5. Đôi khi lại 3/3, 4/4 ... Thể thơ bát cú ngắt theo nhịp 4/3 hoặc 3/4. Thơ 4 tiếng lại ngắt nhịp 2/2 hoặc 4/4.
	Việc ngắt nhịp thơ không theo một khuôn mẫu, công thức nào, mà chỉ ngắt làm sao khi đọc lên câu thơ ấy hay hơn, có hình ảnh hơn, thể hiện được đúng nội dung, ý tưởng mà tác giả gửi gắm trong đó. Bởi vậy, khi hướng dẫn học sinh cách đọc, tôi thường hướng dẫn học sinh hiểu từ ngữ, cách khai thác bài và tìm hiểu sâu về biện pháp nghệ thuật để học sinh tự tìm ra cách ngắt nhịp cho đúng.
	 Ví dụ 1: Bài “Anh Đom Đóm” - TV 3/tập 1 - trang 143 thuộc thể thơ 4 chữ mang âm hưởng của một bài đồng dao vui nhộn, hồn nhiên. Vì vậy, cần ngắt nhịp thơ 4/ 4.
	Ví dụ 2: Bài “Quạt cho bà ngủ” - TV 3/tập 1 - trang 2, hầu hết các dòng thơ ngắt nhịp 4/4. Tuy nhiên cũng có 1 số dòng thơ ngắt nhịp 1/3 hoặc 2/2:
	Ơi/ chích chòe ơi!/
	Chim đừng hót nữa,/
Bà em ốm rồi,/
Lặng/ cho bà ngủ.//
Hoa cam,/ hoa khế/
Chín lặng trong vườn,/
Bà mơ tay cháu/
Quạt/ đầy hương thơm.//
	Để giúp các em đọc hay, ngắt nhịp thơ đúng, tôi đã hướng dẫn để học sinh phát hiện được nhịp thơ của toàn bộ bài. Sau đó, tôi sẽ lưu ý học sinh những dòng thơ có cách ngắt nhịp khác với cách ngắt nhịp đặc trưng của bài thơ đó. 
	 Ví dụ 3: Bài “Bài hát trồng cây” - TV 3/tập 2 - trang 109. Bài thơ như là một lời hát có vần có điệu, xen kẽ giữa một dòng thơ 3 chữ với một dòng thơ 4 chữ. Toàn bộ bài thơ ngắt nhịp cuối mỗi dòng thơ, nhịp dồn dập như để thúc giục mọi người hãy tích cực tham gia trồng cây.	
	Ai trồng cây/
	Người đó có tiếng hát/
	Trên vòm cây/
	Chim hót lời mê say.//
	Ví dụ 4: Bài “Nhớ Việt Bắc” - TV 3/tập 1 - trang 115, một bài thơ viết ở thể thơ lục bát để ca ngợi đất và người Việt Bắc đẹp và đánh giặc giỏi, tôi đã hướng dẫn học sinh ngắt nhịp bốn dòng đầu để học sinh nhận ra nhịp thơ chủ đạo của thơ lục bát là 2/4 (đối với câu 6), 2/2/4 hoặc 4/4 (đối với câu 8). 
	Ta về,/ mình có nhớ ta/
	Ta về,/ ta nhớ/ những hoa cùng người.//
	Rừng xanh/ hoa chuối đỏ tươi/
	Đèo cao nắng ánh/ dao gài thắt lưng.//	
	Tuy nhiên, vẫn có câu thơ không ngắt nhịp thơ qui luật trên. Tôi đã hướng dẫn kĩ hơn với các dòng thơ đó:
Nhớ khi giặc đến/ giặc lùng/
Rừng cây/ núi đá/ ta cùng đánh Tây.//
Mênh mông/ bốn mặt sương mù/
 Đất trời ta/ cả chiến khu một lòng.//
	Như vậy, để rèn cho học sinh có cách ngắt nhịp thơ đúng nhất, người giáo viên cần giúp các em hiểu rõ nội dung và dụng ý nghệ thuật mà tác giả sử dụng. Trên cơ sở đó các em sẽ tìm ra cách ngắt nhịp thơ đúng nhất, cách đọc hay nhất.
5. BIỆN PHÁP 5: SỬ DỤNG HỆ THỐNG CÂU HỎI ĐỂ RÈN KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU.
	Trong quá trình lên lớp, việc dẫn dắt để học sinh rút ra cho mình cách đọc, cách cảm thụ văn bản là một việc làm đòi hỏi người giáo viên phải biết kết hợp nhiều kĩ năng sư phạm. Trong đó, hệ thống câu hỏi dẫn dắt học sinh là một biện pháp hiệu quả. Mục đích sử dụng hệ thống câu hỏi là giúp học sinh nắm bài một cách chủ động, có hệ thống. Đồng thời, nó còn có tác dụng gợi mở cho học sinh tự tìm ra được hướng tiếp nhận văn bản để qua đó rút ra được cách đọc diễn cảm văn bản.
	Để có hệ thống câu hỏi gợi mở phù hợp, giáo viên phải biết sử dụng kết hợp nhuần nhuyễn các loại câu hỏi: Câu hỏi tái hiện, câu hỏi gợi mở, câu hỏi phát hiện, câu hỏi sáng tạo, câu hỏi trắc nghiệm và câu hỏi khái quát,...
	Việc sử dụng các câu hỏi phải tuân theo nguyên tắc từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ tái hiện đến khái quát.
	Muốn cho học sinh đọc hiểu văn bản một cách sâu sắc thì việc sắp xếp, lựa chọn các câu hỏi liên quan đến bài đọc là một việc vô cùng quan trọng. Từ đó, học sinh sẽ hiểu văn bản và sẽ đọc hay, đọc diễn cảm văn bản. Để đạt được chuẩn kiến thức và kĩ năng đối với từng bài, sách Tiếng Việt lớp 3 đã coi trọng đúng mức việc hình thành ở học sinh năng lực đọc hiểu văn bản đọc thông qua hệ thống câu hỏi cuối mỗi bài. Tuy nhiên, đó chỉ là những câu hỏi cơ bản nhất. Ngoài các câu hỏi đó, giáo viên cần có thêm các câu hỏi khái quát, các câu hỏi sáng tạo phù hợp với đối tượng học sinh lớp mình để học sinh tiếp thu bài dễ dàng hơn. Hệ thống câu hỏi này cần giúp cho học sinh hiểu:
	- Hiểu từ ngữ trong bài thơ, bài văn.
	- Phát hiện các chi tiết, hình ảnh; các dấu hiệu nghệ thuật đơn giản.
	- Ý nghĩa, giá trị của tác phẩm
	- Biết rung động trước cái hay, cái đẹp của bài thơ, tình cảm của tác giả.
	Tuy nhiên, khi chuẩn bị hệ thống câu hỏi, mỗi giáo viên cần cân nhắc thật kĩ lưỡng sao cho phù hợp trình độ học sinh của từng lớp, tránh quá tải, nặng nề. Luyện đọc thầm, đọc hiểu là kỹ năng được chuyển từ ngoài vào trong, từ đọc to đến đọc nhỏ, đọc mấy máy môi đến đọc bằng mắt, không mấp máy môi. Giáo viên phải tổ chức quá trình từ ngoài vào trong, cần kiểm soát quá trình đọc thầm của học sinh bằng cách xác định đọc thầm cho học sinh từng đoạn, khi học sinh đọc thầm giáo viên cũng phải đọc thầm theo để đề phòng hoặc phát hiện những học sinh không đọc thầm mà đã giơ tay ( nếu thấy học sinh đọc quá nhanh, nhanh hơn cả cô), giáo viên đưa ra câu hỏi từ đoạn đó. Nếu thấy học sinh lúng túng thì có nghĩa là em đó không đọc bàì. 
	Ví dụ 1: Bài “Đôi bạn”, tôi đọc thầm một đoạn, thấy học sinh đọc quá nhanh thì tôi đưa ra câu hỏi ở đoạn đó (Thành và Mến kết bạn vào dịp nào?). Với những biện pháp như trên, bắt buộc học sinh phải đọc thầm để tìm hiểu nội dung bài. Giờ tập đọc cũng kiểm tra như vậy, từ đó giúp các em tích cực tự giác học tập. Đối với học sinh yếu, tôi luôn động viên, khuyến khích các em đó gây được phong trào đọc thầm cho học sinh
	 Ví dụ 2: Bài “Anh Đom Đóm” - TV 3/tập 1 - trang 143. Dựa vào các câu hỏi trong sách giáo khoa, tôi đã đưa ra hệ thống câu hỏi như sau để giúp học sinh hiểu văn bản:
	1) Câu hỏi 1 sách giáo khoa.
	2) Anh Đom Đóm lên đèn đi gác vào thời gian nào? (Câu hỏi thêm)
	3) Trong hai khổ thơ đầu, từ nào được tác giả nhắc lại nhiều lần? Nhắc lại như vậy để nói lên điều gì? (Câu hỏi thêm)
	4) Từ nào trong bài thể hiện sự chăm chỉ, cần cù của anh Đom Đóm? (Câu hỏi thêm)	
	5) Hai khổ thơ đầu nói về đức tính gì của Đom Đóm? (Câu hỏi thêm)
	6) Câu hỏi 2 sách giáo khoa.
	7) Câu hỏi 3 sách giáo khoa. 
	8) Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để có hình ảnh đẹp như vậy? Vì sao tác giả lại so sánh như vậy? (Câu hỏi thêm)
	9) Đom Đóm và các con vật còn được gọi bằng gì? (Câu hỏi thêm)
	10) Qua bài thơ, nhà thơ Võ Quảng muốn nói với chúng ta điều gì? (Câu hỏi thêm)
	Như vậy, với bài thơ này, tôi không chỉ sử dụng các câu hỏi trong sách giáo khoa mà còn sử dụng các câu hỏi khai thác về nghệ thuật và khái quát nội dung bài. Từ đó, thông qua các câu trả lời, học sinh sẽ hiểu rõ hơn về nội dung chính của bài và cảm nhận được cái hay của bài thơ.
	Ví dụ 3: Bài “Nhớ Việt Bắc” - TV 3/tập 1 - trang 115. Với bài này, tôi đã sử dụng các câu hỏi sau:
	1) Trong hai dòng thơ đầu, tác giả dùng từ xưng hô rất thân mật là “ta” và “mình”. Vậy “ta” là chỉ ai và “mình” là chỉ ai?(Câu hỏi thêm)
	2) Câu hỏi 2 phần a sách giáo khoa.
	3) Câu hỏi 3 sách giáo khoa.
	4) Từ nào được lặp lại nhiều lần? Lặp lại như vậy để làm gì? (Câu hỏi thêm)
	5) Câu hỏi 2 phần b sách giáo khoa.
	6) Bài thơ nói lên điều gì?(Câu hỏi thêm)
	Vậy với bài thơ này, tôi đã thay câu hỏi 1 trong sách giáo khoa bằng câu hỏi khác. Ngoài ra, thứ tự các câu hỏi trong sách giáo khoa cũng được tôi thay đổi sao cho phù hợp với cách khai thác nội dung. Với hệ thống câu hỏi như vậy, học sinh sẽ nắm được nội dung bài.
6. BIỆN PHÁP 6: DẠY TẬP ĐỌC TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI CÁC PHÂN MÔN KHÁC CỦA MÔN TIẾNG VIỆT VÀ CÁC MÔN HỌC KHÁC.
	6.1. Môn Tiếng Việt
	Phân môn Tập đọc có quan hệ mật thiết với các phân môn khác của môn Tiếng Việt. Nhưng phải nói đến mối quan hệ mật thiết số 1 với phân môn Chính tả và Luyện từ và câu. Nếu học sinh đọc đúng thì sẽ viết đúng chính tả và ngược lại, nếu học sinh viết đúng thì học sinh sẽ đọc đúng, đặc biệt là sẽ không đọc ngọng. Hơn nữa, nội dung các bài viết chính tả thường gắn với bài Tập đọc. Vì vậy, khi viết chính tả cũng chính là một lần giúp học sinh đọc đúng văn bản đã học trong tiết Tập đọc.
	Ví dụ 1: Bài “Cậu bé thông minh” - TV 3/tập 1 - trang 4. Sau khi học xong bài tập đọc này, đến tiết Chính tả , học sinh sẽ viết đoạn ba của bài ( từ Hôm sau ... xẻ thịt chim.)
	Ví dụ 2: Bài “Ai có lỗi?” - TV 3/tập 1 - trang 12. Sau khi học xong bài tập đọc này, đến tiết Chính tả , học sinh sẽ viết đoạn ba của bài
	Nếu phân môn Chính tả hỗ trợ học sinh trong việc đọc đúng thì phân môn Luyện từ và câu lại hỗ trợ đắc lực trong việc cảm nhận cái hay, cái đẹp của bài văn, bài thơ thông qua các biện pháp nghệ thuật. Hơn nữa, khi đọc diễn cảm các bài văn, bài thơ, người đọc cần nhấn giọng vào các từ gợi tả, gợi cảm. Việc nắm chắc về từ chỉ đặc điểm, trạng thái sẽ giúp học sinh nhanh chóng tìm được các từ cần nhấn giọng trong bài. 
	Ví dụ 1: Bài “Anh Đom Đóm” - TV 3/tập 1 - trang 143. Ngoài khai thác về nội dung, tôi đã khai thác thêm kiến thức về Luyện từ và câu qua câu hỏi: “Tìm một hình ảnh đẹp của anh Đom Đóm trong bài thơ? Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để có hình ảnh đẹp như vậy? Vì sao tác giả lại so sánh như vậy?”. Để trả lời các câu hỏi trên, học sinh cần vận dụng kiến thức về so sánh đã học. Qua biện pháp nghệ thuật so sánh, học sinh sẽ hình dung rõ hơn vẻ đẹp của đom đóm vào ban đêm.
	Phân môn Tập đọc không chỉ có quan hệ với phân môn Chính tả và Luyện từ và câu mà nó còn có quan hệ với các phân môn khác của môn Tiếng Việt như Kể chuyện, Tập làm văn. Phân môn Kể chuyện sẽ tái hiện lại văn bản đã học trong tiết Tập đọc đầu tuần giúp học sinh hiểu sâu hơn, đọc tốt hơn văn bản đó.
	Ví dụ 1: Bài “Cậu bé thông minh” - TV 3/tập 1 - trang 4. Sau khi tìm hiểu bài, luyện đọc lại bài tập đọc này, học sinh sẽ dựa vào tranh và dựa vào trí nhớ kể lại từng đoạn của câu chuyện cậu bé thông minh. Như vậy, qua phần luyện đọc, học sinh sẽ nhớ được nội dung truyện để kể lại. Và qua phần kể chuyện, học sinh sẽ nắm chắc hơn văn bản đã đọc cũng như nội dung bài.
	Ví dụ 2: Bài “Cuộc họp của chữ viết” - TV 3/tập 1 - trang 44. Bài tập đọc này có liên quan đến các tiết Tập làm văn của tuần 5 và tuần 7: “Tập tổ chức cuộc họp.”
	6.2. Các môn khác
	Không chỉ có quan hệ chặt chẽ với các phân môn của môn Tiếng Việt, mà phân môn Tập đọc còn có quan hệ với các môn khác. Ví dụ như trong chương trình Đạo đức lớp 3 có nhiều bài liên quan đến những nội dung học trong phân môn Tập đọc. Nhờ biết xử lý các hành vi đạo đức mà học sinh sẽ hiểu rõ hơn nội dung của các bài văn hoặc bài thơ và trả lời được các câu hỏi trong phần tìm hiểu nội dung bài. Chẳng hạn như bài: Biết ơn các thương binh, liệt sĩ; Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em. Hay trong chương trình Tự nhiên xã hội lớp 3 cũng có bài liên quan đến Tập đọc như bài: Thành thị, nông thôn, ...
	Hơn nữa, khi học các môn khác cũng đòi hỏi học sinh cần đọc thầm, hoặc đọc thành tiếng. Nếu học tốt các môn đó thì kĩ năng đọc của học sinh cũng sẽ hoàn thiện hơn.
7. BIỆN PHÁP 7: MỘT SỐ TRÒ CHƠI ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG TIẾT TẬP ĐỌC.
Trò chơi học tập là hình thức học tập thông qua trò chơi. Việc tổ chức hướng dẫn cho học sinh các trò chơi luyện đọc nhằm mục đích đổi mới cách dạy học, tạo không khí vui tươi, hồn nhiên, nhẹ nhàng, sinh động trong giờ dạy. Đồng thời các trò chơi đó giúp cho việc luyện đọc của học sinh có hiệu quả hơn.
Để thực hiện được mục đích đề ra, các trò chơi phải tạo điều kiện cho học sinh được rèn luyện các kĩ năng nghe, nói, đặc biệt là kĩ năng đọc. Các trò chơi còn phải biết kích thích khả năng ứng xử ngôn ngữ của học sinh và rèn tư duy linh hoạt, tác phong nhanh nhẹn, tháo vát, tự tin của học sinh.
	Trò chơi vừa củng cố kiến thức cho các em vừa giải trí. Thực sự trò chơi đã làm cho các em: "Học mà vui - Vui mà học".
	Thực tế đã cho thấy, mỗi khi giáo viên tổ chức các trò chơi trong tiết học sẽ làm cho tiết học trở lên sôi nổi, nhẹ nhàng, sinh động hơn. Học sinh nắm kiến thức một cách chủ động, không gò ép, căng thẳng, nhồi nhét, giúp các em phát huy năng lực, tư duy sáng tạo một cách tự nhiên. Đó là quan điểm và cách thực hiện của tôi trong các giờ học nói chung và giờ tập đọc nói riêng. Trước mỗi bài tập đọc, tôi đều nghiên cứu kĩ nội dung nghệ thuật của bài, tìm tòi những trò chơi phục vụ cho bài học để các em thư giãn, thể hiện tài năng, năng khiếu của mình. Ngoài ra, tôi cũng xác định rõ yêu cầu của trò chơi, chuẩn bị chu đáo, hướng dẫn đầy đủ, rõ ràng cách chơi và luật chơi, thực hiện chơi trong thời gian hợp lí.	
	Căn cứ vào đặc điểm của từng thể loại văn bản, tôi đã sử dụng một số các trò chơi sau:
* Trò chơi thi đọc tiếp sức:
 - Mục đích: Luyện tác phong nhanh nhẹn, tập trung chú ý để phối hợp nhịp nhàng giữa các bạn trong nhóm với nhau khi đọc thành tiếng từng dòng thơ nối tiếp.
 - Chuẩn bị : 	+ Một đồng hồ để tính thời gian đọc của mỗi nhóm
	+ Lập các nhóm có số người chơi bằng nhau
	+ Cử 1 học sinh làm trọng tài, công bố bài thơ sẽ thi đọc.
 - Tiến hành:
	a) Trọng tài công bố tên bài đọc, nêu cách chơi và tính điểm
	- Mỗi người trong nhóm chỉ đọc 1 hoặc 2 dòng (tùy theo bài do trọng tài quy định) theo thứ tự từ câu thứ nhất đến câu cuối cùng. Cả nhóm đọc nối tiếp nhau vòng cho hết bài.
	- Mỗi dòng thơ đọc chính xác, đúng quy định được nhận một sao. Không thưởng sao với các trường hợp sai (mỗi trường hợp sai trừ 1 sao):
	+ Đọc sai , lẫn hay thừa, thiếu tiếng trong dòng thơ.
	+ Đọc tiếp dòng thơ sau khi người trước chưa xong.
	+ Đọc quá số dòng quy định.
	b) Từng nhóm lần lượt đọc tiếp sức như sau:
	- Đứng

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_de_day_tot_phan_mon_tap_d.doc